Trong Lĩnh Vực An Toàn, Vệ Sinh Lao Động

Thông qua việc thương lượng và ký kết thỏa ước tập thể, công đoàn tạo sự tin tưởng, gắn bó của NLĐ với tổ chức công đoàn. Tình trạng một số DN mặc dù có xây dựng bản thỏa ước lao động, nhưng thực chất thì bản thỏa ước đó có các nội dung cũng không khác so với bản hợp đồng mà công ty đã ký với công nhân lao động khiến công đoàn tự đánh mất vai trò của mình.

2.1.4. Trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 18/9/2013, Ban Bí thư TƯ Ðảng đã ban hành Chỉ thị số 29- CT/TW về đẩy mạnh công tác ATLĐ - VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với 6 nhiệm vụ cụ thể. Chỉ thị nêu rõ: Thời gian qua, công tác ATLĐ - VSLĐ đã được Ðảng, Nhà nước, các DN quan tâm và đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa nêu cao trách nhiệm, vi phạm các quy định pháp luật về tác ATLĐ - VSLĐ. Phần lớn NLĐ còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa thực hiện đúng quy định về khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tình trạng mất ATLĐ - VSLĐ trong các cơ quan, DN, khu vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề xảy ra khá phổ biến; tai nạn lao động, người bị tai nạn, người mắc bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng. Trong đó, có nhiều vụ nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho NLĐ và xã hội. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có yếu tố khách quan, nhưng chủ quan là chủ yếu. Nhận thức của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, DN, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan và người dân về ATLĐ - VSLĐ chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền, giáo dục còn mang tính hình thức, thiên về đưa tin các vụ việc, thiếu biện pháp cảnh báo, phòng ngừa. Hệ thống pháp luật về ATLĐ - VSLĐ còn thiếu, chưa đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, thiếu tính khả thi; nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn không còn phù hợp, chậm được sửa đổi. Tổ chức

bộ máy quản lý nhà nước phân tán, thiếu sự phối hợp, hiệu quả thấp. Năng lực, trình độ cán bộ làm công tác này còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ATLĐ - VSLĐ còn thiếu thường xuyên, chưa đủ sức răn đe. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ về ATLĐ - VSLĐ chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều tổ chức đại diện NSDLĐ, NLĐ và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hội nghề nghiệp chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém, tăng cường chủ động phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm ATLĐ - VSLĐ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức và DN cần xác định công tác ATLĐ - VSLĐ là nhiệm vụ quan trọng và đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm. Gắn công tác ATLĐ - VSLĐ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban hành các tiêu chí, chuẩn mực về ATLĐ - VSLĐ trong các cơ quan, tổ chức, DN. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, cần ưu tiên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm về ATLĐ - VSLĐ đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, DN và NSDLĐ. Tăng cường công tác phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho DN và toàn xã hội. Khắc phục triệt để tình trạng NSDLĐ vi phạm các quy định, không thực hiện trách nhiệm bảo đảm ATLĐ - VSLĐ cho cho NLĐ và

việc NLĐ mới chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà xem nhẹ bảo đảm ATLĐ - VSLĐ cho chính mình.

Hai là, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng ngừa tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động cho NLĐ.

Đưa nội dung ATLĐ - VSLĐ vào chương trình đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Các cơ sở đào tạo, giáo dục, đặc biệt là đào tạo nghề, các DN, NSDLĐ có biện pháp lồng ghép giữa việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý rủi ro, bảo đảm vệ sinh lao động cho NLĐ. Gắn công tác đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bảo đảm vệ sinh lao động với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho bộ đội phục viên, xuất ngũ.

Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm ATLĐ - VSLĐ, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho NLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chú trọng công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho NLĐ, đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATLĐ - VSLĐ. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATLĐ - VSLĐ phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 7

Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, tổ chức công đoàn, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện ATLĐ - VSLĐ; công tác giám định và thực hiện các chính sách khắc phục

hậu quả tai nạn lao động. Phát động phong trào quần chúng xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

Năm là, đổi mới cơ chế, chính sách, đa dạng hóa nguồn lực xã hội trong thực hiện công tác ATLĐ - VSLĐ.

Đổi mới cơ chế, chính sách trong công tác ATLĐ - VSLĐ theo hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đầu tư cho công tác ATLĐ - VSLĐ. Chú ý có chính sách bồi dưỡng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cơ chế đầu tư cho hoạt động phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động, bảo đảm công bằng và cuộc sống cho người bị nạn và thân nhân. Quan tâm chăm sóc sức khỏe NLĐ, thường xuyên khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho NLĐ. Huy động nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo đảm ATLĐ - VSLĐ; mở rộng các hình thức bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt theo ngành, lĩnh vực.

Sáu là, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về ATLĐ - VSLĐ.

Tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ khu vực ASEAN và quốc tế; coi trọng việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về ATLĐ - VSLĐ. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước để đảm bảo ngày càng tốt hơn công tác ATLĐ - VSLĐ ở trong nước. Tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, tiến tới chủ động đảm bảo ATLĐ - VSLĐ trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong nước; từng bước hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia đối với một số nước trong khu vực ASEAN. [4]. Những quy định về ATLĐ - VSLĐ trong các văn bản pháp luật lao động của Nhà nước có lẽ được coi là rõ nhất cho vấn đề tôn trọng, đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng cho NLĐ trong quan hệ lao động. Đảm bảo ATLĐ -

VSLĐ được quy định chủ yếu tại Chương IX từ điều 133 đến Điều 152 Bộ luật Lao động năm 2012; Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và ATLĐ - VSLĐ; Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 hướng dẫn thi hành luật Lao động năm 1994 về ATLĐ - VSLĐ; Nghị định 110/2002/ NĐ – CP ngày 27/12/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/CP; Thông tư số 10/2003/TT- BLĐTBXH ngày 18/4/2003 hướng dẫn chế độ bồi thường, trợ cấp cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị định số 110/2002/ NĐ - CP …, cụ thể:

Điều 133, Bộ luật Lao động năm 2012 qui định: “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.”; đồng thời NLĐ có quyền: “… được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;…” (Điểm b, Khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2012). Do đó, “người sử dụng lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về tình hình vệ sinh lao động trước khi ký kết hợp đồng lao động” (Khoản 1, Điều 19 Bộ luật cũng quy định). Liên quan đến trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với vấn đề này tại Khoản 2, Điều 11 Bộ luật Công đoàn 2012 quy định công đoàn có trách nhiệm: “Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.”

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục các yếu tố NLĐ bị tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; qua đó giúp NLĐ phòng tránh tai nạn lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, cải thiện được điều kiện làm việc cho NLĐ. Thực tế cho thấy, nếu an toàn, vệ sinh lao động không được đảm bảo rất dễ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Đây là vấn đề lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe NLĐ, đến quá

trình sản xuất kinh doanh, đến mục tiêu lợi nhuận của DN, đến sự ổn định phát triển của cả nền kinh tế. Do vậy, để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho NLĐ pháp luật qui định cho tổ chức công đoàn được tham gia với cơ quan quản lý nhà nước xây dựng chương trình và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ NLĐ trong quá trình làm việc tránh rủi ro cũng như hạn chế việc mắc bệnh nghề nghiệp.

Những qui định trên là cơ sở pháp lý cần thiết để công đoàn tham gia các công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui định của nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động nhằm hạn chế những tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra trong quá trình sản xuất.

Vấn đề an toàn, vệ sinh lao động ở mỗi ngành nghề, mỗi đơn vị là khác nhau. Hơn nữa đối với từng loại lao động đặc thù như: lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người tàn tật, lao động chưa thành niên … thì những qui định an toàn, vệ sinh lao động cũng có những qui định riêng. Vì vậy, nhà nước chỉ có thể qui định khung từ đó NSDLĐ xây dựng chi tiết qui chế an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với đặc điểm của DN. Những qui định này được thể hiện trong Nội qui lao động, TƯLĐTT, hợp đồng lao động.

Do trình độ của NLĐ còn yếu kém, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, thậm chí nhiều khi chính NLĐ lại từ bỏ quyền lợi của mình không thực hiện đầy đủ các qui định về vệ sinh, an toàn lao động, không thực hiện nội qui của DN tại nơi sản xuất như không đội mũ bảo hiểm, không mặc quần áo bảo hộ, không đeo khẩu trang, mặt nạ… gây ra những hậu quả đáng tiếc, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp. Chính vì thế, pháp luật còn qui định cho công đoàn trong hoạt động của mình có trách nhiệm giáo dục, động viên NLĐ thực hiện phong trào đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động (Khoản 2, Điều 6 Luật Công đoàn 1990). Ngoài ra Điều 9 khoản 2 Nghị định 133 còn qui định: “Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, chủ doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với công

đoàn, tuyên truyền, giáo dục người lao động chấp hành tốt các qui định về an toàn lao động tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn kiểm tra, thanh tra an toàn lao động trong đơn vị”. Vấn đề này chỉ một số DN có chế tài xử lý đối với NLĐ cố tình không sử dụng các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động, muốn đảm bảo tính chuyên nghiệp và để NLĐ nghiêm túc thực hiện cần đưa những điều khoản bắt buộc NLĐ phải sử dụng các trang thiết bị bảo đảm vệ sinh an toàn lao động đồng thời có những chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tạo cho NLĐ thói quen lao động chuyên nghiệp.

Nhà nước còn trao cho công đoàn quyền tham gia xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên. Hoạt động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên là hoạt động chính của NLĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tự kiểm tra việc thực hiện các qui định về an toàn vệ sinh lao động dưới sự quản lý chỉ đạo của công đoàn (Điều 21, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 qui định chi tiết một số điều của bộ luật Lao động về an toàn vệ sinh lao động). Thực hiện tốt an toàn, vệ sinh lao động sẽ nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong DN, làm tăng niềm tin của NLĐ với tổ chức công đoàn, kích thích họ gia nhập và tham gia phong trào công đoàn, tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ.

2.1.5. Trong lĩnh vực đảm bảo điều kiện lao động

Điều kiện sử dụng lao động là các điều kiện cần thiết cho quá trình sử dụng lao động. Pháp luật quy định các điều kiện tối thiểu mà các tổ chức, cá nhân phải thỏa mãn khi sử dụng lao động. Trên cơ sở các qui định chung của pháp luật khi sử dụng lao động NSDLĐ thỏa thuận về điều kiện sử dụng lao động cụ thể trong DN của mình. Đó là các điều kiện về: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; bảo hiểm xã hội; kỷ luật lao động; tiền lương, trách nhiệm đối với NLĐ. Do NSDLĐ có ưu thế hơn về kinh tế so với NLĐ nên đã dẫn đến tình trạng NLĐ nhiều khi buộc phải chấp nhận những điều

kiện bất lợi cho mình do vậy pháp luật ghi nhận và cho phép tổ chức công đoàn tham gia vào các vấn đề về điều kiện sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Trong nội dung Đề cương tuyên truyền kết quả Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI nhiệm kỳ 2013 – 2018 đánh giá: Điều kiện làm việc của người lao động trực tiếp sản xuất nhìn chung chậm được cải thiện, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất cá thể; công nhân, lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động. Thông tin tại Hội thảo khoa học do Tổng Liên đoàn tổ chức tại Hà Nội ngày 19/10/2012 về “Các giải pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam” cho biết hiện nay trong các DN vừa và nhỏ, có tới 66% số cơ sở sản xuất bị ô nhiễm môi trường, 30% số cơ sở bị ô nhiễm tiếng ồn. [71]

2.1.5.1. Vấn đề tiền lương

Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 qui định:

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. [50]

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012 thì:

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dung lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.[50]

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí