chế tài hay năng lực nhận thức pháp luật vẫn còn hạn chế. Để nâng cao năng lực nhận thức và năng lực pháp luật về chế tài cho các thương nhân cần phải:
- Hưởng ứng các phong trào tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hợp đồng thương mại, về áp dụng chế tài trong thương mại.
- Tham gia, tổ chức các buổi hội thảo, các khóa đào tạo về xây dựng hợp đồng, các điều khoản về chế tài, về áp dụng các biện pháp chế tài khi có vi phạm theo hợp đồng.
- Tư vấn các luật sư trước khi tham gia kí kết hợp đồng để đảm bảo các điều khoản hợp pháp, chặt chẽ hay khi có các tranh chấp xảy ra khi áp dụng chế tài của bên bị vi phạm.
Có như vậy thì các biện pháp chế tài trong thương mại mới có thể được áp dụng một cách linh hoạt hiệu quả, để trở thành công cụ pháp lí hữu hiệu cho các thương nhân khi tham gia hoạt động thương mại.
KẾT LUẬN
Chế tài trong thương mại hiện nay ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, nhưng chủ yếu là được quy định tại Luật thương mại 2005, đã đáp ứng tương đối đầy đủ, góp phần quan trong để bảo đảm hợp đồng thương mại được thực hiện. Các chế tài rất đa dạng và việc áp dụng các chế tài khác nhau khi có hành vi vi phạm xảy ra đem lại những hiệu quả khác nhau. Tuy vậy, do sự phát triển của kinh tế, các vi phạm ngày càng phức tạp với số lượng ngày càng nhiều hơn đòi hỏi pháp luật điều chỉnh về chế tài trong thương mại phải hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách triệt để, giúp bảo vệ các thương nhân, tổ chức và cá nhân Việt Nam khi họ tham gia các hoạt động thương mại. Hiện nay, đã có rất nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu đó, đề tài đã cập nhập và phân tích những vấn đề cơ bản nhất khi tìm hiểu về chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, quy định mới nhất của pháp luật về các hình thức chế tài. Các nội dung đưa ra đều xuất phát từ góc độ lý luận kết hợp với phân tích thực tiễn và cũng chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật trong việc quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại. Từ những nội dung của luận văn góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng về chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại. Trong quá trình hoàn thành bài luận, do nhiều nguyên nhân khác nhau không tránh khỏi tồn tại, hạn chế và thiếu sót, do vậy trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận chung về chủ nghĩa xã hội, XB lần thứ II – SVE DLOSK1964;
Có thể bạn quan tâm!
- Hành Vi Vi Phạm Của Một Bên Do Thực Hiện Quyết Định Của Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Có Thẩm Quyền Mà Các Bên Không Thể Biết Được Vào Thời Điểm Giao
- Sự Kiện Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế:
- Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
2. Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam,Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;
3. Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu án lệ trọng tài và kinh nghiệm, PGS,TS. Hoàng Ngọc Thiết, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002;
4. Những quy định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993;
5. Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb, chính trị quốc gia, 2001, tập I;
6. Các hợp đồng thương mại thông dụng, Nguyễn Mạnh Bách, Nxb Giao thông vận tải, 2007;
7. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử, Quyển thứ hai, Sài Gòn 1975;
8. Bản án số 110/2006 ngày 05/05/2006 của Toà án nhân dân Tỉnh Trà Vinh;
9. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp luật về sở hữu công nghiệp Việt Nam và một số nước trên thế giới- Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1(237)/2008;
10. Chuyển giao nghĩa vụ trong pháp luật thực định Việt Nam- Tạp chí Nhà nước và pháp luật, 1(237)/2008;
11. Nguyễn Đức Giao: Vị trí, vai trò của chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Thông tin Khoa học Pháp lý, số 2-2000;
12. Phạm Minh, Luật thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, 2000;
13. Tạp chí khoa học pháp lý, số 5(42)/2007;
14. Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03(18)/2004;
15. Tạp chí Luật học – tháng 11/2008;
16. Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2004;
17. Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 12/2003;
18. Tạp chí Toà án nhân dân, số 9,tháng 5-2006;
19. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4/2005;
20. Tài liệu hội thảo “ Hợp đồng thương mại quốc tế” được tổ chức tại Hà Nội ngày 13-14/12/2004;
21. Luật Thương mại năm 2005;
22. Bộ luật Dân sự năm 2005;
23. Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
24. Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
25. bitec@mot.gov.vn;
26. www.asianlii.org/vn/
27. www.baovietnam.vn
28. http://luathoc.vn
29. www.baothuongmai.com.vn
30. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com
30. http://hcmls.net
31. www.mot.gov.vn/luatTM
32. Luật thương mại 1997;
33. Viện khoa học pháp lí – Bộ tư pháp (2009), “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 – Tập 2”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 1”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội;
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), “Giáo trình Luật thương mại – Tập 2”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
36. PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (1998), “Giáo trình Luật thương mại Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
37. Ths Phạm Thị Minh Phương (2009), “Chế tài pháp luật – một số vấn đề lí luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội;
38. TS. Nguyễn Thị Dung (2009), “Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội;
39. Đ.H Luật Hà Nội, “Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2009 (tr 509 - 524);
40. TS. Vũ Thị Lan Anh (2008), “Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của một số nước trên thế giới”, Tạp chí Luật học, số 11/2008, tr.3-10;
41. TS. Nguyễn Viết Tý (2008), “Vấn đề áp dụng Bộ luật dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại”, Tạp chí Luật học, số 11/2008, tr.19-23;
42. Lê Thị Yến (2004), “Tìm hiểu quy định pháp luật về chế tài trong thương mại”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội
43. Đinh Mai Phương “Thống nhất pháp luật hợp đồng ở Việt Nam”, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.