Các Khả Năng Giải Quyết Vấn Đề Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix

Kreuzer mỗi ngày sẽ cần khoảng 200 Gulden để chi cho các nhu cầu hàng ngày một năm. Năm 1863, 90% chi tiêu của người dân Nassau được dùng cho ăn uống, nhà ở, trang phục, sưởi ấm, và ánh sáng [99, tr. 30]. Rất nhiều công nhân và thợ thủ công phải làm việc từ 15 đến 19 giờ mỗi ngày để có thể nuôi sống gia đình [103, tr. 56- 57]. Điều kiện vật chất của các cư dân nghèo thậm chí còn t ồi tệ hơn trong những năm trước Cách mạng 1848-1849. Kết quả của một thập kỷ khủng hoảng của các công nhân lao động thủ công là một cuộc khủng hoảng cấu trúc [142, tr. 15]. Điều kiện sống của nhiều thành viên của giới tiểu tư sản, thợ cả… cũng không khác gì đời sống của những người công nhân là bao [127, tr. 13]. Đó là một thực tế về tình hình nh ững người công nhân của Vương quốc Phổ trong những năm trước Cách mạng 1848-1849.

Giai cấp tư sản: giai cấp tư sản Đức chưa bao giờ là một lực lượng chính tr ị thống nhất trong một đất nước bị chia cắt nghiêm trọng, càng không thể là một giai cấp thuần nhất trong thực tế. Giai cấp tư sản Đức phát triển tương đối muộn trong so sánh với giới tư sản Anh, Pháp, Mỹ, nhưng có được sự ổn định tương đối và hoạt động mạnh mẽ thời kỳ đầu của LB Đức 1815-1816. Mặc dù giới tư sản Đức giai đoạn này chủ yếu xuất thân từ trí th ức nhân văn và quan chức hành chính, nhưng họ bắt đầu tập hợp lại thành một lực lượng chính tr ị để theo đuổi các mục tiêu chung mang tính th ời đại của cả cộng đồng và đã có những hoạt động có tiếng vang nhất định. Năm 1864, Phổ có 289.775 người trong bộ máy hành chính nhà nước, chiếm tỷ lệ 1,57% dân số [175, tr. 3]. Bên cạnh các hình th ức hoạt động qua báo chí, di ễn thuyết, và hội họp, nghị viện non trẻ của một số nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 chính là m ột diễn đàn quan trọng và là một công cụ chính tr ị hiệu quả trong cuộc đấu tranh cho một nước Đức thống nhất và hiện đại của giới tư sản.

Về kinh tế, mặc dù chưa hình thành một giai cấp tư sản công thương nghiệp hùng mạnh, nhưng nước Đức đã có một đội ngũ thương nhân tương đối đông đảo giữa thế kỷ XIX. Năm 1844, 42,2% dân số của Baden vẫn là các tiểu thương và kiếm được khoảng từ 18 cho đến 24 Kreuzer mỗi ngày trong những năm 1830- 1832, trong khi một mẫu bánh mì đã mất hết 20 Kreuzer những năm 1847-1848 [146, tr. 24-25]. Hơn 20.000 gia đình trong tổng số hơn 80.000 gia đình của Nassau

năm 1848 là các doanh nhân nhỏ [139, tr. 494-495]. Sau Cách mạng 1848-1849, giai cấp tư sản đã chuyển sang thế bảo thủ và tiến đến gần hơn với các giới hạn của khuôn khổ truyền thống. Giới tư sản, đặc biệt là tư sản kinh tế, đã rút khỏi đời sống chính tr ị những năm 1850 sau thất bại của cuộc Cách mạng 1848-1849. Đó là một trong những nguyên nhân chính cho s ự chửng lại của lịch sử nước Đức. Tuy nhiên, giới tư sản Đức trở nên tự tin hơn với sự phát triển đáng kể của nền kinh và hình thành một diện mạo mới trong những năm cuối của thập niên 1850 [133, tr. XXII, XXVII]. Năm 1815, Thủ tướng Nassau nhận 7.000 Gulden tiền lương, trong khi các cấp phó và bộ trưởng nhận được 1.500-1.800 Gulden mỗi năm [114, tr. 115-116]. Từ năm 1841, lương Thủ tướng Nassau: 6.000+5.000 Gulden, cố vấn chính ph ủ:

2.500 Gulden, cố vấn y tế: 2.000 Gulden [139, tr. 485]. Nhìn t ổng thể, giới tư sản Đức hăng say tham gia hoạt động cách mạng trong những năm 1848-1849, nhưng về cơ bản buộc phải rút lui khỏi sân khấu chín h trị nước Đức trong nửa sau thế kỷ XIX để tập trung cho các vấn đề kinh tế và đời sống cá nhân của gia đình.

Giai cấp quý tộc phong kiến: giới quý tộc thống trị 41 nhà nước thành viên của LB Đức (1815-1866) thực thi một hệ thống quyền lực độc tài đối với dân chúng bằng quan liêu, cảnh sát, và quân s ự. Giới quý tộc phong kiến có các hình th ức không gian xã hội riêng của mình như Hiệp hội quý tộc, Báo tân Phổ. Giới quý tộc Phổ thường tập trung vào tháng 8 thường niên trong một tổ chức được gọi là Quốc hội Junker để bảo vệ quyền lợi của đại địa chủ. Đó cũng được xem như là một hình thức đảng phái chính tr ị sơ khai đầu tiên của giới quý tộc Phổ trong thực tế [116, tr. 38-39]. Sự ổn định của chế độ phong kiến ở Phổ đã đảm bảo cho tầng lớp Junker có thể kiểm soát khu vực nông thôn, nơi có đến khoảng 90% dân số Phổ đang sinh sống. Phần lớn những người phục vụ trong quân đội và hệ thống hành chính cũng trung thành với các lợi ích đang được đảm bảo bởi trật tự hiện tồn và phản đối kịch liệt tất cả mọi hình th ức thay đổi không có lợi cho họ. Tình hình này là tương đối giống nhau khắp LB Đức 1815-1866. Đó chính là một trong những trở ngại chủ yếu và là đối tượng của quá trình ti ến lên hiện đại của nước Đức giữa thế kỷ XIX. Cùng lúc đó, giới quý tộc phong kiến tuy đã cố gắng hội nhập với quá trình ti ến lên hiện đại không thể ngăn cản của thế giới đương đại, nhưng phần lớn vẫn muốn duy trì

các đặc quyền phong kiến vốn đã tồn tại hàng thế kỷ và đang trở thành những lực cản cần phá bỏ trên con đường tiến lên hiện đại của các dân tộc. Trừ một bộ phận nhỏ quý tộc phong kiến đã hội nhập thành công và trở thành quý tộc tư sản hoá, phần lớn giới quý tộc phong kiến Đức vẫn duy trì các hình th ức quan hệ xã hội thời trung cổ ở những mức độ khác nhau. Họ chính là k ẻ thù số một của quá trình hi ện đại hoá đất nước và là đối tượng cần vượt qua của quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871).

Vấn đề người Do Thái: các nỗ lực cải cách trong lĩnh vực xã hội ở Đức gặp phải nhiều lực cản và để lại nhiều hệ quả không như mong muốn về lâu dài. Mặc dù vậy, điều kiện pháp lý của người Do Thái ở Phổ về cơ bản tốt hơn rất nhiều so với các khu vực láng giềng ở phía Nam và phía Đông nước Đức. Điều này đã làm cho Phổ trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với người Do Thái trong quá trình tìm ki ếm chốn nương thân hàng thập kỷ trời sau đó [147, tr. 408]. Ngày 19 tháng 5 năm 1846, đại biểu Eberhard nói về quyền bình đẳng của người Do Thái trong một phiên họp của Hạ viện Nassau. Đại biểu này miêu tả tình tr ạng khốn quẩn của người Do Thái vì s ự đàn áp của nhà nước và xã hội, đồng thời yêu cầu các quyền bình đẳng đầy đủ cho người Do Thái như tất cả các thần dân khác [178, tr. 508]. Quyết định ngày 26 tháng 9 năm 1861 của Công quốc Nassau đặt dấu chấm hết cho một thế kỷ phân biệt đối xử với người Do Thái trong các toà án. T ừ đó, người Do Thái có nhiều điều kiện để phát triển và hội nhập tốt hơn vào đời sống xã hội Đức. (Xem thêm Phụ lục 9).

Tóm lại, giữa thế kỷ XIX là một thời kỳ mà xã hội nước Đức không chỉ bị chia rẽ về chính tr ị, xung đột về lợi ích kinh t ế, mà còn chứa đựng những mâu thuẫn về mặt xã hội giữa các giai cấp và tập đoàn không dễ gì có thể giải quyết ổn thỏa một sớm một chiều bằng các công cụ chính tr ị đơn thuần vốn có. Điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u đang đứng trước những biến động lớn về chính tr ị và xã hội không thể tránh khỏi. Chính vì th ế, đến giữa thế kỷ XIX, nước Đức đã hội tụ gần như đầy đủ tất cả các tiền đề cần thiết về cả kinh tế, chính tr ị, lẫn văn hoá-xã hội cho một cuộc cách mạng dưới ngọn cờ thống nhất đất nước.

2.3. Các khả năng giải quyết vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

2.3.1. Khả năng giai cấp trong quá trình thống nhất nước Đức

Con đường quân sự của giới quý tộc phong kiến cầm quyền: giới quý tộc phong kiến Đức tồn tại với tư cách là những người nắm quyền lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức thông qua các vương triều phong kiến. Bộ phận này gồm nhiều thành phần khác nhau giữa thế kỷ XIX và có thể được tóm gọn lại trong giới lãnh đạo của khoảng 41 nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866. Họ tập hợp thành những liên minh mang tính giai c ấp cụ thể để tận hưởng một cuộc sống giàu sang phú quý do chức vụ và địa vị mang lại, đồng thời có quyền ban phát tình thương và công lý đối với những thành phần còn lại của xã hội.

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 7

Trong vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, giới quý tộc phong kiến Đức tạm thời chia thành ba cực chính mang tên Á o , Phổ, và nước Đức thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có phương án của Á o và Phổ là có tính kh ả thi nhất. Mục tiêu hàng đầu của giới quý tộc phong kiến Đức lúc này là tìm m ọi cách để duy trì và b ảo vệ lợi ích vương triều của chính h ọ. Tuy nhiên, sự tồn tại của các vương triều phong kiến Đức chủ yếu dựa trên sự thiếu dân chủ và tiến bộ của đời sống chính tr ị Đức đương thời. Sự chia cắt và tồn tại của các nhà nước độc lập cũng góp phần cung cấp lý do tồn tại cho các vương triều phong kiến, nhưng lại cản trở sự phát triển của các cộng đồng nói tiếng Đức đang cần một đời sống chính tr ị dân chủ hơn và một thị trường kinh tế thống nhất. Giới quý tộc phong kiến, chính vì th ế, không chỉ là nguồn gốc sâu xa, mà còn trở thành đối tượng chính c ủa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX.

Để cứu vãn tình hình và du y trì quy ền lực vốn có của mình, gi ới quý tộc phong kiến Đức tập hợp lại trong một liên minh chính tr ị lỏng lẻo. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, đó chẳng qua chỉ là những biện pháp mang tính đối phó nhất thời. Sự ra đi của các vương triều phong kiến cùng LB Đức 1815-1866 không chỉ là vấn đề mang tính th ời điểm, mà còn là một chân lý không thể đảo ngược. Quá trình này bắt đầu với sự sụp đổ của Đế quốc Thần thánh Rôma năm 1806 sau gần một ngàn năm tồn tại [167, tr. 63]. Đó cũng chính là quá trình thu hẹp quyền lực, suy giảm vị thế, và biến mất của giới quý tộc phong kiến Đức mà quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) cũng chỉ là một bộ phận trên con đường tiến lên hiện đại của

cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX. Trên phương diện này, giới quý tộc phong kiến Đức chính là nguyên nhân ch ủ yếu của tình tr ạng khủng hoảng mô hình hiện đại hoá của các nhà nước nói tiếng Đức và do đó đồng thời cũng là đối tượng của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, có một thực tế đau đớn cần phải chấp nhận là tất cả các phong trào cách mạng của người Đức giữa thế kỷ XIX đều hướng đến mục tiêu thay thế các vương triều phong kiến bằng một trật tự mới dân chủ hơn, tiến bộ hơn, và có lợi hơn cho sự phát triển của cả cộng đồng và của cả giới phi quý tộc đều kết thúc trong tầm kiểm soát của giới quý tộc phong kiến. Không một lực lượng chính tr ị phi quý tộc nào ở Trung  u lúc bấy giờ đủ sức thách thức sự thống trị của các vương triều phong kiến. Điều đó nói lên một thực tế rằng đối tượng của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX là giới quý tộc phong kiến, nhưng đáp án cho vấn đề này có lẽ cũng chỉ có thể đến từ chính đối tượng của nó.

Tóm lại, hai mối nguy cơ lớn nhất đối với sự thống trị và trật tự hiện tồn của giới quý tộc phong kiến Đức lúc bấy giờ chính là con đường cách mạng bằng phương pháp hòa bình của giai cấp tư sản và con đường cách mạng bạo lực của quần chúng lao khổ. Tuy nhiên, giới quý tộc phong kiến Đức vẫn nắm trong tay đầy đủ tất cả các công cụ chính tr ị và bạo lực tối cần thiết để đối phó với các nguy cơ cách mạng đến từ tất cả các tầng lớp phi quý tộc. Đó là lý do căn bản nhất lý giải vì sao cho dù giới quý tộc phong kiến là nguyên nhân c ủa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, nhưng họ cũng chính là đáp án của vấn đề.

Con đường hoà bình c ủa giai cấp tư sản đang lên: giới tư sản Đức là một lực lượng chính tr ị xuất hiện tương đối muộn trong so sánh với các nước công nghiệp tư bản phương Tây. Giai cấp tư sản Đức chưa bao giờ là một lực lượng chính tr ị độc lập và thống nhất hoàn toàn với tư cách là một giai cấp. Đó là một tập hợp của các lực lượng chính tr ị và xã hội đứng giữa giới quý tộc phong kiến và giới lao động bình dân được miêu tả theo những tiêu chuẩn định tính hơn là các tiêu chuẩn pháp lý và định lượng cụ thể. Yếu tố mang tính giai c ấp sâu sắc nhất của giới tư sản chính là nh ững yêu cầu mang tính cách m ạng của họ trong mối quan hệ với giai cấp

quý tộc phong kiến. Chính vì th ế, các yêu cầu của giới tư sản bước đầu nhận được sự ủng hộ của những người lớp dưới, vì nó đáp ứng được các nhu cầu của họ.

Những người tư sản ủng hộ con đường hòa bình c ủa quốc hội và xem quốc hội là con đường và công cụ pháp lý cho quá trình th ống nhất quốc gia cũng như đại diện cho quyền lợi của người dân thông qua các cuộc bầu cử công bằng và dân chủ theo các nguyên tắc của họ để ban hành các văn bản pháp luật có tính ch ất ràng buộc đối với toàn thể công dân của một nhà nước mới. Giới đại tư sản chủ trương ủng hộ một thể chế quân chủ lập hiến dựa vào Á o hoặc Phổ và chính vì v ậy họ thường có xu hướng gần gũi với giới quý tộc phong kiến trên phương diện này. Cùng lúc đó, những người tiểu tư sản hoàn toàn không muốn chung sống với giới vua chúa đồng thời chủ trương thành lập một hệ thống thể chế chính tr ị mới.

Về phương pháp đấu tranh, những người đại tư sản chủ yếu dựa vào các biện pháp mang tính gi ấy tờ của quốc hội, báo chí, và h ội họp bắt đầu ngay sau khi Hội nghị Viên năm 1815 kết thúc. Cuộc Cách mạng 1848-1849 được xem là nỗ lực đầu tiên của giai cấp tư sản Đức trong quá trình th ống nhất nước Đức theo mô hình c ủa giai cấp tư sản mô phỏng những gì đã diễn ra trong Cách mạng Pháp năm 1789. QHQGF chính là công c ụ chính tr ị hùng mạnh nhất và cũng là những cố gắng xa nhất của giới tư sản công nghiệp và giới trí th ức quyền lực trong nỗ lực xây dựng một nước Đức thống nhất hiện đại theo mô hình c ủa Anh và Mỹ. Nghị viên Adam v. Itzstein [116, tr. 64], Johann von Itzstein, Karl Welcker, Friedrich Bassermann, Robert von Mohl, Karl Mathy, Georg Gervinus [132, tr. 13-14] đều là những người ủng hộ quá trình th ống nhất nước Đức dưới hình th ức của một chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, những người tư sản trong QHQGF cũng thể hiện một quan điểm thiếu thiện chí đối với các nỗ lực cách mạng của những người nông dân ở Baden cũng như các cuộc khởi nghĩa vũ trang khác [174, tr. 6].

Trong khi nội các Phổ xem vấn đề nước Đức thế kỷ XIX thực chất là vấn đề quyền lực tức là vấn đề ai có đủ sức mạnh và ý chí để có thể nắm giữ quyền lực, những người tự do trong QHQGF lại xem sự thống nhất của nước Đức là một quá trình đàm phán dẫn đến sự phân chia quyền lực giữa các bên tham gia [84, tr. 909]. Tinh túy cuối cùng của giai cấp tư sản Đức được đại diện bởi 154 đại biểu còn lại

của QHQGF khi họ tự nguyện và quyết tâm theo đuổi các mục tiêu cách mạng và nguyên lý hành động do chính h ọ đề ra và thông qua từ đầu dựa trên niềm tin và sự tín nhi ệm của nhân dân trong các cuộc bầu cử những năm 1848-1849 qua Rumpfparlament. Tuy nhiên, lực lượng tinh hoa này thực ra quá nhỏ bé trong so sánh với những người vốn được gọi là tư sản đang hành động theo mệnh lệnh của các vương triều phong kiến. Trong đó, lực lượng tư sản của Phổ là một ví d ụ tiêu biểu và điển hình cho s ự lệ thuộc vào quyền lực vương triều hơn là ý chí tự do cho các nguyên tắc dân chủ của quần chúng. Điều đó giải thích t ại sao Phổ lại có một tiếng nói quyết định trong vấn đề nước Đức thế kỷ XIX cho dù thử thách đầu tiên của vấn đề đến từ các nguyên tắc mang màu sắc giai cấp.

Con đường cách mạng của quần chúng lao khổ: quần chúng lao khổ hay các tầng lớp bị trị là một khái niệm tương đối trừu tượng trong bối cảnh nước Đức giữa thế kỷ XIX, vì trong th ực tế rất khó để miêu tả một giai cấp công nhân hay nông dân thuần túy mang tính qu ốc gia cho toàn thể cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức đương thời. Mặc dù họ có những đặc điểm chung về phương thức sản xuất và thân phận xã hội, nhưng mối liên hệ của họ với giới chủ thường quan trọng hơn nhiều so với mối quan hệ của họ với những người cùng cảnh ngộ ở bên ngoài biên gi ới nhà nước của mình. Người lao động tham gia vào các phong trào cách m ạng những năm 1848-1849 nói riêng và trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) nói chung phần lớn không phải lúc nào cũng để dời non lấp bể và tạo ra các đột biến cho toàn xã hội. Phần lớn trong số họ đến với cách mạng để tìm ki ếm một cơ hội đổi đời cho chính mình hơn là theo đuổi các mô hình nhà nước cao siêu và hành động cách mạng phức tạp. Mục tiêu của phần lớn những người lao động trong việc giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, vì th ế, chủ yếu là các vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến cuộc sống đời thường của họ. Đó là động lực chính cho ph ần lớn quần chúng lao khổ trong việc tham gia vào các phong trào cách m ạng ở Đức giữa thế kỷ XIX.

Các giai tầng bị trị cũng có những hệ thống lý luận cách mạng tiến bộ và khoa học của riêng họ trong bối cảnh đương thời, nhưng phần lớn do giới trí th ức tiểu tư sản đại diện cho tiếng nói của quần chúng lao khổ đưa ra. Trong thực tế, giới trí th ức cách mạng tiểu tư sản cũng chính là những người tổ chức và lãnh đạo các

phong trào cách mạng của quần chúng lao động, ít nh ất là trong những năm 1848- 1849 ở Đức. Giới trí th ức cách mạng tiểu tư sản lúc đó có hai nhóm chính theo đuổi hai xu hướng phát triển khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ

XIX. Một bộ phận trí th ức tiểu tư sản hành nghề tự do theo đuổi mô hình nhà nước theo thể chế cộng hòa. Tuy nhiên, nó gần như không có đất sống trong hoàn cảnh lịch sử của nước Đức giữa thế kỷ XIX. Cùng lúc đó, những người dân chủ cấp tiến và giới cộng sản lại ủng hộ việc xây dựng thể chế nhà nước cộng hòa dân chủ hoặc nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đi xa nhất trong tất cả các trào lưu tư tưởng theo xu hướng này chính là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản năm 1848. [77, tr. 98-137].

Để giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đối với quần chúng lao khổ không có con đường nào khác ngoài con đường bạo lực cách mạng. Họ đã bị dồn vào cái thế không đấu tranh cũng chết, nhưng nếu đấu tranh họ có một nửa cơ hội để chiến thắng và một nửa cơ hội cũng có thể để mất tất cả. Đó chính là những đối thủ đáng sợ nhất của hệ thống các vương triều phong kiến và phần nào là giới đại tư sản theo lập trường quân chủ lập hiến. Trong mô hình t ổ chức nhà nước của cả hai trường phái này không có chỗ cho lực lượng đối lập. Sự tồn tại của hai mô hình th ể chế đối lập tất yếu dẫn đến các cuộc đụng đầu lịch sử không thể tránh khỏi.

Tóm lại, yếu tố giai cấp cũng là một trong những khả năng tiềm ẩn trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Trong tất cả các phương án mang tính giai cấp đối với vấn đề nước Đức đương thời, nguy cơ lớn nhất đối với Vương quốc Phổ đến từ các hoạt động cách mạng của giới lao khổ dưới sự lãnh đạo của giới trí thức tiểu tư sản. Trong thực tế, các phương án đầu tiên của quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức chính là các phương án mang màu sắc giai cấp. Tất cả các phương án đó cuối cùng đều thất bại, vì th ực tiễn lịch sử nước Đức giữa thế kỷ XIX không có chỗ cho con đường cách mạng mang màu sắc giai cấp theo mô hình c ủa Cách mạng Pháp năm 1789. Đó cũng là lúc phương án giai cấp đã hoàn toàn bị loại bỏ trong các khả năng giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) vậy nên chỉ có thể được giải quyết bằng con đường dân tộc của các vương triều phong kiến hơn là phương án cách mạng của các giai cấp xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023