Vai Trò Của Thẩm Phán Trong Thực Tiễn Hoạt Động Tố Tụng Hình Sự

28/6/1988. Những văn bản pháp luật trên đã cụ thể hoá các quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án bằng cách quy định một cách hệ thống các vấn đề cơ bản của tố tụng hình sự, trong đó có hoạt động của Thẩm phán.

Một số nguyên tắc của tố tụng hình sự được quy định trong Bộ luật liên quan trực tiếp tới hoạt động của Thẩm phán, đó là: nguyên tắc Tòa án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số; chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia; khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 quy định: 'Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” [34, Điều 1]. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong giai đoạn này đã được mở rộng, cụ thể hơn, cao cả và nặng nề hơn [26, tr.84].

Quyền và nhiệm vụ của Thẩm phán theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 khi giải quyết một vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa và sau khi xét xử như sau:

Một là: Nghiên cứu hồ sơ để xem xét những vấn đề cần chứng minh trong vụ án, việc định tội danh có đúng hay không.

Hai là: Tiến hành những việc khác để mở phiên tòa như triệu tập người tham gia phiên tòa, trích xuất bị cáo đang bị tạm giam...

Ba là: Giải quyết khiếu nại và yêu cầu của người tham gia tố tụng.

Và trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phải ra một trong số các quyết định sau:

1) Quyết định đưa vụ án ra xét xử;

2) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

3) Quyết định tạm đình chỉ vụ án;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

4) Quyết định đình chỉ vụ án.

Trước đây theo Hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về trình tự sơ

Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 6

thẩm hình sự theo Thông tư số 16 ngày 27/9/1974 thì trong những trường hợp cần yêu cầu điều tra bổ sung hoặc cần thay đổi biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ tố tụng thì Tòa án phải họp trù bị với Viện Kiểm sát rồi mới ra quyết định. Nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không quy định họp trù bị là một thủ tục bắt buộc cho nên đây chỉ là việc phối kết hợp giữa các cơ quan tố tụng mà thôi.

Thông tư liên ngành số 01-TT/LN ngày 08/12/1988 giữa Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì những trường hợp cần trao đổi là: Khi Tòa án thấy cần trả hồ sơ để Viện Kiểm sát điều tra bổ sung, đổi tội danh nặng hơn hoặc áp dụng khung hình phạt nặng hơn; khi Tòa án thấy cần đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; khi cần nhập hoặc tách vụ án; khi cần chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết; khi chuẩn bị xét xử vụ án điểm hoặc vụ án phức tạp và những trường hợp cần thiết khác.

So với quy định của các văn bản pháp luật trong giai đoạn 1945 - 1980 thì sự độc lập trong việc giải quyết vụ án hình sự trong quá trình tố tụng trong giai đoạn này đã có những quy định cụ thể hơn,chặt chẽ hơn. Trong giai đoạn này, các quy định về trình tự tố tụng xét xử tại phiên tòa không có nhiều thay đổi so với Bản hướng dẫn năm 1974; Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định “Chủ tọa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa” [35, Điều 181, Khoản 2]. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn kỳ này thì vai trò của Thẩm phán và hội đồng xét xử rất quan trọng, tại phiên tòa Thẩm phán nhân danh công lý, nhân danh Nhà nước vừa là người làm sáng tỏ bản chất vụ án, vừa là người buộc tội vừa là người gỡ tội, còn vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa thị mờ nhạt.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 17); Tòa án xét

xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 18); việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự (Điều 19); Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục (Điều 159); đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân (Điều 160). Như vậy, pháp luật đã giành cho Thẩm phán những quyền năng pháp lý đặc biệt đồng thời cũng là những trách nhiệm nặng nề trước pháp luật. Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định các điều kiện bảo đảm cho Thẩm phán có thể hoàn thành được vai trò và chức năng pháp lý của mình trong hoạt động tố tụng hình sự của mình.

Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Tòa án trong tố tụng hình sự, có thể thấy rằng ngoài nhiệm vụ xét xử Thẩm phán còn có nhiệm vụ làm sáng tỏ bản chất vụ án, vừa là người buộc tội vừa là người gỡ tội. Như vậy, khẳng định rằng vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng được pháp luật trao rất nhiều quyền. Về hạn chế, đôi khi Thẩm phán lại làm thay công việc của Kiểm sát viên tại phiên tòa, do vậy mục tiêu vô tư khách quan của Thẩm phán tại phiên toà bị ảnh hưởng vì làm mất sự cân bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay

Qua thực tiễn tổ chức thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến năm 2002 cho thấy nhiều quy định của Luật cần được nghiên cứu, sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thiện tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân, nhằm đảm bảo cho Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng của mình. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã xây dựng những định hướng lớn về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, ngày 02/4/2002 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và trên cơ sở Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về Thẩm phán

và Hội thẩm nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đây được coi là bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Tòa án nhân dân đó là việc thay đổi cách quản lý các Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự về tổ chức từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp sang Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương và Bộ Quốc phòng.

Trong giai đoạn này thì việc cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu và tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc cải cách tư pháp thì các văn bản pháp luật được ban hành từng bước và có lộ trình thực hiện nhất định như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự ở giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định. Thẩm phán trong hoạt động xét xử đáp ứng được nhu cầu đề ra và đã xây dựng được hình ảnh về đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng trong sạch, liêm khiết, tận tâm với nghề được quần chúng nhân dân tin yêu.

2.2. Vai trò của Thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự

2.2.1. Vai trò của Thẩm phán trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật luật tố tụng hình sự

Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đã có nhiều sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn còn một số ít những quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế, do đó ít nhiều gây khó khăn cho các Thẩm phán trong thực tiễn áp dụng. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật của một số ít Thẩm

phán còn chưa triệt để, dẫn tới hoạt động xét xử còn có nhiều hạn chế. Về phần này, tác giả không đề cập tới những kết quả đã đạt được mà chỉ nêu ra một số vấn đề cần quan tâm trong việc thực hiện vai trò của Thẩm phán trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

1) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Chuẩn bị xét xử vụ án hình sự nhằm đưa ra phiên tòa những việc chưa được điều tra hoặc không được khởi tố vụ án hình sự. Chuẩn bị xét xử được bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng của Viện Kiểm sát chuyển sang. Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Khoản 1 Điều 45 BLTTHS sửa đổi năm 2015) quy định nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán như sau:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự;

c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều 39, thì tại Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (khoản 2 Điều 45 BLTTHS sửa đổi năm 2015) Thẩm phán còn có những nhiệm vụ quyền hạn sau:

a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền

của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

e) Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình [35, Điều 45, Khoản 2].

Khoản 1 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 277 BLTTHS sửa đổi năm 2015) quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa phải tiến hành những công việc sau:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án để Thẩm phán nắm vững nội dung vụ án để từ đó có hướng giải quyết vụ án đúng đắn, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

b) Nghiên cứu để ra một trong các quyết định trong giai đoạn này theo quy định của pháp luật.

c) Lập kế hoạch xét hỏi cũng như dự kiến các tình huống xảy ra tại phiên tòa và hướng giải quyết [35, Điều 277].

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử này và thực tiễn áp dụng cho thấy hoạt động của các Thẩm phán vẫn còn mắc phải sai sót, hạn chế như: Việc nghiên cứu hồ sơ của Thẩm phán chưa kỹ mà đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, sau đó phải ra quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung với những lý do chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật; không yêu cầu điều tra bổ sung trong trường hợp cần thiết phải điều tra bổ sung và quyết định hoãn phiên toà không đúng quy định; trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát truy tố bị cáo theo khoản có tình tiết nặng hơn trong cùng một điều luật không thuộc trường hợp trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 298 BLTTHS sửa đổi năm 2015) thì 'Tòa án có quyền xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật" [35].

Khoản 2, điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Khoản 2 Điều 174 BLTTHS sửa đổi năm 2015) "Tòa án chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần" [35]. Theo kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1993:

Khi trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, Tòa án cần nêu đầy đủ những vấn đề cần được điều tra bổ sung. Nếu Viện kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án không nêu rõ lý do của việc không điều tra bổ sung hoặc nêu không đầy đủ lý do của việc không điều tra một số vấn đề nào đó mà Tòa án đã nêu ra, thì Tòa án có quyền trả lại hồ sơ một lần nữa để yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung [14].

Từ hướng dẫn này cho thấy Tòa án chỉ được trả hồ sơ đến lần thứ hai trong trường hợp những vấn đề nêu trong lần trả hồ sơ lần thứ nhất không được Viện Kiểm sát đáp ứng mà không có lý do, không thể trả hồ sơ mà mỗi lần trả có yêu cầu điều tra bổ sung khác nhau hoặc trong trường hợp khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự Thẩm phán không phát hiện ra những vi phạm trong quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra dẫn đến vụ án bị huỷ, ở đây trách nhiệm chính thuộc về Thẩm phán và rõ ràng từ khi nhận hồ sơ và quá trình nghiên cứu của Thẩm phán vẫn chưa coi trọng phần tố tụng mà chủ yếu tập trung phần nội dung và hướng giải quyết vụ án.

2) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong phiên toà hình sự:

Dù ở cấp xét xử nào hay thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì sự tham gia của Thẩm phán trong Hội đồng xét xử luôn là điều bắt buộc, đây vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của người Thẩm phán.

Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 301 BLTTHS sửa đổi

năm 2015) quy định tại phiên tòa khi xét xử phải bảo đảm việc xét xử công khai, trực tiếp, bằng lời nói và thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa Trong quá trình xét xử, Thẩm phán làm nhiệm vụ Chủ tọa phiên tòa điều khiển và giữ kỷ luật tại phiên tòa, khi bắt đầu phiên tòa chủ toạ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải đọc một cách rõ ràng và chính xác, dõng dạc thể hiện được tính uy nghiêm nơi xét xử làm cho bị cáo và những người dự phiên tòa thấy được tính chất nghiêm trọng của vụ án. Nhưng trong thực tiễn ở một số tòa án địa phương cấp huyện, do khối lượng thụ lý các vụ án hình sự nhiều, mỗi lần mở phiên tòa, Tòa án thường xét xử nhiều vụ án, do vậy nhiều Thẩm phán thường đọc tất cả các quyết định đưa vụ án ra xét xử cùng một lúc là không đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp có nhiều vụ án cùng xử trong một phiên tòa, thì khi xét xử xong vụ thứ nhất, Thẩm phán - Chủ toạ phiên tòa mới được quyền đọc quyết định đưa vụ án thứ hai ra xét xử. Cũng trong phần khai mạc, Chủ tọa phiên tòa tiến hành kiểm tra căn cước của bị cáo, những người được triệu tập tới phiên tòa và giải thích quyền và nghĩa vụ của họ. Nhưng thực tế hiện nay, do khối lượng nhiều, cộng với áp lực công việc mà Thẩm phán đang đảm nhận thì việc kiểm tra căn cước chỉ mang tính chất hình thức qua loa. Ví dụ khi kiểm tra căn cước của bị cáo Chủ toạ phiên tòa chỉ hỏi rõ họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ văn hóa, họ tên cha mẹ, đã có tiền án tiền sự hay chưa...? công việc này chỉ dừng lại ở việc hỏi và đáp, ngoài ra không hề có bất kỳ biện pháp đối chiếu, so sánh về căn cước của những người được kiểm tra vì vậy không thể tránh được những thiếu sót.

Tại điểm 1.3 mục mục 1 phần III của Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022