Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 9

địa điểm triển khai thuận tiện không chỉ giải quyết khó khăn trong việc di chuyển của các gia đình ở địa bàn huyện Văn Giang mà còn cho các gia đình ở khu vực lân cận. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc và sự hỗ trợ thiết thực, mô hình đã miễn giảm học phí can thiệp cho nhiều trẻ, hỗ trợ tham vấn, tập huấn miễn phí cho các gia đình để con em của những gia đình khó khăn đều có điều kiện được can thiệp kịp thời. Điều dễ thấy ở đây đó là các gia đình đã tìm được một địa chỉ tin cậy, phù hợp để cùng với lớp học nỗ lực vì sự tiến bộ của trẻ. Nụ cười của trẻ, sự hài lòng của gia đình chính là sự khẳng định mạnh mẽ cho việc nên tiếp tục duy trì, phát triển mô hình này lâu dài và cần được mở rộng hơn nữa. Mặc dù chưa có bất kỳ một sự hỗ trợ nào về nguồn vốn hoạt động và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai mô hình song đội ngũ những nhà can thiệp của lớp học vẫn thực hiện đúng với chức năng của mô hình, làm việc bằng tất cả sự tâm huyết, tình yêu với nghề và hơn hết là niềm tin sắt đá rằng mọi sự nỗ lực đều có ý nghĩa nếu xuất phát từ tình yêu thương. Và, lớp học này cũng chính là một nguồn lực hỗ trợ quan trọng, cần thiết cho các gia đình có trẻ tự kỷ tại địa bàn.

3.4.5.2 Hạn chế

Tuy đã có những thành công bước đầu trong nỗ lực trợ giúp trẻ tự kỷ và gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với những nguồn lực thiết yếu và đạt được những mục tiêu nhất định khi triển khai mô hình. Song, hoạt động của mô hình cũng không tránh khỏi những hạn chế, vẫn còn những vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Điều hạn chế đầu tiên phải kể đến đó là nguồn kinh phí để phát triển hoạt động của mô hình còn rất hạn hẹp do hầu hết các trẻ được can thiệp đều đến từ những gia đình khó khăn. Vì vậy, chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí cho các gia đình này được ưu tiên. Trong khi đó, mô hình hoạt động không dựa trên sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức nào mà 100% huy động vốn tự có. Đây cũng là

một thách thức không nhỏ cho những người thực hiện, có trách nhiệm duy trì hoạt động của mô hình.

Mô hình này hoạt động dưới dạng một nhóm lớp hỗ trợ hòa nhập, được gắn kết bởi các thành viên có tâm huyết với nghề giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt, được đào tạo với các ngành chuyên môn khác nhau: Công tác xã hội, giáo dục đặc biệt, mầm non….. Xét về quy mô thì đây là mô hình hoạt động nhỏ nên việc huy động các nguồn lực hỗ trợ khác như: nguồn vốn, chuyên gia… gặp rất nhiều khó khăn.

Về cơ sở vật chất, do quá trình hoạt động chưa lâu, thời gian triển khai mô hình ngắn nên sự đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế. Vì vậy, hiệu quả của tiến trình can thiệp chưa đạt tối đa như mong muốn.

Về chuyên môn, để tiến trình can thiệp cho trẻ tự kỷ đạt hiệu quả tối ưu thì đội ngũ can thiệp phải là sự liên kết các chuyên ngành để hướng tới hỗ trợ được đa dạng các nội dung: trị liệu tâm lý, ngôn ngữ hành vi, tham vấn và tập huấn cho phụ huynh, phục hồi chức năng cho một số đối tượng trẻ em. Mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” hiện tại đang có hạn chế trong các kỹ năng phục hồi chức năng cho trẻ.

Về nguồn nhân lực, không phải dễ dàng để tìm được ứng viên vừa có năng lực chuyên môn vừa có đủ tâm huyết với một mô hình nhỏ và đang ở giai đoạn hoàn thiện này. Đặc biệt, ở khu vực xa trung tâm, không chỉ thiếu hụt các mô hình hỗ trợ mà chính các ứng viên phù hợp cũng hạn chế về số lượng. Việc di chuyển với các ứng viên là vấn đề họ phải cân nhắc. Chỉ những ứng viên thực sự yêu nghề, tâm huyết thì mới có thể gắn bó được với mô hình này và nỗ lực hết mình cho công việc.

Đây là một vài trong vô số những khó khăn, hạn chế khi triển khai mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập”. Thiết nghĩ bất cứ một mô hình nào khi triển khai cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định. Điều quan trọng là mục đích hướng tới của nó có thực sự hướng tới cộng đồng hay

không. Nếu những thành quả có được thực sự ý nghĩa và giải quyết được phần lớn những nhu cầu tất yếu của đối tượng thì việc khắc phục những khó khăn đó chỉ là vấn đề thời gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giúp đỡ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ Nghiên cứu thực hiện tại địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên - 9

1. Thiếu thông tin, thiếu nguồn lực hỗ trợ nên các trẻ mất đi cơ hội được can thiệp sớm

Can thiệp sớm là chìa khóa giúp cho quá trình hòa nhập của trẻ bớt khó khăn, hạn chế được mức độ ảnh hưởng tới các lĩnh vực tương tác xã hội của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng được phát hiện và can thiệp sớm, cũng không phải bất cứ gia đình nào cũng có khả năng phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ. Hơn nữa, việc thiếu hụt thông tin dẫn đến những hiểu biết sai lầm trong đánh giá những biểu hiện ban đầu của trẻ. Qua nghiên cứu cho thấy, những gia đình ở những khu vực xa trung tâm còn mơ hồ và chưa thực sự có được những hiểu biết đúng đắn về thuật ngữ “tự kỷ”. Với những gia đình có trẻ tự kỷ thì đánh mất cơ hội phát hiện và can thiệp sớm của trẻ, những hệ thống khác: trường học, hàng xóm… không tạo điều kiện thuận lợi, đúng mức để giúp trẻ hòa nhập. Thêm vào đó, khi phát hiện ra tình trạng của trẻ, gia đình hoàn toàn thụ động trong việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ. Những khu vực xa trung tâm, việc thiếu hụt các mô hình hỗ trợ khiến các gia đình ở những khu vực này càng khó khăn hơn trong nỗ lực giúp con hòa nhập hoặc phải đánh đổi nhiều cơ hội khác để có thể tiếp cận được với nguồn lực hỗ trợ nào đó trong khi hiệu quả của việc can thiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời gian.

2. Không có điều kiện kinh tế, không ở gần khu vực trung tâm, không có chính sách hỗ trợ những gia đình có trẻ tự kỷ buộc phải chấp nhận sự chậm tiến của con.

Tự kỷ có sự ảnh hưởng lớn đến các nhiều lĩnh vực đời sống của trẻ. Trẻ cần được can thiệp và can thiệp sớm để tiến tới sợ hòa nhập. Nếu không được can thiệp, mức độ ảnh hưởng đến trẻ sẽ nghiêm trọng, trẻ

giảm dần khả năng tương tác xã hội, kém về nhận thức và không phát triển về ngôn ngữ…. Vì vậy, với những trẻ đã được chẩn đoán tự kỷ điều cần thiết trước hết với trẻ chính là được can thiệp ngay khi phát hiện để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến trẻ sẽ nặng hơn. Chắc hẳn với mỗi gia đình điều này là mong muốn và nhu cầu khẩn thiết nhưng không phải gia đình nào cũng làm được bởi những thách thức và khó khăn mà họ phải đối mặt. Những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, ở xa trung tâm là những đối tượng như thế. Khi không có nguồn lực hỗ trợ hoặc không có khả năng tiếp cận dịch vụ thì điều tất yếu là họ sẽ phải chấp nhận tiến trình can thiệp của con sẽ bớt đi người đồng hành, có những gia đình mất quá nhiều thời gian chỉ để loay hoay với việc tiếp cận thông tin, tiếp cận nguồn giáo viên can thiệp nhưng không ít lần rơi vào tình trạng thất vọng. Thiết nghĩ, mỗi trẻ em đều có quyền được yêu thương, mỗi trẻ em đều có thể đến trường nếu chúng muốn, đều có quyền được tạo điều kiện để phát triển nhưng với trẻ tự kỷ thì những điều đó chưa thực sự tọn vẹn. Quyền được học tập của trẻ chưa đảm bảo và chưa thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ, đặc biệt lại là khi trẻ ở khu vực xa trung tâm, là con em của những gia đình khó khăn, trẻ tự kỷ không thuộc đối tượng quy định trong các văn bản pháp quy về việc được hưởng trợ cấp xã hội nên khó khăn của gia đình trẻ càng chồng chất khó khăn, trẻ càng tăng thời gian không được can thiệp càng chậm tiến.

3. Trường mầm non – cơ sở công lập cũng chưa tạo điều kiện thích đáng cho trẻ tự kỷ

Không ít gia đình vì mong muốn con có cơ hội hòa nhập và có môi trường để tương tác theo tư vấn của bác sĩ nên đã xin cho con đi học trường mầm non ở địa phương. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được lại không hề như họ mong đợi.

“Đ ra lớp rất ngoan và nghe lời cô nhưng cứ có đợt kiểm tra là con phải ở nhà không được đến lớp vì các cô sợ ảnh hưởng đến thành tích của lớp” (trường hợp PV sâu số 18)

Khi trẻ không có điều kiện, không có thời gian để thích nghi với môi trường hòa nhập:

“Bà cho M ra trường mầm non một thời gian để cháu tương tác được với nhiều bạn nhưng hôm nào cũng khóc và mỗi lần khóc các cô lại gọi và bà phải đưa cháu về”(trường hợp PV sâu số 5)

Khi trẻ bị từ chối:

“Chị đã nói chuyện với cô hiệu trưởng, cô giáo chủ nhiệm để mong cô tạo điều kiện cho T được đến lớp với các bạn nhưng nhất định cô không đồng ý. Cô bảo vì cháu nghịch quá các cô không thể trông được” (trường hợp PV sâu số 10 )

Như vậy, không có sự chung tay của cộng đồng thì trẻ khó có thể hòa nhập, trẻ sẽ mất đi cơ hội được đến trường, mất đi điều kiện để phát triển và tương tác xã hội, gia Đình mất niềm tin. Khi sự quan tâm, yêu thương và tạo điều kiện của cộng đồng chưa đủ lớn thì trẻ tư kỷ còn tiếp tục nhận sự thiệt thòi về mình.

4. Những nhân tố thúc đẩy việc triển khai mô hình hỗ trợ

Hiện nay, mô hình can thiệp sớm tại trung tâm và tại trường mầm non hòa nhập là phổ biến hơn. Ngoài các trường, trung tâm dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của gia đình và các trẻ tự kỷ thì số lượng các trung tâm, trường tư thục được thành lập mới cũng ngày một nhiều, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Những mô hình này tập trung hầu hết ở khu vực trung tâm thành phố. Vì vậy, hầu như các mô hình can thiệp sớm này mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho trẻ tự kỷ và gia đình ở các thành phố, tỉnh thành lớn. Nhiều tỉnh thành, khu vực xa chưa có những trường, trung tâm riêng,

do đó mà chất lượng chăm sóc, giáo dục và can thiệp cho trẻ tự kỷ hiện nay ở Việt Nam chưa đồng đều, mới chỉ tập trung nhiều ở các thành phố lớn hoặc mới chỉ được quan tâm ở các gia đình có điều kiện. Đây cũng là thực trạng và là thách thức chung của Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng những gia đình có trẻ tự kỷ ở khu vực xa trung tâm và các địa bàn lân cận đang thiếu hụt rất nhiều những nguồn lực hỗ trợ cần thiết. Có chăng thì đó phải là sự đánh đổi rất nhiều thứ mới có được: chi phí đi lại hoặc chi phí thuê giáo viên can thiệp tại nhà rất cao, sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng do di chuyquãng đường quá xa để được can thiệp, thời gian can thiệp gián đoạn do nhiều nguyên nhân, công việc của người trực tiếp đưa trẻ đến cơ sở can thiệp….. Trong khi đó, rất cần một đội ngũ giáo viên, cộng tác viên tâm huyết sẵn sàng làm việc với trẻ dù quãng đường di chuyển xa, việc can thiệp cho trẻ lại vất vả. Và khi đã tập hợp được một đội ngũ như cậy chính một điều kiện thuận lợi để có thể triển khai mô hình. Khi đó, địa điểm được lựa chọn là địa điểm thuận tiện cho việc tìm kiếm, sự an toàn cho trẻ được ưu tiên để phần nào giảm bớt khó khăn cho trẻ và gia đình. Mô hình được triển khai hoạt động là cả sự nỗ lực lớn của những NVXH, những nhà giáo dục tâm huyết và hết lòng vì sự tiến bộ của trẻ.

5. Tất cả các gia đình có trẻ tự kỷ đều cần có nguồn lực hỗ trợ thiết thực để giúp con hòa nhập

Để tiến trình hòa nhập của trẻ được thuận lợi thì trẻ và gia đình cần nhiều sự hỗ trợ từ các hệ thống xung quanh. Sự hỗ trợ này chính là những điều kiện thuận lợi đảm bảo cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn của trẻ và gia đình. Đặc biệt là đối tượng ở địa bàn nghiên cứu và khu vực lân cận sẽ được hưởng lợi trước nhất. Mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” là một sự hỗ trợ như thế.

Đối với những gia đình tại địa bàn nghiên cứu, sự hỗ trợ thiết thực ở đây chính là việc duy trì và phát triển mô hình “Lớp hỗ trợ hòa nhập” cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt bởi tính hiệu quả và ý nghĩa mà nó mang lại. Có thể thấy rằng những nhu cầu bức thiết của gia đình có trẻ tự kỷ đang từng bước được giải quyết khi mô hình được triển khai.

Một nguồn lực hỗ trợ được gọi là thiết thực và có ý nghĩa là việc nguồn lực đó được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể hướng tới việc giải quyết những nhu cầu thiết yếu và chính đáng của đối tượng. Nguồn lực đó có thể là những dịch vụ cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tham vấn, đánh giá mức độ phát triển của trẻ, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ…….

Có thể nói rằng, cùng với sự góp sức của rất nhiều ngành khoa học cho nỗ lực hỗ trợ gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ thiết thực, hữu ích thì NVXH cũng góp vào đó sự trợ giúp nhất định, đóng những vai trò hết sức quan trọng. Việc thực hiện những vai trò ấy khẳng định tính cần thiết của yếu tố ngành và hơn thế là sự hài lòng bước đầu của gia đình có trẻ tự kỷ cho thấy NVXH chính là một hệ thống hay nói đúng hơn là một nguồn lực không thể thiếu giúp kết nối gia đình có trẻ tự kỷ với các nguồn lực khác cần thiếu cho cuộc sống của trẻ và gia đình trẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022