Đặc Điểm Các Triệu Chứng Và Tình Trạng Liên Quan Suy Tim Mạn


Chương 4. BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm của dân số nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm cá nhân của dân số nghiên cứu

4.1.1.1 Tuổi

Bệnh nhân trong các nghiên cứu suy tim mạn thường cao. Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 66,2 ± 14,7 (năm) tương đồng với nghiên cứu của Vương Anh Tuấn, Nguyễn Văn Yêm và Nguyễn Ngọc Thanh Vân 38,229,230. Với các nghiên cứu tại Châu Á và trên thế giới, tuổi của nhóm dân số trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu khác (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Đặc điểm về tuổi trong các nghiên cứu


Tác giả

Năm

n

Dân số

Tuổi trung bình

Nguyễn N. T. Vân 229

2021

302

Việt Nam

67 (57,5 - 76)

Nguyễn Văn Yêm 230

2020

88

Việt Nam

62,5 ± 13,4

Vương Anh Tuấn 38

2017

100

Việt Nam

60,9 (15,8)

Heng-Chen Yao 35

2015

126

Trung Quốc

67,8 ± 10,2

Jamshed J Dalal 201

2018

150

Ấn Độ

67,7 ± 13,3

Lori B. Daniels 31

2010

588

Hoa Kỳ

68 ± 12

Karolina 204

2017

167

Phần Lan

62,92 ± 11,58

Damien Gruson 231

2014

137

Bỉ

67 ± 14

Dario Grande 202

2017

230

Ý

64 ± 13

İbrahim Gül 197

2017

150

Thổ Nhĩ Kỳ

67±11

Manon Barutaut 212

2020

101

Pháp

58 ±13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Vai trò tiên lượng của dấu ấn sinh học sST2 trong suy tim - 14

Như vậy, có sự tương đồng tương đối về tuổi của dân số suy tim trong nghiên cứu này và các nghiên cứu trong và ngoài nước. Sự khác biệt về tuổi của các dân số nghiên cứu phần lớn do các xác định tiêu chuẩn nhận vào và mục tiêu nghiên cứu. Nhìn chung dân số suy tim mạn có tuổi cao, tuổi trung bình > 60 (năm).

4.1.1.2 Giới tính

Về phân bố giới tính trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận nam nhiều hơn nữ. Phân bố này cũng tương đồng với các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Nguyễn Văn Yêm và Vương Anh Tuấn 38,229,230. Phân bố này cũng tương


đồng với hai nghiên cứu sổ bộ lớn là Olmsted County Study và NHANES có tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1,9 47,48. Như vậy, phân bố giới tính trong nghiên cứu này cũng có sự tương đồng với các nghiên cứu tại Việt Nam cũng như trên thế giới với tỷ lệ nam giới chiếm ưu thế.

Trong nghiên cứu có tần suất suy tim mạn cao khi tuổi gia tăng và tần suất suy tim mạn gia tăng theo tuổi ở cả hai giới nam và nữ, sự gia tăng này tương đồng với các nghiên cứu sổ bộ như CARLA Study, Rotterdam Study, Olmsted County Study, NHANES 46-48,232. Nghiên cứu này cũng ghi nhận ở lứa tuổi < 65 tuổi tần suất suy tim mạn ở nữ giới chỉ bằng ½ so với nam giới, còn ở lứa tuổi > 65 tuổi thì tần suất suy tim mạn ở nữ nhiều hơn nam. Điều này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Yêm và phù hợp với các báo cáo thống kê về dịch tễ suy tim gần đây 230. Như vậy, tần suất suy tim gia tăng theo tuổi ở cả 2 giới nam và nữ và ở các nhóm tuổi lớn thì có sự chuyển dịch phân bố với nữ nhiều hơn nam.

4.1.1.3 Thể trạng

Chỉ số khối cơ thể là một yếu tố quan trọng đánh giá người bệnh, đây là một trong những công cụ đánh giá hội chứng chuyển hóa. Trong nghiên cứu, chỉ số khối cơ thể dân số nghiên cứu có trung vị là 20,95 (19,1- 23,71) kg/m2, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả này tương đồng với kết quả các nghiên cứu trong nước như của Vương Anh Tuấn (21,7 ± 3,1 kg/m2), Nguyễn Văn Yêm (22,6 ± 2,9 kg/m2) và Nguyễn Ngọc Thanh Vân 22,7 (20,3 - 24,4) kg/m2 38,229,230. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tại Châu Á như của Su-Dan Xu (22,9 ± 2,8 kg/m2) và Bahuleyan (24,6 ± 3,8) 196,233. Với các nghiên cứu suy tim mạn tại Châu Âu và Hoa Kỳ như của Karolina (26,72 ± 3,85), Sebastian Sobczak 26,3 (23,7–28,7), Wayne

Miller 29,2 ± 6,7, Hanna Gaggin (29,5 ± 6,3) và Dario Grande (27 ± 5) thì có chỉ số khối cơ thể cao hơn nghiên cứu của chúng tôi 26,32,33,202,204. Như vậy, có sự tương đồng về chỉ số khối cơ thể trong dân số nghiên cứu này và các nghiên cứu khác trong nước và ở Châu Á. Có sự khác biệt về chỉ số khối của cơ thể so với các nghiên cứu tại Châu Âu và Hoa Kỳ, có thể do sự khác biệt về tạng người Châu Á so với Châu Âu hay Hoa Kỳ.


4.1.2 Đặc điểm nền của dân số nghiên cứu

4.1.2.1 Phân độ suy tim mạn theo NYHA

Bệnh nhân suy tim mạn đến khám tại các cơ sở y tế trung ương thường có khuynh hướng phân độ chức năng nặng hơn dân số ngoại trú hay trong cộng đồng. Phân bố theo phân độ chức năng NYHA trong nghiên cứu chủ yếu NYHA III và IV (3/4 số bệnh nhân). Tỷ lệ này cao hơn một số nghiên cứu trong cộng đồng như của Nguyễn Ngọc Thanh Vân (61,9%) hay của Nguyễn Dương Khang NYHA (58,33%) 229,234. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Yêm (56,17% so với 78,40% với NYHA III và 18,52% so với 20,50% với NYHA IV) 230. Sự khác biệt này do nghiên cứu của Nguyễn Văn Yêm chọn đối tượng bệnh nhân suy tim mạn để cấy máy CRT nên sẽ có phân độ chức năng III và IV là chủ yếu, còn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh Vân thấp hơn là do chọn bệnh bao gồm ngoại trú và nội trú đang điều trị nên có phân độ chức năng nhẹ hơn.

So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ phân độ III và IV trong nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu lâm sàng của Bahuleyan (85,8%), Karolina (69,50%), nhưng cao hơn các nhiên cứu của tác giả Hanna Gaggin (55%), Su-Dan Xu (59,7%), Nils Kuster 63,8%, Manon Barutaut (39%) 32,196,198,204,212,233. Nghiên cứu của Wayne Miller thì có tỷ lệ NYHA III và IV lên đến 100% 26. Các nghiên cứu lâm sàng về suy tim mạn nói chung có phân độ NYHA III và IV dao động từ 55% đến 85%, tùy thuộc mục tiêu và dân số nghiên cứu.

Trong các phân tích gộp, phân bố tỷ lệ giữa nhóm có NYHA I, II và nhóm có

NYHA III, IV có khuynh hướng cân bằng và đồng đều nhau 99,199,208,209.

Tỷ lệ NYHA III và IV trong các nghiên cứu liên quan đến dân số suy tim mạn nhập viện hay đến khám tại các trung tâm chuyên sâu thường có khuynh hướng cao hơn và dao động từ 70% đến 85%. Tóm lại, tỷ lệ phân độ chức năng NYHA có nhiều khác biệt trong các dân số nghiên cứu tùy thuộc đối tượng nghiên cứu.

4.1.2.2 Nguyên nhân suy tim mạn

Nghiên cứu ghi nhận bệnh mạch vành là nguyên nhân chủ yếu gây suy tim mạn

ở các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy (73,46%). Phân bố nguyên nhân


suy tim mạn trong nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy của Nguyễn Dương Khang (69,23%), nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Thanh Vân (65,2%) và cao hơn đa phần các nghiên cứu khác trên thế giới dao động từ 55% đến 60% như Sebastian Sobczak (57,24%), Karolina (55,17%), Bahuleyan (55,3%) 33,196,204,229,234. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Jamshed Dalal tại Ấn Độ là 82,0% 201.

Suy tim do các nguyên nhân khác nhau có điều trị khác nhau và có tiên lượng khác nhau, biểu hiện lâm sàng và biến chứng suy tim cũng từng nguyên nhân cũng khác nhau về thời điểm xuất hiện. Đa phần các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam, tỷ lệ suy tim mạn do bệnh mạch vành thấp và tỉ lệ suy tim do bệnh van tim hậu thấp hay tim bẩm sinh cao đáng kể. Trong các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ suy tim do bệnh mạch vành gia tăng và tỷ lệ suy tim do bệnh van tim hay tim bẩm sinh giảm đáng kể. Sự gia tăng bệnh mạch vành trong dân số do sự gia tăng các bệnh lý yếu tố nguy cơ như THA, ĐTĐ type 2 cũng như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng như các tiến bộ trong điều trị bệnh mạch vành về nội khoa hay can thiệp làm cho tỷ lệ suy tim do bệnh mạch vành gia tăng. Nguyên nhân suy tim mạn do bệnh van tim đã giảm nhiều trong dân số trong những năm gần đây, tỷ lệ suy tim mạn do nguyên nhân bệnh van tim trong nghiên cứu chỉ còn 13,6 %, điều này do các tiến bộ trong điều trị can thiệp tim mạch và đặc biệt là trong phòng ngừa thấp tim.

4.1.2.3 Đặc điểm các bệnh đồng mắc


Tỷ lệ bệnh đồng mắc và số bệnh đồng mắc ngày càng tăng trong các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ này gia tăng theo tuổi của dân số. Các bệnh đồng mắc có ảnh hưởng đến biểu hiện và tiên lượng của suy tim mạn như THA, ĐTĐ, NMCT cũ, rung nhĩ, đột quỵ, BPTNMT, hen, thiếu máu mạn và suy thận. So sánh tỷ lệ các bệnh đồng mắc trong các nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2. Đa phần các nghiên cứu có xác định tỷ lệ đồng mắc THA và ĐTĐ, tỷ lệ hút thuốc lá cũng được đánh giá trong một vài nghiên cứu. Tiền căn có NMCT, đột quỵ, rung nhĩ và bệnh phổi mạn hay hen ít được đánh giá hay báo cáo trong các nghiên cứu. Tỷ lệ tiền căn NMCT, đột quỵ, rung nhĩ và bệnh phổi mạn thay đổi trong các nghiên cứu tùy thuộc vào tuổi, đối tượng


nghiên cứu ngoại trú hay nội trú. Nhìn chung, có sự tương đồng về tỷ lệ đột quỵ và bệnh phổi mạn trong nghiên cứu và các nghiên cứu có báo cáo. Tỷ lệ rung nhĩ và nhồi máu cơ tim cũ thay đổi nhiều trong các nghiên cứu khác nhau.

Bảng 4.2 Đặc điểm bệnh đồng mắc trong các nghiên cứu


Nghiên cứu

Tỷ lệ yếu tố hay bệnh đồng mắc

Năm

n

HTL

THA

ĐTĐ

ĐQ

BPTNMT

N.N.T Vân 229

2021

302

7,3%

53,8%

23,5%

7,3%

6,6%

N.D. Khang 234

2021

65

46%

50,8%

27,7%



Karolina 204

2017

167

65,0%

54,4%

36,8%


10,3%

Gaggin 32

2014

151


52,3%

41,7%



İ. Gül 197

2017

150

12,3%

58,5%

37,7%


20%

Bahuleyan 196

2018

141


59,6%

72,3%

9,2%


J. Dalal 201

2018

150


72,7%

57.3%



Nils Kuster 198

2020

182

48%

63,7%

35,2%


22,3%

H.C Yao 35

2015

126


35,7%

15,1%



W. L.Miller 26

2015

180

65%

64%

14%

6%

26%

Chúng tôi

2016

162

7,4%

53,7%

42%

3,7%

3,7%

Tỷ lệ hút thuốc lá thay đổi nhiều giữa các nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh Vân 229. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nghiên cứu này thấp hơn các nghiên cứu tại Châu Âu và Hoa Kỳ. Sự khác nhau này có thể do tiêu chuẩn của các nghiên cứu tại Châu Âu hay Hoa Kỳ xác định tỷ lệ bệnh nhân đã từng hút thuốc lá và không tính đến những bệnh nhân đã ngưng hút một thời gian dài. Ngoài ra, cũng có thể do thói quen hút thuốc lá phổ biến ở cả hai giới tại những quốc gia này.

Tỷ lệ THA trong nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Thanh Vân và Nguyễn Dương Khang 229,234. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Châu Âu. Tỷ lệ THA tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và góp phần vào gia tăng tỷ lệ suy tim trong dân số. Tình trạng gia tăng tỷ lệ THA do sự phát triển về kinh tế, xã hội


và sự thay đổi các thói quen sinh hoạt. Tỷ lệ THA tại Việt Nam hiện nay đã tương đồng với các quốc gia tại Châu Âu và Hoa Kỳ.

Đái tháo đường là một bệnh đi kèm thường gặp trong suy tim mạn và có tác động đáng kể đến tiên lượng của bệnh nhân suy tim mạn. Đái tháo đường dao động từ 10% đến 30% trong suy tim mạn và tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường đang tăng đáng kể ở những người mới phát hiện suy tim mạn 235. Ngoài ra, đái tháo đường type 2 và tiền đái tháo đường mới được chẩn đoán có tỷ lệ cao ở những bệnh nhân nhập viện vì suy tim xấu đi và có liên quan độc lập với việc tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và do tim mạch 90. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tăng huyết áp và đái tháo đường lần lượt là 53,7% và 41%, có 31,5% bệnh nhân có cả tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ ĐTĐ type 2 trong nghiên cứu cao hơn với các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Thanh Vân và Nguyễn Dương Khang 229,234. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của các tác giả tại Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Châu Âu. Cũng như THA, ĐTĐ type 2 tại Việt Nam cũng đang ngày càng gia tăng và góp phần vào tình trạng suy tim mạn trong dân số. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng gia tăng bùng phát ĐTĐ type 2 tại Việt Nam do sự phát triển về kinh tế xã hội và sự thay đổi các thói quen sinh hoạt 236.

Số bệnh đồng mắc ở bệnh nhân suy tim mạn đang có khuynh hướng gia tăng trong những năm gần đây. Số bệnh nhân suy tim mạn không có bệnh đồng mắc có tỷ lệ giảm dần và số bệnh nhân có trên 3 bệnh đồng mắc chiếm tỷ lệ đáng kể 237. Bệnh nhân có từ ba bệnh đồng năm và phụ nữ mất hơn 3,1 năm 88. Tỷ lệ số bệnh đồng mắc trong nghiên cứu cao hơn trong nghiên cứu về suy tim mạn ở bệnh nhân ngoại trú 237.

Nhìn chung, các nghiên cứu về suy tim mạn thường chọn đối tượng suy tim đang điều trị ổn định nên có mức độ suy tim nhẹ hơn về biểu hiện lâm sàng, phân độ nặng suy tim theo NYHA. Một số nghiên cứu chọn bệnh đang điều trị trong cộng đồng nên có khuynh hướng ít bệnh đồng mắc hơn và tình trạng lâm sàng suy tim cũng ổn định hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chọn bệnh đến khám tại bệnh viện tuyến cuối nên bệnh có khuynh hướng nặng hơn, có nhiều bệnh đồng mắc hơn. Hơn nữa, dựa trên các khuyến cáo của Hội Tim Châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam trước năm


2015 thì còn nhiều hạn chế trong việc phân biệt rõ ràng bệnh nhân suy tim mới được chẩn đoán lần đầu là suy tim cấp hay suy tim mạn, đặc biệt là với các bệnh nhân có triệu chứng ở mức NYHA IV hay bệnh nhân suy tim mạn chưa được điều trị ổn định. Do vậy, các nghiên cứu ở đối tượng suy tim mạn mới được chẩn đoán thường có khuynh hướng bệnh nặng hơn và nhiều bệnh đồng mắc hơn so với các nghiên cứu lâm sàng.

4.1.3 Đặc điểm các triệu chứng và tình trạng liên quan suy tim mạn


4.1.3.1 Đặc điểm các triệu chứng


Triệu chứng thường gặp nhất là khó thở, mệt và đau ngực. Khác với triệu chứng cơ năng, các triệu chứng thực thể hiện diện với tỷ lệ thấp ở bệnh nhân suy tim mạn. Tần suất biểu hiện các triệu chứng cũng tương đồng với nghiên cứu của Vương Anh Tuấn và Hanna Gaggin 32,38. Nhìn chung, triệu chứng cơ năng thường gặp nhất của suy tim mạn là khó thở và tỷ lệ hiện diện các triệu chứng thực thể tùy thuộc dân số nghiên cứu hay mức độ nặng của suy tim mạn.

4.1.3.2 Đặc điểm tần số tim và huyết áp


Tần số tim là một trong các yếu tố quan trọng trong tiên lượng các biến cố ở bệnh nhân suy tim mạn. Tần số tim thay đổi theo mức độ nặng của suy tim mạn và các bệnh đồng mắc, tần số tim cũng thay đổi theo quá trình điều trị và các thuốc sử dụng. Trong nghiên cứu, tần số tim trung bình là 85,78 ± 15,77 lần/phút. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trong nước như của Nguyễn Dương Khang (84,42 ± 9,73 lần/phút), Nguyễn Văn Yêm (90,7 ± 17 lần/phút) và của Vương Anh Tuấn (90 [80 – 107] lần/phút) 38,230,234. Giá trị tần số tim trong nghiên cứu cao hơn các nghiên cứu trên thế giới như của Sebastian Sobczak (80 [70–85] lần/phút), Su- Dan Xu (77 ± 16 lần/phút), Hanna Gaggin (72,8 ± 12,4 lần/phút) và Wayne Miller (71 ± 13 lần/phút) 26,32,33,233.

Trị số HA tâm thu và tâm trương trung bình là 118,02 ± 20,76 mmHg và 72,27

± 10,65 mmHg. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trong nước như của Nguyễn Văn Yêm (104,4 ± 14 mmHg và 65,5 ± 7,4 mmHg) và Vương Anh Tuấn



(120 [100 – 140] mmHg và 70 [60 – 80] mmHg) 38,230. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới như của Karolina (120,41 ± 17,97 mmHg và 72,18 ± 9,37 mmHg), Sebastian Sobczak (120 [110–130] mmHg và 75 [70–80] mmHg),

Hanna Gaggin (110,9 ± 14,2 mmHg), Nils Kuster (120 [110 – 140] mmHg) hay của Wayne Miller (113 ± 21mmHg và 62 ± 11 mmHg) 26,32,33,198,204. Nhìn chung, có sự tương đồng giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước về tần số tim,huyết áp tâm thu và tâm trương.

4.1.4 Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng

4.1.4.1 Đặc điểm các xét nghiệm huyết học

Nồng độ Hemoglobine trung bình trong nghiên cứu là 120,62 ± 23,21 g/L, tỷ lệ có thiếu máu mạn trong dân số nghiên cứu là 59,62% với đa phần là mức độ nhẹ và trung bình (theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Nồng độ Hgb trong nghiên cứu thấp hơn các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Văn Yêm (128 ± 18 g/L), Vương Anh Tuấn (126 g/L; 109 - 136 g/L) và Nguyễn Dương Khang (128,75 ± 24,61 g/L) với nhóm nhập viện và 124,04 ± 30,53 g/L với nhóm không nhập viện) 38,230,234. Kết quả trong nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Méo Stéphane Ikama khi khảo sát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy tim mạn (11,9 ± 4,4 g/L) nhưng thấp hơn trong các nghiên cứu của İbrahim Gül (Hgb ở nhóm sống sót là 14±2 g/L và của nhóm tử vong là 11±2 g/L) hay của Sebastian Sobczak (14,30 g/L; [13,27 – 15,48])

33,197,238.

Tỷ lệ thiếu máu trong nghiên cứu là 59,26%, chủ yếu là thiếu máu mức độ nhẹ tới trung bình. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Yêm (35,2%) và của Méo Stéphane Ikama (42%) 230,238. Tỷ lệ thiếu máu cao hơn và nồng độ Hgb trong nghiên cứu thấp hơn các nghiên cứu khác có thể phản ánh dân số nghiên cứu này có nhiều bệnh nền hơn so với các dân số nghiên cứu khác.

Nồng độ Hgb và tỷ lệ thiếu máu mạn trong các nghiên cứu suy tim có sự khác biệt giữa các tác giả. Sự khác biệt này tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, cách chọn mẫu nghiên cứu, thời gian mắc suy tim, số bệnh đồng mắc…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024