Tình Hình Nước Đức Giữa Thế Kỷ Xix

hội hết sức nghiêm trọng cho không chỉ các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn cả thế giới thuộc địa đang vận hành theo guồng quay của chủ nghĩa tư bản đương thời.

Thứ nhất là các cuộc đấu tranh giai cấp giữa những người bóc lột và bị bóc lột, chủ yếu là giữa giai cấp tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản đại diện cho giới chủ sở hữu và có quyền quyết định phương thức phân phối kết quả sản xuất của người lao động. Giai cấp vô sản về cơ bản không sở hữu bất cứ thứ gì ng oài sức lao động của chính h ọ. Một mặt của tình tr ạng đó được cho là vì các phương thức bóc lột tàn tệ của giới tư sản để theo đuổi các tham vọng lợi nhuận không đáy của giới chủ. Mâu thuẫn về lợi ích đã dẫn đến các cuộc đấu tranh đẫm máu giữa tư sản và vô sản. Nhiều lúc, các cuộc đấu tranh này được biểu lộ thành các cuộc nội chiến trong phạm vi một nước. Đó là một trong những nguồn gốc chính c ủa việc phân chia thế giới thành hai cực theo những ý thức hệ khác nhau trong thế kỷ XX.

Thứ hai là các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa. Sau khi hoàn thành các cu ộc cách mạng tư sản và bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp, các nước tư bản cần thị trường để tiêu thụ hàng hoá và vơ vét tài nguyên cho nền công nghiệp chính qu ốc. Các nước có trình độ kém phát triển hơn ở châu Á , châu Phi, và phần nào là Mỹ Latinh là những miếng mồi ngon cho sự phát triển của chủ nghĩa thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. Đến giữa thế kỷ XIX, phần lớn các nước châu Á và châu Phi đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Đó là nguồn gốc của các cuộc đấu tranh dân tộc giữa các nước đế quốc và các dân tộc bị áp bức bóc lột. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thuộc địa cũng là một trong những nguồn gốc chính c ủa các mâu thuẫn không thể giải quyết giữa các nước đế quốc vì ch ủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và lợi ích giai c ấp giới hạn. Như vậy, đến giữa thế kỷ XIX, thế giới đang đối mặt với ba mâu thuẫn xã hội mang tính th ời đại, mang tên mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản với vô sản, mâu thuẫn dân tộc giữa các nước đế quốc và thuộc địa, và mâu thuẫn đế quốc giữa các nước tư bản với nhau.

Tóm lại, trong bối cảnh quốc tế giữa thế kỷ XIX, quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng chung mang tính toàn cầu. Trong số này, có thể kể đến quá trình hoàn thành c ác cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, và phát minh khoa học-kỹ thuật ở các nước tư bản phát

triển phía Tây đã có những tác động cụ thể đến không chỉ tình hình nước Đức nói chung, mà còn đến các xu hướng phát triển của quá trình th ống nhất nước Đức nói riêng. Cùng lúc đó, các mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và vô sản, giữa đế quốc với thuộc địa cũng bắt đầu hình thành. Đó đều là những nhân tố quốc tế có ảnh hưởng và tác động trực tiếp và quyết định đến vai trò của Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) xét trên bình di ện tổng thể của các trào lưu phát triển chung. Tuy nhiên, xét trên phương diện lực lượng chính tr ị có tổ chức theo mô hình qu ốc gia nhà nước hiện đại, các nước nằm ngoài châu  u dường như không có khả năng tác động đến quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) một cách trực tiếp.

2.1.2. Bối cảnh khu vực

Thế kỷ XIX là một trong những thế kỷ dài nhất trong lịch sử châu  u không phải vì nó kh ởi đầu trước và kết thúc muộn hơn so với thực tế hay những diễn biến dồn dập mang tính bước ngoặt của châu lục này trong thời gian từ lúc khởi đầu năm 1789 cho đến năm 1914, mà còn vì v ề cơ bản chưa có thế kỷ nào lại diễn ra nhiều biến cố trọng đại như trong khoảng thời gian đó ở châu  u. Thế kỷ dài dằng dặc đó của châu  u có thể được chia thành bốn giai đoạn phát triển chính.

Giai đoạn đầu tiên chủ yếu tập trung xung quanh các diễn biến của Cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ảnh hưởng của nó đối với châu  u trong thời kỳ Napoléon Bonaparte, và phản ứng của châu Âu đối với cuộc cách mạng này. Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ thất bại của Napoléon Bonaparte năm 1815 và sự thiết lập của một trật tự mới sau Hội nghị Viên năm 1815 cho đến Cách mạng 1848-1849. Tình hình châu  u nh ững năm 1815-1848 bắt đầu với chính sách hoà nhạc của Metternich. Các làn sóng cách mạng những năm 1830 và 1848 bắt đầu ở nước Pháp và sau đó lan rộng ra gần như khắp châu  u. Các cuộc cải cách ở Anh mà đặc biệt là Luật nhân quyền năm 1832 đã chuẩn bị các tiền đề pháp lý cho phong trào Hiến chương (1836-1848). Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ở châu Âu lục địa, nhất là Trung  u, diễn ra gần như cùng lúc với sự phục hồi của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa bảo thủ sau thất bại của Napoléon Bonarparte đồng thời với sự hồi sinh của trật tự phong kiến trong thời kỳ Metternich.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng 1848-1849 ở Pháp và kết thúc cùng với sự thành lập Đế chế Đức thứ hai và Công xã Paris năm 1871. Đây được xem là thời kỳ chính tr ị thực tiễn với sự bùng nổ và lan rộng của mùa xuân của các dân tộc châu  u trong cuộc Cách mạng 1848-1849. Sau khi các làn sóng Cách mạng 1848-1849 lần lượt thất bại ở châu Âu, Đế chế thứ hai của Pháp được thành lập năm 1852 và kéo dài cho đến Chiến tranh Pháp-Phổ 1870- 1871. Một sự kiện có tính ch ất bước ngoặt trong lịch sử quan hệ quốc tế ở châu  u đương thời chính là cu ộc Chiến tranh Crimea 1853-1856 giữa một bên là nước Nga của các Sa hoàng và một bên là Đế quốc Ottoman với sự trợ giúp của Anh và Pháp. Giai đoạn chính tr ị thực tiễn này cũng chứng kiến quá trình l ập quốc của người Đức và người Ý bước vào thời kỳ chính y ếu và hoàn thành vào năm 1871. Sau khi LB Đức 1815-1866 giải thể với sự rút lui của Á o năm 1866, Đế chế Á o-Hung cũng thay đổi phương thức tổ chức cộng đồng của mình v ới nhiều quyền lợi hơn cho các dân tộc không nói tiếng Đức. Cụ thể, thay vì ch ỉ là một nhóm dân tộc thiểu số trong Đế chế Áo như trước đây, Hungary đã trở thành một nhà nước tự trị có quyền tự quyết gần như tất cả các vấn đề của riêng mình, nhưng vẫn nằm trong Đế chế Á o-Hung.

Giai đoạn thứ tư bắt đầu cùng với thành công của quá trình th ống nhất nước Đức và Ý năm 1871 và kết thúc cùng với sự bùng phát của Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914. Đây được xem là giai đoạn chính tr ị quần chúng với sự ra đời của nền cộng hòa thứ ba của Pháp năm 1870. Đây cũng chính là thời kỳ ra đời và phát triển thịnh trị nhất của Đế chế Đức thứ hai với tư cách là cường quốc hùng mạnh nhất châu  u và thứ hai thế giới sau Mỹ. Các nhà Mácxít cho r ằng đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa đế quốc. Cùng lúc đó, các đảng phái chính tr ị mang màu sắc xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân cũng đặc biệt phát triển trong thời kỳ này cùng với sự ra đời của Quốc tế thứ nhất năm 1864 và Quốc tế thứ hai năm 1889. Thành tựu lớn nhất của chính tr ị quần chúng thời kỳ này chính là vai trò ngày càng tăng của người lao động trong các quá trình chính tr ị của cộng đồng nhờ việc các bộ luật phổ thông đầu phiếu được công nhận ở các nước công nghiệp phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Cả bốn giai đoạn này đều có những ảnh hưởng và tác động nhất định đối với quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Giai đoạn Cách mạng Pháp (1789- 1815) được xem là thời kỳ khởi đầu cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Đức hiện đại theo mô hình c ủa Pháp. Các ảnh hưởng của Pháp đối với quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX kéo dài liên t ục cho đến tận giai đoạn thứ ba và kết thúc cùng với thất bại của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Giai đoạn thứ hai (1815-1848) được xem như là thời kỳ chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho quá trình th ống nhất nước Đức theo mô hình c ủa một cuộc cách mạng tư sản. Trong giai đoạn này, mô hình và xu hướng của Cách mạng Pháp năm 1789 vẫn chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các phong trào dân t ộc và dân chủ ở Đức mà đỉnh cao của nó chính là cu ộc Cách mạng 1848-1849. Cách mạng 1848-1849 chính là biểu hiện cao nhất và cuối cùng của con đường thống nhất nước Đức theo mô hình c ủa Cách mạng Pháp năm 1789 dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản Đức. Thất bại của cuộc cách mạng này đã chứng minh rằng mô hình Pháp không có khả năng giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX trong thực tế và đó cũng là lúc mà vấn đề nước Đức chuyển gần như từ bên ngoài vào bên trong. Giai đoạn thứ ba (1848- 1871) bắt đầu với mùa xuân của các dân tộc những năm 1848-1849 và kết thúc với thành công của quá trình th ống nhất nước Đức năm 1871. Giai đoạn thứ tư (1871- 1914) mở đầu với sự chấm dứt hoàn toàn của mô hình Pháp trong quá trình th ống nhất nước Đức sau thất bại của nước này trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ những năm 1870-1871 và kết thúc với sự bùng phát của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trong cả bốn giai đoạn phát triển chính c ủa lịch sử châu  u thế kỷ XIX, chỉ có ba nhân tố quốc tế có thể có ảnh hưởng quyết định đối với vấn đề nước Đức thế kỷ XIX nói chung và quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) nói riêng. Đó chính là nước Pháp cách mạng ở phía Tây , nước Anh công nghiệp ở bên kia bờ biển, và nước Nga Sa hoàng ở phía Đông. Trong lúc nước Pháp chính là v ấn đề quốc tế lớn nhất trong quá trình th ống nhất nước Đức thế kỷ XIX [138, tr. 3-7], những liên hệ về mặt lịch sử giữa Nga và Phổ trong vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có thể nói cũng là một trong những cội nguồn cho các mối quan hệ mang tính th ời đại của châu  u và thế giới trong các thế kỷ sau đó. Cùng lúc đó, thế giới nói tiếng Anh

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 5

ít quan tâm đến quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX hơn là sự quan tâm của người Đức đối với các diễn biến ở các nước nói tiếng Anh đương thời [92, tr. 2- 12].

Trong thực tế, có ba yếu tố quốc tế có tính ch ất tình th ế đã tạo ra bước ngoặt quyết định đối với sự thống nhất về hành chính và chính tr ị của nước Đức giữa thế kỷ XIX. Trước hết là cái chết mà không có người thừa kế mặc định của vua Friedrich VII của Đan Mạch. Tình tr ạng hỗn loạn của một đất nước không vua là một trong những lý do cơ bản cho sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Schleswig- Holstein lần thứ hai năm 1864 giữa Phổ và Đan Mạch. Cuộc Chiến tranh giành độc lập lần thứ ba của Ý năm 1866 đã cung cấp thêm cho Phổ một đồng minh quan trọng trong cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866. Cuối cùng, nỗi sợ bị bao vây của nhà Hohenzollern đã kích động người Pháp tuyên chiến với Phổ năm 1870. Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 không chỉ là trận chung kết lịch sử của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, mà còn là một vết nứt mở đầu cho sự tan rã của cái trật tự được thiết lập tại Hội nghị Viên năm 1815 để vẽ lại bản đồ chính tr ị châu  u theo cách có lợi nhất cho các thế lực mới nổi. Phổ từ đó không chỉ làm chủ thế giới nói tiếng Đức, mà còn đang trong quá trình tiến lên làm chủ châu  u theo cách riêng c ủa mình.

Tóm lại, bối cảnh khu vực của vấn đề nước Đức giữa thế kỷ XIX chính là vấn đề về mối quan hệ giữa quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) với các cường quốc có tiếng nói quyết định hàng đầu châu  u lúc bấy giờ. Nhìn chung, châu  u trong những năm 1815-1871 nằm trong quỹ đạo của trật tự đã được thiết lập tại Hội nghị Viên năm 1815. Vấn đề duy nhất làm thay đổi hẳn bản đồ chính tr ị châu Âu trong giai đoạn này chính là quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Quá trình này, về lý thuyết, chịu ảnh hưởng của tất cả các trào lưu chính trị đang diễn ra ở châu Âu đương thời. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có Pháp, Nga, và Anh thực sự có khả năng làm cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX diễn ra theo kịch bản của họ ở những mức độ nhất định. Nhìn t ổng thể, gần như không có bất cứ biến động mang tính v ỹ mô nào trong thế giới nói tiếng Đức giữa thế kỷ XIX mà không phải tham khảo ý kiến của Pháp, trong khi đó sự quan tâm của Nga và Anh trong vấn đề nước Đức chỉ dừng lại ở những mức độ vừa phải hơn rất nhiều.

2.2. Tình hình nước Đức giữa thế kỷ XIX

2.2.1. Tình hình chính trị

Lịch sử nước Đức cho đến năm 1871 có thể nói là lịch sử của các nỗ lực tìm kiếm một phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp cho phần lớn cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u. Phương thức tổ chức cộng đồng đầu tiên mang tính liên bang ấy chính là ĐQTTLM 962-1806. Sau khi đế chế thứ nhất của người Đức tan rã, LB sông Ranh 1806-1813 ra đời và rồi giải thể dần dần sau các thất bại của Napoléon Bonaparte những năm 1812-1815.

LB Đức 1815-1866 lỏng lẻo và không hiệu quả được thành lập theo điều 9 của Hiệp ước Viên ngày 8 tháng 6 năm 1815 và củng cố thêm qua một hiệp ước khác ngày 15 tháng 5 năm 1820 [69, tr. 480]. Tổng số các nhà nước thành viên của liên bang này là 41, nhưng dao động trong những thời điểm khác nhau. Ngoài các nhà nước Đức, vua Hà Lan đại diện cho Luxemburg và Limburg, vua Anh đại diện cho Hannover, còn vua Đan Mạch đại diện cho Holstein. Cơ quan quyền lực có chức năng pháp lý cao nhất của LB Đức 1815-1866 là NVLB (Bundesversammlung hay Bundestag) bao gồm các đại biểu được chỉ định của các nhà nước thành viên.

Tuy vậy, quốc gia dân tộc không được đại diện trong quá trình hoạt động của NVLB [139, tr. 118-119], vì nó đại diện cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX của các vương triều phong kiến. Cùng lúc đó, tình hình kinh tế của cả các tầng lớp giàu có lẫn các tầng lớp khủng hoảng đều cần một phương thức tổ chức cộng đồng mới, nhưng LB Đức 1815-1866 không thể là một phương án thay thế đáng được mong đợi [114, tr. 41]. Chính vì v ậy, liên minh lỏng lẻo này được xem là một trong những nhân tố chủ đạo cản trở quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX.

Bản Hiến chương của LB Đức 1815-1866 do các cường quốc châu  u soạn thảo tại Hội nghị Viên năm 1815 được xem là một trong số các yếu tố chống lại quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Các chi tiết của bản Hiến chương này cho phép quá nhiều yếu tố bất lợi cho quá trình giải quyết vấn đề nước Đức tồn tại. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chính vì th ế là gần như không thể chừng nào mà LB Đức 1815-1866 và các lợi ích mà nó ủng hộ vẫn còn hiện diện.

Chính vì th ế, phải đợi đến sau cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866, LB Đức 1815- 1866 mới bị giải thể và được thay thế bằng LB Bắc Đức (1866-1871) cùng năm.

Tóm lại, về phương diện địa chính tr ị, không hề có bất cứ một nước Đức đúng nghĩa nào để nói đến cả cho đến giữa thế kỷ XIX, mà chỉ có các vương quốc, đại công quốc, công quốc, và khu tự trị do các cư dân nói tiếng Đức sinh sống. Mỗi thực thể chính tr ị như thế đều được cai trị riêng rẽ bởi một nhà chức trách độc lập với một bộ máy nhà nước được tổ chức bằng những phương thức khác nhau, nhưng đều có thể gọi là một nhà nước với các trình độ phát triển rất khác nhau. Tuy nhiên, có một dòng chảy tự nhiên âm thầm đang hướng đến cảm giác quốc gia và một sự liên minh của những người Đức trong một chính t hể hiện đại, được cai trị bởi một người đứng đầu chung như một thực thể nhà nước trong thực tế [177].

2.2.2. Tình hình kinh tế

Nông nghiệp: đến năm 1800, nước Đức về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống với chỉ một vài trung tâm đô thị. Đầu thế kỷ XIX, Phổ về cơ bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp. Trong bối cảnh chung đó, sắc lệnh ngày 9 tháng 10 năm 1807 của Phổ không chỉ mở đầu cho cuộc cải cách của nước này trên gần như tất cả các lĩnh vực trong những năm 1807-1821, mà còn bãi bỏ hầu hết các giới hạn nghề nghiệp vẫn tồn tại cho đến lúc đó, chấm dứt chế độ nông nô, và tạo ra một sự tự do trong giao thương hàng hóa [108, tr. 116.] (Xem Phụ lục 1).

Cuộc cải cách cũng mang đến cho người nông dân không ít b ất lợi nghiêm trọng vì cái cách để đạt được mục tiêu. Tự do giao thương hàng hóa đã xóa bỏ tất cả các hàng rào bảo vệ người nông dân cho đến lúc đó và điều này trong thực tế đã làm cho các tầng lớp lao động nông nghiệp vô sản tăng lên nhanh chóng trong các thời gian tiếp theo. Ngược lại, cuộc cải cách của Phổ không hề đụng đến quyền lợi của giới quý tộc [147, tr. 406], nên chỉ có giới đại địa chủ và quý tộc Junker ở phía Đông của Phổ là hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cải cách ngoài một bộ phận nhỏ trung nông.

Nông nghiệp chiếm địa vị thống trị trong tất cả các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 giữa thế kỷ XIX. Năm 1849, 114 thành phố của Đại Công quốc Baden là nơi cư trú cho 24% dân cư, nhưng Baden về cơ bản vẫn là một nhà nước

nông nghiệp [146, tr. 20]. Đến năm 1864, Phổ có cả thảy 8.388.831 người làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ 45,36% dân số [175, tr. 3]. Kết quả là phần lớn người Đức vẫn sống dựa vào nền kinh tế nông nghiệp trong nửa đầu thế kỷ XIX trước khi diễn ra quá trình công nghi ệp hoá. Tuy nhiên, cho dù 80% dân số Nassau phụ thuộc vào kinh tế nông nghiệp ở những mức độ khác nhau, nền kinh tế thuần nông này vẫn không thể chu cấp đủ bữa ăn hàng ngày cho toàn bộ cư dân trong các vụ mùa thất bát [114, tr. 476]. (Xem thêm Phụ lục 2). Tình c ảnh này của nền nông nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng đến tính ch ất và đặc điểm của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871).

Công nghiệp: gần như chưa xuất hiện các hình th ức công nghiệp hiện đại giữa thế kỷ XIX, trong khi giới tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của dân cư và thương mại thì ch ỉ giới hạn lại trong phạm vi của các sản phẩm nông nghiệp. Chỉ có khoảng 55 nhà máy sản xuất đáng chú ý ở Công quốc Nassau trong khoảng thời gian từ năm 1800 cho đến năm 1864 [114, tr. 143- 144].

Tình hình công nghi ệp ở một số nhà nước của LB Đức giữa thế kỷ XIX bi đát đến nỗi ngày 17 tháng 5 năm 1846, Thủ tướng Dungern của Công quốc Nassau báo cáo cho Công tước Adolph của công quốc này rằng ông không cần phải quá lo lắng về các nguy cơ của báo chí cách m ạng và thợ thủ công cộng sản, vì Công qu ốc Nassau thiếu vắng hẳn các thành phố công nghiệp và lực lượng tư sản Nassau cũng chỉ là chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ không có các mối liên hệ với bên ngoài như một mạng lưới [114, tr. 411]. Tuy vậy, quá trình công nghi ệp hoá diễn ra mạnh mẽ sau Cách mạng 1848-1849 ở Biebrich với 60%, Wiesbaden 58%. Vào những năm 1860 đã xuất hiện 89 nhà máy hơn nước [122, tr. 115, 363]. (Xem thêm Phụ lục 3).

Thời gian những năm 1840-1870 chứng kiến một giai đoạn bùng nổ của công nghiệp hoá ở Phổ, đặc biệt là than đá, sắt, và thép. Vào cuối giai đoạn đó, sản lượng than của vương quốc này đã tăng lên 800%, sản lượng sắt tăng 1.400%, trong khi sản lượng thép tăng 5.400% [89, tr. 494]. Trung tâm của quá trình công nghi ệp hoá của Đức chính là h ệ thống đường sắt. Denis đến từ Mainz được xem là thuỷ tổ của

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí