Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bình Thuận‌

Sự phát triển du lịch ở thành phố Chu Hải, Trung Quốc là minh chứng xác thực về vai trò của du lịch đối sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc được thể hiện cụ thể như sau :

Kích thích sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xây dựng nền kinh tế Trung Quốc phát triển theo hướng hiện đại.

Tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bình quân đầu người, cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư địa phương.

Tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nông thôn.

Góp phần tạo dựng hình ảnh đất nước và nâng cao vị thế của đất nước Trung Quốc trên toàn thế giới.


1.5.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Thái Lan


Ngay sau các nước công nghiệp mới của Châu Á là Sing - ga - po, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc, Thái Lan là quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động và đầy triển vọng của khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay. Thái Lan đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội như ngày nay là do sự phối hợp của nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng lĩnh vực có đóng góp to lớn nhất cho sự thành công của nền kinh tế đất nước này chính là du lịch.

Hằng năm, du lịch đã đóng góp đến gần 20% vào tổng sản phẩm xã hội của đất nước “hoa phong lan”, mang lại một nguồn thu khổng lồ cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động mỗi năm. Nguồn vốn tích lũy được từ hoạt động du lịch đã giúp Thái Lan nhanh chóng hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Chủ trương của các nhà quản lý du lịch Thái Lan là du khách đến đất nước này không chỉ để vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng mà còn mua sắm nhiều hàng hóa mang về. Vì vậy, họ xây dựng chiến lược cung cấp sản phẩm du lịch cho du khách với giá

“mềm”. Sự phát triển của nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch sinh thái, du lịch mua sắm, dịch vụ hàng không … với giá rẻ đã kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của du khách. Đặc biệt, thông qua hình thức du lịch mua sắm của du khách quốc tế, Thái Lan đã tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mà không phải chịu các rào cản mậu dịch. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ hàng hóa của Thái Lan được mở rộng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bình Thuận trong giai đoạn 2001-2020 - 6

Nếu so với Trung Quốc, tài nguyên du lịch tự nhiên của Thái Lan không đa dạng bằng, đa phần sản phẩm du lịch của đất nước này là nhân tạo. Xác định đúng vị thế của mình, các nhà hoạch định chính sách Thái Lan đã dùng yếu tố con người để biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch độc đáo.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan, hoạt động du lịch đã thể hiện những vai trò cơ bản sau đây :

Tạo tiền đề vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là hình thức xuất khẩu tại chỗ, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.

Du lịch xây dựng hình ảnh của đất nước Thái Lan đối với các nước khác, tạo tiền đề giao lưu quốc tế trên các lĩnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…

1.5.1.3.Vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội Sing - ga - po


Sing - ga - po là một trong bốn nước công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển thứ hai ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản. Bên cạnh nền kinh tế phát triển thì Sing - ga - po còn là một điểm đến du lịch lý tưởng. Nếu Trung Quốc nổi tiếng với những công trình kiến trúc kỳ vĩ như Vạn Lý Trường Thành, các lăng tẩm của vua chúa phong kiến hay cao nguyên Tây tạng, Thái Lan là thiên đường giải trí và mua sắm thì Sing - ga - po là điểm đến nghỉ dưỡng, học tập và hưởng thụ môi trường trong sạch của du khách. Ngược lại với Thái Lan, Sing - ga - po không chủ trương thu hút du khách với các dịch vụ du lịch giá rẻ mà tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du học rất thích hợp với chiến lược giá cả, chất lượng dịch vụ của đất nước này.

Một quốc đảo chỉ khoảng 5 triệu dân, lại sở hữu những phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp. Hằng năm Sing - ga - po đã thu hút một lượng khách quốc tế lớn hơn cả dân số của đất nước mình đến tham quan, chữa bệnh, học tập, mua sắm ... Tuy Sing - ga - po không phát triển đa dạng các loại hình du lịch như Thái Lan, nhưng những loại hình du lịch hiện đại đang được ưa chuộng đã đưa Sing - ga - po trở thành đất nước du lịch nổi tiếng thế giới.

Sing - ga - po hiện có hệ thống y tế vào loại tốt nhất trên thế giới. Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi, thiết bị hiện đại, tiên tiến đã giúp đất nước này trở trung tâm chữa bệnh, nghỉ dưỡng hàng đầu tại Châu Á. Đến nay, với một đất nước dân số ít, thị trường nội địa không thể khai thác hết công suất hoạt động của hệ thống y tế hiện đại. Do vậy, Sing - ga - po chủ trương thu hút bệnh nhân từ các nước khác đến chữa bệnh để mở rộng thị trường dịch vụ y tế, đồng thời giúp đội ngũ giáo sư, bác sĩ nước này liên tục trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2004 đã có khoảng 320.000 lượt người đến Sing - ga - po chữa bệnh thì đến năm 2008, con số này tăng lên 50%, đạt khoảng 480.000 lượt người.

Bên cạnh loại hình du lịch chữa bệnh, Sing - ga - po còn là một nước xuất khẩu giáo dục hàng đầu Châu Á và có tầm cỡ quốc tế với chất lượng giáo dục cao. Môi trường chính trị của Singapore lại rất ổn định nên hàng năm đã thu hút rất nhiều du học sinh từ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước này. Ngoài ra, Sing - ga - po còn là trung tâm mua sắm hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao dành cho du khách có thu nhập cao.

Phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á, hoạt động du lịch góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu thì đối với Sing - ga - po, du lịch giúp duy trì sự giàu có, thịnh vượng, phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển kinh tế

- xã hội của Sing - ga - po, du lịch có những vai trò cơ bản sau :

Mở rộng thị trường xuất khẩu các dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao, tạo tiền đề để Sing - ga - po duy trì việc cung cấp các dịch vụ này.

Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chuyển giao công nghệ … nâng cao vị thế của Sing - ga - po trên toàn thế giới.

Duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam


Qua phân tích khái quát hoạt động du lịch và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về nâng cao vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam như sau :

Một là, tích cực khai thác tối đa lợi thế du lịch của đất nước nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngành du lịch trên toàn thế giới hiện nay đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt. Du khách ngày càng có nhiều lựa chọn điểm đến du lịch của mình, yêu cầu của du khách về chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng cao. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như các quốc gia phát triển du lịch cần có những quyết sách mạnh mẽ, chiến lược phát triển du lịch đúng đắn nhằm củng cố và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường du lịch.

Hoạt động du lịch là hoạt động văn hóa, xã hội, tinh thần của con người. Thông qua việc tiêu dùng các hạng mục sản phẩm du lịch cụ thể, du khách muốn hưởng thụ những nét độc đáo về văn hóa, xã hội của nơi đón tiếp du lịch, làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình. Những sản phẩm du lịch đơn điệu, tẻ nhạt, gây nên sự nhàm chán cho du khách sẽ không thể có chỗ đứng trên thị trường du lịch. Vì vậy, để có thể là điểm đến du lịch luôn hấp dẫn du khách, các quốc gia đón tiếp du lịch phải xác định đúng lợi thế du lịch của mình. Trên nền tảng tài nguyên du lịch sẵn có, các quốc gia phải luôn sáng tạo, đổi mới loại hình, sản phẩm du lịch, phải biết tạo ra những nét đặc trưng trong sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

Việt Nam không sở hữu những kỳ quan lừng danh thế giới như Vạn Lý Trường Thành hay Kim Tự Tháp nhưng Việt Nam có những kỳ quan thiên nhiên rất độc đáo như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha Kẻ Bàng, Đồi cát Mũi Né … Những kỳ quan thiên nhiên độc đáo này đã giúp Việt Nam ghi tên mình vào bản đồ du lịch thế giới. Đối với người dân Việt Nam, những hình ảnh này có thể đã trở nên rất quen thuộc nhưng nó lại có sức thu hút mạnh mẽ đối vói du khách quốc tế. Sự phát triển của du lịch, đến lượt nó sẽ tạo nguồn tích lũy vốn thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch. Để thực hiện chuyến du lịch của mình, công việc đầu tiên là du khách phải di chuyển từ nơi lưu trú thường xuyên đến địa điểm du lịch. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thuận tiện, phối hợp với các phương tiện giao thông hiện đại sẽ giúp du khách di chuyển dễ dàng, nhanh chóng, tạo sự thoải mái, tiện nghi cho du khách. Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư cho công tác nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay, bến cảng … để việc di chuyển của du khách được tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.

Hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch không chỉ phục vụ cho hoạt động du lịch mà còn có tác dụng nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư so với các địa phương du lịch khác. Đồng thời, góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để phục vụ cho đời sống nhân dân tại địa phương du lịch.

Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.


Tài nguyên du lịch là điều kiện cần, là nền tảng ban đầu để phát triển hoạt động du lịch, nhưng nguồn nhân lực mới là điều kiện đủ quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh du lịch. Phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài du lịch một cách hiệu quả để có thể tạo ra những sản phẩm du lịch nhân tạo mới lạ, độc đáo. Từ đó, thu hút du lịch đến tham quan ngày càng nhiều. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn đảm bảo sự phát triển hài hòa, bền vững ngành du lịch.

Bốn là, tăng tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế.


Du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp và khả năng kích thích sự phát triển của các ngành nghề khác rất lớn, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của hoạt động du lịch giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quốc gia theo hướng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần. Hơn nữa, giá trị kinh tế của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ thường cao hơn sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, phát triển du lịch giúp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng như trên giúp tăng tốc độ gia tăng tổng sản phẩm xã hội của quốc gia. Ở bài học kinh nghiệm này, Thái Lan là đất nước tiêu biểu để Việt Nam học tập và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của mình.

Năm là, duy trì thường xuyên công tác quảng bá, tiếp thị hoạt động du lịch.


Hoạt động quảng cáo, tiếp thị tuy không trực tiếp tạo ra giá trị xã hội nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện giá trị hàng hóa, nhất là lĩnh vực du lịch trong nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển trong thời đại ngày nay. Do đặc tính của sản phẩm du lịch là người mua không thể đánh giá đúng chất lượng sản phẩm trước khi tiêu dùng, hơn nữa họ chỉ có thể tiêu dùng được sản phẩm tại nơi “sản xuất” – điểm đến du lịch. Vì vậy, công tác quảng bá, tiếp thị là phương thức hữu hiệu nhằm thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng.

Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến mọi nơi trên thế giới bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện khác nhau, tổ chức các cuộc hội thảo ở nước ngoài để quảng bá về du lịch Việt Nam, đặc biệt là mạng Internet. Du lịch Việt Nam Cần “đánh bóng” tên tuổi của mình bằng các danh hiệu đẹp để tạo ấn tượng cho du khách, để khi nhắc đến nó, du khách không ngần ngại chọn Việt Nam làm nơi vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng.

Để đảm bảo cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch đúng như những hình ảnh mình đã quảng cáo thì Việt Nam còn phải làm tốt công tác tuyên truyền cho dân cư địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung về thái độ đón tiếp, phục vụ chu đáo ân cần đối với du khách, rèn luyện nếp sống văn minh nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Đồng thời, chính quyền địa phương nơi đón tiếp du lịch phải tuyệt đối ngăn chặn nạn ăn xin, chèo kéo, lang thang lề đường gây phiền nhiễu du khách, nhằm tạo nên môi trường du lịch trong sạch, văn minh.

Sáu là, khai thác tài nguyên du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái và gìn giữ các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch.

Bảy là, tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch.


Ngày nay, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động du lịch đều chịu tác động của xu thế hội nhập. Xu thế này vừa là cơ hội vừa là thách thức của các quốc gia trên con đường phát triển. Vì vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm hội nhập của các nước khác để mở rộng thị trường du lịch. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch, Việt Nam còn có cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

Hiện nay, những thành tựu đạt được trong hoạt động du lịch Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Việt Nam cần phải khai thác tối đa những lợi thế du lịch sẵn có kết hợp với công nghệ kinh doanh du lịch hiện đại của các nước có trình độ phát triển du lịch tiên tiến nhằm phát huy tối đa vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



sau:

Quá trình phân tích chương 1 của luận văn đã khẳng định được những vấn đề


Một là, đã trình bày sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động du

lịch và vai trò của nó đối với sự phát triển của thế giới qua các thời đại.


Hai là, phân tích khái quát những vấn đề cơ bản của du lịch như : khái niệm du lịch, du khách, sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, những tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động du lịch.

Ba là, phân tích vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một số nước trên thế giới, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển hoạt động du lịch ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2


VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001 - 2008


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN‌


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 7.810 km2, là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc Bình Thuận giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Đồng Nai, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm Tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Hiện nay Bình Thuận có mười đơn vị hành chính gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình, huyện Hàm Thuận Bắc, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Tánh Linh, huyện Hàm Tân, huyện Đức Linh và huyện đảo Phú Quý.

Với vị trí địa lý khá thuận lợi, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với các địa bàn trọng điểm phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận còn có điều kiện mở rộng quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh tây nguyên và cả nước.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí