Ứng dụng phần mềm Cube Citilabs cho việc dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại quận 3 đến năm 2020 - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTN

Bê tông nhựa

Bx.Miền Tây

Bến xe Miền Tây

CMT8

Đường Cách Mạng Tháng 8

CN

Cá nhân

DA VSMT

Dự án Vệ sinh môi trường

ĐBP

Đường Điện Biên Phủ

E-E (External-External)

Các chuyến đi liên vùng

E-I (External-Internal)

Các chuyến đi ngoại vùng có điểm đến nội vùng

GTCC

Giao thông công cộng

GTVT

Giao thông vận tải

HB (Home_Based) Trips

Các chuyến đi liên quan đến nhà

HBO (Home_Based Other) Trips

Các chuyến đi liên quan đến nhà với mục đích không phải đi làm, đi học

HBS (Home_Based School) Trips

Các chuyến đi giữa nhà và trường học

HBW (Home_Based Work) Trips

Các chuyến đi giữa nhà và nơi làm việc

HSSV

Học sinh sinh viên

I-E (Internal-External)

Các chuyến đi ngoại vùng có điểm đi nội vùng

I-I (Internal-Internal)

Các chuyến đi nội vùng

KCN

Khu công nghiệp

KDC

Khu dân cư

KNTH

Khả năng thông hành

NHB (Non Home_Based) Trips

Các chuyến đi không liên quan đến nhà

NKKN

Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa

NTMK

Đường Nguyễn Thị Minh Khai

OD (Origin-Destination)

Ma trận chuyến đi theo điểm đi và điểm đến

PCU (Passenger Car Unit)

Lưu lượng xe quy đổi sang xe con quy

đổi

QLGT

Quản lí giao thông

SX-KD

Sản xuất kinh doanh

TM-DV

Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

VOC (Vehicle Operating Cost)

Chi phí vận hành phương tiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Tóm tắt:

Trong quá trình quy hoạch mạng lưới giao thông cho một vùng hay một địa phương thì vấn đề dự báo nhu cầu đi lại phát sinh trong tương lai sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu công tác dự báo không phản ánh đúng với nhu cầu thực tế sẽ dẫn đến việc các tuyến đường được vạch ra không phát huy được hiệu quả, đồng thời không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đồ án này nhằm mục đích “ Ứng dụng phần mềm Cube Citilabs cho việc dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ”. Xác định lưu lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai

– Cách Mạng Tháng 8) của năm dự báo 2020.

Phương pháp dự báo nghiên cứu trong đồ án là dự báo nhu cầu đi lại theo lý thuyết mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilabs trong quá trình tính toán, mô hình 4 bước là một trong những phương pháp dự báo được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra thực tế từng hộ gia đình, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực ( trong đồ án này là khu vực Quận 3).

Trong đồ án này chủ yếu thực hiện 2 vấn đề chính sau đây: Nghiên cứu áp dụng mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilas để tính toán nhu cầu đi lại dự báo năm 2020 trong mạng lưới giao thông cho khu vực quận 3 và đánh giá khả năng thông hành qua một số nút giao chính (Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8) dự báo năm 2020.

Tính cấp thiết của đề tài:

Quy hoạch giao thông vận tải có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của 1 vùng. Mạng lưới giao thông vận tải được quy hoạch tốt sẽ giúp cho việc vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn, qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế

- xã hội.


Quận 3 là quận trung tâm của thành phố có vị trí quan trọng, đặc biệt về giao thông và hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật còn chưa hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông vận tải chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trong những năm tương lai, Quận 3 cần phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện hơn nữa, để thực hiện được điều đó thì trước hết phải đánh giá lại mạng lưới giao thông hiện tại và khả năng phục vụ trong tương lai để từ đó có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp cho từng giai đoạn, tạo đà cho Quận 3 phát triển bền vững từ nay đến năm 2020.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của đề tài “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ” là xác định lưu lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8) dự báo năm 2020. Qua đó có những giải pháp nhằm cải thiện mạng lưới giao thông hiện tại và nâng cao năng lực phục vụ trong năm tương lai.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong một quy trình quy hoạch giao thông thì một khâu quan trọng nhất đó là phân tích dự báo nhu cầu đi lại (Travel demand forecasting), nó sử dụng dữ liệu thu thập được về giao thông hiện tại, để dự báo nhu cầu đi lại và nhu cầu sử dụng hệ thống giao thông vận tải (hệ thống đường bộ, đường sắt, phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện GTCC…) trong tương lai như thế nào?

Trong Luận văn tác giả sử dụng lý thuyết mô hình 4 bước và phần mền Cube Citilas để tính toán. Với giả định rằng nhu cầu của các chuyến đi trong khu vực không phụ thuộc vào đặc điểm chung vận tải cũng như các chính sách tác động đến giao thông. Nghĩa là đối với kịch bản giữ nguyên mạng lưới giao thông hoặc mở rộng mạng lưới giao thông thì nhu cầu đi lại của khu vực vẫn không thay đổi. Luận văn bỏ qua vận chuyển hành hóa và vận chuyển hành khách liên quan đến ga Sài Gòn.


Phân tích, dự báo nhu cầu đi lại được sử dụng để phát triển thông tin trợ giúp việc ra quyết định để phát triển và quản lý hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị.

Quy trình này bao gồm bốn bước:

1. Phát sinh hành trình (Trip generation – Hành trình xuất phát ở đâu?)

2. Phân phối hành trình, (Trip distribution - Hành trình đi đến đâu)

3. Phương thức phân chia (Modal split – Loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng).

4. Ấn định mạng lưới (Traffic assignment – Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình).

Nguồn Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs Hình 1 1 Các bước của 1

(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs)

Hình 1.1 Các bước của mô hình dự báo nhu cầu giao thông

Mặc dù mô hình gồm 4 bước chính nhưng sẽ có rất nhiều bước phụ bên trong để bổ trợ, thực hiện các phương pháp tính toán của mô hình.



Hình 1 2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước Nguồn Tài liệu hướng dẫn 2

Hình 1.2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs

1.4 Giới hạn nghiên cứu

- Giới hạn về phương pháp thực hiện

Hiện nay mô mình Cube Citilab là một trong những mô hình đang được sử dụng rộng rãi cho việc dư báo trên khắp thế giới, tuy nhiên mô hình hình tính toán này chưa được kiểm định để đảm bảo sai số giữa thực tế và mộ hình trong luận văn là ít nhất.

Những đề cập trong Luận văn chỉ mới xây dựng bước đầu tiên trong việc dự báo giao thông trong tương lai, Luận văn hầu hết bỏ qua các bước ước lượng, kiểm định, đánh giá sai số của mô hình, do đó cần phải có thời gian kiểm định, hiệu chỉnh các thông số đầu vào phù hợp hơn.

- Giới hạn về phạm vi thực hiện

Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ 14 phường của Quận 3. Chủ yếu tập trung vào các tuyến đường đối ngoại ( Cách Mạng Tháng 8, Vò Thị Sáu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trường Sa, Hoàng Sa..) và các đường chính của khu vực Quận 3 (Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo, Trương Định,…) các tuyến đường này mang ý nghĩa quan trọng của Khu vực và của cả thành phố.


Luận văn cũng tập trung đánh giá 2 nút giao chính là: Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8 năm dự báo 2020 dựa vào số liệu giao thông đã được dự báo.

- Giới hạn về dữ liệu đầu vào

Các số liệu đầu vào của mô hình được lấy từ các nghiên cứu quy hoạch giao thông, quy hoạch chung của khu vực. Đối với một số trường hợp bị thiếu thì dữ liệu được giả định tính toán thông qua các năm trước bằng phương pháp ngoại suy. Do đó sẽ không tránh khỏi các sai số trong quá trình tính toán. Vì vậy mô hình chỉ được xem xét ở mức độ giả định, dự báo giao thông khu vực theo quan điểm của riêng tác giả.

1.5 Cấu trúc đồ án

Cấu trúc đồ án “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ” bao gồm 5 chương như sau:

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CHƯƠNG II. KHU VỰC NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN CHƯƠNG IV: DỰ BÁO GIAO THÔNG

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng

2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu

Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chánh : phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14.

Hình 2 1 Vị trí và ranh giới Quận 3 Quận 3 là quận trung tâm của thành phố có 3

Hình 2.1: Vị trí và ranh giới Quận 3

Quận 3 là quận trung tâm của thành phố có vị trí quan trọng, đặc biệt về giao thông và hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

Trục giao thông huyết mạch theo hướng Bắc Nam:

- Đường Cách Mạng Tháng 8 nối tiếp quốc lộ 22 đi Tây Ninh qua Campuchia & nối liền trung tâm thành phố , quận 7 và Nhà Bè.

- Trục giao thông theo hướng Đông - Tây: Đường Nguyễn Thị Minh Khai - Điện Biên Phủ nối trung tâm Sài Gòn cũ với Chợ Lớn

Quận 3 được giới hạn như sau :

- Phía Đông Nam: tiếp giáp quân 1 qua đường Nguyễn Thị Minh Khai.

- Phía Đông Bắc: tiếp giáp quận 1 qua đường Hai Bà Trưng

- Phía Tây Nam: tiếp giáp quận 10 qua các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Lý Thái Tổ.

- Phía Tây Bắc: tiếp giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình Quy mô khu đất quy hoạch : 492,88 ha

2.1.2. Tình hình dân số, kinh tế - xã hội khu vực

2.1.2.1 Dân số và lao động

a. Quy mô dân số trung bình

Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh, dân số trung bình toàn quận 3 năm 2006 là 199.172 người giảm 125 người so với năm 2005 (dân số năm 2005-2006 giảm là -0,06%), được thống kê theo bảng 2.1:

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về dân số quận 3 từ năm 1998 đến 2006


TT

Chỉ

tiêu

ĐVT

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2000 -

2006

1

Quy mô

dân số

người

223.62

218.836

215.216

211.502

206.55

201.425

199.297

199.172



2

Số dân tăng

(giảm)


người



-4.784


-3.62


-3.714


-4.952


-5.125


-2.128


-125



3

Tỷ lệ tăng (giảm) chung của dân

số


%



-2,14


-1,65


-1,73


-2,34


-2,48


-1,06


-0,06


-1,64


4

Tỷ lệ tăng (giảm)

tự nhiên


%


1,25


1,17


1,14


1,14


1,13


0,88


0,82


0,8


1,04

5

Tỷ lệ

tăng

%


-3,31

-2,79

-2,87

-3,47

-3,36

-1,88

-0,86

-2,68

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022