Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 12


lộ nhiều hạn chế cũng đã cho thấy sự cần thiềt phải hình thành các tập đoàn kinh tế trên cơ sở tự nguyện chứ không phải các mệnh lệnh hành chính. Sự hình thành và phát triển này cần có một quá trình lâu dài, không thể máy móc lắp ghép một cách cơ học mà tạo ra được một tập đoàn làm ăn có hiệu quả. Thông qua quá trình này , dần dần sẽ hình thành:

Công ty mẹ: là những công ty có quy mô lớn về doanh thu, máy móc, thiết bị và lao động, có uy tín lớn trên thị trường trong và ngoài nước, có hiệu quả kinh tế cao, kinh nghiệm quản lý sản xuất lớn, có chiến lược kinh doanh và phát triển lâu dài, phù hợp với đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế phát triển của thế giới.

Công ty con( công ty thành viên) là các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế mà công ty mẹ có cổ phần lớn, có thể tác động quyết định đến chiến lược phát triển của công ty con này. Các công ty con có thể được hình thành thông qua sáp nhập, mua lại hoặc phát triển từ công ty mẹ khi mở rộng ra thị trường nước ngoài.

2.2. Bài học thứ hai: Cổ phần hóa doanh nghiệp là điều kiện cần thiết cho sự hình thành mô hình TNCs tại Việt nam.

Với định hướng phát triển của Việt nam, nước ta cần đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên mà tổng công ty nắm cổ phần khống chế nhằm tiến hành đầu tư để mở rộng hoạt động kinh doanh theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hình thành các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ -công ty con, trong đó công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn cổ phần và điều hành các doanh nghiệp thành viên thông qua số cổ phần chi phối mà công ty mẹ nắm giữ. Quá trình hình thành và phát triển của TNCs nước ngoài cho thấy các công ty này đều phát triển một cách chủ động từ những xí nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa vươn ra thị trường toàn cầu bằng các hình


thức đầu tư mới, sáp nhập hay mua lại một cách tự nguyện do những đòi hỏi khách quan của thị trường và chiến lược kinh doanh của công ty. Các TNCs nước ngoài hầu hết đều là các công ty cổ phần. Các công ty mẹ nắm giữ cổ phần của các công ty con ( các chi nhánh ở nước ngoài) của mình. Nhờ đó, thông qua lượng cổ phần mình nắm giữ tại các cơ sở này, các công ty mẹ mới có thể tạo ra những ảnh hưởng một cách tích cực tới hoạt động kinh doanh của công ty con và định hướng các công ty này phát triển theo những chiến lược mà công ty mẹ đã vạch ra. Việc phát triển các công ty cổ phần còn là điều kiện quan trọng để các TNCs thế giới có thể tiến hành mở rộng và bành trướng thông qua các hoạt động M&As. Vì vậy, tại Việt nam, việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một tiền đề quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sáp nhập hay mua lại nhằm hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

Ngoài ra, cổ phần hóa còn có thể khắc phục được một điểm yếu cố hữu của các doanh nghiệp nhà nước nói chung và Tổng công ty nói riêng hiện nay là tình trạng hành chính mệnh lệnh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Như vậy, thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp, việc hình thành và liên kết thành tập đoàn có thể được tiến hành theo cách thức tự nguyện, theo quy luật cạnh tranh bằng sáp nhập, thôn tính, mua lại chứ không áp dụng hình thức hành chính mệnh lệnh trong hình thành và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

2.3. Bài học thứ ba: Minh bạch hóa tài chính, cơ cấu tổ chức nhất quán :chìa khóa thành công của các tập đoàn kinh tế.

Thứ nhất, mô hình công ty mẹ- công ty con của TNCs mà cốt lõi của nó là sự liên kết kinh tế theo mô hình cổ phần có thể khắc phục được nhược điểm lớn của Tổng công ty đó là thiếu tính minh bạch trong tài chính doanh nghiệp. Sự hình thành các tập đoàn kinh tế bao gồm nhiều công ty cổ phần là một yếu tố quan trọng nhằm khắc phục được điểm yếu này. Với sự có mặt của các cổ đông tư nhân trong công ty mẹ hoặc công ty con, tập đoàn sẽ có được sự quản lý rõ ràng, chặt chẽ về mặt tài chính, nhờ vậy, tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Do vậy, minh bạch hóa tài chính là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của các tập đoàn kinh tế.

Vai trò và cơ cấu tổ chức của công ty xuyên quốc gia trong Marketing quốc tế - 12

Thứ hai, tập đoàn phải hoạt động với tư cách là tổ hợp các doanh nghiệp độc lập liên kết , đầu tư vào nhau, và do đó không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ và các công ty con là các pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật. Công ty mẹ là đầu mối thực hiện các hoạt động chung của tập đoàn. Bộ máy quản lý và lãnh đạo của công ty mẹ được coi là bộ máy quản lý và lãnh đạo của tập đoàn, đặc biệt đối với các tập đoàn có mức độ tập trung cao như điện lực, viễn thông. Trong TNCs, công ty mẹ và công ty con là những pháp nhân độc lập với nhau, ngang hàng nhau trong hoạt động kinh doanh và trước pháp luật. Nhờ vậy cơ cấu tổ chức nhát quán này có thể phát huy được tính tự chủ sáng tạo của các thành viên trong tập đoàn từ công ty mẹ đến các công ty con, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, tạo ra được sức mạnh tổng hợp của cả tập đoàn.

2.4. Bài học thứ tư : Chính sách nhất quán và phù hợp là trên hết.


Quá trình phát triển mạnh mẽ của TNCs trên thế giới không thể tiến hành nếu không có sự trợ lực mạnh mẽ từ các chính sách kinh tế quốc gia. Chính


những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ kinh tế là một điều kiện ban đầu cho quá trình tích tụ và tập trung tư bản cho sự ra đời của các TNCs cũng như quá trình phát triển và bành trướng ra thị trường thế giới của những “ người khổng lồ” này.

Ở Việt nam, một yếu tố không kém phần quan trọng đó là Nhà nước cần có những chính sách tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi tổng công ty nhà nước sang cơ cấu tập đoàn. Các chính sách này bao gồm: Chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và liên kết kinh doanh; chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết tạo tiền đề hình thành tập đoàn đồng thời với chính sách khuyến khích cạnh tranh và hạn chế độc quyền của tập đoàn kinh tế.

2.5. Bài học thứ năm: Nhận thức đúng đắn là động lực thúc đẩy sự phát triển thuận lợi của các tập đoàn kinh tế Việt nam.

Để đảm bảo thực hiện một cách tích cực và vững chắc việc khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, cần tăng cường công tác tuyên truyền về mô hình công ty mẹ-công ty con và sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ- công ty con; thông qua việc tổng kết thí điểm mô hình công ty mẹ- công ty con, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ

- công ty con; gắn việc chuyển đổi mô hình với việc thay đổi tổ chức, nhân sự để tạo nên sức mạnh mới cho doanh nghiệp. Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành, hoạt động và phát triển của Tập đoàn kinh tế. Ở những mức độ khác nhau, vai trò của Nhà nước cần được thể hiện ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu, hỗ trợ những điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự phát triển của Tập đoàn kinh tế gây ra cho nền kinh tế.


2.6. Bài học thứ sáu: Nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của các tập đoàn kinh tế thông qua áp dụng linh hoạt các mô hình quản lý phân quyền hay tập quyền.

Như đã phân tích ở trên, hai mô hình quản lý tiêu biểu được các TNCs trên thế giới áp dụng một cách thành công và mang lại hiệu quả cao hiện nay là mô hình quản lý phân quyền và mô hình quản lý tập quyền.

Mô hình quản lý phân quyền nên được xem xét áp dụng tại những tập đoàn doanh nghiệp có quy mô không lớn, bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ và có hoạt động sản xuất- kinh doanh tương đối đồng nhất. Do khả năng tập trung quyền lực trong tay ban lãnh đạo cấp cao mà mô hình quản lý này tỏ ra rất có hiệu quả khi áp dụng cho những tập đoàn kiểu này bởi ban lãnh đạo có thể thâu tóm, bao quát được toàn bộ hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nhất là các chiến lược của tập đoàn. Như vậy tập đoàn có thể đảm bảo các hạng mục đầu tư quan trọng của mình được quan tâm đúng mức và kịp thời, có tính nhất quán cao. Khi tập đoàn bao gồm nhiều công ty có quy mô không lớn và tính chất kinh doanh không phức tạp thì áp dụng mô hình quản lý phân quyền là tương đối cồng kềnh và lãng phí nhân lực.

Ngược lại, khi tập đoàn có quy mô lớn, kinh doanh trên một phạm vi rộng lớn và kinh doanh các tuyến sản phẩm đa dạng thì lựa chọn mô hình quản lý phân quyền là một lựa chọn tối ưu. Bởi khi phát triển một tập đoàn lớn theo mô hình công ty mẹ- công ty con và áp dụng phân quyền trong quản lý thì việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận chức năng càng trở nên quan trọng hơn. Phân quyền giúp giảm bớt gánh nặng cho các


nhà quản lý cấp cao và tăng tính chủ động cho các cấp quản lý thấp hơn trong điều hành doanh nghiệp. Như vậy mô hình này có thể khuyến khích được tính chủ động sáng tạo của các thành viên trong tập đoàn, tăng khả năng thích ứng của mỗi đơn vị thành viên với những biến động của thị trường.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì bên cạnh những cơ hội là những khó khăn và thách thức trong môi trường kinh doanh nói chung và môi trường marketing quốc tế nói riêng. Khi xây dựng mô hình quản lý phân quyền, tập đoàn có thể tăng tính linh hoạt cho các đơn vị thành viên và nhờ vậy mà giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia vào môi trường kinh doanh ngày càng có nhiều biến động này.

2.7. Bài học thứ bảy: Mô hình tổ chức công ty phù hợp là điều kiện tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Qua việc nghiên cứu một số mô hình cơ cấu tổ chức điển hình của TNCs trên thế giới, có thể thấy các TNCs đã có những bước phát triển vượt bậc trong thích ứng mô hình tổ chức của mình cho phù hợp với những thách thức của thị trường thế giới đa dạng và nhiều biến động. Việc nghiên cứu một số mô hình trên cho thấy các tập đoàn kinh tế Việt nam bên cạnh phát triển công ty theo cơ cấu công ty mẹ-công ty con thì cũng cần nghiên cứu và ứng dụng những mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản của TNCs trên nhằm hoàn thiện hơn nữa những hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn nữa. Tuy hầu hết các tập đoàn kinh tế của Việt nam mới trong giai đoạn phát triển ban đầu của mô hình công ty mẹ- công ty con và chưa bước chân ra thị trường thế giới song có thể xem xét mô hình trên tại bình diện hoạt động trên nhiều khu vực địa lý, nhiều tỉnh thành của các công ty này mà có những ứng dụng phù hợp.


Các mô hình cơ cấu tổ chức công ty xuyên quốc gia đã được thể nghiểm trên thị trường quốc tế, thực tế đã mang lại cho các công ty này những hiệu quả tốt trong quản lý và điều hành. Tuy mỗi mô hình có cả điểm yếu và điểm mạnh song với cách tổ chức công ty bài bản, các TNCs đã ngày càng gia tăng được tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường thế giới.

Hiện nay, tại Việt nam đã có một số công ty phát triển cơ cấu tổ chức của mình theo hướng học tập các mô hình tổ chức quản lý của TNCs trên thế giới và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, cần được rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt là với các tổng công ty đã và đang phát triển theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Với việc áp dụng bài bản các mô hình này, công ty sẽ tránh được tình trạng chồng chéo trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, các phòng ban. Sự phân chia rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm còn đảm bảo cho công ty giảm thiểu được tình trạng tham nhũng do minh bạch trong hoạt động và các cá nhân có trách nhiệm rõ ràng với từng phần việc của mình, không thể chối bỏ trách nhiệm trong trường hợp có những sai phạm trong quản lý và điều hành công ty.

Các doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế đã và đang hình thành cần căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp để tìm thấy cho mình một mô hình cơ cấu tổ chức công ty phù hợp. Như đã nói ở trên, với một dòng sản phẩm hẹp, chủng loại sản phẩm có tính đồng nhất và bộ máy điều hành không quá cồng kềnh, công ty có thể lựa chọn cho mình mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng. Mô hình này có thể xem xét để áp dụng trong các tập đoàn than, khai thác mỏ hoặc dầu khí.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên một thị trường có cạnh tranh cao và tương đối bão hòa, doanh nghiệp có danh mục sản phẩm đa dạng thì cần nghiên cứu áp dụng cơ cấu tổ chức theo sản phẩm. Khi đó các bộ phận chuyên trách phụ trách từng dòng sản phẩm và đảm bảo hiệu quả kinh doanh


của dòng sản phẩm này trên thị trường. Mô hình này có thể đảm bảo cho doanh nghiệp vừa tập trung hóa sản phẩm vừa đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường nhằm mở rộng kinh doanh và lợi nhuận. Mô hình này phù hợp với các công ty thực phẩm, kinh doanh trên thị trường có tính cạnh tranh cao như hiện nay.

Trong khi đó, mô hình cơ cấu tổ chức công ty theo khu vực địa lý cũng có những ưu điểm nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khi tổ chức công ty theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ có thể tập trung các nguồn lực của mình vào từng khu vực thị trường một cách nhanh chóng khi cần thiết.

Mô hình cơ cấu tổ chức công ty theo ma trận đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có tầm nhìn chiến lược cao, có kỹ năng quản lý chuyên nghiệp và trình độ cũng như kỹ năng toàn diện hơn. Những đòi hỏi này là do tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức công ty dẫn đến những phức tạp trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Chính vì vậy mô hình này cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam.

Các tập đoàn doanh nghiệp Việt nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển để có thể trở thành những tập đoàn kinh tế vững mạnh, có tiềm lực kinh tế lớn, có trình độ nhân lực và công nghệ hiện đại , có khả năng cạnh tranh cao để có thể đương đầu và chiến thắng trong cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia tại thị trường nội địa cũng như từng bước vươn ra thị trường thế giới. Vì vậy, ngay trong giai đoạn này, các tổng công ty cũng như các tập đoàn kinh tế cần phải nghiên cứu áp dụng một cách có hiệu quả các mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức của TNCs để từ đó có thể rút ra hướng đi đúng cho mình trong phát triển để trở thành những tập đoàn vững mạnh, khai thác được những cơ hội và tránh được những rủi ro của thị trường . Những bài học trong khóa luận này được rút ra từ nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, các mô hình

Ngày đăng: 20/09/2022