thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào [42, tr. 48]; Độc lập là điều kiện để Hội đồng xét xử tuân theo pháp luật. Tuân theo pháp luật là cơ sở không thể thiếu để Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử, mối quan hệ này là mối quan hệ ràng buộc [23, tr. 49].
2) Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Nguyên tắc trên được quy định tại Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn, còn tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, BLTTHS sửa đổi năm 2015 quy định "Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia, theo quy định của bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán [35, Điều 22].
Kinh nghiệm thực tiễn của Hội thẩm nhân dân cùng kỹ năng, bản lĩnh nghề nghiệp của Thẩm phán là sự kết hợp và bổ sung cho nhau để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án đảm bảo cho công tác xét xử được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự mọi sự việc phải được Thẩm phán và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Sự độc lập này thể hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ giai đoạn nghiên cứu hồ sơ đến giai đoạn xét xử vụ án tại phiên toà, cùng trao đổi, thảo luận bàn bạc những vấn đề cần thiết liên quan đến việc xét xử, cũng như dự tính các tình huống có thể xảy ra tại phiên toà và Thẩm phán không thể lấy kinh nghiệm xét xử và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình để áp đặt Hội thẩm theo ý kiến của mình đối với vụ án.
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia có mối quan hệ song hành với nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nếu không có sự độc lập như trên thì Hội thẩm nhân dân rất dễ bị phụ thuộc và chịu sự chi phối theo ý kiến của Thẩm phán.
3) Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Nguyên tắc trên được quy định tại khoản 4 điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 17 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều 24 BLTTHS sủa đổi năm 2015) "Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn và thành phần Hội đồng xét xử ở mỗi cấp xét xử do Luật tố tụng quy định"" [35]. Như vậy nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số là đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ khách quan của Hội đồng xét xử.
Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số có quan hệ mật thiết với nguyên tắc khi xét xử có Hội thẩm tham gia, dù ở cấp xét xử nào, sơ thẩm hay phúc thẩm thì việc xét xử đều được tiến hành theo hội đồng chứ không phải do cá nhân Thẩm phán thực hiện.
1.2. Các mô hình tố tụng hình sự và vai trò của những người tiến hành tố tụng
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 1
- Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Thẩm Phán Với Các Chức Danh Tư Pháp Khác
- Những Ảnh Hưởng Của Phương Thức Tổ Chức Quyền Lực Nhà Nước
- Vai Trò Của Thẩm Phán Trong Thực Tiễn Hoạt Động Tố Tụng Hình Sự
- Vai Trò Của Thẩm Phán Trong Việc Thực Hiện Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Theo giáo trình luật tố tụng hình sự của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì “tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật” [24, tr.13].
Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của mọi Nhà nước luôn được quan tâm hàng đầu và để thực hiện có hiệu quả công tác này, các Nhà nước đều thành lập các cơ quan với chức năng là điều tra, truy tố, xét xử nhằm phát hiện và xử lý kịp thời người phạm tội, nhằm bảo vệ các quyền và tự do cá nhân, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội. Hoạt động của các cơ quan này được tiến hành theo một trình tự nhất định gọi là trình tự tố tụng hình sự.
Mô hình tố tụng hình sự ở nước ta trong quá trình phát triển đã chịu ảnh hưởng lớn từ mô hình tố tụng hình sự của các nước như Cộng hòa Pháp và
Liên Xô trước đây, hai mô hình tố tụng hình sự trên vốn bắt nguồn từ truyền thống luật Châu Âu lục địa và đã tiếp thu đậm nét những yếu tố của mô hình tố tụng thẩm vấn. Hệ thống pháp luật, hệ thống tư pháp của Pháp đã hiện diện ở nước ta trong gần 100 năm, bên cạnh hệ thống pháp luật và hệ thống tư pháp phong kiến bản xứ mô hình tố tụng trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến truyền thống, tư duy pháp lý ở nước ta.
Sau năm 1945, từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1980, tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình tố tụng Liên Xô. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, sự ảnh hưởng này được thể hiện đậm nét trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta.
Xét về bản chất thì mục đích cơ bản của tố tụng hình sự là nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, xử lý đúng người đúng tội, không làm oan, sai người vô tội và mỗi quốc gia luôn chọn cho mình một mô hình tố tụng hình sự riêng. Tuy nhiên, căn cứ vào một số đặc điểm chung nhất, có thể phân chia thủ tục tố tụng hình sự của các nước trên thế giới hiện nay thành hai hệ thống hay còn gọi là hai mô hình tố tụng chủ yếu đó là: Hệ tố tụng thẩm vấn (hệ tố tụng xét hỏi) và hệ tố tụng tranh tụng. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng có ba hệ thống tố tụng, ngoài hai hệ thống trên còn có hệ thống tố tụng pha trộn [51, tr.30].
Hệ tố tụng tranh tụng chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ như: Anh, Mỹ, Canada, Ôxtrâylia và một số nước là thuộc địa của Anh trước đây. Ví dụ, theo pháp luật của Mỹ “việc quyết định có tội hay không có tội là trách nhiệm của Bồi thẩm đoàn, còn Thẩm phán chỉ trên cơ sở kết luận của Bồi thẩm đoàn mà ra phán quyết về mức hình phạt đối với người phạm tội ” [17, tr.80]. Còn hệ tố tụng thẩm vấn chủ yếu được áp dụng ở các nước theo hệ thống pháp luật như: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia "được phổ
biến rộng rãi nhất trong thời đại chế độ chuyên chế” [46, tr.13]. “Hệ tố tụng thẩm vấn cho rằng sự thật có thể và phải tìm ra trong quá trình thẩm vấn điều tra. Vì rằng các bên có thể có ý định che dấu sự thật nên nhà nước phải tham gia sớm và liên tục vào việc thẩm vấn điều tra" [39, tr.122]. Sự phân chia các hệ thống tố tụng hình sự thành hệ tranh tụng và hệ thẩm vấn không có nghĩa là sự tranh tụng chỉ có trong hệ tranh tụng còn trong hệ thẩm vấn thì không có tranh tụng và ngược lại. Trong xã hội hiện đại, hai hệ thống tố tụng này đang chịu sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau, đan xen lẫn nhau và trong mỗi hệ thống đều chứa đựng một số yếu tố của hệ thống còn lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Phúc (2007) thì mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn là mô hình tố tụng hình sự mà trong đó các chức năng cơ bản như chức năng buộc tội, chức năng bào chữa, chức năng xét xử tập trung vào một cơ quan nhà nước. Mô hình này có các dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất: Không có các bên độc lập vì hoạt động tích cực của các bên bị thay thế bởi hoạt động của cơ quan nhà nước trong tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng;
Thứ hai: Bị cáo hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng và là đối tượng xem xét của những cơ quan này;
Thứ ba: Không có sự tranh chấp pháp lý của các bên, thay vào đó là ý chí của Nhà nước, của pháp luật và ý chí của Nhà nước là động lực của tố tụng hình sự [31, tr.31].
Cả hai mô hình tố tụng trên đều có những điểm tương đồng, đó là:
Một là: Mục đích chung của cả hai mô hình tố tụng trên là tìm ra sự thật với nguyên tắc người phạm tội phải bị xử lý hình sự.
Hai là: Cả hai mô hình tố tụng trên đều được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tư pháp dân chủ, công bằng, minh bạch. Đây là những nguyên tắc nhất quán để từ đó hình thành nên địa vị pháp lý của từng cơ quan cũng như
của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong cả hai mô hình trên.
Ba là: Hệ tố tụng thẩm vấn cũng như tố tụng tranh tụng đều tiến hành từng bước theo các giai đoạn điều tra, truy tố, chuyển sang Tòa án để xét xử, các giai đoạn tố tụng trước nhằm phục vụ cho giai đoạn xét xử, đây là một chuỗi giai đoạn tố tụng được tiến hành theo một trình tự luật định và có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời.
Hệ thống tố tụng tranh tụng và thẩm vấn có những điểm khác biệt và sự khác nhau thể hiện ở cách thức tiến hành, về vai trò của các chủ thể tham gia hoạt động tố tụng. Đối với hệ thống tố tụng thẩm vấn thì hoạt động tố tụng tập trung vào giai đoạn điều tra, còn trong mô hình tố tụng tranh tụng thì giai đoạn xét xử mọi phán quyết đều được căn cứ vào quá trình tranh tụng công khai tại phiên toà. Một điểm khác biệt nữa là vai trò của Thẩm phán thì trong hệ tố tụng thẩm vấn, Thẩm phán trực tiếp xét hỏi; còn trong hệ tố tụng tranh tụng thì Thẩm phán rất ít khi hoặc không tham gia xét hỏi mà chỉ là người điều khiển phần thẩm vấn cũng như phần tranh luận tại phiên toà.
Ngoài hệ tố tụng thẩm vấn và hệ tố tụng tranh tụng nêu trên, còn tồn tại một hệ tố tụng pha trộn có đặc trưng của cả hệ tố tụng thẩm vấn và hệ tố tụng tranh tụng đó là trước khi xét xử vụ án, toàn bộ quá trình điều tra vụ án không có tính công khai, việc bào chữa của bị can trong giai đoạn này bị hạn chế, Thẩm phán có quyền nghiên cứu hồ sơ trước khi vụ án được đưa ra xét xử và tại phiên toà Thẩm phán đóng vai trò trung tâm, tiến hành xét hỏi bị cáo, nhân chứng và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án để tìm ra sự thật khách quan. Bên cạnh việc Thẩm phán giữ vai trò trung tâm trong việc chứng minh tội phạm còn quy định vai trò của những người tham gia tố tụng khác như Luật sư, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự...
Theo bà Elisabeth Pelsez, thẩm phán Tòa án phúc thẩm Rouen (Mỹ):
Nhược điểm của tố tụng tranh tụng là làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các bên trong vụ án hình sự, vì bên nào có nhiều tiền thuê luật sư thì sẽ có nhiều khả năng giành thắng lợi hơn, trong khi đó thủ tục xét hỏi khắc phục được nhược điểm này vì công tác điều tra do thẩm phán độc lập và khách quan đảm nhiệm. Nhược điểm thứ hai của tố tụng tranh tụng là nó rất phức tạp vì khi phiên tòa diễn ra chưa có gì khẳng định là chắc chắn cả nên đôi khi dẫn đến hệ quả nguy hiểm. Còn tố tụng xét hỏi bị chỉ trích là không tôn trọng đầy đủ quyền của các bên đương sự, vì chứng cứ do thẩm phán điều tra nên tố tụng xét hỏi bị coi là đi ngược lại nguyên tắc vô tư, khách quan, đôi khi Thẩm phán có sẵn trong đầu quyết định xét xử trước khi diễn ra giai đoạn xét xử, dưới gốc độ đó việc tranh luận trở nên vô nghĩa [27, tr.13].
Như vậy giữa 2 mô hình tố tụng thẩm vấn và mô hình tố tụng tranh tụng đều có những ưu thế và những hạn chế của nó.
Qua việc phân tích, nghiên cứu đặc điểm của các mô hình tố tụng hình sự tác động và chi phối của nó đối với vai trò của các cơ quan tố tụng cũng như của người tiến hành tố tụng, đặc biệt là vai trò của Thẩm phán qua đó giúp cho việc từng quốc gia đưa ra lựa chọn áp dụng mô hình tố tụng thích hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và truyền thống pháp lý của mình và làm cơ sở cho việc xây dựng quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tiến hành tố tụng và vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự.
1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự
1.3.1. Yếu tố truyền thống pháp lý
Nguồn gốc thuộc địa có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành hệ thống pháp luật và để lại dấu ấn sâu sắc trong hệ thống pháp luật của các
nước đã từng là thuộc địa, như hệ thống pháp luật Mỹ, Australia chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh. Việc nghiên cứu lịch sử pháp luật cho phép tìm hiểu nguồn gốc của hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật ở đây được hiểu theo hai nghĩa:
Một là: Đó là hệ thống pháp luật của quốc gia như hệ thống pháp luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Mỹ.
Hai là: Hệ thống pháp luật được hiểu là tập hợp một số hệ thống pháp luật quốc gia có nhiều điểm tương đồng, theo những tiêu chí nhất định như hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh - Mỹ... Theo nghĩa còn được hiểu là truyền thống pháp luật. Hiện nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về cách phân chia các truyền thống pháp luật. Theo tác giả có bốn hệ thống pháp luật cơ bản là:
1) Hệ thống pháp luật tôn giáo, điển hình là hệ thống pháp luật các nước hồi giáo.
2) Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa đại diện là hệ thống pháp luật các nước như Pháp, Đức.
3) Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, đại diện là hệ thống pháp luật nước Anh, nước Mỹ.
4) Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, đại diện là hệ thống pháp luật Liên Xô cũ và hệ thống pháp luật của các nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Trung Quốc.
Tương ứng với mỗi một truyền thống pháp luật thì vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự lại có những điểm khác nhau. Trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, do đặc điểm nguồn luật là luật bất thành văn nên các nước theo hệ thống này chấp nhận án lệ là nguồn luật chủ yếu và các Thẩm phán được giao quyền sáng tạo luật thông qua hoạt động xét xử; hệ thống luật Châu Âu lục địa Thẩm phán chỉ xác định sự thật của vụ án và tìm
ra căn cứ pháp luật để áp dụng; hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trao quyền cho Toà án tối cao được theo dõi, tổng kết thực tiễn xét xử của các Toà án cấp dưới. Trên cơ sở đó ban hành các Thông tư, Nghị quyết hướng dẫn xét xử, như vậy Thẩm phán ngoài nhiệm vụ xét xử ở một mức độ nào đó còn thực hiện nhiệm vụ lập pháp; còn hệ thống luật Hồi giáo, Thẩm phán được quyền độc lập giải thích kinh Koran và Sunna dựa trên sự hiểu biết của mình để áp dụng vào vụ án cụ thể.
Như phân tích ở phần trên, trong quá trình hình thành và phát triển yếu tố truyền thống pháp lý được các nhà khoa học pháp lý đã phân ra hai mô hình tố tụng gồm: hệ tố tụng xét hỏi thường được áp dụng trong truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa còn hệ tố tụng tranh tụng thường áp dụng trong truyền thống pháp luật Anh - Mỹ, ngoài ra còn có mô hình tố tụng hỗn hợp (pha trộn) thường được áp dụng trong hệ thống pháp luật tôn giáo và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Còn về thực hiện vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự thì phụ thuộc chủ yếu vào sự lựa chọn mô hình tố tụng đối với các quốc gia. Đối với các nước lựa chọn mô hình tố tụng tranh tụng thì quyền, nghĩa vụ và vai trò của Thẩm phán được tập trung tại giai đoạn xét xử, vai trò chính của Thẩm phán trong khi xét xử là đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục tố tụng. Ở nước Anh có câu thành ngữ "Thẩm phán nào mở miệng nói thì không còn suy nghĩ được" [47, tr. 96], còn ở Pháp, Thẩm phán đóng vai trò quyết định trong quá trình xét xử.
1.3.2. Yếu tố văn hóa pháp lý
Nói tới văn hoá pháp lý là nói tới con người, nói tới việc phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp lý. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá pháp lý là khát vọng của con người hướng tới các giá trị pháp lý được định chuẩn bởi pháp luật. Các hoạt động đó về bản chất là hướng tới các