mà đầu tiên là cho máy điện thoại di động, dịch vụ điện thoại Internet, IP Video, truyền hình cáp, MPLS, Wifi, Wimax
Thị trường cung cấp dịch vụ : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng…
Các đối thủ cạnh tranh chính của Internet Viettel: VNPT, FPT, SPT, Netnam, VNGT, HTC, EVNTelecom. Trong đó hai đối thủ cạnh tranh chính là VNPT và FPT.
2. Phân tích môi trường bên ngoài của lĩnh vực Internet tại Tổng Cty Viễn thông Viettel
2.1. Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến lĩnh vực Viễn thông và Internet
Có thể nói Internet đang ngày càng thay đổi cuộc sống của chúng ta. Khi mà sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng cao thì các ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào cuộc sống ngày càng nhiều và càng trở lên phổ biến.
Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông – Internet đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề "kéo cầu" hay "đẩy cung", mà cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông – Internet trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Điều này đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến viễn cảnh về xã hội thông tin toàn cầu (GIS). Viễn cảnh này đã là chủ đề tranh luận trong giai đoạn 1995-1999, ban đầu là các nước công nghiệp tiên tiến G7, sau đó là trong cộng đồng quốc tế. Ngày nay những ý tưởng cơ bản ẩn sau khái niệm GIS đang được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu (GII). Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên Internet là một ví dụ làm thế nào để GIS trở thành hiện thực. Thách thức cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt đó là phải tìm ra được những hướng đi đảm bảo GIS thực sự mang tính toàn cầu và rằng mọi người ở mọi nơi có thể chia sẻ những quyền lợi của
nó. Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó cũng ngày càng phát triển rộng rãi. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường toàn cầu hóa về viễn thông đang là một thách thức trong vấn đề quản lý. Tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn. Công nghệ, kinh doanh thương mại, môi trường và các tổ chức quốc tế về viễn thông đang thách thức khả năng của xã hội trong lĩnh vực quản lý. Các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa đó là các công nghệ mới như là Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL và chúng đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường. Dù sao vẫn có khác biệt lớn tồn tại như độ khả dụng của dịch vụ bên trong các nước và giữa các nước. Công nghệ mới có khả năng làm tăng thêm hoặc làm giảm sự mất cân bằng giữa các nước.
Việc truy nhập tới các dịch vụ mới sẽ đòi hỏi không chỉ đối với vấn đề cân bằng mà còn đòi hỏi về vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Các vấn đề mới như là truy nhập quốc tế và tính cân bằng, thương mại quốc tế và xuyên suốt các biên giới đối với thông tin và các chính sách thương mại nội địa đang nổi lên để thực hiện viễn thông cho hầu hết các lĩnh vực không kiểm soát được. Việc tư nhân hoá, quy định lại, toàn cầu hoá, sắp xếp lại thương mại và cạnh tranh là một số thay đổi đang được thực hiện trong các thay đổi lớn về thị trường và công nghệ. Các vấn đề liên quan đến xã hội và văn hoá của cuộc cách mạng này vẫn chưa được nhận thức đầy đủ mà đang được quản lý đơn lẻ. Vì vậy đã đến lúc cần quan tâm đến các ưu tiên về nghiên cứu và định hướng phát triển cho lĩnh vực viễn thông để thực hiện cho các mục đích này
Vấn đề tự do hoá và bãi bỏ các quy định cũ đã được đưa ra đối với thị trường dịch vụ viễn thông mới. Các vấn đề mới nảy sinh đối với các nước thành viên như là cam kết của họ đối với WTO và đã mở rộng đến phạm vi quốc gia quan tâm về viễn thông. Các nước thành viên đã tự mình có những thay đổi về cơ cấu tổ chức để đáp ứng các thách thức mới như là chia sẻ khai thác kinh doanh và các quy định viễn thông. Tác động trước mắt của Internet và thương mại điện tử đã thúc đẩy hơn nữa những thay đổi cho cơ chế đang tồn tại về chính sách, quy định và thương mại
trong lĩnh vực viễn thông.
27
Những cơ hội và thách thức từ môi trường quốc tế
Cơ hội đối với ngành Viễn thông và Internet như sau:
Thị trường kinh doanh Internet sẽ ngày càng được mở rộng trên phạm vi trong nước và quốc tế. Do sự phát triển ngành Internet trong những năm vừa qua tăng với tốc độ nhanh chóng và nhu cầu sử dụng Internet ngày càng lớn, tính đến cuối năm 2009 đã có hơn 22 triệu thuê bao Internet – chiếm 26.55% dân số Việt Nam. Hơn nữa, tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều phụ thuộc rất nhiều vào Viễn Thông đặc biệt là Internet bởi vai trò quan trọng của nó và các ứng dụng của nó đem lại là vô cùng lớn. Thêm vào đó, xu hướng hợp tác quốc tế vượt ra khỏi gianh giới quốc gia và xu hướng toàn cầu hóa thông tin đang mở ra nhiều cơ hội cho các DN Viễn thông và Internet trong nước và quốc tế nếu các DN đó biết nắm bắt cơ hội. Do vậy mà Cty Viễn thông quân đội Viettel và Internet Viettel đã và đang thúc đẩy chiến dịch mở rộng thị trường Viễn thông và Internet sang các thị trường Lào, Campuchia và tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở các thị trường này.
Sự hợp tác quốc tế trong những năm gần đây đặc biệt là trong ngành Viễn thông và Internet đang mở ra nhiều cơ hội cho các DN Viễn thông và Internet Việt Nam. Đó là việc học hỏi kinh nghiệp từ các DN lớn trên thế giới về quản lý, kỹ thuật hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực, tận dụng cơ sở hạ tầng của các DN nước ngoài để mở rộng thị trường, và việc chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Thách thức đối với các DN Viễn thông và Internet Việt Nam:
Hiện nay Viễn thông và Internet là ngành đang có tốc độ phát triển khá nhanh, có sức hấp dẫn ngành cao cùng với xu thế hội nhập quốc tế. Chính vì vậy mà cạnh tranh trong ngành càng gay gắt. Việc mở cửa thị trường, sẽ có nhiều DN lớn có tiềm lực về tài chính, công nghệ, có kinh nghiệm trong quản lý, nhân lực hùng mạnh mở rộng vào thị trường Việt Nam sẽ đẩy các DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các DN Việt Nam không những yếu kém về tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng mà còn yếu kém trong quản lý và kỹ năng nghề nghiệp.
Thách thức thứ hai là môi trường công nghệ, do công nghệ là nhân tố chủ
yếu trong lĩnh vực Viễn thông và Internet. Khi mà công nghệ trên thế giới ngày
càng chuyển biến nhanh chóng, công nghệ hôm nay là hiện đại và mới được tạo ra nhưng có thể trong một tháng sau đó nó lại trở thành công nghệ lỗi thời. Trong khi các DN Việt Nam lại không có khả năng tự chủ về công nghệ, năng lực công nghệ còn yếu kém, và chúng ta sử dụng công nghệ vẫn là đi mua các ứng dụng bản quyển hay nhận chuyển giao từ các nước phát triển. Do vậy mà các DN trong nước luôn ở thế bị động khi tham gia cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
2.2. Môi trường kinh doanh bên ngoài
Mục đích: phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài nhằm xác định và hiểu rõ các yếu tố của môi trường kinh doanh, tác động của chúng đến hoạt động của DN từ đó xác định các cơ hội và thách thức (đe dọa) mà DN sẽ gặp phải. Phân tích môi trường bên ngoài bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô, và phân tích môi trường ngành.
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Trong giai đoạn 1986 – 2009 kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho Cty và nhiều thuận lợi cho Cty phát triển và mở rộng hoạt động của mình.
a. Môi trường kinh tế
Tình hình biến động kinh tế của Việt Nam được thể hiện qua các chỉ tiêu từ năm 2006 đến năm 2009 như sau:
Bảng 6: Biến động kinh tế Việt Nam từ năm 2006 đến 2009
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Tổng GDP (tỷ USD) | 60,9 | 71,1 | 87 | 91 |
Tăng trưởng GDP (%) | 8,2 | 8,45 | 6,18 | 5,32 |
Thu nhập đầu người (USD/người) | 736 | 835 | 1030 | 1055 |
Tỷ giá hối đoái | 15.984 | 16.072 | 16.525 | 17.941 |
Tỷ lệ lạm phát (%) | 6,6 | 12,6 | 23 | 6,88 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 2
- Các Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức
- Những Xu Hướng Viễn Thông Và Internet Trong Năm 2010.
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Thuê Bao Internet
- Đánh Giá Cơ Hội Và Thách Thức Từ Môi Trường Bên Ngoài
- Đánh Giá Điểm Mạnh, Điểm Yếu Lĩnh Vực Internet Của Viettel
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục Thống Kê)
Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thương mại an toàn bậc nhất vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng cao và ổn định. Tuy năm 2008 nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng GDP là 6,18% và được dự báo là sẽ phục hồi nhanh chóng so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam được đánh giá là rất cao so với các nước phát triển trên thế giới. Năm 2008 do khủng hoảng tài chính dẫn đến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nặng nề, tuy GDP của Việt Nam năm 2009 có thấp hơn năm 2008 nhưng so với thế giới và so với dự báo GDP của Việt Nam đã đạt trên 5% và là con số dương. Tuy GDP không cao như các năm trước nhưng ngành Bưu chính – Viễn thông, đặc biệt là Internet thì vẫn không ngừng gia tăng. Tính đến cuối năm 12/2009 số thuê bao Internet đạt 3 triệu thuê bao, tăng 45,5% so với cùng thời điểm năm 2008. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2009 ước tính 22,9 triệu lượt người, tăng 10,3% so với thời điểm cuối năm 2008. Số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh đã góp phần quan trọng đưa tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2009 ước tính đạt 94,9 nghìn tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2008.
Thu nhập bình quân theo đầu người là 1055 USD tăng lên không đáng kể so với năm 2008, đứng thứ 10 trong 13 nước ASEAN + 3 chỉ trên Lào, Campuchia, và Myanmar. Tuy nhiên giá cước dịch vụ Internet của Viettel đối với gói cước chất lượng tốt nhất chỉ có 100đ/Mb, đây là một việc thuận lợi cho người sử dụng Internet ở Việt Nam.
b. Văn hóa – xã hội
Sau hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, và có những bước phát triển đáng ghi nhận. Nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là một nước nghèo kém phát triển. Phần đông dân số vẫn tập trung trong khu vực nông thôn với nền kinh tế nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, các quan niệm truyền thống làng xã vẫn còn phổ biến và nặng nề, con người Việt Nam ưa trực quan muốn cái gì cũng phải sờ tận tay, nhìn tận mắt đây là một sự cản trở rất lớn đối với phát triển
Internet vì các giao dịch hay trao đổi qua Internet là qua môi trường ảo. Tuy vậy,
với quá trình hội nhập kinh tế sự hòa nhập, giao lưu văn hóa nên các quan điểm, nhận thức của người Việt Nam đang dần chuyển biến tích cực. Thêm vào đó, trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy nó tạo đà cho sự phát triển dịch vụ Internet, vốn đang rất phổ biến trên thế giới.
Cùng với đó thì Việt nam là một nước đông dân với dân số hiện nay khoảng 86 triệu người, tỷ lệ dân số trẻ chiếm tới 60% đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, Internet tạo ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Cty mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng này.
c. Môi trường chính trị
Việt Nam được đánh giá là nước có tình hình chính trị ổn định nhất thế giới. Hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng đang được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng hoàn thiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rút ngắn.
Sau 10 năm phát triển thị trường internet ở Việt Nam theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc cải tổ khung pháp lý cho ngành Bưu chính – Viễn thông và Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng những chính sách và quyết định tiến bộ đã được thông qua mấy năm gần đây như: chiến lược phát triển ngành bưu chính - viễn thông tới năm 2010 định hướng phát triển đến năm 2020; pháp lệnh về Bưu chính – Viễn thông. Đặc biệt là bản quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet đến năm 2020 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ tới ngành kinh tế được coi là mũi nhọn này. Những động thái đó cho thấy những dấu hiệu tốt lành cho ngành Viễn thông nói chung và Internet nói riêng. Các quy định pháp quy về quản lý và sử dụng internet dựa trên quan điểm phục vụ sự phát triển, phát triển đến đâu thì phục vụ đến đó. Nhà nước có những chính sách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển internet để làm đòn bẩy phát triển kinh tế như: chỉ thị 58/CT/TW; quyết định 33/2002/QĐ-CP; QĐ/158/2001/QĐ-TTg; 32/2006.QĐ-TTg.
Thị trường Internet cũng được điều chỉnh theo hướng mở cửa và cạnh tranh, mở rộng các thành phần tham gia cung cấp dịch vụ như: Nhà nước, tư nhân và cả các
nhà cung cấp nước ngoài vào liên doanh. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu
tư phát triển các dịch vụ ứng dụng, truy nhập Internet, đại lý Internet công cộng, các DN viễn thông đầu tư hợp lý để phát triển mạng viễn thông phục vụ cho phổ cập Internet. Chính phủ có những chính sách chỉ đạo giảm giá cước dịch vụ phục vụ cho phát triển Internet như nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001. Bộ Thông tin và Truyền thông từng bước thực hiện các chỉ thị của Chính phủ về cấp phép và thực hiện lộ trình giảm giá và có một số quyết định tạo bước đột phá cho phát triển Internet tại Việt Nam.
d. Môi trường công nghệ, cơ sở hạ tầng
Công nghệ: hiện nay, công nghệ Internet tập trung vào phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ băng thông rộng. Thị trường công nghệ phục vụ cho Internet phát triển và biến đổi nhanh chóng. Công nghệ biến đổi nhanh là cơ hội cho các DN mới ra nhập ngành và là trở lực cho các DN đã đi vào hoạt động. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của DN: chất lượng và chi phí cá biệt của sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi DN cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý. Công nghệ mới cũng đồng nghĩa với việc các DN có thể định hướng sai công nghệ cho mình đây là nguyên nhân chính dẫn đến các DN kinh doanh thua lỗ.
Cơ sở hạ tầng: Bưu chính – Viễn thông là ngành quan trọng, có mặt trong tất cả các lĩnh vực. Do đó, nó rất được Nhà nước quan tâm đầu tư. Tính cho đến nay 64/64 tỉnh, thành trong cả nước về cơ bản đã có mạng lưới Internet với dung lượng kết nối ngày càng được nâng cao. Mặt khác, trong những năm trở lại đây việc hợp tác và chuyển giao công nghệ được triển khai với nhiều đối tác nước ngoài. Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi nhằm phát triển công nghệ quốc gia để có thể bắt kịp với các nước khác trong khu vực và thế giới. Mạng lưới đã được thiết lập khắp 64/64 tỉnh thành phố trên cả nước, mạng truyền dẫn quốc tế tiếp tục được tăng cường dung lượng. Tính đến năm 2007 mạng truyền dẫn quốc tế có khoảng 4 tuyến cáp quang, 7 trạm vệ tinh mặt đất, 50 trạm VSAT nối với 3 tổng đài cổng quốc tế.
2.2.2. Môi trường cạnh tranh ngành
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều DN cung cấp dịch vụ Internet, thị phần của các nhà cung cấp như bảng sau:
Bảng 7: Thị phần của các ISP
Thị phần (%) | |
Cty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (HTC) | 0,02 |
Tổng Cty Viễn thong Quân đội (Viettel) | 11,64 |
Cty Cổ phần dịch vụ BC – VT Sài Gòn (SPT) | 2,14 |
Cty Netnam – Viện CNTT (NETNAM) | 1,14 |
Cty Cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT) | 9,09 |
Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) | 74,25 |
Cty Cổ phần Viễn thông thế hệ mới (NGT) | 0,01 |
Cty Viễn thông điện lực (EVN) | 1,42 |
Cty phát triển công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) | 0,04 |
Cty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC (CMC) | 0,03 |
Tổng Cty truyền thông đa phương tiện Việt Nam(VTC) | 0,01 |
Cty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (VISHIPEL) | 0,01 |
Cty truyền hình Cáp Sài Gòn – Tourist (SCTV) | 0,16 |
Cty Cổ phần công nghệ mạng (QTNET) | 0,01 |
(Nguồn: http://www.thongkeinternet.vn/jsp/thuebao/table_dt.jsp. Bộ Thông tin và Truyền thông – Trung tâm Internet Việt Nam)
Để phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại để tìm ra cơ hội và thách thức của ngành Internet, tác giả đi phân tích những khía cạnh: cơ cấu ngành, nhu cầu ngành, rào cản rút lui khỏi ngành, và phân tích các đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh vực Internet của Viettel.
Xét về cơ cấu ngành: từ bảng thị phần của các nhà mạng có thể đưa ra kết luận rằng: có rất nhiều DN tham gia cạnh tranh trong lĩnh vực Internet, tuy nhiên thì chỉ có một số DN có quy mô và thị phần lớn là VNPT, Viettel và FPT. Đặc biệt, VNPT là DN đầu tàu trong ngành và đóng vai trò chi phối toàn ngành. Hiện tại có