xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Thực tế đã chứng minh nếu DN không đánh giá đúng những biến động của môi trường cũng như nội lực thực sự của DN thì rất dễ lao vào các cạm bẫy tiềm ẩn mà không thể rút chân lại được, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Hay chỉ đơn thuần là ngồi nhìn cơ hội bay qua mặt rồi thở dài kêu tiếc. Làm gì để có được những mục tiêu đúng đắn? Làm sao để có những quyết định sáng suốt? DN nào cũng cần một chiến lược hiệu quả đó là những chiến lược có thể tận dụng được các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như có thể vô hiệu hóa những nguy cơ và hạn chế hay vượt qua những yếu kém của bản thân DN. Ma trận SWOT là một gợi ý cho những giải pháp chiến lược hiệu quả.
III. VÀI NÉT VỀ THỊ THƯỜNG INTERNET VIỆT NAM
1. Thị trường Internet Việt Nam
Thị trường dịch vụ Internet và dịch vụ băng rộng cũng đạt mức tăng trưởng nhanh với 22 triệu người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2009 – tăng 7,9% so với 2008 (nguồn: Trung tâm Inernet Việt Nam). Thị trường dịch vụ Internet sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10% và đạt mật độ 35% vào năm 2011. Dịch vụ băng rộng đang tăng nhanh và sẽ vượt tốc độ tăng trưởng dịch vụ Internet. Theo số liệu của Trung tâm VNNIC, thị trường băng rộng hiện có 2,9 triệu người đăng ký sử dụng băng rộng, tăng 41,3% so với năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng trưởng Internet chỉ có 7,9% so với năm ngoái. Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ băng rộng tăng nhanh, VNPT đã quyết định tăng gắp đôi dung lượng các tuyến truyền dẫn cáp quang liên tỉnh để hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ trên nền mạng NGN. Tuy nhiên, hiện tại các thuê bao băng rộng chủ yếu là các khách hàng DN. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã chứng kiến việc các tập đoàn viên thông hùng mạnh tham gia thị trường, như Vodafone đã lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, Intel đã đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị, và còn rất nhiều các Cty lớn khác
đang muốn gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam.
Trên thị trường băng rộng, cuộc chiến giá cước vẫn là xu thế chủ đạo giữa các Cty FPT Telecom, Viettel, VNPT và SPT trong giành chiếm thị phần. Các dịch vụ giải trí và game-online cũng góp phần làm tăng nhanh nhu cầu đối với các dịch vụ băng rộng. Với việc cơ quan quản lý nhà nước đang xem xét các thủ tục cấp phép Wimax, thị trường băng rộng dự kiến đạt 8 triệu thuê bao vào năm 2011.
Dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam năm 1997, qua 12 năm phát triển, đến nay đã có hơn 22 triệu người sử dụng internet. Cuộc chiến về giá cước dịch vụ băng rộng bắt đầu tại Việt Nam từ tháng 10/2006, khi FPT áp dụng khuyến mại tặng moderm cho tất cả thuê bao băng rộng tốc độ cao. Tiếp đó Cty SPT miễn phí moderm và phí lắp đặt dịch vụ. Trong khi đó Viettel chào miễn cước cho 03 tháng sử dụng dịch vụ và miễn phí thiết bị đầu cuối trị giá 200.000 VND, miễn phí lắp đặt và gọi nội hạt trong 12 tháng đối với tất cả thuê bao ADSL mới. FPT Telecom có các chương trình khuyến mãi ở mức khiêm tốn nhất so với các đối thủ cạnh tranh.
Kết luận, có thể nhìn thấy rằng thị trường Internet Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và nhiều tiềm năng. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet tại thị trường Việt Nam là VNPT, FPT, EVN Telecom, SPT, Viettel… Trong đó 2 đối thủ mạnh nhất của Viettel là VNPT và FPT. Trong tương lai có thể có nhiều nhà cung cấp mới có khả năng sẽ ra nhập thị trường này do vậy thị trường Internet Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ISP và khi đó khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn cho mình theo hướng ngày càng có lợi hơn.
2. Những xu hướng Viễn thông và Internet trong năm 2010.
Trong tương lai, chiếc máy điện thoại sẽ tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành "máy thông tin số", được dùng như chứng minh thư, thẻ tín dụng, vé máy bay, là ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý truy nhập, mua hàng hay làm chiếc chìa khoá nhà hoặc thiết bị xem phim, nghe nhạc... Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp sẽ phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ di động với cố định và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa - một số nhận dạng - tính cước đơn giản.
Các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ viễn thông, CNTT, PTTH và xu hướng hội tụ giữa cố định với di động như Internet băng rộng, thông tin di động thế hệ mới, dịch vụ giá trị gia tăng... sẽ được phát triển mạnh.
Xu hướng phát triển mạng viễn thông sẽ là tích hợp giữa mạng điện thoại với mạng truyền số liệu hiện nay trên một nền tảng chung là mạng thế hệ mới (NGN), sử dụng giao thức IP. Mạng cáp quang sẽ được xây dựng đến tất cả các huyện, mạng truy nhập vô tuyến băng rộng và cáp quang sẽ được triển khai đến nhiều xã. Ở các khu đô thị, cáp quang sẽ được kéo tới các tòa nhà và khu dân cư. Mạng ĐTDĐ sẽ phủ sóng tới hầu hết các xã thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Mạng ngoại vi tiếp tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao tỷ lệ cáp ngầm và sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến để cải thiện chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị.
“Dự báo, tổng doanh thu từ dịch vụ Viễn thông và Internet Việt Nam sẽ đạt khoảng 55.000 tỷ đồng. Các DN Viễn thông và Internet sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để cùng hợp tác và phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Đến năm 2010, thị phần của các DN mới (ngoài VNPT) đạt tỷ lệ 40-50%.”7
IV. THIỆU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SWOT
1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu khóa luận này được chia làm 3 bước: tìm hiểu DN Internet Viettel; phân tích môi trường bên trong và bên ngoài từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ; đánh giá và đề xuất chiến lược tại Cty Internet Viettel. Các bước nghiên cứu tổng quát được thể hiện tại bảng 5.
Quá trình phân tích SWOT tại Cty Internet Viettel và đề xuất chiến lược được tiến hành theo một quy trình cụ thể và có thể khái quát qua sơ đồ được thể hiện qua Hình 5
7Bài viết của TS. Nguyễn Thành Phúc – Phó Viện trưởng Viện chiến lược BCVT và CNTT
Bảng 5: Các bước phân tích tổng quát
Nhiệm vụ | Phương pháp | Kỹ thuật | |
1 | Tìm hiểu Cty Internet Viettel | Thu thập và xử lý thông tin | Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp, và thông tin sơ cấp |
2 | Phân tích và rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức | - Thu thập và xử lý thông tin - Định tính | - Phân tích thông tin thứ cấp, và sơ cấp - Điều tra bảng câu hỏi. |
3 | Đánh giá | Định tính | Quy nạp diễn dịch. |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 1
- Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 2
- Các Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức
- Phân Tích Môi Trường Bên Ngoài Của Lĩnh Vực Internet Tại Tổng Cty Viễn Thông Viettel
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Thuê Bao Internet
- Đánh Giá Cơ Hội Và Thách Thức Từ Môi Trường Bên Ngoài
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
2. Các công cụ hỗ trợ quá trình phân tích SWOT lĩnh vực Internet tại DN Viettel
Trong quá trình phân tích SWOT tại Cty Internet Viettel, khóa luận có sử dụng nhiều công cụ nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên các công cụ sau được sử dụng nhiều: thu thập và xử lý thông tin, phương pháp bảng câu hỏi điều tra, và phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Đây là phương pháp chủ yếu được tác giả dùng để phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của DN (môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh và môi trường bên trong của DN), và phân tích nội bộ DN. Thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Thông tin thứ cấp là thông tin có sẵn từ các nguồn khác nhau: từ DN, từ các báo cáo và nghiên cứu của Chính phủ, của Bộ thông tin và truyền thông, từ Bộ Thống kê, báo, tạp chí và các trang web đáng tin cậy, từ khách hàng hiện tại và tương lai.
Nguồn thông tin sơ cấp là nguồn thông tin thu thập từ các nghiên cứu, khảo sát ban đầu từ chính các thành viên trong nội bộ DN. Sau đó thông tin thu thập được sẽ được tác giả xử lý để từ đó tìm ra được cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của DN.
(1)
(2)
(3)
Hình 5: Quy trình tổng quát phân tích SWOT để hoạch định chiến lược tại Cty Internet Viettel
Do không có nhiều thời gian nên tác giả đã chọn mô hình thu thập thông tin không thường xuyên. Đây là phương pháp đơn giản, nên ít hiệu quả hơn trong việc phân tích, nhưng nó lại được sử dụng rộng rãi nhất.
2.2. Phương pháp bảng câu hỏi điều tra (Questionnaire)
Bảng câu hỏi điều tra là một công cụ nghiên cứu bao gồm một loạt các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm mục đích thu thấp thông tin từ người trả lời. Bảng câu hỏi điều tra trong khóa luận này bao gồm hai bảng nghiên cứu định tính. Bảng thứ nhất tập trung vào điều tra nhu cầu sử dụng Internet của khách, chất lượng dịch vụ mà các Cty cung cấp Internet đã cung cấp cho họ, đồng thời tìm hiểu sự trung thành của khách hàng đối với các Cty đó. Từ đó Cty sẽ có các chiến lược cụ thể để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Bảng câu hỏi thứ hai tập trung vào khảo sát DN Viettel về lĩnh vực Internet, từ đó rút ra được điểm mạnh trong lĩnh vực Internet mà Cty nên phát huy và điểm yếu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia
Đây là phương pháp ghi chép, thu thập tài liệu ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi – đáp trực tiếp giữa người điều tra và chuyên gia cung cấp thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt những câu hỏi trực tiếp cho chuyên gia trong lĩnh vực Viễn thông và Internet về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của Cty đang nghiên cứu và của các DN khác trong ngành. Ngoài ra, tác giả cũng có những phỏng vấn nhỏ đối với những người trong nội bộ Cty Internet Viettel để thu thập ý kiến.
Tuy phương pháp này được tiếp xúc trực tiếp với chuyên gia trong ngành có thâm niên kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu, và sự hiểu biết của họ về từng DN. Nhưng phương pháp này mang nhiều tính chủ quan của các chuyên gia, của chính trong nội bộ Cty, đôi khi thông tin thu thập được lại trái chiều dẫn tới khó khăn trong việc xử lý thông tin, hay việc có thể gặp và phỏng vấn chuyên gia cũng là công việc tốn nhiều thời gian và công sức.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SWOT LĨNH VỰC INTERNET TẠI DOANH NGHIỆP VIETTEL
I. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN THỨ CẤP
1. Tìm hiểu lĩnh vực Internet và Tổng Cty Viễn thông Quân đội Viettel
Tìm hiểu khái quát về Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel và dịch vụ Internet của Viettel giúp tác giả có cái nhìn ban đầu về DN để có thể đưa ra nhận định và hình dung về lĩnh vực mà tác giả sẽ phân tích. Đồng thời từ đó tác giả sẽ có cơ sở để phân tích và đưa ra đề xuất chiến lược.
Quá trình tìm hiểu về Cty Viettel và lĩnh vực Internet của Cty được tác giả thu thập và xử lý thông tin thứ cấp, và sơ cấp như sau : tìm hiểu trên các website của Cty, trên báo chí, điều tra trực tiếp tại Cty, và tìm hiểu từ nhân viên của Cty.
Địa chỉ :
Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04. 62556789
Fax : 04. 62996789
Email : gopy@viettel.com.vn Website : www.viettel.com.vn
Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng Cty Viễn thông Quân đội và Quyết định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành lập Tổng Cty Viễn thông Quân đội.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ chính của Tập đoàn Viễn thông Viettel đối với dịch vụ Internet
Chức năng: Thiết kế và thi công các hệ thống mạng về Công nghệ Thông tin, lập hồ sơ thầu các dự án CNTT vừa và nhỏ, lắp đặt các thiết bị Viễn thông công nghệ cao, lập và triển khai các dự án ISP. Định hướng phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin. Lắp đặt, quản lý, bảo dưỡng và đảm bảo kỹ thuật hệ thống thiết bị tin học, viễn thông trong nội bộ Cty.
Nhiệm vụ:
Xây dựng và phát triển mạng: Khảo sát, thiết kế và xây dựng mạng lưới theo dự án. Tiếp nhận thiết bị và tổ chức việc lắp đặt thiết bị cho các nhà trạm.
Về khai thác: Vận hành thử và đánh giá chất lượng của hệ thống để từng bước nghiệm thu mạng. Tổ chức nghiên cứu, tận dụng tối đa các tính năng có thể có của mạng để công việc khai thác đạt hiệu quả cao.
Về kinh doanh: Xây dựng và triển khai phương án kinh doanh dịch vụ Internet Băng rộng tốc độ cao ADSL, ADSL 2+ , các dịch vụ MPLS, Wimax… Tổ chức kinh doanh thử nghiệm các dịch vụ mới.
Về quản lý: Quản lý thiết bị của toàn hệ thống. Tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, bảo quản đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống và đánh giá độ tin cậy của thiết bị ... Về đào tạo nguồn nhân lực: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của Cty, bổ sung nguồn nhân lực cho các dịch vụ khác của Cty.
1.2. Sản phẩm, thị trường Internet của Tổng Cty Viễn thông Viettel
Viettel kinh doanh các dịch vụ Internet như sau: kinh doanh các dịch vụ Internet công cộng (ISP) và dịch vụ kết nối Internet
o Truy nhập Internet gián tiếp 1278; băng thông rộng ADSL, HDSL.
o Truy nhập Internet trực tiếp Leased Line; Dịch vụ đấu nối Internet quốc tế
- IXP.
o Dịch vụ điện thoại Internet: PC to Phone; Thư điện tử (Email);
o Dịch vụ Tư vấn giải pháp CNTT và sản xuất phần mềm.
o Truyền tệp dữ liệu (FTP); Cho thuê kênh riêng; Dịch vụ đăng ký tên miền.
Viettel là Cty đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ thế hệ mới (NGN)
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ truy nhập Internet chất lượng cao, dịch vụ truy nhập băng thông rộng và các dịch vụ gia tăng khác.
(Giấy phép số 1085/GP-TCBĐ ngày 31/12/2001 (truy nhập Internet ISP) và giấy phép số 368/2002/GP-TCBĐ (đường truyền Internet IXP) ngày 26/04/2002)
Trong tương lai Viettel dự kiến tiếp tục đưa ra các dịch vụ cao cấp khác
như:Thương mại điện tử, các dịch vụ Multimedia, truy cập Wap cho các thiết bị không dây