tuyến đường sắt đầu tiên của nước Đức nối liền Nürnberg với Fürth năm 1835. Đến năm 1865, chiều dài đường sắt của Á o (3.698 km) về cơ bản chỉ còn bằng một nửa của Phổ (6.895 km). Hệ thống đường sắt đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hi ện đại hoá nước Đức, khi những thay đổi trong giao thông và kỹ thuật đã góp phần vẽ lại bản đồ các khu vực của nước này. Điều này đã dẫn đến một đặc điểm mang tính khu v ực trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX [47, tr. 136].
Mặc dù vậy, cho đến năm 1850, nước Đức về cơ bản vẫn đứng phía sau tương đối xa các nền kinh tế tư bản hàng đầu châu  u đương thời như Anh, Pháp, Bỉ, nhưng bù lại cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u có một lực lượng lao động kỹ thuật dồi dào và một hệ thống giáo dục hàng đầu châu lục cùng chất lượng cuộc sống đang cải thiện. Năm 1864, Phổ có 6.206.859 người làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, và dịch vụ, chiếm 33,57% dân số [175, tr. 3]. (Xem thêm Phụ lục 4). Chính nh ờ nguồn lao động dồi dào và chất lượng cao đó, đến cuối thế kỷ XIX, cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức bắt kịp các nước công nghiệp hàng đầu châu  u trên một số phương diện và đến năm 1900, nước Đức là một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới cùng với Anh và Mỹ.
Cùng với quá trình công nghi ệp hoá là quá trình đô thị hoá. Năm 1864, có 6.027.758 người dân Phổ sống trong 1.004 thành phố, trong khi 13.277.185 người sống trong 332 quận nông thôn [175, tr. 2]. Tuy nhiên, cũng có những dòng người ra đi vì nhiều lý do khác nhau. Con số này đạt đến 480.000 người những năm 1840,
1.200.000 người những năm 1850, và 780.000 người những năm 1860 [81, tr. 97]. Điều này chứng minh rằng công nghiệp hoá đã thay đổi bộ mặt các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866, nhưng không nên quá khoa trương hiệu quả của các thay đổi này. Sự phát triển của công nghiệp đã làm cho sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị thêm lớn hơn. Các quyết định về kinh tế của Phổ phần lớn bị kiểm soát bởi một liên minh của các địa chủ Junker ở phía Đông và chủ công nghiệp ở phía Tây.
Thương nghiệp: Phổ đã khai thác và tận dụng tất cả các cơ hội mới được tạo ra bởi Cách mạng Pháp năm 1789 để tiến hành cải cách kinh tế, nhưng các nhà cải
cách Phổ đã học các lý thuyết cải cách từ Adam Smith chứ không phải từ Napoléon Bonaparte. Năm 1810, các quy định về tự do kinh doanh được ban hành. Việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh từ đó chỉ còn phụ thuộc vào việc tiếp nhận một cái giấy phép kinh doanh từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, về lâu dài, tự do kinh doanh cũng gây ra một số vấn đề đáng lo ngại. Số lượng thợ thủ công tăng lên quá nhanh so với sự gia tăng của dân số. (Xem thêm Phụ lục 5). Sự phát triển của các tầng lớp dưới ở nông thôn đã làm cho quá trình này càng trở nên trầm trọng và dẫn đến các hậu quả xã hội không thể kiểm soát [147, tr. 430-431]. Đó chính là một trong các nguyên nhân xã hội dẫn đến sự bùng phát của cuộc Cách mạng 1848-1849.
Một yếu tố đặc biệt nữa của tình tình thương nghiệp Đức giữa thế kỷ XIX là sự ra đời của Liên minh thuế quan của Phổ năm 1834. Liên minh này đã tập hợp gần như tất cả các nhà nước ở miền Bắc và miền Trung nước Đức về phía Ph ổ. Cả Frankfurt am Main lẫn Nassau đều gia nhập Liên minh thuế quan đầu năm 1834. Cả giới doanh nhân lẫn công nhân đều xem sự chia cắt của nước Đức là một bất lợi đối với các hoạt động kinh tế của họ. Chính vì th ế, thống nhất thị trường là một nhu cầu cấp thiết cho phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng là một nhân tố cho thống nhất chính tr ị và hình thành dân t ộc Đức hiện đại.
Tài chính và thu ế khoá: trước cuộc chiến tranh chống Napoléon Bonaparte, các nhà nước Đức đã bắt đầu bãi bỏ một số loại thuế không cần thiết trong các hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng vẫn còn rất nhiều các hàng rào thu ế quan nội địa. Các nhà cải cách của Phổ năm 1807 đã cố gắng xây dựng một hệ thống thuế thống nhất trong toàn bộ đất nước. Quyền lợi về thuế cũng được đơn giản hóa thông qua việc xây dựng một vài loại thuế chính thay vì hàng lo ạt các thứ thuế đơn lẻ. Một điểm nữa trong cải cách thuế quan chính là vi ệc đối xử công bằng về quyền thuế đối với tất cả các công dân nhà nước. Trên lĩnh vực kinh doanh, một hệ thống thuế kinh doanh phân tầng rõ ràng được ban hành thay vì hàng lo ạt các loại thuế phức tạp trước đây. Thành công nhất có vẻ như là thuế thu nhập và thuế tài sản dựa trên cơ sở tự đánh giá một cách tự nguyện và tự do của người đóng thuế. Phần lớn các hình thức hạn chế hoạt động thương mại trong nước hoàn toàn bị bãi bỏ thông qua đạo luật hải quan năm 1818. Chính sách thuế quan của Phổ cũng là một nhân tố quan
trọng cho sự ra đời của Liên minh thuế quan trong những năm 1830. Liên minh thuế quan đã làm cho cơ hội thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Ví d ụ, nền kinh tế nhỏ bé của Công quốc Nassau nằm gọn trong vòng khống chế của Vương quốc Phổ và được xây dựng hoàn toàn theo mô hình kinh t ế của Vương quốc Phổ [133, tr. XXVII].
Cùng với thống nhất thị trường là thống nhất tiền tệ. Giữa thế kỷ XIX, trong LB Đức 1815-1866 vẫn tồn tại hai hệ thống tiền tệ: hệ thống tiền tệ của Phổ và các nhà nước miền Bắc trong những năm 1764-1857 với 14 Taler1 của Köln Mark Feinsilber và hệ thống tiền tệ của các nhà nước miền Nam với 24 Gulden2 của Köln Mark. Cụng quốc Nassau thuộc về hệ thống tiền tệ của cỏc nhà nước miền Nam với 24 Gulden tương đương với 60 Keuzer. Theo hợp đồng tiền xu những năm 1837- 1838 cho đến năm 1857, 3ẵ Gulden bằng 2 Taler năm 1840 và 1854. Hợp đồng tiền xu những năm 1837-1838 cũng đó thống nhất hệ thống tiền xu trong LB Đức 1815- 1866. Cụ thể, 1 Mark Đức tương đương với 24ẳ Gulden của cỏc nhà nước miền Nam và 14 Taler của cỏc nhà nước miền Bắc và miền Trung [114, tr. 494].
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Vương Quốc Phổ Trong Quá Trình Thống Nhất Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix Qua Các Vấn Đề Nội Bộ Của Lb Đức 1815-1866
- Vai Trò Của Vương Quốc Phổ Trong Quá Trình Giải Quyết Vấn Đề Nước Đức Thế Kỷ Xix Qua Mối Quan Hệ Với Các Nước Khác Trên Thế Giới
- Tình Hình Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix
- Các Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix
- Khả Năng Dân Tộc Của Các Nhà Nước Thành Viên Trong Lb Đức 1815-
- Vương Quốc Phổ Với Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-1871)
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Tóm lại, quá trình chu ẩn bị trên phương diện kinh tế bắt đầu từ việc giải quyết các mục tiêu đặt ra đối với vấn đề thống nhất thị trường để phục vụ cho việc giao lưu buôn bán và sản xuất được thuận lợi hơn. Nhưng để thống nhất thị trường, cần phải thống nhất tiền tệ, hệ thống đo lường, hệ thống thuế quan, hệ thống giao thông vận tải, và bãi bỏ tất cả các rào cản có thể có trong việc giao lưu đi lại và trao đổi hàng hóa. Việc thành lập Liên minh thuế quan Đức năm 1834 chính là m ột bước trọng tâm trong kế hoạch này của Vương quốc Phổ.
1 Taler là một trong số rất nhiều đơn vị tiền tệ của cỏc nhà nước thành viờn của LB Đức giữa thế kỷ XIX. Năm 1815, 24ẵ Gulden tương đương với 60 Kreuzer và 105 Kreuzer tương đương với một Taler và từ năm 1818 một Taler tương đương với 102 Kreuzer. Năm 1826, một Taler giảm xuống cũn 104 Kreuzer và cuối cựng tăng lờn 105 Kreuzer một lần nữa năm 1832. Trong hợp đồng của Liờn minh thuế quan ngày 10 thỏng 12 năm 1835, 4 Taler cú thể đổi được 7 Gulden. Năm 1837, cỏc nhà nước miền Nam nước Đức thống nhất hệ thống 24ẵ Gulden trong thoả thuận tiền xu Dresdener. 14 Taler cú thể đổi được 24ẵ Gulden trong tất cả cỏc nhà nước Đức đương thời. Xem: Lerner, Franz (1965), Wirtschafts- und Sozialgeschichte des Nassauer Raumes 1816-1964, Herausgegeben von der Nassauischen Sparkasse anlọsslich der 125jọhrigen Widerkehr des Tages ihrer Grỹndung am 22. Januar 1840, Wiesbaden, S. 42.
2 Kreuzer (kr.) và Gulden (fl.) cũng là một trong số rất nhiều đơn vị tiền tệ của các nhà nước Đức giữa thế
kỷ XIX (Xem chú thích Taler ). Một Gulden (fl.) tương đương với khoảng 12 Ơ-rô (Europe) năm 2007 theo chú thích 8, trong: Reuschling, Dieter und Schlecker, Roswitha (2007), Bỹrgerwille gegen Herrscherwillkỹr, Hofheim am Taunus-eine Kleinstadt zwischen franzửsischer und deutscher Revolution, Stadtmuseum Hofheim am Taunus, S. 79.
2.2.3. Tình hình văn hoá-giáo dục
Về văn hoá: vấn đề đầu tiên là bản sắc văn hoá chung cho một nước Đức thống nhất. Cái công cụ cơ bản cho việc sáng tạo ra bản sắc văn hoá dân tộc Đức chính là ch ủ nghĩa dân tộc và những người theo trường phái dân tộc chủ nghĩa cũng thường là các nhà h ọc thuật, đặc biệt là các nhà s ử học. Những người ủng hộ ý tưởng về một nền văn hoá Đức thống nhất thường rất uyên thâm trong việc nghiên cứu lịch sử nước Đức. Các nhà sử học chính vì v ậy đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành b ản sắc dân tộc mới của người Đức. Hai trong số này chính là Heinrich von Sybel và Heinrich von Treitschke. Họ có những ảnh hưởng đáng kể đối với bản sắc văn hoá cũng như chủ nghĩa dân tộc Đức thế kỷ XIX.
Sự ra đời của LB Đức năm 1815 là một phản ứng tự nhiên đối với sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Đức thời sơ kỳ. Từ năm 1815 đến năm 1850, một loạt các yếu tố mới xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển của lý tưởng dân tộc chủ nghĩa và khát vọng thống nhất nước Đức. Thất bại của cuộc Cách mạng 1848-1849 đã đưa giới trí th ức trở về với bản chất văn hoá thực sự của chủ nghĩa dân tộc Đức bằng cách định nghĩa dân tộc dựa trên một ngôn ngữ chung. Những người nói cùng một ngôn ngữ về bản chất thuộc về một dân tộc ở những mức độ khác nhau trước khi các hình thức nghệ thuật khác có thể xuất hiện. Họ hiểu nhau và có khả năng tiếp tục hiểu nhau hơn để thuộc về nhau [63, tr. 197-198]. Vì thế, ngay từ đầu dân tộc được nhận thức bằng ngôn ngữ chứ không phải bằng máu...[42, tr. 131]. Tuy nhiên, LB Đức 1815-1866 lại bao gồm cả những vùng đất và nhóm người không nói tiếng Đức. Ngoài ra, một ngôn ngữ chung có thể được coi là nền tảng của một quốc gia, nhưng cần nhiều thứ khác nữa chứ không phải chỉ có sự tương đồng về ngôn ngữ là đã có thể thống nhất vài trăm thực thể khác biệt này lại với nhau thành một được [84, tr. 434].
Khi việc đi lại trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn, và tất nhiên là cũng ít tốn kém hơn, người Đức bắt đầu cảm thấy sự cần thiết phải thống nhất đất nước trên các phương diện khác ngoài ngôn ngữ. Hai anh em nhà Grimm biên soạn quyển từ điển Grimm khổng lồ, trong khi các tác phẩm của Fallersleben đã thể hiện sự thống nhất về địa lý của nước Đức [134, tr. 12-13]. Cùng lúc đó, các phong trào bảo tồn các
pháo đài cũ và các di tích lịch sử bắt đầu nở rộ [57, tr. 5-39]. Tuy nhiên, đó là sự phát triển của cả một quá trình ch ứ không phải chỉ diễn ra ngày một ngày hai. Trước hết, phải có một giai cấp lãnh đạo với một hệ tư tưởng riêng biệt phục vụ cho các mục tiêu đang theo đuổi.
Như vậy, người Đức không gặp phải quá nhiều vấn đề về phương diện văn hoá. Họ đã có sẵn một truyền thống văn hoá tương đối thống nhất, một ngôn ngữ chung, và các đặc điểm dân tộc và dân chủ rất tương đồng cùng với địa hình địa thế của một đất nước tương đối kết dính. Tuy nhiên, tham v ọng quyền lực đã làm cho nước Đức bị chia nhỏ thành hàng chục phương thức tổ chức cộng đồng khác nhau. Tình hình văn hoá, chính vì vậy, đáng lẽ ra là một lợi thế đối với tiến trình ti ến lên hiện đại của nước Đức, nhưng trong thực tế không thể vượt qua được sức mạnh quân sự và tham vọng quyền lực của các yếu tố chính tr ị.
Về giáo dục: nếu các cải cách trong lĩnh vực nhà nước thường bao gồm các yếu tố đẳng cấp, các cải cách trên lĩnh vực giáo dục chĩa mũi nhọn ngay từ đầu vào các hình th ức giáo dục mang tính đẳng cấp. Mặc dù một mô hình trường học thống nhất chưa bao giờ được thiết lập trong thực tế ở nước Đức giữa thế kỷ XIX, nhưng hệ thống các cơ sở giáo dục được củng cố trong những năm 1840 đã trải qua một giai đoạn mở rộng với việc xây dựng các trường cấp hai trong các phong trào dân chủ những năm 1860 và 1870 [118, tr. 237]. Năm 1861, Phổ có 27.058 trường tiểu học với 2.953.900 người học, Hannover có 3.635 trường với 291.300 người học, Nassau có 906 trường với 76.600 người học, Holstein và Lauenburg có 860 trường với 85.000 người học, Schleswig có 636 trường với 75.000 người học [175, tr. 5].
Thành tựu quan trọng nhất của cuộc cải cách giáo dục chính là nâng cao trình độ dân trí và chu ẩn bị tiền đề nhận thức cho quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Điều này được thể hiện trong trình độ học vấn ở các nước châu  u năm 1850. Các nước có tỷ lệ phần trăm mù chữ dưới 30% gồm: Đan Mạch, Đức, Phổ 20%, Hà Lan, Scotland 20%, Thuỵ Điển 10%, Thuỵ Sỹ. Các nước có tỷ lệ phần trăm mù chữ từ 30 đến 50% gồm: Áo 40-45%, Pháp 40-45%, Anh 30-33%, Bỉ 45- 50%. Các nước có tỷ lệ phần trăm mù chữ trên 50% gồm: Bungary, Hy Lạp, Hungary, Ý 75-80%, Bồ Đào Nha, Rumani, Nga 90-95%, Serbia, Tây Ban Nha
75% [159]. Như vậy, cả Phổ lẫn Đức là những nước có tỷ lệ dân số mù chữ thấp nhất châu Âu. Năm 1867, chỉ riêng Berlin đã có khoảng nửa triệu cuốn sách và một vạn bản viết tay, Göttingen có khoảng 360.000 cuốn sách, Marburg và Frankfurt am Main mỗi nơi có khoảng 100.000 cuốn, Kiel có khoảng 80.000 cuốn… [175, tr. 7].
Để có được thành tựu này, bên cạnh các cải cách về thể chế, nhà nước cũng đã dành nhiều điều kiện ưu đãi và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho người học. Ví dụ, từ học kỳ mùa đông 1840-1841 cho đến học kỳ mùa đông 1848-1849, có 255 học sinh Tin lành và 271 học sinh Công giáo tại trung tâm đào tạo sư phạm Idstein của Nassau nhận hỗ trợ tất cả 30.364 Gulden. Cùng lúc đó, quỹ khuyến học trung ương Nassau trả 11.016 Gulden cho tối đa 12 học viên được nhận học bổng [136, tr. 122-123].
Như vậy, về văn hoá-giáo dục, nước Đức giữa thế kỷ XIX có một thuận lợi hết sức cơ bản nhờ sự đồng nhất của ngôn ngữ và nhân chủng mà trong thực tế đó mới là vấn đề cốt lõi cần vượt qua của các quá trình th ống nhất đất nước trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nước Đức lại đối diện với nhiều vấn đề về xã hội không kém phần phức tạp hơn các tranh chấp quyền lực chính tr ị và lợi ích kinh t ế.
2.2.4. Tình hình xã hội
Giai cấp nông dân: năm 1786, số dân của người Đức trong ĐQTTLM đã đạt con số 26 triệu người [104, tr. 9]. Năm 1800, ĐQTTLM có 24,5 triệu người. Đến năm 1850, dân số Đức đã đạt 31,7 triệu người [67, tr. 61]. Dân số của nước Đức tăng từ 21 triệu năm 1780 lên đến 23 triệu năm 1800, 28 triệu năm 1825, và 35 triệu giữa thế kỷ XIX. Tuy nhiên, từ khoảng năm 1800 đến nửa đầu thế kỷ XIX, hơn 80% dân số Đức vẫn sống ở các vùng nông thôn [99, tr. 1, 17]. Năm 1840, hơn 85% dân số Nassau vẫn sống trong các đơn vị hành chính có quy mô dưới 2.000 người [105, tr. 303], nhưng giảm xuống còn 83% năm 1847 [99, tr. 26]. Trong khi đó, chỉ có 15% dân số Anh sống trong các thành phố năm 1750, nhưng đến năm 1880 đã tăng lên 80% [142, tr. 14].
Trong những năm Cách mạng 1848-1849, hơn 75% dân số Đức vẫn sống trong các ngôi làng hẻo lánh [117, tr. 78]. Hơn một nửa lực lượng lao động của Nassau kiếm sống bằng các ngành sản xuất nông nghiệp năm 1842 [122, tr. 57].
Trong cuộc Cách mạng 1848-1849, 257.347 trung nông có sản xuất nông nghiệp riêng với bốn hoặc ít nh ất hai con ngựa có từ 240 đến 250 Morgen3 đất đai có thể được xếp vào hạng thợ thủ công. 314.533 tiểu nông với một hoặc hai ngựa sở hữu khoảng 50 Morgen có thể được xếp vào hạng công nhân. Tuy nhiên, điều kiện sống của hàng ngàn công nhân nông nghiệp khác thực sự là một thảm hoạ [127, tr. 14] ở Phổ. Trong khi đó, giá cả bánh mì ở Usingen ngày 21 tháng 7 năm 1848 là 4 bánh mì Roggen có giá 9 Kreuzer, 4 bánh mì t ổng hợp giá 9 Kreuzer, 4 bánh mì s ữa 7
Loth giỏ 2 Kreuzer, 4 bỏnh mỡ s ữa 3ẵ Loth giỏ 1 Kreuzer. Một kilụgam thịt heo nướng giỏ 10 Kreuzer… [176]
Người nông dân tiếp tục quanh quẩn bên các ngôi làng nơi họ là thành viên của các tổ chức sản xuất. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ vẫn thống trị nền kinh tế Đức đầu thế kỷ XIX. Cho đến trước Cách mạng 1848-1849, 315.000 trong số
1.350.000 người ở Baden là thần dân của các địa chủ và quý tộc ở các khu vực nông thôn [146, tr. 75]. Một số bộ phận dân cư nông thôn bắt đầu có tư duy chính trị về sự giới hạn của các không gian làng mạc của họ [142, tr. 14] trong Cỏch mạng 1848-1849. Hệ quả là ngày 10 thỏng 6 năm 1817, Chớnh ph ủ Nassau thụng bỏo với cỏc quận về cỏc biện phỏp chớnh tr ị chống lại tỡnh tr ạng di dõn của cỏc nhà nước khỏc và người Ba Lan di cư sang Mỹ qua con đường Nassau. Ngày 25 thỏng 8 năm 1825, Chớnh ph ủ Nassau tiếp tục thụng bỏo cho quận Rỹdesheim về cỏc bất ổn của an ninh cụng cộng mà một nhúm người muốn di cư sang Braxin gõy ra [173]. Chớnh điều kiện sống, địa vị xó hội, và nhu cầu tiến lờn đó đưa người nụng dõn tham gia vào cỏc phong trào cỏch m ạng những năm 1848-1849 như một trong những lực lượng tiờn phong nhất.
Giai cấp công nhân: quá trình công nghi ệp hoá sau năm 1850, đặc biệt ở Viên và các tỉnh Bohemia và Galicia, đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế và xã hội hết sức thuận lợi cho sự ra đời của một giai cấp vô sản đô thị và một tầng
3 Morgen ở đây là từ viết tắt của Steuernormalmorgen chủ yếu dùng để đo diện tích mặt bằng đóng thuế của một số nhà nước nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX. Hệ thống đo lường của người Đức trước khi thống nhất năm 1871 vô cùng phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Năm 1819, một Steuernormalmorgen của Công quốc Nassau bằng 160 Ruthen trong tiếng Đức hoặc rods trong tiếng Anh. Một Steuernormalmorgen do đó bằng 0,8755 Morgen của vùng Rhineland và 3.516,375 mét của Pháp. Xem: Herzogtum Nassau, Staats= und Adreò=Handbuch des Herzogtums Nassau fỹr das Jahr 1819, gedruckt bei L. Schellenberg Hofbuchhọndler und Hofbuchdrucker, Wiesbaden, S. 115.
lớp trung lưu công nghiệp mới [157]. Trong những năm 1848-1849, khoảng 6.000 công nhân ở Nassau làm việc trong lĩnh vực khai thác than và công nghiệp chế tạo sắt [139, tr. 97-98]. Số lượng những người thợ giày cũng tăng từ 1.804 người năm 1818 lên đến 3.010 người năm 1865 [114, tr. 107]. Năm 1849, có khoảng 335 nhà máy với 17.105 công nhân ở Đại Công quốc Baden [146, tr. 23]. (Xem thêm Phụ lục 6).
Năm 1846, 17,01% dân số Phổ là những người làm công ăn lương hàng ngày. Chỉ có 4,08% trong số họ là công nhân nhà máy. Số lượng những người làm công ăn lương hàng ngày tăng lên nhanh chóng trong năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1846 [103, tr. 54]. Năm 1864, Phổ có 2.218.944 người làm công ăn lương hàng ngày, chiếm tỷ lệ 12% dân số [175, tr. 3]. (Xem thêm Phụ lục 7).
Phần lớn các tầng lớp dưới của LB Đức 1815-1866 phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề trong những năm 1816 và 1847, đặc biệt là công nhân và thợ thủ công [96, tr. 59-65, 94-105]. Ở Phổ trước Cách mạng 1848-1849, khả năng tồn tại của các công nhân dệt thậm chí còn có v ấn đề hơn. Có từ 70.000 đến
108.327 thợ dệt lành nghề đạt được mức sống của thợ cả, nhưng 38.327 trong số họ có thể được xếp vào hạng của người công nhân bình thường. 30.000 trong số 97.765 chủ hiệu buôn hoặc tiệm bánh của nhiều loại khác nhau như lái buôn lương thực có thể được xếp vào hạng trung bình, nhưng 63.765 người thực sự chỉ có mức sống của một người công nhân. Trong khi đó, điều kiện sống của các nhạc sỹ phụ thuộc vào đời sống kinh tế của những người bình thường và công nhân lao động. Phần lớn trong số họ thậm chí còn ph ụ thuộc vào các tầng lớp có thu nhập thấp hơn cả những người công nhân lớp dưới. Vì lý do này, có đến 50.000 trong số
83.594 người có thể được liệt kê vào nhóm trung lưu, 33.594 người vào nhóm công nhân thực thụ [127, tr. 13-14] ở Vương quốc Phổ những năm 1848-1849. Tuy nhiên, tình hình này di ễn ra không đồng đều giữa các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866. (Xem thêm Phụ lục 8).
Thu nhập chính c ủa một công nhân giảm khoảng 30% trong các nhà nước của LB Đức 1815-1866 trong những năm giữa 1825 và 1848, 40% ở Pháp [111, tr. 31]. Một gia đình lao động làm nghề dệt vải kiếm được khoảng từ 24 đến 36