Trường hợp (2.2) là đối tượng phục vụ chủ yếu của ngành du lịch Bình Thuận, chiếm 67% thị trường du lịch của Tỉnh. Sự thu hút du khách từ các địa phương khác không những mở rộng thị trường hoạt động của ngành du lịch mà còn mở rộng thị trường cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là (1.1) - Công ty lữ hành Bình Thuận đưa du khách địa phương đi du lịch trong và ngoài Tỉnh và (2.2) - Các công ty lữ hành ngoài Tỉnh đưa du khách các địa phương khác đi du lịch đến Bình Thuận. Các chuyến tham quan của du khách được tổ chức dưới nhiều hình thức, có thể khái quát các hình thức tổ chức hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận trong bảng sau :
Bảng 2.2. Các hình thức tổ chức hoạt động du lịch chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2005 đến năm 2008
Đơn vị tính : %
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |||||
Tổng số | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | ||||
Du khách | Trong nước | Quốc tế | Trong nước | Quốc tế | Trong nước | Quốc tế | Trong nước | Quốc tế |
Đi theo tour | 33,27 | 37,83 | 40,25 | 40,24 | 21,56 | 35,11 | 31,65 | 32,71 |
Tự tổ chức | 66,73 | 62,17 | 59,75 | 69,76 | 78,44 | 64,89 | 68,35 | 67,29 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Xã Hội
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bình Thuận
- Các Di Tích Văn Hóa, Lịch Sử Tiêu Biểu Và Các Lễ Hội, Làng Nghề Truyền Thống Tại Bình Thuận
- Các Khu Du Lịch, Địa Điểm Tham Quan Tiêu Biểu Tại Bình Thuận
- Doanh Thu Hoạt Động Du Lịch Bình Thuận Giai Đoạn 2001 – 2008 Và 6 Tháng Đầu Năm 2009
- Những Thành Tựu Và Tồn Tại Của Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Bình Thuận Giai Đoạn 2001 – 2008
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Nguồn : [18, 121]
Theo số liệu bảng 2.4, từ năm 2005 đến 2008 lượng du khách trong nước lẫn du khách quốc tế chọn hình thức tự tổ chức các hoạt động du lịch chiếm khoảng 60%
– 69%, số du khách đi theo tour rất ít. Thực trạng này phản ánh khả năng thu hút khách hàng của các công ty lữ hành trong Tỉnh còn thấp.
2.2.1.2. Sản xuất, thương mại và dịch vụ.
Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch, sự tiêu dùng các hạng mục trong sản phẩm du lịch như ăn uống, đi lại, lưu trú, vui chơi, giải trí, mua sắm … của du khách đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ của Tỉnh. Hiện nay, hoạt động sản xuất những mặt hàng phục du khách rất đa dạng, thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.3. Những hàng hóa đặc sản được sản xuất tại Bình Thuận
Nhóm hàng hóa | Các mặt hàng cụ thể | |
1 | Hàng lưu niệm | Mũ nón, áo, cờ, các loại hàng trang sức bằng đá và vỏ sò ốc, các món quà làm bằng mây, tre, lá. |
2 | Hàng đặc sản | Bánh rế, bánh khoai, cốm, mít, chuối sên đường, thanh long. |
3 | Hải sản và có nguồn gốc từ hải sản | Tôm, cua, mực, cá tẩm gia vị, sò điệp phơi khô. Đặc biệt là nước mắm Phan Thiết, mực một nắng. |
4 | Các món ăn đặc trưng của Bình Thuận | Mì quảng Phan Thiết, gỏi ốc, bánh căn Phan Thiết. |
5 | Nước uống | Nước khoáng Vĩnh Hảo nguồn gốc từ thiên nhiên |
Cùng với sản xuất, các hoạt động thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch tại Bình Thuận cũng ngày càng phát triển. Các dịch vụ vận tải, kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ bảo hiểm, y tế, tài chính, quảng cáo, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể thao … ngày càng phát triển. Số cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, nhà hàng khách sạn tăng liên tục trong giai đoạn 2001 – 2008 được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.4. Đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ và nhà hàng, khách sạn trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị tính : Cơ sở
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 (*) | |
TỔNG SỐ | 19.459 | 21.349 | 23.583 | 25.211 | 26.139 | 31.250 | 37.020 | 39.782 | 43.611 |
Thương mại | 14.830 | 15.468 | 16.457 | 17.432 | 17.628 | 20.110 | 23.283 | 25.342 | 26.314 |
Khách sạn, nhà hàng | 4.037 | 4.846 | 5.721 | 6.150 | 6.319 | 7.978 | 9.395 | 10.027 | 10.772 |
Dịch vụ | 592 | 1.035 | 1.405 | 1.629 | 2.192 | 3.162 | 4.342 | 4.413 | 6.525 |
Nguồn : [18, 86] (*) Dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Thuận
Ngoài hình thức thương mại truyền thống là chợ, hiện nay Bình Thuận đã có một siêu thị thuộc hệ thống Siêu thị Sài Gòn Co.op tại trung tâm thành phố Phan Thiết, sự xuất hiện các đại lý của những thương hiệu lớn như thực phẩm Vissan, thực phẩm Kinh Đô, Sữa Vinamilk … phục vụ nhu cầu mua sắm của người địa phương và du khách với giá cả phù hợp và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất
hàng hóa tiêu dùng tại địa phương cũng dần dần xây dựng thương hiệu để tạo niềm tin cho khách hàng, đặc biệt là du khách các địa phương khác và du khách quốc tế.
Bên cạnh các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải tư nhân trước áp lực cạnh tranh nên ngày càng chú trọng đến chất lượng và thái độ phục vụ. Các doanh nghiệp này đã đầu tư mua sắm xe đời mới, chất lượng cao, công khai niêm yết và giữ giá cả ổn định cả trong những dịp lễ tết, đưa đón khách tận nơi, rèn luyện thái độ phục vụ văn minh … Trong giai đoạn 2001 – 2008, tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch là 15%, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, du lịch là loại hàng hóa dịch vụ có độ co dãn của cầu theo giá và thu nhập lớn, sự tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới trong hai năm gần đây làm cho tốc độ tăng trưởng của các lĩnh vực này giảm so với những năm trước.
2.2.1.3. Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch
Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bình Thuận thể hiện trong sơ đồ sau :
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
Doanh nghiệp du lịch nước ngoài
Doanh nghiệp du lịch nước ngoài
Hình 2.2. Hệ thống quản lý Nhà nước về du lịch tỉnh Bình Thuận.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Doanh nghiệp du lịch nhà nước
Doanh nghiệp du lịch tư nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Ban quản lý khu du lịch
Hộ kinh doanh các thể, hợp tác xã du lịch
Theo hình 2.2, hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặt dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận. Trong đó, Hộ kinh doanh các thể, hợp tác xã du lịch do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Phan Thiết quản lý, các hình thức doanh nghiệp còn lại do Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với quy định chung của cả nước về hoạt động du lịch, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tại địa phương.
2.2.2. Du khách
Du khách là đối tượng phục vụ của hoạt động du lịch, là khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vì vậy, số lượng khách du lịch có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch. Cũng như những ngành nghề kinh doanh khác, việc thu hút khách hàng sẽ quyết định thị phần, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng du khách đến Bình Thuận trong giai đoạn 2001 - 2008 được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2.5. Du khách trong nước và quốc tế đến Bình Thuận giai đoạn 2001 – 2008
Số lượng du khách (người) | Trong đó | Tốc độ tăng trưởng chung (%) | ||
Khách trong nước (người) | Khách quốc tế (người) | |||
2001 | 469.800 | 412.430 | 57.370 | - |
2002 | 633.070 | 560.060 | 73.010 | 34,75 |
2003 | 837.000 | 726.875 | 110.125 | 32,21 |
2004 | 1.010.930 | 882.619 | 128.311 | 20,78 |
2005 | 1.396.140 | 1.233.930 | 162.210 | 38,10 |
2006 | 1.600.687 | 1.421.605 | 179.082 | 14,65 |
2007 | 1.871.390 | 1.651.340 | 220.050 | 16,91 |
2008 | 2.105.780 | 1.871.280 | 234.500 | 12,52 |
2009 (*) | 2.842.800 | 2.432.664 | 410.136 | 13,50 |
Nguồn : [23,85; 24, 3] (*)Dự báo của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Bình Thuận
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng bình quân số du khách đến Bình Thuận trong 8 năm qua tăng cả về khách quốc tế lẫn du khách trong nước, cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu trong cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ này là 17,38% đối với khách quốc tế và 12,28% đối với khách trong nước thì chỉ tiêu tương ứng của du lịch Bình Thuận là 35,25% và 40%. Điều này cho thấy khả năng phát triển của du
lịch Bình Thuận trong thời gian qua tốt hơn mức trung bình của toàn ngành. Tuy nhiên trong năm 2008, sự suy thoái kinh tế thế giới làm tốc độ tăng trưởng giảm xuống còn 12,52%. Sang năm 2009, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch Bình Thuận có thể đạt 13% đến 15%.
Trong tổng số du khách đến Bình Thuận, khách quốc tế chiếm khoảng từ 10% đến 15%, trong đó, khách Châu Âu chiếm khoảng 53% chủ yếu đến từ các nước Anh, Pháp, Đức Ý, khách Châu Á khoảng 23%, còn lại là đến từ các nước Mỹ, Úc và Việt Kiều. Khách trong nước chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Một bộ phận của du khách trong nước là dân cư địa phương. Đa phần họ đi du lịch tự túc, sử dụng phương tiên vận chuyển cá nhân, đi về trong ngày hoặc nghỉ qua đêm tại nhà người thân. Vì vậy, bộ phận khách này rất khó thống kê. Theo ước tính của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Thuận, bộ phận khách này chiếm khoảng 20% lượng khách trong nước nhưng chỉ đóng góp khoảng 10% doanh thu. Tốc độ tăng trưởng của du lịch Bình Thuận cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này phần lớn là nhờ sự gia tăng của số lượng du khách trong nước. Khách quốc tế tuy vẫn giữ tốc độ tăng đều đặn nhưng còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số du khách đến Việt Nam.
2.2.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch của Bình Thuận được phân chia thành ba nhóm yếu tố : vật thu hút du lịch, cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch :
2.2.3.1. Vật thu hút du lịch
Vật thu hút du lịch là những sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội tồn tại ở dạng các các cảnh quang thiên nhiên như sông, núi, biển, ao, hồ …; các di tích lịch sử như đền đài, chùa chiềng, văn miếu, lễ hội truyền thống …. Vật thu hút du lịch của Bình Thuận hiện nay rất phong phú, đa dạng được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2.6. Những cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của Bình Thuận
Cảnh quang | Mô tả | Nơi tọa lạc | |
1 | Đồi cát Mũi Né | Đồi cát vàng thường thay đổi hình dạng trong ngày do tác động của gió. Đây là cảnh quang đặc trưng của Bình Thuận. | Hàm Tiến, Phan Thiết |
2 | Hòn Rơm | Nằm cạnh đồi cát Mũi Né với nhiều bãi biển hoang sơ, trong lành. | Hàm Tiến, Phan Thiết |
3 | Bàu Trắng | Nằm giũa vùng đồi cát rộng mênh mông. Từ xa nhìn lại như một tấm thảm xanh phủ lên đồi cát trắng. Hồ có sen nở vào mùa hè làm dịu mát bãi cát. | Huyện Bắc Bình |
4 | Gành Son | Là ngọn núi án ngữ trước biển, theo thời gian biến thành những gành đá, hang động, nhủ thạch, bãi cuội … có hình thù kỳ lạ. | Huyện Tuy Phong |
5 | Cù Lao Câu | Hòn đảo nằm giữa biển được bao bọc bởi hàng vạn khối đá nhiều màu sắc kỳ lạ với nhiều hình thù khác nhau. | Huyện Tuy Phong |
6 | Suối Vĩnh Hảo | Nước suối khoáng tự nhiên có nhiệt độ 30oC, được khai thác vì mục tiêu kinh tế và du lịch chữa bệnh. | Huyện Tuy Phong |
7 | Thác Bà | Thác nước hoang sơ nằm giữa rừng gồm nhiều tầng nước đổ trắng xóa, không khí trong lành, thích hợp với loại hình du lịch sinh thái. | Huyện Tánh Linh |
8 | Đảo Khe Gà | Hòn đảo nằm chênh vênh giữ biển, cách bờ 500m. Nơi đây có ngọn hải đăng lớn nhất nước Việt Nam soi mình xuống dòng nước xanh trong. | Huyện Hàm Thuận Nam |
9 | Suối Tiên | Con suối nhỏ từ độ cao 6 mét chảy từ trên sườn đồi qua các rặng dừa xanh. Bên dưới lòng suối là lớp đất cát sét màu vàng pha đỏ. | Hàm Tiến, Phan Thiết |
Nguồn : [23, 53]
(Hình ảnh những cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của Bình Thuận được trình bày trong Phụ lục 2.5)
Với vai trò là vật thu hút du lịch, các cảnh quan thiên nhiên của Bình Thuận khá đa dạng. Song, vì quy mô các cảnh quan nhỏ, lại cách xa nhau nên chưa thu hút được các nhà đầu tư để biến nó thành các cơ sở du lịch.
Bên cạnh các cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, vật thu hút du lịch của Bình Thuận còn tồn tại dưới dạng các di tích văn hóa, lịch sử và các lễ hội, làng nghề truyền thống được nêu ở bảng 2.1.
2.2.3.2. Cơ sở du lịch
Cơ sở du lịch là điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch Bình Thuận, bao gồm cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, các thiết bị hỗ trợ trong
hoạt động kinh doanh du lịch do các đơn vị kinh doanh du lịch và nhà nước đầu tư xây dựng. Cơ sở du lịch của Bình Thuận hiện nay đã được đầu tư xây dựng mới kết hợp với sửa chữa, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Bình Thuận. Cơ sở du lịch của Bình Thuận sẽ được phân tích ở phần 2.2.4.
2.2.3.3. Dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch là hạt nhân của sản phẩm du lịch, có vai trò quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Các công ty du lịch Bình Thuận ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng và mở rộng nhiều dịch vụ du lịch mới. Các dịch vụ du lịch tiêu biểu ở Bình Thuận hiện nay là dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ẩm thực, bảo hiểm, y tế, vui chơi giải trí, viễn thông, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật … Các công ty du lịch đã chú trọng đến các yếu tố tinh thần như văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, phong cách phục vụ. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong ngành du lịch Bình Thuận phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đã làm hạn chế chất lượng dịch vụ du lịch.
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong giai đoạn 2001 – 2008, cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động du lịch Bình Thuận, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Tỉnh đã được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới với trình độ công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của du khách. Trong hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, có những hạng mục sau :
2.2.4.1. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là một trong những hạng mục quan trọng hàng đầu trong tổng thể sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Cơ sở lưu trú tồn tại dưới dạng các khách sạn, nhà nghỉ, các khu nghỉ dưỡng (resort). (Phụ lục 2.3)
Tính đến hết tháng 6 năm 2009, toàn tỉnh Bình Thuận có 173 cơ sở lưu trú đang hoạt động kinh doanh với tổng số 4618 phòng. Trong đó, có 94 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng với 3274 phòng, chiếm 54,33% trong tổng số cơ sở lưu trú. Số cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao có 20 cơ sở với 1276 phòng, chiếm 11,56%. 74 cơ sở lưu trú 2 sao với 1998 phòng, còn lại 79 cơ sở chưa được xếp hạng với 1344
phòng. Ngoài số cơ sở lưu trú trên, toàn Tỉnh còn có khoảng trên 400 nhà nghỉ, nhà trọ tập trung ở thành phố Phan Thiết, huyện Tuy Phong, thị xã La Gi.
Bảng 2.7. Các cơ sở lưu trú của trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ năm 2001 đến cuối tháng 6/2009
Cơ sở lưu trú | Cơ sở lưu trú đã xếp hạng | Cơ sở lưu trú chưa xếp hạng | |||||
Từ 3 sao Đến 4 sao | Từ 1 sao Đến 2 sao | ||||||
Cơ sở | Phòng | Cơ sở | Phòng | Cơ sở | Phòng | ||
2001 | 61 | 4 | 123 | 27 | 783 | 30 | 297 |
2002 | 67 | 6 | 173 | 29 | 889 | 32 | 334 |
2003 | 71 | 7 | 582 | 35 | 1.045 | 29 | 377 |
2004 | 99 | 11 | 871 | 42 | 1.234 | 46 | 832 |
2005 | 124 | 13 | 930 | 45 | 1.364 | 44 | 828 |
2006 | 138 | 15 | 1.179 | 54 | 1.607 | 58 | 1.021 |
2007 | 153 | 19 | 1.251 | 62 | 1.725 | 72 | 1.284 |
2008 | 164 | 20 | 1.276 | 69 | 1.879 | 75 | 1.312 |
Cuối tháng 6/ 2009 | 173 | 20 | 1.276 | 74 | 1.998 | 79 | 1.344 |
Nguồn: [23,41; 24,3]
Đồ thị 2.1. Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn từ năm 2001 đến cuối tháng 6 năm 2009
100%
80%
Cơ sở chưa xếp hạng Cơ sở 1-2 sao
Cơ sở 3-4 sao
60%
40%
20%
0%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cuối
Tháng 6/2009
Trong giai đoạn này, công suất sử dụng phòng bình quân đạt 75% đến 80% chủ yếu tập trung vào các cơ sở lưu trú từ 3 đến 4 sao. Vào mùa cao điểm, công suất