Vai Trò Của Vương Quốc Phổ Trong Quá Trình Giải Quyết Vấn Đề Nước Đức Thế Kỷ Xix Qua Mối Quan Hệ Với Các Nước Khác Trên Thế Giới

1.2.2. Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX qua mối quan hệ với các nước khác trên thế giới

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua các cuộc chiến tranh với các nước khác. Quá trình th ống nhất nước Đức được giải quyết bởi ba cuộc chiến tranh giữa Phổ với Đan Mạch năm 1864, với Áo năm 1866, và với Pháp những năm 1870-1871. Lịch sử của các cuộc chiến tranh và cách mạng này cũng được The Franco-Prussian War [73], The Origins of the Franco-Prussian War Revisited: Bismarck and the Hohenzollern Candidature for the Spanish Throne [68, tr. 83-91], Helmuth von Moltke and the German Wars, 1864-71 [51], The Wars of German Unification [85] xem là lịch sử giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Lịch sử thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX vì th ế không chỉ là lịch sử của các cuộc chiến tranh với bên ngoài, mà còn là lịch sử của các cuộc cách mạng giữa các lực lượng nội bộ bên trong.

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX được thể hiện qua các mối quan hệ ngoại giao. Trong tiến trình th ống nhất nhất nước Đức (1848-1871), các nhà nước Đức cũng có nhiều mối liên hệ với bên ngoài. Các nhà nước có quyền quyết định tất cả mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của riêng mình, nhưng LB Đức 1815-1866 lại không có các mối quan hệ ngoại giao chính th ức với các nước khác. Chính vì th ế, quan hệ giữa các nước thành viên trong LB Đức 1815-1866 được xem là quan hệ ngoại giao của các nhà nước có chủ quyền. Đôi lúc chính các nhà nước nói tiếng Đức phải tìm ki ếm các cơ hội an ninh và quốc phòng từ các cường quốc châu  u khác, tiêu bi ểu nhất trong số này chính là Anh, Pháp, và Nga. Các tư liệu Germany and the French Revolution [65] và Russia and Germany: An Historical Survey of Russo-German Relations [83, tr. 26- 48] đã chỉ ra các chi tiết về việc Bismarck tận dụng kế hoạch của các nước vào việc duy trì cái tr ật tự vốn có sao cho có lợi nhất cho Phổ [80, tr. 2]. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX vì th ế đối với Europäisches Konzert und nationale Bewegung. Internationale Beziehungen 1830-1878 [95] không chỉ là một vấn đề dân tộc, mà còn là một vấn đề quốc tế. Các mối quan hệ ngoại giao của các nhà nước Đức đối với các nước khác không chỉ đóng vai trò quyết định đối với quá trình th ống nhất

nước Đức (1848-1871), mà còn định hình b ản sắc và tương lai của dân tộc Đức. Tuy nhiên, không một tài liệu nào khẳng định quá trình Ph ổ hoá nước Đức lại là một đặc điểm tích c ực của bản sắc dân tộc Đức hiện đại xét về tổng thể.

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX được thể hiện qua mối quan hệ với các xu hướng lịch sử khác đương thời. Trong sự phát triển như vũ bão của các dòng chảy lịch sử đương thời, quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) chỉ là một dòng thác của lịch sử nước Đức thế kỷ

XIX. Quá trình đó có các mối liên hệ và quan hệ mật thiết với nhiều xu hướng phát triển khác nhau đương thời. Đó chính là các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, các cuộc cách mạng công nghiệp, làn sóng di dân, đô thị hoá, và bùng nổ dân số. Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu như The State and the Industrial Revolution in Prussia 1740-1870 [70] và The Rise of German industrial Power 1834-1914 [71] đã khẳng định các mối liên hệ mật thiết giữa vai trò của Vương quốc Phổ với quá trình hiện đại hoá nước Đức thế kỷ XIX.

Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là một bộ phận của quá trình thống nhất dân tộc và hình thành qu ốc gia nhà nước trên thế giới. Con đường thống nhất của nước Đức giữa thế kỷ XIX có nhiều điểm tương đồng với quá trình th ống nhất của Ý và nằm trong hệ thống các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại cũng như con đường tiến lên hiện đại của tất cả các dân tộc. Tuy nhiên, quá trình th ống nhất nước Đức về bản chất và đặc điểm khác xa các quá trình hình thành dân t ộc bằng con đường cách mạng, giải phóng dân tộc, cải cách, và chia tách. V ề cơ bản, quá trình hi ện đại hoá dân tộc của các nước trên thế giới đều diễn ra trong sự phối hợp và liên quan mất thiết với nhau của tất cả các yếu tố nêu trên. Trong bối cảnh đó, Der Weg zur Reichsgründung [109] và Crises of Political Development in Europe and the United States [66] nhìn nh ận quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chẳng qua cũng chỉ là một hiện tượng đặc thù trong quá trình l ập quốc của người Đức bắt đầu từ lúc xuất hiện ĐQTTLM cho đến đến tận ngày nước Đức được tái thống nhất năm 1990. Điều này dẫn đến một hệ quả là các ấn phẩm nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo xu hướng này tương đối khiêm tốn.

Tóm lại, vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là một vấn đề không mới đối với giới nghiên cứu trên thế thế giới, nhưng cũng không phải là một vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn ổn thoả trên tất cả các phương diện. Tài liệu có đề cập về vấn đề này có thể nói không thiếu, nhưng chưa có một công trình nào đặt vấn đề vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871) làm đề tài nghiên cứu của mình. V ấn đề nước Đức thế kỷ XIX, chính vì v ậy, chỉ có thể tìm th ấy rải rác trong các tài li ệu nói về lịch sử nước Đức thế kỷ XIX nói riêng và lịch sử nước Đức nói chung. Tất cả các công trình này mặc dù không lấy vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, nhưng đều thừa nhận bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau rằng quá trình đó đã được đặt lên đôi vai của Phổ như một sứ mệnh lịch sử.

1.3. Một số vấn đề đặt ra

Có thể nói việc nghiên cứu về vai trò của Phổ trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX đã nhận được sự quan tâm của giới học giả trên thế giới từ rất lâu và cũng đã có nhiều thành tựu rất đáng kể. Ở Việt Nam, tình hình có v ẻ thiếu tích c ực hơn trong một thời gian dài, nhưng quá trình đổi mới đã làm thay đổi phần nào bức tranh nghiên cứu quốc tế của Việt Nam nói chung và nghiên cứu nước Đức thế kỷ XIX nói riêng. Mặc dù vậy, vẫn còn quá nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu nhất định về lịch sử nước Đức nói chung và vấn đề nước Đức nói riêng. Tình hình có v ẻ như khả quan hơn từ lúc Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986. Việc nghiên cứu về nước Đức không còn bị bó hẹp trong các vấn đề chính tr ị đơn thuần, mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác có liên quan của cuộc sống. Số lượng các ấn phẩm khoa học được tăng lên và chất lượng khoa học cũng tốt hơn các giai đoạn trước. Các công trình này đã góp phần làm rõ rất nhiều vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng từ lịch sử nước Đức thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, quá khứ của nước Đức chưa bao giờ là một trọng tâm nghiên cứu của giới học thuật Việt Nam. Phần lớn các tài liệu nói về nước Đức

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 4

đương thời chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính tr ị có tính th ời sự liên quan đến mối quan hệ của hai nước. Phương pháp tiếp cận của giới nghiên cứu Việt Nam về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX về cơ bản còn tương đối thụ động. Phần lớn các tài liệu Việt Nam có được về vấn đề này đều là sự kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các tác giả thuộc các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Gần như chưa có một chuyên đề hoặc chuyên khảo tầm cỡ nào nói về vấn đề nước Đức ở Việt Nam kể cả trong thời kỳ đổi mới. Điều đó làm cho việc nghiên cứu lịch sử nước Đức nói chung và vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói riêng của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Tình hình nghiên c ứu trên thế giới về vấn đề này rất khả quan, đặc biệt là ở Đức và các nước tư bản chủ nghĩa. Họ đã đặt ra và giải quyết gần như tất cả các vấn đề cốt yếu nhất của lịch sử nước Đức thế kỷ XIX. Tuy nhiên, các nghiên c ứu của họ không thống nhất được thậm chí trong các v ấn đề căn bản nhất. Đặc biệt, giới học giả trên thế giới chưa bao giờ đặt vấn đề vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX một cách trực tiếp. Họ nhìn nh ận vấn đề mang tính ch ất tất yếu lịch sử và bản chất không thể khác được của cạnh tranh và hợp tác giữa các mối quan hệ hơn là tập trung vào việc nhấn mạnh vai trò của nhân tố này và phủ nhận đóng góp của các nhân tố khác.

Đề tài này vừa kế thừa các thành tựu nghiên cứu của các thế hệ đi trước trong nước vừa tiếp cận và làm chủ các kết quả nghiên cứu đã đạt được của giới học thuật trên thế giới về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Các nghiên cứu trong nước đã chứng minh được rằng quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) không chỉ là một cuộc cách mạng từ trên xuống, mà còn là một bộ phận của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Các nghiên cứu trên thế giới cung cấp một hệ thống các nguồn thông tin khoa học và chi tiết dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu chính xác và phương pháp nghiên cứu hiện đại. Đề tài này không chỉ kế thừa các thành tựu nghiên cứu nêu trên, mà còn xem xém vấn đề dựa trên cơ sở quan điểm và cách nhìn c ủa Việt Nam. Tuy nhiên, trong những điều kiện và hoàn cảnh cho phép, một số nghiên cứu của Việt Nam thậm chí có th ể tiếp cận vấn đề theo hướng riêng trên cơ sở nguồn tư liệu có được và phương pháp xứ lý mang tính đột phá.

Tóm lại, đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói chung và quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) nói riêng. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trên đều không đặt vấn đề vai trò thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX của Vương quốc Phổ làm trọng tâm nghiên cứu. Thay vào đó, họ xem xét quá trình này dựa trên các yếu tố vừa mang tính h ợp tác vừa mang tính c ạnh tranh trên con đường tiến lên giành quyền lực của Phổ hơn là các vai trò mang tính định tính. Thực tiễn đó đặt ra cho giới nghiên cứu Việt Nam phải đặt yếu tố định lượng lên trên các quá trình định tính để đánh giá các diễn diễn lịch sử mang tính chân xác hơn. Việc giải quyết vấn đề vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) trong đề tài này được thực hiện theo phương hướng đó.

Tiểu kết chương 1

Vai trò của Vương quốc Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) được nhìn nh ận bằng nhiều phương thức và góc độ khác nhau. Một mặt xuất phát từ các lợi ích mà giới nghiên cứu muốn theo đuổi, nhưng mặt khác sự đa dạng và phức tạp của quá trình này cũng làm cho nhiều vấn đề chưa thể có được tiếng nói chung. Các tài liệu nước ngoài nói về quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), nói chung, rất đáng tin cậy về số liệu, khoa học về phương pháp nghiên cứu, và lôgíc v ề lập luận, nhưng cũng gặp phải một số vấn đề về phương thức tiếp cận và cách thức nhìn nhận. Tự do học thuật cho phép họ có cái nhìn đa chiều và toàn diện, nhưng rất khó để tìm được tiếng nói chung. Đó cũng là một hạn chế cơ bản của các nghiên cứu quốc tế về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Trong khi đó, các nghiên cứu của Việt Nam về vấn đề nước Đức thế kỷ XIX chưa thể kế thừa được các thành tựu nghiên cứu cơ bản của thế giới. Các công trình có tính ch ất đột phá trong điều kiện và hoàn cảnh hiện thời là điều khó khăn. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871), chính vì th ế, vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết ổn thoả, đặc biệt đối với cách tiếp cận đa văn hoá của các học giả châu Á -Thái Bình Dương.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ QUY ĐỊNH VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA VƯƠNG QUỐC PHỔ TRONG QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871)


2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Giai đoạn giữa thế kỷ XIX là một trong những thời kỳ có những biến đổi hệ trọng nhất của lịch sử nhân loại. Đáng kể nhất là các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, và phát minh khoa học và kỹ thuật. Cùng lúc đó, chủ nghĩa đế quốc bắt đầu mở rộng xâm chiếm thuộc địa ra phạm vi toàn cầu và mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản bắt đầu biểu hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp mang tính s ống còn. Mâu thuẫn đế quốc giữa các nước tư bản phát triển mặc dù chưa đến mức biến thành chiến tranh thế giới, nhưng cũng báo hiệu một tương lai bất ổn cho nhân loại. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871), chính vì th ế, diễn ra trong bối cảnh quốc tế có những biến chuyển hết sức cơ bản và có tính ch ất quyết định của thời đại.

Về chính tr ị, đến giữa thế kỷ XIX, thế giới đang tồn tại gần như đầy đủ tất cả các phương thức tổ chức cộng đồng mà các học thuyết chính tr ị trên thế giới cho đến lúc đó có thể tưởng tượng ra trên lý thuyết về phương diện loại hình. Tuy nhiên, xét về phương diện trình độ phát triển của các mô hình nhà nước, có thể chia các dân tộc trên thế giới đương thời thành hai nhóm chính.

Nhóm thứ nhất là các dân tộc có mô hình t ổ chức nhà nước theo phương thức tiền tư bản chủ nghĩa. Các cộng đồng này vẫn chưa trải qua các cuộc cách mạng tư sản để thiết lập các thể chế dân chủ tư sản đại nghị. Đó là tình hình chung của tất cả các cộng đồng không có nguồn gốc Hy-La. Một số nước ở Đông, Nam, và Bắc  u, phần lớn các nước châu Á và châu Phi vẫn ở trong tình trạng này, trong khi các nước Mỹ Latinh mặc dù đã giành được độc lập và có các hình th ức tổ chức nhà nước ít nhi ều mô phỏng các thể chế dân chủ tư sản đại nghị, nhưng các quan hệ kinh tế và xã hội vẫn mang nhiều đặc trưng tiền tư bản.

Nhóm thứ hai là các nước đã trải qua các cuộc cách mạng tư sản và đang trong quá trình hoàn thi ện các thể chế nhà nước theo mô hình tư bản chủ nghĩa bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau. Các nước này chủ yếu tập trung ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Tiêu biểu nhất là Hà Lan đã tiến hành cách mạng tư sản từ năm 1566 đến năm 1648. Anh tiến hành cách mạng tư sản từ năm 1642 đến năm 1688. Mỹ tiến hành cách mạng từ năm 1773 đến năm 1783 bằng một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và cuộc nội chiến những năm 1861-1865. Pháp làm một cuộc đại cách mạng từ năm 1789 đến năm 1815. Bỉ giành độc lập bằng một cuộc cách mạng năm 1830 để tách khỏi Hà Lan. Đức và Ý tiến hành thống nhất đất nước trong những năm 1848-1871. Nhật Bản tiến hành cải cách đất nước toàn diện trong những năm 1868-1912 và Thái Lan cũng trong khoảng thời gian tương tự từ năm 1868 đến năm 1910.

Mặc dù xu thế thứ hai vẫn còn là những ốc đảo ít ỏi giữa biển cả mênh mông của các nước tiền tư bản giữa thế kỷ XIX, nhưng nó lại đại diện cho xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người trên con đường tiến lên hiện đại. Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền trong các thể chế dân chủ đại nghị theo mô hình tư bản chủ nghĩa. Các thể chế dân chủ tư sản đại nghị lại mở đường cho sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường, các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa, cũng như là tiền đề cho sự bùng nổ của các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng khoa học-kỹ thuật ở các nước này sau đó.

Tuy nhiên, các phương thức tổ chức cộng đồng theo mô hình tư bản chủ nghĩa thường mang trong mình nó hai mâu t huẫn cơ bản của thời đại mà tự thân nó không thể giải quyết được. Một mặt là các mâu thu ẫn nội tại bên trong xã hội tư bản giữa người lao động và chủ sở hữu. Mâu thuẫn này không chỉ đã biến thành mâu thuẫn giai cấp, mà còn trở thành một trong những xu thế vận động chính c ủa lịch sử phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, các nước tư bản khi mạnh lên đều tỏ rõ tham vọng thuộc địa ở các vùng đất ngoài biên giới nước mình. Chính tham vọng đế quốc này đã biến các nước tư bản công nghiệp thành đối thủ của nhau và đối thủ của các dân tộc thuộc địa bị áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản hiện đại về kỹ thuật và giàu có về kinh tế, vì th ế, cùng một lúc phải đối mặt với hai mâu thuẫn lớn

của thời đại, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc. Mặc dù vậy, thế kỷ XIX về cơ bản vẫn là một thế kỷ hoà bình và ti ến bộ trên gần như tất cả mọi mặt. Hầu như không có một cuộc chiến tranh lớn đáng kể nào diễn ra giữa các cường quốc hàng đầu thế giới, trừ một vài cuộc nội chiến trong những năm 1854-1871 và một số cuộc chiến tranh lãnh thổ giữa Đế quốc Nga và Đế chế Ottoman [43, tr. 111-117].

Về kinh tế, đến giữa thế kỷ XIX, trong khi phần lớn nhân loại đang chìm đắm trong cảnh đêm tàn trung cổ, một số nước tư bản đã bước vào giai đoạn chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hiện đại. Quá trình này gắn liền với hai nhân tố chính.

Một mặt là các cuộc cách mạng công nghiệp khởi phát ở nước Anh từ nửa cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này sau đó lan sang các nước khác có cùng chung điều kiện xã hội như Pháp, Đức, Mỹ. Ở Anh, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thể kỷ XIX. Ở Pháp, cách mạng công nghiệp xuất phát từ những năm 1830 và đạt đỉnh cao trong những năm 1850-1870. Ở Đức, cách mạng công nghiệp bắt đầu những năm 1840 và đạt được nhiều thành tựu trong hai thập kỷ sau cuộc Cách mạng 1848-1849.

Cùng với cách mạng công nghiệp là các phát mình khoa học và kỹ thuật. Một số thành tựu khoa học và kỹ thật thậm chí còn được phát minh trước cuộc cách mạng công nghiệp trong một số lĩnh vực cụ thể, nhưng chỉ thực sự đạt được nhiều thành tựu ở nửa sau thế kỷ XIX. Trong một chừng mực nhất định nào đó có thể nói rằng sẽ không thể có các cuộc cách mạng công nghiệp như mong muốn nếu thiếu các cải tiến khoa học-kỹ thuật và đặc biệt là khả năng ứng dụng chúng vào trong sản xuất. Chính các phát minh khoa h ọc trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học… đã làm cho lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao.

Về mặt xã hội, các cuộc cách mạng tư sản đã đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền theo thể chế dân chủ tư sản đại nghị và kinh tế thị trường. Các cuộc cách mạng công nghiệp và phát minh khoa học-kỹ thuật không những đã góp phần giải phóng sức lao động của con người, mà còn tạo ra một lượng sản phẩm lớn hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại [124, tr. 6]. Điều này đã dẫn đến hai hệ quả về mặt xã

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí