ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ XUÂN KIỂM
VAI TRò CủA Tổ CHứC CÔNG ĐOàN TRONG BảO Vệ QUYềN CủA NGƯờI LAO ĐộNG ở VIệT NAM HIệN NAY
Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con người
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 2
- Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 3
- Vai Trò Của Tổ Chức Công Đoàn Trong Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Xuân Kiểm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 7
1.1. Khái quát chung về tổ chức công đoàn7
1.1.1. Vị trí 7
1.1.2. Chức năng 10
1.1.3. Hệ thống tổ chức công đoàn 16
1.2. Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động21
1.2.1. Khái niệm vai trò của công đoàn 21
1.2.2. Nội dung vai trò của công đoàn 24
1.3. Sự cần thiết có sự tham gia của tổ chức công đoàn trong bảo
vệ quyền của người lao động29
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 33
2.1. Thực trạng các qui định pháp luật về vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay... 33
2.1.1. Trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc thi hành các qui định của
pháp luật lao động 33
2.1.2. Trong lĩnh vực giải quyết việc làm và đảm bảo việc làm 37
2.1.3. Trong lĩnh vực thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể 40
2.1.4. Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động 43
2.1.5. Trong lĩnh vực đảm bảo điều kiện lao động 49
2.1.6. Trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người
lao động 58
2.1.7. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp lao động 62
2.1.8. Trong lĩnh vực đình công và giải quyết các cuộc đình công 69
2.1.9. Vai trò của Công đoàn trong cơ chế ba bên 74
2.2. Một số nhận xét về vai trò của tổ chức Công đoàn trong bảo
vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay 78
2.2.1. Ưu điểm 78
2.2.2. Hạn chế 82
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 90
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho tổ chức công đoàn trong việc bảo
vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay 90
3.1.1. Công đoàn phải thực sự thực hiện tốt chức năng bảo vệ người
lao động 90
3.1.2. Công đoàn phải làm tốt vai trò bảo vệ người lao động nhưng không cản trở doanh nghiệp 91
3.1.3. Công đoàn phải đủ mạnh để tham gia quan hệ với công đoàn quốc tế 91
3.1.4. Tăng cường hoạt động của công đoàn ở khu vực ngoài Nhà nước 93
3.2. Một số kiến nghị 94
3.2.1. Về các qui định của pháp luật 98
3.2.2. Về việc tổ chức thực hiện 104
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ – VSLĐ: An toàn lao động – Vệ sinh lao động CNVCLĐ: Công nhân viên chức lao động
DN: Doanh nghiệp
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
TBCN: Tư bản chủ nghĩa
TLĐLĐ: Tổng Liên đoàn Lao động
TƯ: Trung ương
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thế kỷ XV chủ nghĩa tư bản đã nảy sinh ngay trong lòng chế độ phong kiến các nước Tây Âu nhưng còn ở mức độ công trường thủ công. Đến thập kỷ 80 của thế kỷ XVIII (thời kỳ châu Âu phục hưng), hàng loạt những phát minh máy móc ra đời. Giai cấp tư sản Anh đã tận dụng triệt để những thành quả này để thực hiện khát vọng lợi nhuận của mình. Chủ tư bản đầu tư máy móc, công xưởng, nhà máy, chuyển nền sản xuất nhỏ lao động công trường thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc công nghiệp. Người ta đã lấy năm 1764 (1764 Giêm Hagrivơ sáng chế ra sa máy, xe 12 sợi; 1784 Giêm Óat phát minh máy hơi nước; 1785 Ét Man Cacrai phát minh ra máy dệt) là năm mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của nước Anh và là cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên của nhân loại. Cách mạng công nghiệp là hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế giới nhưng ở nước Anh sớm hơn khoảng 50 đến 100 năm. Nền công nghiệp lớn hình thành tạo ra nhiều sản phẩm xã hội, giai cấp tư sản ngày càng tích lũy được số tư bản khổng lồ, nắm vận mệnh xã hội. Ngược lại giai cấp vô sản ngày càng lâm vào tình cảnh lầm than, áp bức bóc lột. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc.
Đã có nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền lợi từ thấp đến cao, từ đơn lẻ tự phát đến đoàn kết, liên minh, tập hợp, có tổ chức. Đó là cơ sở thực tiễn hình thành tổ chức công đoàn đầu tiên trên thế giới (1776) tại nước Anh. Từ đó phong trào công đoàn đã phát triển ra các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói công đoàn là thực thể khách quan tất yếu trong xã hội công nghiệp. Người Việt Nam đầu tiên gia nhập công đoàn là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Người gia nhập Công đoàn Kim khí, Quận 17 Pari - Pháp năm 1919.
Ở Việt Nam năm 1921, đồng chí Tôn Đức Thắng bắt tay vào cuộc vận động thành lập Công hội Ba Son. Mục đích của hội là: Đấu tranh bênh vực quyền lợi của công nhân, đấu tranh chống đế quốc tư bản. Công hội đỏ đã trở thành linh hồn của phong trào bãi công của công nhân Ba Son, Sài Gòn - Chợ Lớn vào những năm 1920 - 1925, mà điển hình là cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925. Cuộc bãi công này ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân Thượng Hải, Trung Quốc. Vì thế đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân ta mang tính chính trị quốc tế. Công hội Ba Son cũng là tổ chức công đoàn sơ khai đầu tiên ở Việt Nam.
Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Trong quá trình đổi mới đất nước, công đoàn tiếp tục tập hợp, đoàn kết CNVCLĐ vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, thực hiện ngày càng tốt hơn những chức năng cơ bản của mình, góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn lớn mạnh.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xu hướng chuyển dịch cơ cấu và sắp xếp, phân công lại lao động đang diễn ra mạnh mẽ, phù hợp tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và lực lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho NLĐ; quan hệ lao động trong DN đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Nhiều DN đã phối hợp với CĐCS xây dựng được quan hệ lao động lành mạnh, tiến bộ. Tuy nhiên, ở một số DN đã phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Nhiều vụ tranh chấp lao động đã xảy ra, dẫn đến tình trạng ngừng việc tập thể, đình công của NLĐ, mà nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ “hoạt động kém hiệu quả của tổ chức công đoàn”. Điều này gây tổn hại cho NLĐ, làm thiệt hại kinh tế cho DN, ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước.