Ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã bằng thành, huyện pắc nặm, tỉnh Bắc Kạn - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


HOÀNG VĂN PÁ

Tên đề tài:

ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO GIỮA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BẰNG THÀNH, HUYỆN PẮC NẶM, TỈNH BẮC KẠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã bằng thành, huyện pắc nặm, tỉnh Bắc Kạn - 1

Lớp : K47 – PTNT - N02

Khoa : Kinh tế & PTNT

Khóa học : 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận


Thái Nguyên, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS. Đỗ Xuân Luận.

Các số liệu bảng, biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.


Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019

Sinh viên Hoàng Văn Pá


LỜI CẢM ƠN


Thực tập tốt nghiệp là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo bậc đại học nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn, đồng thời qua đó tích lũy những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác chuyên môn sau khi tốt nghiệp.

Nay thời gian thực tập kết thúc đề tài đã hoàn thành cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyến đã tận tình giảng dạy và cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt bốn năm học.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. Đỗ Xuân Luận người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ trong UBND xã Bằng Thành và các ban TCTD, đã tạo điều kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu giúp cho tôi hoàn thành đề tài.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới bà con xã Bằng Thành đã rất nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông tin sát thực, kinh nghiệm quý báu để đề tài được hoàn thành.

Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019

Sinh viên Hoàng Văn Pá


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 28

Bảng 4.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 30

Bảng 4.3: Bảng thống kê vật nuôi của xã qua 3 năm (2016-2018) 31

Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Bằng Thành 32

Bảng 4.5: Điều kiện, thời hạn và lãi suất cho vay của các tổ chức TDNT tới các hộ nghèo được ủy thác cho vay 41

Bảng 4.6: Đặc điểm nhân khẩu của các hộ khảo sát 43

Bảng 4.7: Đặc điểm huy động vốn vay của các hộ khảo sát 44

Bảng 4.8. Đặc điểm sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ qua khảo sát trên địa bán xã 45


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Hộ nghèo đến vay vốn tại NHCSXH huyện Pác Nặm 11

Hình 4.1. Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống TDNT 37

Hình 4.2. Sơ đồ quy trình vay vốn của NHNo&PTNT xã Bằng Thành 38

Hình 4.3. Sơ đồ quy trình vay của NHCSXH trên địa bàn xã Bằng Thành ... 39


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HTX Hợp tác xã

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

KT - XH Kinh tế - Xã hội

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NN - NT Nông nghiệp nông thôn

TCTD Tổ chức tín dụng

TCTDNT Tổ chức tín dụng nông thôn

TD Tín dụng

TDNT Tín dụng nông thôn

TDTT Thể dục thể thao

TSCĐ Tài sản cố định

TSLĐ Tài sản lưu động

UBND Ủy ban nhân dân

VH Văn hóa


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC CÁC HÌNH iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1. Mục tiêu chung 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3

1.3. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu 4

1.3.1. Ý nghĩa trong khoa 4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

1.4. Yêu cầu của đề tài 4

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5

2.1.1. Khái niệm ủy thác và vốn 5

2.1.2. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã 7

2.1.3. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách đến quá trình phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã 9

2.1.4. Vai trò của việc ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách đến sản xuất Nông nghiệp trên địa bàn xã 12

2.1.5. Các nguồn vốn 14

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 15

2.2.1. Thực trạng sử dụng vốn của nông dân nước ta hiện nay 15

2.2.2. Thực tiễn việc tiếp cận các chính sách vay vốn nước ta hiện nay 19

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21

3.2. Nội dung nghiên cứu 21

3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương 21

3.2.2. Phân tích tình hình tiết cận nguồn vốn và sử dụng vay từ các nguồn vốn tín dụng của các hộ nghèo trên địa bàn xã 21

3.2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các hộ nghèo, Hội Phụ Nữ, Ngân Hàng chính sách trong việc cho vay ủy thác trên địa bàn xã 21

3.2.4. Đế xuất giải pháp tăng cường cho vay hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nói riêng và nền kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn 22

3.3. Phương pháp nghiên cứu 22

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 22

3.3.2. Phương pháp phân tích 25

3.3.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 25

3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 26

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương 27

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29

4.2. Phân tích tình hình tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính trị trên địa bàn xã 35

4.2.1. Tình hình tiếp cận nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo trên địa bàn xã 35

4.2.2. Tình hình sử dụng vốn ủy thác cho vay hộ nghèo của các hộ trên địa bàn xã 43

4.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của chính quyền địa phương, hội phụ nữ và các hộ được ủy thác hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã 46

4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn của chính quyền trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã 46

4.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội phụ nữ trong quá trình thực hiện ủy thác cho vay giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã 48

4.3.3. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ được ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hôi và các tổ chức chính tri-xã hội trên địa bàn xã 53

4.4. Đề suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ nghèo và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được vay vào sản xuất kinh tế hộ và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn 55

4.4.1. Đế suất giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn nhàm xóa đói giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn 55

4.4.2. Đề suất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn vào xóa đối giảm nghèo nói riêng và sản xuất kinh tế hộ nói chung trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn 58

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1. Kết luận 61

5.2. Kiến nghị 62

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương 62

5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng 63

5.2.3. Đối với người dân 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

BẢNG HỎI ĐIỀU TRA HỘ


PHẦN 1 MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sự chuyển biến về kinh tế - xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, nâng cao vị thế của việt nam trên thị trường quốc tế, Hội nghị trung ương thứ VI đã khẳng định: Sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế nông thôn đống góp một vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, quá trình phát triển này đá và đang có sự hỗ trợ không ngừng từ phía các tổ chức tín dụng. Sau 20 năm đổi mới, việt nam đá có nhiều thành tựu, tuy nhiên đời sống của người dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn. Nhiều vùng nông thôn vấn còn nghèo về vật chất - kỹ thuật, hặn chế về nhiều mặt trong nền kinh tế - xã hội chung của đất nước. Nhiều hoạt động trên lý thuyết lấn thực tế đang tập trung vào xóa đối giảm nghèo, cải thiện đời sống cho bà con nông dân đã phần nào phát huy hiệu quả, những cái mà bà con quan tâm nhất là nguồn vốn tín dụng thì vẫn còn nhiều hạn chế. Nhu cầu vốn tín dụng xuất pháp từ nhiều hoạt động khác nhau và việc đáp ứng được nhu cầu đó cũng là một bước phát triển của các tổ chức tín dụng. Hiện nay mạng lưới tín dụng đã có mặt ở khắc mọi vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động của các tổ chức tín dụng đá và đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người dân ở vùng nông thôn vấn ít hoặc chưa tiếp cận được


các hoạt động của các tổ chức này. Mạng lưới tài chính này chưa thật sự có hiệu quả ở vùng xâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Những quy định mới về thế chấp tài sản đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người dân vay vốn, nhưng vấn bất cập đối với một bộ phận nông dân.

- Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vứng. Trong những năm qua hệ thống tín dụng chính sách tín dụng không ngừng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đái của nhà nước, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ toàn diện ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nâng cao thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là người dân nông thôn từ lâu vấn đang làm mối quan tâm hang đầu của Đảng và nhà nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách, chương trình tháo gỡ khó khăn giúp người dân thoát nghèo. Vì vậy để thực hiện tốt các chính sách chương trình một cách có hiệu quả tốt đạt hiệu quả cao, nhà nước đã ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hang chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội cho người nông dân, để có đủ vốn chủ động đầu tư và tạo ra một thu nhập ổn định trong đời sống người nông dân.

Xã Bằng Thành là một xã thuộc Huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Xã cách huyện Pắc Nặm 12km. Bằng Thành vấn là một xã nông nghiệp, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người nông dân vấn còn chưa cao, diện tích đất canh tác, vốn, khoa học kỹ thuật còn yếu. Hoạt động kinh tế của hộ nông dân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi bao gồm: Trồng cây keo, ngô, lúa, nuôi lợn, trâu, bò, gà, vịt…


Đánh giá về đều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về cơ hội và thách thức của người dân trong việc ủy quyền cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội, nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân xã Bằng Thành nói riêng và cũng như người dân trong địa bàn huyện Pắc Nặm nói chung, làm tiền đề cho các can thiệt của các dự án phát triên nông thôn, các chương trình xóa đối giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao đời sống cho người dân. Với mục đích như vậy nên tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Uỷ thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

- Phân tích được cơ hội và thách thức trong việc ủy quyền cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa bàn xã Bằng Thành. Từ đó đánh giá và đề xuất được các giải pháp khắc phục và phát huy các thế mạnh để nâng cao thu nhập đời sống người dân tại địa bàn nghiên cứu.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng ủy thác cho vay hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

- Phân tích và làm rõ những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân của những khó khăn của phương thức ủy thác cho vai hộ nghèo giữa ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Xem tất cả 61 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí