Một Số Nhận Xét Về Vai Trò Của Tổ Chức Công Đoàn Trong Bảo Vệ Quyền Của Người Lao Động Ở Việt Nam Hiện Nay

diện của Chính phủ có mối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. Trên cơ sở và trong khuôn khổ mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lý quốc tế, đó là cơ chế ba bên”. [88, tr.19-2]. Còn TS. Đào Thị Hằng cho rằng: “Cơ chế ba bên được hiểu là cơ chế phối hợp hoạt động giữa chính phủ, đại diện NLĐ, đại diện NSDLĐ với tư cách là các bên độc lập và bình đẳng khi họ cùng tìm kiếm các giải pháp chung trong các vấn đề lao động, xã hội mà cả ba bên cùng quan tâm và nỗ lực giải quyết. [73, tr.44].

Như vậy, quan điểm của các nhà khoa học nước ta thống nhất với cách hiểu của tổ chức ILO về vấn đề này. Cơ chế ba bên suy cho cùng là sự thúc đẩy việc tìm kiếm những giải pháp mà các bên cùng nhất trí đối với những vấn đề nảy sinh do các lợi ích xã hội khác nhau. Đó là một quá trình đảm bảo cho các đối tác xã hội đều tham gia vào việc quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ và họ có khả năng thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra, cơ chế ba bên còn là phương tiện nhằm đảm bảo cho các chính sách của chính phủ phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chung của xã hội, lợi ích chính đáng của các bên.

Hơn nữa, nó còn được coi là một nguyên tắc chủ đạo trong quá trình thiết lập mối quan hệ lao động. Việc áp dụng nguyên tắc này vào thực tế không những mang lại sự ổn định về chính trị mà còn là yếu tố cơ bản đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thịnh vượng.

Trong cơ chế ba bên, Nghị định số 145/2004/ NĐ – CP quy định: đại diện người lao động (TLĐLĐ Việt Nam) và đại diện của người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) tham gia với cơ quan nhà nước (Bộ Lao động – Thương binh và xã hội) về chính sách, pháp luật và những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao

động [Điều 1 Nghị định số 145/2004/ NĐ – CP]. Đây là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện được thuận lợi.

Với vai trò là người đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, TLĐLĐVN có trách nhiệm: hối hợp với các bên liên quan (Bộ lao động – Thương binh và xã hội; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam), trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến tham gia về chính sách, pháp luật và các vấn đề liên quan đến lao động, cũng như những nội dung phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật lao đọng và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động; Chỉ đạo công đoàn các cấp giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật lao động và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động ở các DN tại địa phương và tổng hợp báo cáo tình hình về quan hệ lao động lên cấp trên; Chuẩn bị chương trình kế hoạch hành động của TLĐLĐVN trong việc phối hợp với các bên liên quan để thảo luận tại hội nghị các bên; Bảo lưu ý kiến và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của người lao động đóng vai trò là cầu nối người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước; cùng với đại diện của Nhà nước và người sử dụng lao động quyết định hoặc tư vấn cho Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật lao động, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, vùng, ngành…; Phối hợp với đại diện của Nhà nước, của người sử dụng lao động tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề phát sinh; cùng đại diện của người sử dụng loa động xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, môi trường lao động hài hoà, ổn định. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những cản trở không nhỏ từ cơ chế, chính sách cũng như từ chính bản thân tổ chức công đoàn đến chức năng này. Trong mối quan hệ với nhà nước và giới

sử dụng lao động, Công đoàn Việt Nam chưa độc lập về phương diện kinh tế, còn sử dụng nguồn kinh phí lớn từ giới sử dụng lao động và ngân sách nhà nước, cán bộ CĐCS tuyệt đại đa số là NLĐ hưởng lương của NSDLĐ …). Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của NLĐ và NSDLĐ (hay đúng hơn vai trò của NLĐ và nhà nước) là đồng nhất thì cách làm này là phù hợp. Ngược lại, trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động đóng vai trò khác nhau trên thị trường lao động và trong quan hệ lao động thì cách làm này lại nảy sinh những vấn đề không thuận lợi cho tổ chức công đoàn. Từ chỗ lệ thuộc về kinh tế, Công đoàn rất khó hoặc không thể độc lập thực sự về phương diện tổ chức. Đây có thể coi là cản trở lớn nhất cho việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn. Đến lượt mình, hệ thống tổ chức nội tại của công đoàn chưa thực sự hợp lý để có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nội dung và phương pháp hoạt động, nhất là công đoàn cấp cơ sở - nơi thực hiện thường xuyên và chủ yếu nhất chức năng bảo vệ người lao động, chưa thực sự đổi mới để có thể theo kịp nhu cầu của đời sống lao động

– xã hội. Ngoài ra, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang đặt ra cũng là cản trở không nhỏ đối với tổ chức công đoàn.

Để từng bước giải quyết tình trạng này, cần nghiên cứu, tổ chức lại hệ thống công đoàn Việt Nam theo hướng gọn nhẹ về tổ chức và đơn giản hơn về các mối quan hệ giữa các cấp công đoàn. Trong đó, cần chú trọng phát triển mạng lưới công đoàn ngành và CĐCS, bởi đây chính là mạng lưới tổ chức có thể thực hiện trực tiếp và tốt nhất chức năng của công đoàn. Phát triển số lượng đoàn viên công đoàn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tăng cường cán bộ chuyên trách cho CĐCS, nâng cao chất lượng cán bộ công đoàn, có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn đi đôi với việc nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp cơ sở… Ở tầm chiến lược, công đoàn Việt Nam-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

với trách nhiệm của mình, tham gia tích cực và đóng góp có hiệu quả trong hoạt động của Uỷ ban Quan hệ lao động quốc gia, đồng thời chỉ đạo các Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cơ quan lao động địa phương trong việc tham gia, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động chủ - thợ hài hoà trong DN để thực sự đáp ứng yêu cầu là nền tảng của cơ chế ba bên.

Về mặt pháp luật, cần có quy định chính thức về cơ chế ba bên như là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động trong cơ chế kinh tế thị trường. Cơ chế ba bên ở Việt Nam mới được hình thành chủ yếu ở cấp quốc gia và đang trong quá trình hoàn thiện. Mặc dù vậy nó đã góp phần quan trọng vào việc phát huy tính dân chủ trong quan hệ lao động và giúp cho Nhà nước ban hành các quyết sách về lao động, ổn định quan hệ lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, cơ chế ba bên là một lợi thế chiến lược tăng cường sức cạnh tranh để phát triển trong thế ổn định và bền vững trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nơi mà quan hệ công nghiệp còn chưa định rõ nét, các đối tác xã hội còn thiếu kinh nghiệm về đối thoại xã hội, thì vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia, tổ chức và vận hành cơ chế ba bên là không thể thiếu được.

Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay - 11

2.2. Một số nhận xét về vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Ưu điểm

Trong thời gian qua, “Công đoàn đã khắc phục nhiều khó khăn, tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân, viên chức, NLĐ; tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là đại diện, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động. Nhiều phong trào thi đua do Công đoàn phát động, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả; tiêu biểu như các phong trào: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”,... Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiên tiến, nhiều tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc được tôn vinh, khen thưởng. Công đoàn cũng đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, bổ sung cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp hàng vạn đoàn viên ưu tú xuất thân từ công nhân, lao động. Quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Công đoàn Việt Nam với các tổ chức công đoàn quốc tế, công đoàn các nước ngày càng mở rộng.

Những thành tích đó không chỉ là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân, lao động, của tổ chức công đoàn, mà còn là minh chứng khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương những thành tích, tiến bộ của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn cả nước trong nhiệm kỳ qua.”.[8]

Thứ nhất, về công tác phát triển đoàn viên và tổ chức CĐCS

Mặc dù hầu hết các chủ DN đều không muốn cho CĐCS được thành lập và hoạt động ở DN của mình nhưng với sự tích cực, kiên trì thuyết phục NSDLĐ, nhiều tổ chức công đoàn đã được thành lập. Việc xúc tiến thành lập CĐCS tại các DN vẫn được đẩy mạnh.

Thứ hai, trong lĩnh vực công đoàn thảo luận các vấn đề về quan hệ lao động.

Công đoàn trong các DN đã có những hành động việc làm cụ thể để hướng dẫn công nhân lao động giao kết hợp đồng lao động với NSDLĐ. Đây là cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích NLĐ. Trong cơ chế ba bên, tổ chức đại diện của NLĐ đóng vai trò là cầu nối NLĐ với NSDLĐ và Nhà nước.

Thứ ba, trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật lao động.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của công đoàn đã có những tác động tích cực trong việc phát hiện và đề xuất kiến nghị, khắc phục kịp thời những vi phạm các quy định của pháp luật lao động, hoặc phản ánh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cấu xử lý. Nhờ vậy, những bức xúc của NLĐ đã được giảm bớt, hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng giữa NLĐ và NSDLĐ qua đó phần nào hạn chế các tranh chấp lao động và đình công xảy ra.

Thứ tư, trong việc đại diện cho tập thể lao động thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Công đoàn đã lãnh đạo, tập hợp, tổ chức NLĐ tham gia quá trình thương lượng và đại diện tập thể lao động trực tiếp thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Nhiều bản TƯLĐTT đã có những thoả thuận cụ thể, bao gồm nhiều nội dung có lợi hơn cho NLĐ. Thông qua việc thực hiện ký kết TƯLĐTT, quyền dân chủ, ý thức trách nhiệm, tính tổ chức kỷ luật của NLĐ ngày càng được nâng cao, NLĐ tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua do CĐCS phát động.

Thứ năm, trong lĩnh vực tham gia quản lý, sử dụng lao động.

Công đoàn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tổ chức các phong trào thi đua trong DN; Tổ chức hội nghị công nhân lao động tại DN; Tham gia với cơ quan quản lý nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giải quyết khiếu nại tố cáo của NLĐ theo quy định của pháp luật. Tổ chức

tốt các phong trào thi đua trong công nhân, lao động như Hội thi “Lao động giỏi”, “Bàn tay vàng”, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân tuần lễ quốc gia về vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. CĐCS quan tâm thực hiện phong trào xanh - sạch - đẹp; an toàn vệ sinh lao động - phòng, chống cháy nổ nhằm bảo vệ tài sản của DN và sức khỏe, tính mạng của NLĐ. Cùng với đó làm tốt công tác thi đua, khen thưởng công nhân lao động tiên tiến xuất sắc, NLĐ đạt giải cao trong các hội thi; tham gia trực tiếp với NSDLĐ hoặc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NLĐ.

Thứ sáu, Trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ

Công đoàn trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã xác định trọng tâm công tác là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Tiến hành nhiều hoạt động thiết thực như: Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật lao động về hợp đồng lao động, tiền lương, các điều kiện vệ sinh an toàn lao động của NSDLĐ; Phối hợp với chủ DN tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tạo không khí vui tươi cho công nhân lao động; Tại một số DN có tỷ lệ lao động nữ cao Ban chấp hành công đoàn đã đề xuất với NSDLĐ xây dựng nhà trẻ ngay trong khuôn viên nhà máy để công nhân có thể gửi con, yên tâm lao động; CĐCS đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ công nhân lao động gặp khó khăn, ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp…, Tổ chức quyên góp xây dựng nhà “mái ấm công đoàn” cho NLĐ gặp khó khăn về nhà ở.

Thứ bảy, trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công

CĐCS đã có nhiều nỗ lực trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Khi có tranh chấp lao động xảy ra, công đoàn đã chủ động gặp gỡ NSDLĐ để thương lượng tìm giải pháp dàn xếp mâu thuẫn. Nhờ sự tham gia tích cực của công đoàn mà nhiều tranh chấp lao động đã được hòa

giải thành. Qua đó đã góp phần làm giảm số lượng quy mô, cường độ của các vụ đình công. Không chỉ tham gia giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng, hòa giải, công đoàn còn chủ động phối hợp tham gia giải quyết tranh chấp lao động cùng tòa án nhân dân. Nhiều vụ tranh chấp với sự tham gia nhiệt tình, hiệu quả của công đoàn nên đã được hòa giải thành ngay tại tòa án.

2.2.2. Hạn chế

Phát biểu trong Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2013-2018) diễn ra tại Hà Nội, ngày 28/7/2013, đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá:

Phải thừa nhận rằng, 5 năm qua, phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức công đoàn cũng còn những hạn chế, yếu kém. Đó là: Vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ ở một số ngành, địa phương, cơ sở hiệu quả còn thấp. Hoạt động tư vấn pháp luật, tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu của NLĐ. Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật, phối hợp tổ chức học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp cho NLĐ ở khu vực ngoài nhà nước còn hạn chế. Việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết quả còn thấp. Nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn chậm được đổi mới, hiệu quả chưa cao [8]

Hoạt động công đoàn trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạn chế trọng việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát công đoàn vẫn chưa tập hợp được trí tuệ của cán bộ, đoàn viên công đoàn và các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực nên việc tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách pháp luật liên quan tới NLĐ còn chưa thực sự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023