Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 3

công nhân mà công đoàn được hình thành và khi công đoàn ra đời sẽ làm chức năng đó. Nhưng để bảo vệ lợi ích công nhân, lao động công đoàn phải tập hợp, vận động, giáo dục họ hiểu được nguồn gốc của sự đói nghèo, đau khổ, hiểu được cách tiến hành đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình. Vì vậy, giáo dục đã phát triển thành chức năng của công đoàn. Dưới chủ nghĩa tư bản, công đoàn có chức năng bảo vệ lợi ích và chức năng giáo dục. Hai chức năng này có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau.

Chức năng của công đoàn Việt Nam trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội khác hẳn về chất với việc bổ sung nhiều chức năng mới. Sự khác nhau đó là do giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn có vị trí, vai trò quan trọng trong hoàn cảnh lịch sử mới. Xuất phát từ tính chất của công đoàn Việt Nam là tính giai cấp và tính quần chúng nên công đoàn hiện nay có ba chức năng sau:

Một là, chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ

Với chức năng này, công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ; có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ.

Do trình độ quản lý của bộ máy nhà nước còn non kém và những tàn dư của xã hội cũ để lại ở thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nên trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại những hiện tượng như quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, tham ô, lãng phí, coi thường và vi phạm đến quyền lợi của CNVCLĐ. Do đó, công đoàn phải là người bảo vệ lợi ích của CNVCLĐ và lợi ích của nhà nước trước những hiện tượng đó.

Công đoàn Việt Nam thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ không bằng cách đấu tranh chống lại nhà nước, làm suy yếu nhà nước, không mang tính đối kháng giai cấp. Ngược lại, công đoàn còn tiến hành vận động, tổ chức cho CNVCLĐ tham gia vào công cuộc xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.

Trong điều kiện hiện nay khi chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vẫn còn quan hệ chủ - thợ, quan hệ bóc lột; nhất là khi đất nước mở cửa, hội nhập để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các DN tư nhân, DN liên doanh, DN có vốn đầu tư ở nước ngoài,… được khuyến khích hoạt động làm cho xu hướng thay đổi cơ cấu giai cấp công nhân rõ nét, số lượng công nhân khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên. Quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột, ức hiếp NLĐ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và có xu hướng phát triển thì chức năng bảo vệ lợi ích CNVCLĐ của Công đoàn Việt Nam càng trở nên quan trọng.

Để làm tốt chức năng này, trong cơ chế mới của nền kinh tế như hiện nay cần nhìn nhận tổ chức công đoàn theo một quan điểm mới. Hiện nay, công đoàn không thuần túy là “cầu nối” của Đảng đến giai cấp công nhân mà còn là đại diện thực sự của công nhân, là “đệm giảm sốc” cho những va chạm, xung đột phát sinh trong quan hệ xã hội giữa một bên là giai cấp công nhân – NLĐ với một bên là giới chủ - NSDLĐ.

Công đoàn cần chủ động tham gia cùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện việc làm cho NLĐ; Tham gia sâu rộng vào các vấn đề liên quan đến đời sống, quyền lợi của NLĐ, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo của NLĐ; phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho các công đoàn viên.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nội dung hoạt động nhằm thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng lợi ích của NLĐ gắn liền với lợi ích của nhà nước, của tập thể, sự tồn tại của nhà nước chính là sự đảm bảo lợi ích cho NLĐ. Nhà nước là chủ thể đảm bảo và công đoàn là người bảo vệ lợi ích của NLĐ. Đây là vấn đề quan trọng nói lên mối quan hệ khăng khít giữa quyền và nghĩa vụ thể hiện tính cách mạng của Công đoàn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hai là, công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế.

Trong điều kiện giai cấp công nhân giành được chính quyền, NLĐ trở thành người chủ, họ có quyền và có trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội. Vì vậy, vấn đề tham gia quản lý đã trở thành chức năng của công đoàn. Tuy nhiên, công đoàn tham gia quản lý chứ không làm thay, không cản trở, không can thiệp vào công việc quản lý của nhà nước. Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyền của công đoàn, quyền của CNVCLĐ, và để bảo vệ đầy đủ các quyền lợi ích của NLĐ. Vì vậy, công đoàn cần vận động, tập hợp phát huy trí tuệ của CNVCLĐ, phát huy tiềm năng lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cùng với chuyên môn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, làm ổn định và phát triển DN, cơ quan, đơn vị. Đồng thời tham gia quản lý chính là thiết thực bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài của CNVCLĐ, của tập thể, của Nhà nước một cách căn bản và có hiệu quả.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 3

Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, khi thực hiện chức năng tham gia quản lý Công đoàn Việt Nam đã tham gia quản lý trên nhiều lĩnh vực như: Tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi trong công nhân, viên chức và lao động là biện pháp tổng hợp để họ trực tiếp tham gia quản lý; Tham gia xây dựng chiến lược đào tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động; Tham gia xây dựng chiến lược tạo việc làm và điều kiện làm việc cho công nhân lao động; Tham gia xây dựng, hoàn thiện các chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ như: tiền lương, tiền thưởng, nhà ở…; Tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chức và lao động; tham gia xây dựng và hoàn thiện các chính sách xã hội: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ xã hội; Công đoàn tham gia vào việc

hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh và đầu tư, đồng thời kiểm tra, giám sát các công việc đã được hoạch định; Tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ.

Ba là, Công đoàn giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chức năng giáo dục của Công đoàn Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất và tham gia các phong trào thi đua… góp phần cho công nhân, viên chức và lao động nhận thức và hiểu được lợi ích của họ gắn với lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội. Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ trước hết phải thực hiện tốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, DN và xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong công nghiệp. Nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hóa, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công đoàn tuyên truyền, giáo dục công nhân, viên chức và lao động vững tin vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn. Giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương nhất là đối với công nhân lao động trẻ.

Tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Với tinh thần thường xuyên cảnh giác và đấu tranh chống lại những âm mưu thù địch.

Chức năng của công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác với nhau. Trong đó chức năng bảo vệ lợi ích hết sức được coi trọng, mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt

Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu và còn là điều kiện xã hội để công đoàn thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là tất cả những vấn đề mà công đoàn cần giải quyết để thực hiện các mục tiêu. Thực hiện nhiệm vụ của công đoàn là đảm bảo cho việc thực hiện chức năng đã được xác định của công đoàn trong một giai đoạn nhất định phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn đó. Chính vì lý do đó, tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X năm 2012 TW Đoàn xác định:

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi. Chú trọng giáo dục thông qua điển hình tiên tiến, thực tiễn phong trào hành động cách mạng; tăng cường đối thoại giữa cán bộ đoàn với đoàn viên, thanh niên qua các diễn đàn tuổi trẻ. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước để phát huy mạnh mẽ trí tuệ, sức lực, tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chăm lo tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của tuổi trẻ. Lựa chọn nội dung, phương thức phù hợp và chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm để các phong trào thi đua trong thanh thiếu nhi được triển khai đúng định hướng, sâu rộng, thiết thực và hiệu quả, thực sự là môi trường giáo dục, rèn luyện của mọi thanh niên. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, trọng tâm nâng cao là chất lượng cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên. Phát huy vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng trung kiên, gần

Đảng nhất, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Đề cao trách nhiệm chăm sóc, giáo dục thiếu nhi. Mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác quốc tế thanh niên. [82]

Với khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

1.1.3. Hệ thống tổ chức công đoàn

Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam”. [50]

Tại Điều 6, Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003 qui định thêm về cơ cấu tổ chức của công đoàn, theo đó: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố) và công đoàn ngành Trung ương.

Công đoàn cấp trên cơ sở.

Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.” [30]

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những NLĐ tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp

pháp, chính đáng của NLĐ, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công đoàn ngành địa phương là công đoàn cấp trên cơ sở tập hợp CNVCLĐ cùng ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Công đoàn ngành địa phương do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập (hoặc giải thể) sau khi thống nhất với Công đoàn ngành Trung ương; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và sự chỉ đạo về ngành nghề của Công đoàn ngành Trung ương để chỉ đạo các CĐCS trên địa bàn. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn ngành địa phương là: Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, của Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình; Tham gia với cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành ở địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành, nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành; Hướng dẫn, thông tin về pháp luật và các chế độ, chính sách, khoa học - kỹ thuật ngành, nghề, chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện các chế độ, chính sách lao động ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn và truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của CNVCLĐ trong ngành; Phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách ngành, nghề, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ trong ngành; Phát triển đoàn viên và CĐCS trong các thành phần

kinh tế, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, xây dựng CĐCS, nghiệp đoàn vững mạnh.

Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Liên đoàn Lao động huyện) là Công đoàn cấp trên cơ sở, tập hợp CNVCLĐ trên địa bàn huyện. Liên đoàn Lao động huyện do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập (hoặc giải thể) và chỉ đạo trực tiếp. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động huyện được qui định tại Điều 23, Khoản 4, Điều lệ công đoàn Việt Nam, gồm: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng và Nghị quyết Đại hội Công đoàn cấp mình. Tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của CNVCLĐ; Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; Vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội; Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước cấp huyện, Công đoàn ngành địa phương, công đoàn Tổng Công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, Nghiệp đoàn, công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; xây dựng CĐCS vững mạnh.

Công đoàn Tổng Công ty là công đoàn cấp trên cơ sở tập hợp CNVCLĐ trong các cơ sở của Tổng Công ty, do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí