Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 2

Viễn thông Quân đội – Viettel.”

2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này là áp dụng mô hình phân tích SWOT vào lĩnh vực Internet của Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là áp dụng mô hình phân tích SWOT vào phân tích SWOT lĩnh vực Internet tại Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel. Qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển của Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel. Do những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan nên khóa luận này chỉ hướng vào phân tích những yếu tố cơ bản nhất để tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Tác giả hy vọng những tìm hiểu này sẽ giúp ích cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này trong thời gian tới.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được khóa luận này là phân tích SWOT lĩnh vực Internet của Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel để hoạch định chiến lược phát triển cho DN Viettel thì tác giả đã đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được mục tiêu như sau: tìm hiểu về lý thuyết mô hình SWOT, tìm hiểu về lĩnh vực Internet của Viettel, phân tích SWOT trong lĩnh vực Internet của Viettel và cuối cùng là đề xuất một số ý kiến hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ Internet của Viettel.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để có thể phân tích SWOT được lĩnh vực Internet của Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel và đề xuất ý kiến của mình thì tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (thông qua việc tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu); phương pháp quy nạp và diễn dịch; đồng thời sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia và sử dụng các bảng câu hỏi khảo sát để tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của lĩnh vực Internet trong DN Viettel. Từ đó, tác giả có những đề xuất nhắm giúp Viettel đưa ra những chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet hiệu quả hơn.

6. Bố cục của đề tài

Về mặt bố cục, ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu và hình vẽ, danh mục các tử viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận này gồm có 3 chương như sau:

Chương I: Những lý luận chung về mô hình SWOT

Chương II: Phân tích SWOT về lĩnh vực Internet tại Tổng Cty Viễn thông Quân đội – Viettel

Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoạch định chiến lược phát triển dịch vụ Internet của Viettel

Nhậ n đượ c sự hướ ng dẫ n và giú p đỡ nhiệ t tì nh từ Tiế n sĩ Khoa học Nguyễn Văn Minh cù ng vớ i nhiề u cố gắ ng trong quá trì nh nghiên cứ u , tôi đã hoà n thà nh khóa luận này . Tuy nhiên do hạ n chế về năng lự c , thờ i gian và nguồ n tà i liệ u nên thiế u só t và nhầ m lẫ n là không thể trá nh khỏ i . Tôi rất cảm ơn và mong nhận được sự phê bình, góp ý và phát triển thêm từ các Thầy Cô giáo nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH SWOT‌‌


I. KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH SWOT VÀ PHÂN TÍCH SWOT

1. Khái niệm về mô hình SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. “Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một Cty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của DN. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản

phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu … đang ngày càng được nhiều DN lựa chọn.”2

Bảng 1: Mô hình SWOT



INTERNAL

Strenghts

(Những điểm mạnh của DN)

Weaknesses

(Những điểm yếu của DN)


EXTERNAL

Opportunities

(Những cơ hội từ môi trường)

Threats

(Những thách thức từ môi trường)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 2

Strengths: là thế mạnh của DN, là tổng hợp tất cả các thuộc tính, các yếu tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của DN so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà DN có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thế mạnh của DN thường thể hiện ở lợi thế của DN trong hoạt động kinh doanh trên thị

2http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Chien-

Luoc/Mo_hinh_phan_tich_SWOT/

trường. Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chí phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín DN trên thị trường. Strengths: thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

Weaknesses: là những điểm yếu của DN, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của DN so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của một DN là khả năng mà DN có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và giành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề ra. Weaknesses thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

Strengths và Weaknesses của một DN được coi là yếu tố bên trong DN. Mỗi yếu tố bên trong của DN vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường. Vấn đề là DN đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của DN để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh.

Opportunities: là thời cơ của DN, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho DN hay nói cách khác nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu, mở rộng quy mô và khẳng đinh ưu thế trên thị trường. Tuy nhiên thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho DN bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Tuỳ

thuộc vào sức cạnh tranh của DN mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ

hội thuận lợi trên thị trường. Opportunities thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của Cty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.

Threats: là nguy cơ của DN, là những đe doạ nguy hiểm, bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của DN như thiệt hại về hàng hoá, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu. Threats thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với Cty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ Cty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của DN. Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các DN được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt DN trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức độ và phạm vi, chỉ DN có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại, DN cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Như vậy, “trong quá trình lập kế hoạch, chiến lược, tổ chức xác định mục tiêu hàng đầu của kế hoạch là gì và sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đó. Phân tích các thế mạnh và điểm yếu là phân tích những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu. Còn phân tích những cơ hội và thách thức là phân tích các yếu tố của môi trường xung quanh. Việc áp dụng công cụ phân tích SWOT có thể tiến hành bằng cách lập sơ đồ SWOT để liệt kê các

yếu tố. Sau khi đã liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng, tổ chức có thể dùng công cụ USED để định hướng các biện pháp nhằm khai thác (Use) các điểm mạnh, khắc phục (Stop) các điểm yếu, khai thác (Exploit) các cơ hội và đương đầu (Defend) với các thách thức.”3

1.2. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường của DN. Phân tích môi trường bên ngoài giúp DN tìm ra cơ hội mà mình phải nắm bắt, và nguy cơ mà mình đối mặt để tìm ra phương án hạn chế các nguy cơ. Phân tích môi trường bên trong giúp DN xác định được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của DN. Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.

1.2.1. Môi trường bên ngoài

1.2.1.1. Môi trường vĩ mô


Hình 1: Môi trường bên ngoài



3 bachkhoavietnam.vn/tailieu/khswot/KhainiemSWOT.doc - 28/2/2010

Môi trường vĩ mô: là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các DN, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các DN. Môi trường này được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô, như: các điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, tự nhiên, nhân khẩu học, kỹ thuật – công nghệ. Nhưng ta chỉ phân tích 4 yếu tố chính: kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ do tự nhiên có thể ít ảnh hưởng đến DN.

Nhóm yếu tố về kinh tế: môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó có DN hoạt động. Phân tích môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng, bởi nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng. Mà chiến lược DN đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường. Thị trường cần đến sức mua và con người. Vì vậy, các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược của DN, đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát.

Nhóm yếu tố chính trị - phát luật: DN/tổ chức là tế bào của nền kinh tế, mọi quyết định của DN đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị. Để hoạch định chiến lược cho DN người ta không thể không phân tích môi trường này. Môi trường chính trị bao gồm nhà nước, pháp luật và các hoạt động điều hành của nhà nước (chính trị). Hiểu một cách đầy đủ hơn thì môi trường chính trị bao gồm: hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Nhóm yếu tố văn hóa – xã hội: Các yếu tố văn hóa ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của tổ chức/DN. Vì vậy, nghiên cứu môi trường văn hóa – xã hội là nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu môi trường vĩ mô. Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị, mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội và một nền văn hóa cụ thể. Trong thực tế các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trường. Nguyên tắc “cùng có lợi” đã buộc các đối tác trong quá trình kinh doanh, trong hợp tác và liên

doanh liên kết phải tính đến các yếu tố của môi trường văn hoá. Sự khác biệt về

quan điểm, về trình độ, về văn hoá, dân tộc… có thể tạo ra các cản trở hoặc thuận lợi nhất định trong kinh doanh hợp tác.

Nhóm yếu tố môi trường công nghệ: “Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán của các sản phẩm đó. Do đó, nó tác động đến thị trường, đến các nhà cung cấp, đến khách hàng, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của các DN trên thị trường”4.

Những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường công nghệ: sự ra đời của những công nghệ mới; những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, tác quyền; luật chuyển giao công nghệ; áp lực và chi phí cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ mới… Đây là những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và nguy cơ đối với các DN. Trong một “ thế giới phẳng” với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão, thì môi trường công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của các DN. Thay đổi công nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới tính năng, chất lượng vượt trội chỉ trong một đêm, nhưng cũng chính những thay đổi công nghệ sẽ làm cho những sản phẩm hiện hữu bị lạc hậu, thải hồi cũng chỉ sau một đêm. Như vậy, sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, đem đến cả cơ hội và nguy cơ.

Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô, cần lưu ý các vấn đề sau: môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến các DN; môi trường vĩ mô thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của môi trường vi mô/môi trường ngành và môi trường bên trong của DN. Do đó, sự thay đổi của môi trường vĩ mô sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN; các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động lên tất cả các ngành kinh tế, các DN, nhưng mức độ và tác động không giống nhau; các DN có thể tận dụng được những cơ hội, giảm thiểu được những nguy cơ, chứ không thể thay đổi sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô được. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể độc lập tác động


4 Nguyễn Thành Độ - Nguyễn Ngọc Huyền, Chiến lược kinh doanh và phát triển DN, NXB Giáo dục, 1999, tr.54

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022