Các Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức

đến DN, nhưng cũng có thể gây ra cho DN trong mối liên kết với các yếu tố khác.

1.2.2. Môi trường toàn cầu

Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, không có một quốc gia, DN nào lại không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới, những mối quan hệ này đang hàng ngày hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tạp và tác động lên DN. Vì vậy, DN sẽ không thể bỏ qua phân tích môi trường quốc tế. Môi trường quốc tế bao gồm môi trường của các thị trường mà DN có liên quan. Khi phân tích môi trường vĩ mô của các thị trường này cũng cần phân tích môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự nhiên… Sự thay đổi trong môi trường quốc tế sẽ ảnh hưởng đến những quyết định chiến lược của DN.

1.2.3. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô: là môi trường gắn trực tiếp với từng DN và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của DN xảy ra trực tiếp trong môi trường này. Theo Michael Porter, trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào môi trường vi mô cũng gồm 5 nhân tố tác động: mối đe dọa của những người gia nhập ngành, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp, sức mạnh đàm phán của khách hàng, mối đe dọa của sản phẩm thay thế, và cường độ cạnh tranh giữa những DN trong ngành.


Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter

(Nguồn: chiến lược cạnh tranh của M. Poter (năm 1996), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.)

a. Các DN cạnh tranh hiện tại

Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ kinh doanh mặt hàng/dịch vụ cùng loại với DN. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với DN và có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Tính chất cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy thuộc vào quy mô thị trường, sự tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh. Khi tiến hành phân tích về các DN cạnh tranh hiện tại nghĩa là tìm hiểu mức độ cạnh tranh giữa các DN này là cao hay thấp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất: cơ cấu ngành; nhu cầu ngành; rào cản rút lui khỏi ngành.

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành, trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác những năng lực sản xuất mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và làm giảm lợi nhuận của DN. Nguy cơ xâm nhập ngành phụ thuộc rất nhiều vào các rào cản xâm nhập (các biện pháp hạn chế) thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu mà các đối thủ mới có thể dự đoán được. Nếu các rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán được sự phản kháng quyết liệt của các DN hiện hữu trong ngành thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới sẽ thấp và ngược lại.

c. Khách hàng

Khách hàng là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố tạo nên thị trường. Do đó, DN cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình. Sức mạnh của khách hàng thể hiện thông qua sức ép của họ đối với DN về: giá, nhu cầu và những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe về sản phẩm (mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn…) mà bắt buộc DN cần phải đáp ứng.

d. Sản phẩm thay thế

Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm thay thế ra đời là một tất yếu do sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu thị trường ngày càng biến động theo hướng đa dạng hơn và cao cấp hơn. Sức ép của các sản phẩm thay thế đòi hỏi các

DN cần phải chủ động trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản phẩm

của DN mà càng có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế hoặc mức độ bị thay thế càng cao thì mức độ cạnh tranh của các loại hàng đó càng lớn.

Do vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài nhẵm xác định được những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài tác động đến DN. Vậy, cơ hội và nguy cơ là gì? Theo Fred David, “những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là một thuật ngữ quan trọng trong quản trị chiến lược. Thuật ngữ này dùng để chỉ khung hướng và sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ và cạnh tranh có thể đem đến những lợi ích hoặc gây ra những tác hại cho tổ chức trong tương lai. Những cơ hội và nguy cơ ngoài tầm kiểm soát của tổ chức, nên được gọi là những yếu tố bên ngoài.”5. Như vậy, cơ hội là những yếu tố bên ngoài có thể đem đến những thuận lợi, những lợi ích tạo cho DN khả năng phát triển trong tương lai. Còn nguy cơ hay đe dọa là những yếu tố của môi trường bên ngoài có thể gây ra những thiệt hại, khó khăn, trở ngại cho sự phát

triển của DN trong tương lai.

1.3. Môi trường bên trong

Phân tích môi trường bên trong nhằm giúp mục đích xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của DN. Mục tiêu này được thể hiện thông qua biểu phân tích nội bộ DN.

Theo quan điểm của M. Porter thì phân tích môi trường bên trong trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị của DN. Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động có liên quan của DN nhằm đem lại giá trị cho khách hàng. Để đo được những giá trị của DN làm ra chính bằng doanh thu mà DN thu được từ việc bán các sản phẩm của mình và để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh thu mà DN thu được phải lớn hơn chi phí mà DN thực hiện các hoạt động kinh doanh đó.


5Khái luận về quản trị chiến lược, bản dịch, NXB Thống Kê, 2006, tr.18


Hình 3 Chuỗi giá trị của M Porter Các hoạt động chủ yếu Các hoạt động 1


Hình 3: Chuỗi giá trị của M. Porter

Các hoạt động chủ yếu: Các hoạt động chủ yếu là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của DN, bao gồm: các hoạt động cung ứng đầu vào; các hoạt động sản xuất; các hoạt động cung ứng đầu ra; marketing và bán hàng; dịch vụ.

Các hoạt động bổ trợ: Các hoạt động bổ trợ giúp các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả. Các hoạt động bổ trợ bao gồm: cơ sở hạ tầng; quản trị nguồn nhân lực; phát triển công nghệ; hoạt động mua sắm.

Theo quan điểm của Alex Miller và Gregory Dess và một số tác giả khác thì để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn về môi trường bên trong của một DN cần xem xét thêm bốn yếu tố khác: văn hóa, lãnh đạo, tính hợp pháp và danh tiếng của DN.

Văn hóa tổ chức và lãnh đạo: Văn hóa tổ chức có thể được xem như một phức hợp của những giá trị, những niềm tin, những giả định và những biểu tượng mà những điều này xác định cách thức trong đó DN tiến hành các hoạt động kinh doanh. Văn hóa tổ chức có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện một chiến lược được chọn. Chất lượng của lãnh đạo – những hoạt động của nhà quản trị cấp cao – có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành và phát triển của văn hóa tổ chức và đến toàn bộ phương hướng chiến lược của DN.

Tính tuân thủ luật pháp và danh tiếng của DN: chiến lược thị trường –

sản phẩm của một DN là những hoạt động cốt lõi hướng tới mục tiêu tạo vị thế của

DN trong ngành và nhằm đạt tới lợi thế kinh tế bền vững.

1.4. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường DN

Trong quá trình phân tích môi trường của DN, mục tiêu của sự phân tích là tìm ra một ma trận SWOT thể hiện tổng hợp các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức đối với DN. Nhưng mục tiêu của DN là từ kết quả phân tích SWOT để đề ra chiến lược kinh doanh nhằm phát huy các lợi thế của DN, tận dụng các cơ hội của môi trường kinh doanh và có hướng khắc phục những điểm yếu từ nội lực, hạn chế những nguy cơ từ phía môi trường bên ngoài.

Có bốn sự kết hợp được hình thành sau khi mà chúng ta có được kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường đó là: điểm mạnh – cơ hội; điểm yếu – cơ hội; điểm mạnh - nguy cơ; điểm yếu - nguy cơ. Tùy theo từng sự kết hợp chúng ta sẽ có các phương án chiến lược khác nhau

Bảng 2: Tổng hợp phân tích SWOT


Môi trường trong


Môi trường ngoài

Điểm mạnh ( Strenghts )

Điểm yếu (Weaknesses)

Cơ hội

( Opportunities )

Phát triển

Khắc phục

Thách thức ( Threats )

Đối phó, hạn chế nguy cơ

Giải pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Từ bảng tổng hợp phân tích SWOT trên sẽ đưa bảng liệt kê chi tiết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Bảng 3: Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức


Điểm mạnh (Strenghts)

- S1

- S2

- …

- Sn

Điếm yếu (Weaknesses)

- W1

- W2

- …

- Wn

Cơ hội (Opportunities)

- O1

- O2

- …

- On

Thách thức (Threats)

- T1

- T2

- …

- Tn


Kết hợp các từng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với nhau ta sẽ đưa ra được các phương án chiến lược khác nhau cho DN.

Bảng 4: Các giải pháp từ việc kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức


Giải pháp S – O

- S1 + O1 => giải pháp

- S2 + O1 => giải pháp

- S1 + O2 => giải pháp

- …

CFS (yếu tố thành công cốt lõi):

Giải pháp S – T

- S1 + T1 => giải pháp

- S2 + T1 => giải pháp

- S1 + T2 => giải pháp

- …

CFS:

Giải pháp W + O

- W1 + O1 => giải pháp

- W2 + O1 => giải pháp

- W1 + O2 => giải pháp

- …

CFS:

Giải pháp W + T

- W1 + T1 => giải pháp

- W1 + T2 => giải pháp

- W2 + T2 => giải pháp

- …

CFS

II. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA SWOT TRONG LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH‌

1. Vị trí của mô hình SWOT trong chu trình lập kế hoạch chiến lược.

Phân tích SWOT là một trong 5 bước hính thành chiến lược kinh doanh của DN bao gồm: xác lập tôn chỉ của DN, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến thuật, xây dựng cơ chế kiểm soát chiến lược.

(Mô hình quá trình hình thành chiến lược ):


Hình 4: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện

1.1. Vai trò của phân tích SWOT.

SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất. Nhờ công cụ này, nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa.

Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội Nguy cơ.

Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, nó giúp bạn hoạch định được thị trường một cách vững chắc.

1.2. Ý nghĩa của phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược của DN Chiến lược kinh doanh: “Chiến lược có thể coi là tập những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của DN có thể đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài”6

Ý nghĩa của mô hình SWOT trong việc hình thành chiến lược của DN: từ ý nghĩa của mô hình phân tích SWOT, từ vị trí của mô hình SWOT trong quá trình hình thành chiến lược và từ khái niệm chiến lược chúng ta cũng có thể thấy vai trò của phân tích SWOT quan trọng như thế nào trong việc hình thành chiến lược của DN.

Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để dánh giá điểm mạnh yếu cũng như phân tích cơ hội, nguy cơ mà bạn phải đối mặt. Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các nhân tố bên ngoài của chính bạn.Vận dụng thành công sẽ giúp bạn có một trong những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một Cty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ...

Điều gì làm cho phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và


6http://www.chungta.com/Desktop.aspx/Kinhdoanh_QTDN/Chienluoc/Doanh_nghiep_can_mot_

chien_luoc_phat_trien

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí