Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 3


những nhân tố nội tại của nền kinh tế vừa chịu tác động của những nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong bao gồm các nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân lực), thể chế, cơ chế huy động và phân bổ sử dụng các nguồn lực, dung lượng thị trường... Đặc biệt trong hội nhập kinh tế quốc tế, các nhân tố bên ngoài ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến quá trình CNH, HĐH. Đó là:

- Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động quốc tế

Từ những năm 1950, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ thời đại diễn ra mạnh mẽ tạo ra những bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Nó không chỉ đem lại sự phát triển của lực lượng sản xuất, hướng nền kinh tế một số nước phát triển trên thế giới sang chiều sâu mà nó còn tác động mạnh mẽ đến phân công lao động ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế và dẫn đến hình thành trật tự mới về phân công lao động quốc tế. Đồng thời, chính phân công lao động quốc tế lại tạo ra sự lệ thuộc giữa các quốc gia trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ.

Sự hình thành mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan niệm về phân công lao động quốc tế trong bối cảnh mới cũng được mở rộng: không chỉ bổ sung cho nhau bằng cách mua bán các sản phẩm (dù đó là sản phẩm hoàn chỉnh, nguyên liệu thô hay bán thành phẩm và các linh kiện rời) mà là sự phân công lao động mang tính trực tiếp ở bất kỳ khâu nào của chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh: kể từ ý tưởng, nghiên cứu, chế thử, sản xuất hàng loạt, maketing, tiêu thụ, dịch vụ sau bán hàng... Hoạt động kinh tế hiện nay đã mang tính toàn cầu về mặt tổ chức. Đồng thời, xu hướng quốc tế hóa về sức lao động cũng ngày càng thể hiện rõ. Quá trình tự do hóa trong di cư lao động và xuất khẩu lao động dần hình thành thị trường lao động quốc tế. Nó trực tiếp ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lao động và ảnh


hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trong phát triển của từng quốc gia.

Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm cho không gian mất dần ý nghĩa. Tri thức, công nghệ, lao động, quản lý, hàng hóa, tiền tệ... không bị bó hẹp trong biên giới một quốc gia. Việc tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trong phạm vi một nước đã nhanh chóng chuyển sang mục tiêu sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Xu thế đó vừa là cơ sở, vừa là động lực thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển và ngày càng trở nên đa dạng hơn. Việc trở thành bộ phận của phân công lao động quốc tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ đem lại những lợi ích to lớn đối với các quốc gia. Điều đó cho thấy, các nước đi sau trong CNH, HĐH cần phải xác định rõ mục tiêu, bước đi trong phát triển để tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hội nhập và đứng vững trong nền kinh tế toàn cầu hoá.

- Thứ hai, các công ty xuyên quốc gia ngày càng phát triển mạnh, đóng vai trò then chốt và chi phối nền kinh tế thế giới

Từ nửa cuối thế kỷ XX, các công ty lớn của các nước tư bản đã mở đầu làn sóng mở rộng hoạt động vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thực hiện kinh doanh xuyên quốc gia, lấy thị trường toàn cầu làm hướng hoạt động chính. Thời gian gần đây xuất hiện xu hướng một số TNCs lớn sáp nhập với nhau hình thành các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia khổng lồ. TNCs cỡ lớn đều có một hệ thống kinh doanh lấy công ty mẹ làm trung tâm, mở rộng trên phạm vi rộng, hình thành mạng lưới kinh tế toàn cầu, bao trùm hầu hết các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới. Chính điều đó đã làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc lẫn nhau và hội nhập chức năng của nền kinh tế thế giới. Từ thực trạng này mà các nhà kinh tế đã đưa ra thuật ngữ “chuỗi giá trị toàn cầu”. Nó được quan niệm là quá trình biến một sản phẩm hay một dịch vụ phát triển từ ý tưởng, qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đưa đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là các hoạt động dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


do hàng loạt các hãng, các công ty khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp, phân phối.... nằm ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 3

Điểm đáng chú ý là TNCs ngày nay đã có những biến đổi lớn về chất. Việc tập trung nỗ lực nghiên cứu đổi mới hệ thống sản xuất nhằm làm giảm chi phí đầu vào, tăng khối lượng sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng loạt không còn là hướng ưu tiên. Các công ty hiện đại ngày nay tập trung vào đổi mới sản phẩm nhằm gia tăng tốc độ tiêu dùng. Để thu được lợi nhuận các công ty nhất thiết phải có hệ thống sản xuất riêng của mình nhưng quy mô của các công ty mẹ được giảm bớt và TNCs chỉ tập trung nắm giữ hệ thống tài chính và bản quyền, những lĩnh vực đem lại khoảng 70% trên tổng số lợi nhuận cho công ty từ toàn bộ chu trình hoạt động kinh doanh. Phần lớn hệ thống sản xuất, phân phối của công ty được chuyển sang các nước kém phát triển hơn, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn và có thị trường tiêu thụ tại chỗ. Như vậy, sự hình thành và phát triển mạng lưới sản xuất quốc tế đã đem lại cho hoạt động sản xuất và dịch vụ trên phạm vi toàn cầu những phương thức liên kết mới với vai trò đầu tầu của TNCs. Sự phát triển của phân công lao động quốc tế đã phát triển vượt qua giai đoạn chuyên môn hoá giữa các ngành và chuyển dần sang quá trình chuyên môn hoá sâu trong nội bộ ngành, chuyên môn hoá theo đối tượng, chi tiết.

Những xu thế trên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CNH, HĐH ở các nước đang phát triển. Một mặt, nó cho phép các nước đi sau ngay từ đầu có thể tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, đảm nhiệm những khâu riêng biệt của một nhà máy toàn cầu cho dù chưa thể có một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại. Nói cách khác, các nước đang phát triển có thể tiếp nhận hệ thống sản xuất và phân phối từ TNCs khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, xu hướng sáp nhập và bành trướng vai trò của TNCs cũng đặt ra những thách thức mới cho các nước đang phát triển. Những biến đổi cơ cấu kinh tế của các nước này dường như khó tránh khỏi sự lệ thuộc vào chiến lược toàn cầu của TNCs hay của các hãng đầu tầu. Sự liên kết với TNCs sẽ tạo điều kiện phát triển


một số ngành công nghiệp mới và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành đó. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư và việc chiếm lĩnh thị trường của TNCs có thể làm xuất hiện những nguy cơ với những nước đang phát triển, đó là có thể mất khả năng kiểm soát và điều tiết đối với một số ngành trong quá trình hội nhập khi sức mạnh độc quyền và độc quyền nhóm được khai thác nhằm tăng cường và củng cố sự kiểm soát của TNCs đối với các nguồn lực và lợi nhuận.

- Thứ ba, sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế đối với các quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thực tế, các định chế quốc tế ra đời nhằm đáp ứng đòi hỏi của xu thế vận động của nền kinh tế thế giới và chính sự tồn tại và hoạt động của chúng lại thúc đẩy hơn nữa quá trình toàn cầu hóa. Thông qua các quy định của mình, các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới tham gia vào điều chỉnh quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại thế giới, điều chỉnh chính sách của các quốc gia theo chuẩn mực quốc tế.

Ngày nay, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng gia tăng trong khuôn khổ của các hiệp định thương mại trên phạm vi toàn cầu (WTO), khu vực (NAFTA, AFTA, v.v...) cũng như các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (FTAs). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia có chủ quyền không còn là chủ thể duy nhất có vai trò quyết định chính sách kinh tế mà là sự tồn tại đồng thời của nhiều định chế khác như EU, APEC, WB, IMF, WTO... Các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế có uy tín đang chi phối hoạt động thực tiễn và có thể làm thay đổi các chính sách kinh tế của quốc gia thành viên hoặc các quốc gia có nguyện vọng gia nhập. Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia, các nền kinh tế sẽ phải tuân thủ những thỏa thuận chung. Một nước hoặc một nền kinh tế sẽ không thể đơn phương tự áp đặt chính sách thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất trong nước mà phải tuân thủ những thỏa thuận chung. Điển hình như những quy định mới của WTO về xuất nhập khẩu (thuế quan, trợ cấp xuất khẩu, thương quyền, hạn chế xuất khẩu,


v.v...), về đầu tư nước ngoài (tỷ lệ nội địa hoá, tỷ trọng hàng xuất khẩu, v.v...), về sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và một số quy định khác có ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong việc lựa chọn chính sách phát triển cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động của các doanh nghiệp ở các quốc gia đó. Nói cách khác, các quốc gia, các nền kinh tế thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ phải tự điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách cho phù hợp với chuẩn mực chung. Đó là những thách thức to lớn với những nước tiến hành CNH, HĐH từ điểm xuất phát thấp, chưa đủ sức cạnh tranh bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, thậm chí ngay ở thị trường nội địa mà không thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ, bảo hộ như nhiều nước đã thực hiện trước đó. Điều đó cũng đặt ra những yêu cầu về lựa chọn lộ trình, bước đi của hội nhập kinh tế quốc tế và chính sách CNH, HĐH.

- Thứ tư, xu hướng đối thoại, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển

Sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc, xu hướng đối thoại, hợp tác đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phát triển, trong đó ưu tiên mọi nguồn lực cho hợp tác và phát triển kinh tế. “Đa dạng hoá và đa phương hóa” trong quan hệ kinh tế quốc tế đã trở thành phương châm chủ đạo của hầu hết các quốc gia trên thế giới, cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Liên kết và hợp tác kinh tế đã không ngừng mở rộng và phát triển trên quy mô toàn cầu. Như vậy, với các nền kinh tế đi sau trong CNH, HĐH, việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu sẽ có cơ hội tiếp cận những nguồn lực quan trọng từ bên ngoài và tham gia được vào hệ thống phân công lao động quốc tế để thực hiện những mục tiêu kinh tế – xã hội đề ra.

Nói tóm lại, toàn cầu hoá kinh tế cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm cho không gian kinh tế mở rộng, các định chế kinh tế quốc tế được áp dụng một cách phổ biến hơn vừa tạo ra yêu cầu, vừa tạo khả năng tổ chức lại thị trường trên phạm vi toàn thế


giới. Các nước công nghiệp phát triển đang chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế sang một trạng thái mới được đặc trưng bằng sự gia tăng vượt trội của khu vực dịch vụ so với hai khu vực sản xuất vật chất. Bước chuyển đổi này đang có xu hướng gia tăng, kéo theo sự chuyển đổi ở những nước chậm phát triển hơn và tạo ra làn sóng chuyển đổi cơ cấu lan truyền trên phạm vi toàn thế giới, xác định tính chất chuyển đổi sang xã hội “hậu công nghiệp” trên quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh mới, những dự định về phân bổ nguồn lực đầu tư không còn hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng nước. Sự phát triển và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của một quốc gia sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sức cạnh tranh để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường và khả năng điều chỉnh linh hoạt để có thể ứng phó, kịp thời thích nghi với những biến động trên thị trường thế giới. Điều đó cho thấy, sự nghiệp CNH, HĐH ở các nước đang phát triển ngày nay cần được xem xét theo cách tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu. Nghĩa là muốn thực hiện được các mục tiêu đặt ra trong CNH, HĐH thì điều quan trọng trước tiên là các nước này phải biết xác định vị trí của mình và làm thế nào để trở thành một mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu. Nó vừa là yêu cầu bắt buộc nhưng cũng là cơ hội cho các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để gia nhập, chen chân vào được mạng lưới thị trường vốn đã và đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển và các doanh nghiệp của nó cũng cần phải liên tục nâng cấp, cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách chuyển đổi từ mắt khâu có giá trị gia tăng thấp sang mắt khâu có giá trị gia tăng cao hơn hoặc bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh ở chính ngay mắt khâu đang chịu trách nhiệm.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, với các nước đang phát triển ngày nay tiến hành CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xác định mục tiêu, bước đi của CNH, HĐH cũng như lựa chọn những giải pháp thực hiện một mặt phải căn cứ vào điều kiện cụ thể bên trong nhưng mặt khác cần hết sức chú ý đến những yếu tố tác động từ bên ngoài. Vấn đề quan trọng là các nước này cần phải


tạo được cơ chế thích hợp nhằm tận dụng có hiệu quả những tác động tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, nhất là việc huy động những nguồn lực về vốn, công nghệ... tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm quản lý; thâm nhập và mở rộng thị trường thế giới để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Đồng thời, các nước này cũng cần có chính sách hội nhập với lộ trình, bước đi thích hợp và các chính sách điều chỉnh kinh tế nhằm hạn chế được những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình CNH, HĐH.

1.2. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong lôgic khách quan về sự ra đời của nhà nước. Phạm trù vai trò của nhà nước thể hiện khái quát các chức năng của nhà nước trong mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội, thể hiện đặc trưng cho bản chất của nhà nước. Trong bất cứ chế độ xã hội nào thì lĩnh vực kinh tế cũng là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng nhất vì nó là nền tảng cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Do vậy, trong mọi chức năng của nhà nước đều bao hàm các nội dung kinh tế, mang cái cốt vật chất là các quan hệ kinh tế.

Để thực hiện chức năng của mình đối với sự phát triển kinh tế, nhà nước có thể sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách, kế hoạch, các công cụ tài chính, tiền tệ, kinh tế nhà nước, bộ máy nhà nước v.v... Nhưng xét cho cùng, hoạt động ban hành và thực thi chính sách thể hiện nội dung và phương thức thực hiện chức năng của nhà nước, cũng chính là sự thể hiện vai trò của nhà nước. Bởi chính sách của nhà nước là tổng thể các chủ trương, quan điểm chính thức của nhà nước cũng như hoạt động tổ chức thực thi các chủ trương, quan điểm đó. Kế hoạch, các công cụ tài chính, tiền tệ hay pháp luật cũng chính là các dạng đặc biệt của chính sách. Thông qua các chính sách nhà nước tác động vào nền kinh tế, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển kinh tế.


1.2.1. Một số lý thuyết về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế

Trong lịch sử, đã có nhiều lý thuyết kinh tế bàn về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế với những quan điểm chưa đồng nhất, thậm chí có những khía cạnh là trái ngược nhau. Theo những cách tiếp cận khác nhau có thể khái quát các trường phái lý thuyết đề cập đến vai trò của nhà nước như sau:

Thứ nhất, về các lý thuyết kinh tế học

Theo lý thuyết kinh tế chính thống, thị trường là phương thức hữu hiệu nhất của xã hội loài người trong điều tiết các hoạt động kinh tế và do vậy, nó là công cụ hữu hiệu nhất đối với các quốc gia kém phát triển để tiến lên hiện đại. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, nhiều quốc gia phát triển đi sau lại sử dụng nhà nước như một công cụ phát triển lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn và hiện đại hoá nhanh hơn những nền kinh tế dựa chủ yếu vào thị trường. Việc xuất hiện những trường phái lý thuyết mới ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế một mặt đã góp phần lý giải cho sự thành công trong phát triển kinh tế của những nước đi sau nhưng mặt khác cũng đưa ra những gợi ý về mặt chính sách cho những nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế và tiến lên hiện đại.

- Trường phái Keynes là một trong những trường phái lý thuyết tiêu biểu đề cao vai trò can thiệp của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes cho rằng, mặc dù thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế nhưng trong một số trường hợp thị trường không thể phân bổ các nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả và thị trường có những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu hiệu quả kinh tế. Từ đó, họ đề cao vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường và đưa ra khuyến nghị nhà nước nên thực hiện các chức năng chủ yếu sau: i) Xác lập những điều kiện cần thiết về thể chế và pháp lý cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá, dịch vụ; ii) Hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2022