do đó những đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân của các công ty này không đồng đều: nộp ngân sách của Tổng công ty Dầu khí, Bưu chính viễn thông, Điện lực và Thuốc lá chiếm đến gần 96% tổng nộp ngân sách của các Tổng công ty; lợi nhuận của các công ty này chiếm 78% tổng lợi nhuận của các công ty 91 [11].
1. So sánh mô hình Tổng công ty của Việt nam với cơ cấu tổ chức của TNCs
Từ nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của TNCs có thể nhận thấy rằng các TNCs này đều được hình thành dựa trên đòi hỏi của thị trường cũng như những yêu cầu trong quá trình phát triển và mở rộng ra thị trường thế giới. Trong cơ cấu tổ chức của TNCs thì công ty mẹ luôn nắm vai trò chủ chốt trong việc vạch ra những quyết định về chiến lược phát triển của công ty. Mức độ chi phối của công ty mẹ đối với các chi nhánh của mình phụ thuộc vào lượng cổ phần mà nó nắm giữ tại các chi nhánh đó. Hơn nữa, các chi nhánh tùy vào các mô hình khác nhau mà có mức độ độc lập tương đối với công ty mẹ song vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn, công nghệ của công ty mẹ. Các quyết định liên quan đến lưu chuyển và điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thông qua các kênh lưu chuyển vốn được thực hiện một cách hiệu quả do sự phụ thuộc của các chi nhánh đối với công ty mẹ về vốn và chiến lược phát triển.
So với các TNCs ở các nước thì Tổng công ty của Việt nam có một số điểm tương đồng như sau:
- Đều có cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều thành viên trong đó có một đơn vị chủ chốt đóng vai trò như một cơ quan điều khiển, là bộ máy lãnh đạo của các đơn vị thành viên khác. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty cũng bao gồm một giám đốc tại trụ sở và tại mỗi đơn vị thành viên đều có các giám đốc chi
nhánh. Ngay trong các Tổng công ty cũng như TNCs đều có các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Tại các Tổng công ty, các đơn vị thành viên này có thể được coi là công ty con do tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
- Trong TNCs cũng như Tổng công ty cũng đều có sự chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất, tạo ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các đơn vị thành viên. Đơn vị này tạo thị trường cho đơn vị kia. Sự phát triển của mỗi đơn vị tạo tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển và từ đó tạo thế mạnh cho Tổng công ty, giúp Tổng công ty có khả năng cạnh tranh cao hơn và hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn.
Vào những năm 90-91 nước ta đã tiến hành nhiều cải tổ cơ bản đối với các doanh nghiệp nhà nước. Hàng loạt tổng công ty nhà nước ra đời với hy vọng có thể phát triển thành các doanh nghiệp mạnh, tạo thế chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và cạnh tranh được với các tập đoàn lớn trên thị trường thế giới. Tuy vậy có thể thấy rằng mặc dù một số Tổng công ty nhà nước trong những năm thành lập đã hoạt động khá tốt và có đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân song hầu hết đều đã bộc lộ ngày càng rõ những khiếm khuyết nội tại của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Theo Sản Phẩm Trên Toàn Cầu (A Global Product Division Structure)
- Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Theo Mô Hình Ma Trận Đa Quốc Gia (A Multinational Matrix Structure)
- Các Bài Học Kinh Nghiệm Trong Thu Hút Và Khai Thác Có Hiệu Quả Tncs Của Việt Nam.
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 12
- Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 13
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
Thứ nhất, các Tổng công ty không có sự minh bạch về tài chính.Vốn của Tổng công ty và công ty thành viên đều là vốn nhà nước-thuộc sở hữu toàn dân. Tổng giám đốc của các Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chủ tài khoản của một số tiền lớn song không phải do mình bỏ ra. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tệ tham nhũng, tham ô trong các Tổng công ty. Trong Tổng công ty, vai trò của công ty lãnh đạo là rất mờ nhạt. Do lượng vốn đầu tư vào các đơn vị thành viên là vốn của nhà nước rót thẳng đến, giá trị tài sản của Tổng công ty là do tổng hợp từ tài sản của các doanh nghiệp thành viên. Các quyết định từ công ty lãnh đạo tới doanh nghiệp thành viên đều mang tính hành chính mệnh lệnh, công ty này không có thực quyền do
không nắm quyền chi phối về vốn, công nghệ của các đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên trong Tổng công ty có thể là pháp nhân độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc. Sự không thống nhất trên ít nhiều cũng dẫn đến những khó khăn trong quản lý của Tổng công ty đối với từng đơn vị thành viên. Tại các thành viên có tư cách pháp nhân độc lập thì trên thực tế Tổng công ty không có khả năng điều phối vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu do chỉ quản lý về mặt hành chính chứ không phải về nguồn vốn. Việc hỗ trợ về công nghệ, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các công ty thành viên của Tổng công ty cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, tại TNCs, công ty mẹ và các công ty chi nhánh của mình là các pháp nhân riêng biệt và hạch toán độc lập với nhau. Công ty mẹ nắm giữ cổ phần tại các công ty con và kiểm soát các công ty chi nhánh này một cách hiệu quả thông qua tỷ lệ cổ phần của công ty chi nhánh mà mình nắm giữ.
Thứ hai, có thể thấy rằng các đơn vị thành viên hầu hết đều ra đời trước sự ra đời của Tổng công ty và được lắp ghép một cách cơ học thành một Tổng công ty. Do đó tuy về mặt hình thức đây là một thực thể thống nhất song trên thực tế thì các đơn vị thành viên hoàn toàn độc lập so với nhau và với đơn vị chủ quản. Chính vì vậy Tổng công ty không thể điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc gộp các công ty độc lập đang hoạt động để thành lập các Tổng công ty một cách cơ học khiến hầu hết các Tổng công ty nước ta đều hoạt động đơn ngành và được hình thành theo mệnh lệnh hành chính. Mối quan hệ hành chính mệnh lệnh trên dẫn đến Tổng công ty và các công ty thành viên có mối quan hệ lỏng lẻo với nhau, hoạt động kinh doanh giữa các công ty thành viên khá tự phát, không có sự phối hợp nhịp nhàng và đôi khi có những mâu thuẫn đối với mục tiêu chung của Tổng công ty. Yếu tố này phần nào dẫn đến những hạn chế trong tích tụ, tập trung, tăng cường khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Việt nam. Trong
khi đó có thể thấy rằng hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều có cơ cấu đa ngành, kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, chiến lược sản phẩm và hướng đầu tư luôn luôn thay đổi phù hợp với sự phát triển của công ty và môi trường kinh doanh nhưng mỗi ngành đều có định hướng chủ đạo, lĩnh vực đầu tư mũi nhọn với những sản phẩm đặc trưng của tập đoàn. Ngoài ra, việc công ty mẹ thiết lập các chi nhánh của mình tại nước ngoài hoàn toàn do nhu cầu phát triển tại thị trường đó quyết định. Chỉ khi một công ty hoạt động dưới những tác động của thị trường bên ngoài và phát triển dựa vào thị trường thì nó mới có thể thích nghi một cách tốt nhất với những biến động có thể có trên thị trường mà nó tiến hành sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa việc kinh doanh đơn ngành dễ gặp phải những rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất do những biến động theo chiều hướng có hại của thị trường. Vì vậy, hầu hết các TNCs trên thế giới hiện nay đều hoạt động đa ngành nhằm phân tán rủi ro, mạo hiểm vào các mặt hàng. các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn hiệu quả và bền vững, đồng thời tận dụng được cơ sở vật chất và khả năng lao động của công ty.
Thứ ba, mặc dù nước ta đã có nhiều văn bản hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty song chính hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các công ty thành viên. Để quản lý nguồn vốn đầu tư vào các công ty này, về mặt vĩ mô, Nhà nước đã ban hành hàng loạt luật pháp, chính sách về tài chính, quản lý vốn, quản lý vật tư.. về mặt vi mô, có hội đồng quản trị (nếu là Tổng công ty), có giám đốc và kế toán trưởng thay mặt Nhà nước và được giao trách nhiệm quản lý vốn cho Nhà nước. Ngoài ra, còn rất nhiều đoàn thể tổ chức như tổ chức Đảng, công đoàn.... Mô hình trên tưởng như chặt chẽ song lại bộc lộ nhiều nhược điểm: đó là hạn chế nhiều quyền hạn đối với những lãnh đạo có tâm huyết, những công ty
thành viên muốn bứt phá bằng những biện pháp mạnh mẽ nhằm đưa doanh nghiệp đi lên song lại vấp phải vật cản khi nhận thức chưa được tập thể chấp nhận. Đặc biệt với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong quá trình tham gia đấu thầu luôn phải sử dụng tư cách pháp nhân của Tổng công ty, và kèm theo đó là cơ chế xin cho cùng những hạn chế tiêu cực khác đi kèm. Khi công trình đó kém hiệu quả, Tổng công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý do đứng tên trong văn bản đấu thầu. Trong TNCs, tùy theo cách quản lý tập quyền hay phân quyền mà công ty mẹ quản lý và tham gia vào hoạt động kinh doanh của các công ty chi nhánh ở các mức độ khác nhau song các công ty chi nhánh luôn có quyền tự chủ nhất định đối với các hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình. Hơn nữa do công ty mẹ chỉ nắm cổ phần tại công ty chi nhánh nên chỉ chịu trách nhiệm theo tỷ lệ vốn góp của mình.
Tóm lại, việc hình thành và quản lý các Tổng công ty đều được thực hiện bởi các biện pháp hành chính, đối lập với các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Vì vậy để phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện cũng như nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt nam thì việc tìm ra một phương pháp khắc phục những yếu kém nội tại của các Tổng công ty là một tất yếu khách quan.
Một trong những biện pháp quan trọng đang được thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty nhà nước nói riêng là thành lập các tập đoàn kinh doanh (tập đoàn doanh nghiệp) theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Đây là một mô hình rất phổ biến đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, đặc biệt trong việc hình thành nên các công ty xuyên quốc gia lớn. Việc hình thành nên các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ- công ty con phải được thực hiện căn cứ vào liên kết một cách tự nguyện của các công ty riêng lẻ chứ không phải liên kết cơ học thông qua các mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là
pháp nhân mà chỉ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo phương thức kinh doanh khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy một quyết định hành chính được đưa ra để tiến hành thành lập một tập đoàn kinh doanh không thể giải quyết được những vướng mắc về bộ máy tập đoàn, bổ nhiệm chủ tịch tập đoàn, mức độ chi phối của tập đoàn với các công ty thành viên.
2. Bài học trong phát triển và hoàn thiện tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ-công ty con
Các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước vì doanh nghiệp là những chủ thể kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi diễn ra cả quá trình sản xuất và tiêu thụ, quá trình cung - cầu, quá trình mua bán. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là người đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đóng vai trò là cầu nối, gắn kết các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới, các doanh nghiệp góp phần sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy việc đổi mới doanh nghiệp Việt nam là một đòi hỏi vô cùng cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong điều kiện nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp Việt nam không thể “chờ đợi” một cách thụ động khi nền kinh tế có đủ các điều kiện khách quan như ở các nước phương Tây phát triển mới xây dựng tập đoàn kinh tế mà cần chủ động sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước để nhanh chóng xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế.
Từ việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của TNCs trong Marketing quốc tế, ta có thể thấy nhờ xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, TNCs đã phát triển thành hình thức tổ chức kinh tế tồn tại một cách năng động trong nền kinh tế thị trường và có vai trò ngày càng to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và marketing quốc tế nói riêng. Cơ cấu tổ chức của TNCs bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh trong và ngoài nước, trong đó có một “ công ty mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các chi nhánh về mặt tài chính và chiến lược phát triển. TNCs là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Mô hình tập đoàn theo cơ cấu tổ chức TNCs hiện nay là một giải pháp chiến lược quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng được xu thế phát triển trên thế giới. Vậy hướng đi tất yếu là phát triển các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ-công ty con nhằm thay thế các tổng công ty ngày nay đang làm ăn kém hiệu quả . Trong đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt nam đã nêu rõ quan điểm phát triển tập đoàn kinh tế để phục vụ có hiệu quả nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt nam (khóa XI) cũng đã nêu ra phương thức tiến hành việc phát triển tập đoàn kinh tế tại nước ta, đó là “ Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh”.
Như vậy, một trong những biện pháp quan trọng đang được thực hiện nhằm cải tổ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty nhà nước nói riêng là thành lập các tập đoàn kinh tế (tập đoàn doanh nghiệp) theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Đây là một mô hình rất phổ biến đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công, đặc biệt trong việc hình thành nên các công ty xuyên quốc gia lớn. Việc hình thành nên các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ- công ty con phải được thực hiện căn cứ vào liên kết một cách tự nguyện của các công ty riêng lẻ chứ không phải liên kết cơ học thông qua các mệnh lệnh hành chính. Tập đoàn kinh doanh không phải là pháp nhân mà chỉ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập với nhau theo phương thức kinh doanh khác nhau nhằm những mục đích nhất định. Vì vậy một quyết định hành chính được đưa ra để tiến hành thành lập một tập đoàn kinh doanh không thể giải quyết được những vướng mắc về bộ máy tập đoàn, bổ nhiệm chủ tịch tập đoàn, mức độ chi phối của tập đoàn với các công ty thành viên. Nếu phát triển các tập đoàn kinh tế mà không có định hướng đúng đắn thì cũng sẽ dẫn đến hình thức, “bình mới rượu cũ”, tên có thể thay đổi song phương thức hoạt động vẫn như cũ thì không thể tạo ra những biến đổi căn bản trong hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Như vậy, một số bài học cho quá trình thành lập các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam có thể rút ra từ những so sánh và đánh giá trên đó là:
2.1. Bài học thứ nhất: Việc hình thành các tập đoàn phải trên cơ sở tự nguyện và theo những điều kiện của thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển của TNCs cho thấy rằng việc hình thành các tập đoàn này hoàn toàn dựa trên những đòi hỏi của thị trường trên cơ sở sáp nhập, mua lại hay mở rộng thông qua tích lũy. Ngoài ra, những quyết định hành chính mệnh lệnh trong việc hình thành các Tổng công ty bộc