Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 2

Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình đổi mới, hoạt động công đoàn đã được đề cập, nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu thoả đáng. Trong khi đó, nhiều loại hình DN ra đời, quan hệ lao động trong các DN ngày càng trở nên phức tạp. Vấn đề bức thiết đặt ra cho các cấp Công đoàn là phải làm sao vừa bảo vệ được quyền lợi của NLĐ, góp phần cải thiện quan hệ lao động trong các DN, vừa giúp cho DN phát triển. Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc tham gia điều chỉnh mối quan hệ lao động trong các loại hình DN trong nền kinh tế thị trường. Do đó, cán bộ công đoàn còn lúng túng khi nội bộ DN phát sinh các mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là hết sức cần thiết. Chính vì lẽ đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Xây dựng tổ chức công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động CĐCS trong các DN là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp công đoàn quan tâm. Thời gian qua, công tác này đã có những chuyển biến nhất định, tuy đây không phải là một vấn đề mới nhưng đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc nhằm làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu đó, đã có một số tài liệu đề cập đến vấn đề này như: Đỗ Thị Thào (2007), Vai trò của CĐCS trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ trong các DN ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp; Vũ Thị Thu (2001), Vị trí pháp lý của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động, Khóa luận tốt nghiệp; Nguyễn Thị Phương Thúy (2009), Vai trò của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công, Luận văn thạc sĩ Luật học; Nguyễn Thị Thái Thuận (2005), Giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề nâng cao vị trí của tổ chức công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động, Luận văn Thạc sỹ Luật học.

Ngoài ra, đã có một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học pháp lý chuyên ngành như Nguyễn Hữu Chí (2001), Vai trò của công đoàn trong cơ chế ba bên và trong việc giải quyết tranh chấp lao động, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Dương Văn Sao (2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Tạp chí Lao động và Công đoàn; Nguyễn Thanh Tuấn (2006), Bảo vệ NLĐ ở Liên bang Nga – Bộ luật lao động và vai trò của công đoàn, Tạp chí lao động và Công đoàn; Lê Thị Hoài Thu (2009), Cơ chế ba bên và vai trò của công đoàn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;.... hay “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động Công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh” của Ban Tổ chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, xuất bản năm 1997; đề tài “Tổ chức và hoạt động Công đoàn trong công ty cổ phần” do Trường Đại học Công đoàn nghiên cứu, năm 2001.

Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ mang tính chất gợi mở hoặc đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh, lĩnh vực cụ thể của Luật Lao động và Luật Công đoàn cũ chưa đi vào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống vấn đề vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo về quyền của NLĐ ở Việt Nam hiện nay tập trung dưới góc độ nhân quyền – một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu:

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.

- Nhiệm vụ:

+ Nghiên cứu vấn đề khái quát chung về vị trí, chức năng, vai trò và hệ thống tổ chức của công đoàn Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

+ Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của tổ chức công đoàn.

+ Đánh giá những ưu nhược điểm về thực tiễn việc thực hiện các quyền thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 2

+ Trên cơ sở nghiên cứu các qui định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến tổ chức công đoàn; việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ; trách nhiệm của chủ thể sử dụng lao động, tác giả sẽ tập chung nghiên cứu những khó khăn gặp phải khi thực thi các điều khoản pháp luật qui định về hoạt động của tổ chức công đoàn, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò tổ chức công đoàn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của tổ chức công đoàn, qui định của pháp luật về quyền của tổ chức công đoàn và thực tiễn áp dụng các qui định để đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quyền của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động, từ đó nâng cao được vị thế, vai trò của tổ chức công đoàn trong đời sống xã hội góp phần bảo vệ tốt quyền của NLĐ.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Từ năm 1990 (thời điểm ban hành Luật Công đoàn 1990); tuy nhiên đề tài sẽ tập trung nghiên cứu luật sửa đổi 2012.

+ Về địa bàn: Các tổ chức công đoàn của Việt Nam

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các tư tưởng, quan điểm mang tính nguyên tắc của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền; các qui định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn… cũng như các tư tưởng, quan điểm về luật học tiến bộ, hiện đại trên thế giới liên quan đến công đoàn được sử dụng làm cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu luận văn.

Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn là: phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp mô hình hóa.

6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của Luận văn

Nếu được khẳng định và áp dụng vào thực tiễn kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần nâng cao vị thế, củng cố hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế chung của cả nước, đảm bảo ổn định chính trị.

Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực công đoàn ở Việt Nam.

7. Kết cấu của Luận văn

Luận văn này gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận.

Chương 1: Khái quát chung về tổ chức công đoàn và vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền của người lao động.

Chương 2: Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay.

Chương 1

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN

VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG


1.1. Khái quát chung về tổ chức công đoàn

1.1.1. Vị trí

Sự ra đời và phát triển của tổ chức công đoàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Công đoàn ra đời khi giai cấp công nhân và những NLĐ ý thức được sức mạnh của tập thể lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên của mình.

Ở Việt Nam sự hình thành và ra đời của công đoàn gắn liền với sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Trải qua những thời kỳ lịch sử công đoàn Việt Nam đã có những tên gọi khác nhau, cụ thể: Tổ chức Công hội đỏ (1929 -1935); Hội công nhân phản đế (1939 - 1941); Hội công nhân cứu quốc (1941 - 1946); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1946 -1961); Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1988 – đến nay). Vị trí của công đoàn Việt Nam đã được khẳng định tại Điều 10 Hiến pháp Việt Nam năm 1992:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; xây dựng và bảo vệ tổ quốc.[56]

Điều 1 Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012 cũng tái khẳng định:

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. [50]

Như vậy, vị trí của công đoàn là địa vị của công đoàn với các tổ chức khác của hệ thống tổ chức xã hội nói chung, tổ chức chính trị - xã hội nói riêng và mối quan hệ của công đoàn với các tổ chức đó. Ngoài ra, trong Điều lệ công đoàn Việt Nam 2003 còn nhấn mạnh:

TLĐLĐ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. [30]

Với vị trí như vậy, công đoàn vừa có tính quần chúng vừa có tính giai cấp. Tính giai cấp của công đoàn biểu hiện ở: Tổ chức công đoàn Việt Nam

đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động của công đoàn Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội mới không có người bóc lột người, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Tổ chức công đoàn Việt Nam hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của giai cấp công nhân và những NLĐ. Tổ chức và hoạt động của công đoàn Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đội ngũ cán bộ của công đoàn được xây dựng theo đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc xác định đúng tính chất giai cấp của giai cấp công nhân của tổ chức công đoàn có ý nghĩa quan trọng để chúng ta hiểu rõ vị trí, vai trò của công đoàn Việt Nam trong xã hội.

Tính quần chúng của công đoàn Việt Nam thể hiện: Công đoàn Việt Nam kết hợp đông đảo công nhân, viên chức và lao động vào Tổ chức Công đoàn, Cơ quan lãnh đạo của Công đoàn Việt Nam bao gồm những người được quần chúng tín nhiệm, đại diện cho tiếng nói của công nhân, viên chức và lao động. Cán bộ công đoàn xuất thân từ phong trào CNVCLĐ. Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân, của NLĐ; công đoàn không chỉ thu hút những người giác ngộ, tiên tiến, tích cực mà cả những người chậm tiến, kém giác ngộ vào hàng ngũ của mình. Công đoàn không lựa chọn mà tập hợp đông đảo rộng rãi quần chúng, CNVCLĐ.

Tính chất của công đoàn có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công đoàn Việt Nam. Hai tính chất của công đoàn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, thu mình lại và trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng bản chất của tổ chức công đoàn. Ngược lại, nếu chỉ coi trọng tính chất quần chúng sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, biến thành phường, hội, sai lệch phương hướng hành động cách mạng và không đúng với bản chất của công đoàn cách mạng.

1.1.2. Chức năng

Chức năng của tổ chức công đoàn là sự phân công tất yếu, là sự qui định chức trách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định của tổ chức công đoàn để phân biệt tổ chức công đoàn với các tổ chức khác. Xác định đúng chức năng của Công đoàn Việt Nam có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tư tưởng sâu sắc. Về mặt lý luận nó sẽ phản ánh được đầy đủ và toàn diện bản chất của công đoàn. Về mặt thực tiễn, nó tránh được sự trùng lặp, chồng chéo giữa công đoàn với Nhà nước và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đồng thời, xác định đúng chức năng của công đoàn còn có ý nghĩa tư tưởng là giải đáp những vướng mắc, phân vân của quần chúng, củng cố lòng tin, đáp ứng nguyện vọng của công nhân, viên chức và lao động, đồng thời đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, bôi đen chức năng của công đoàn cách mạng.

Về bản chất, chức năng của công đoàn mang tính khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào sự áp đặt từ bên ngoài hay ý chí, nguyện vọng chủ quan, được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức công đoàn. Trên thực tế, không nên nhận thức máy móc, cứng nhắc về chức năng của công đoàn. Bởi vì, cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng của công đoàn cũng có sự bổ sung và phát triển. Sự bổ sung, phát triển các chức năng của công đoàn không có nghĩa là phủ định, từ bỏ những chức năng đã có mà thực chất là làm phong phú thêm các chức năng; đồng thời tránh sa vào tư tưởng nóng vội, phủ định một cách vô căn cứ những chức năng của công đoàn đã được thử thách qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam.

Dưới chủ nghĩa tư bản, công đoàn tập hợp công nhân lao động đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản để bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Vì vậy, chức năng bảo vệ lợi ích công nhân lao động là chức năng bẩm sinh của tổ chức công đoàn. Nghĩa là, để bảo vệ lợi ích của giai cấp

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí