Đánh Giá Cơ Hội Và Thách Thức Từ Môi Trường Bên Ngoài

Hiện nay các khách hàng sử dụng các dịch vụ cơ bản như quảng cáo, thuê Webhosting, Mail, chỗ đặt máy chủ, phần lớn là các DN và các tổ chức. Các dịch vụ khác như thuê ứng dụng, thương mại điện tử, dịch vụ thoại... chưa được nhiều người sử dụng nên doanh thu còn thấp.

Theo thống kê của Tổng cục Thống Kê năm 2008 số DN có Web chiếm khoảng 20% - 25% trong số trên 70000 DN Việt Nam, tuy nhiên chỉ có 5,4% đến 6% DN sử dụng thương mại điện tử và tính đến hết tháng 9 số tên miền đăng ký tại VNNIC đạt được là 4653 tên miền. Trong thời gian tới sẽ có nhiều dịch vụ được ứng dụng rộng rãi như: PC to Phone, bán hàng trên mạng... sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của Internet và loại hình dịch vụ ứng dụng, sẽ kích thích nhu cầu tạo đà cho gia tăng số lượng khách hàng.

d. Nhà cung cấp

Dịch vụ internet có liên quan mật thiết chủ yếu đến các nhà cung cấp Thiết bị và cho thuê kênh quốc tế.

Nhà cung cấp thiết bị

Viettel chủ động trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị dựa trên một số quan điểm: tốt, rẻ và làm việc trực tiếp với các hãng lớn, đàm phán kỹ, gây áp lực có lợi cho mình với bất cứ nhà cung cấp nào. Chính vì vậy sức ép của các nhà cung cấp thiết bị đối với Viettel hầu như không có.

Nhà cung cấp kênh thuê quốc tế

Với đối tác nước ngoài Viettel hoàn toàn chủ động và tìm kiếm được các đối tác cung cấp dịch vụ hợp lý nhất. Tuy nhiên trong nước thì đối tác liên quan đến dịch vụ đấu nối chuyển tiếp (VTI) thì gặp rất nhiều khó khăn gây chậm trễ cho các cơ hội kinh doanh của Viettel.

Hiện nay Viettel đang sử dụng dịch vụ của 3 nhà cung cấp: Singtel, Dacom, Reach với các kênh lẻ. Trong thời gian tới Viettel sẽ định hướng vào một nhà cung cấp có chất lượng tốt để mua dung lượng lớn, giảm chi phí, đơn giản trong đấu nối mạng.

Với giấy phép cửa ngõ Quốc tế của mình và sự giảm giá thuê đường quốc tế,

chắc chắn Viettel sẽ tháo gỡ được khó khăn trên trong một thời gian ngắn sắp tới.

e. Sản phẩm thay thế

Trong tương lai, dịch vụ truy nhập băng rộng sẽ thay thế dịch vụ băng hẹp tại các thành phố lớn. Dịch vụ băng hẹp sẽ trở thành dịch vụ bổ trợ.

Các dịch vụ gia tăng sẽ phát triển đa dạng tạo cơ hội cho người sử dụng có được nhiều dịch vụ với nhiều cấp độ khác nhau ví dụ Video conference sẽ thay thế Voice, điện thoại qua Internet thay thế cho điện thoại thông thường…

2.2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài

Bảng 8: Tổng hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài


Cơ hội

Thách thức

Về mặt pháp lý: Nhà nước Việt Nam coi lĩnh vực Viễn thông – Internet là ngành kinh tế mũi nhọn và có nhiều ưu tiên để khuyến khích ngành này phát triển tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Văn hóa và nhân khẩu: trong quá trình hội nhập quốc tế nền văn hóa Việt Nam đang từng bước thay đổi theo hướng hòa nhập với thế giới theo đó là cả nét văn hóa Internet.

Khách hàng tiềm năng rất lớn, hiện nay các khách hàng sử dụng các dịch vụ truy nhập băng thông rộng không còn bó gọn ở các DN hay các cơ quan mà ngay cả các gia đình, các cá nhân cũng có thể có khả năng sử dụng.

Các đối thủ cạnh tranh với Internet của Viettel đang đối mặt với sự quay lưng lại của khách hàng, đặc biệt là FPT.

Viettel có giấy phép cửa ngõ quốc tế do đó giúp cho Cty dễ dàng ký kết hợp đồng với các DN quốc tế.

Công nghệ cơ sở hạ tầng còn thấp, và hầu như chưa có năng lực tự chủ được công nghệ vẫn phụ thuộc vào môi trường công nghệ thế giới. Do đó, các DN phải mất nhiều chi phí trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ của DN mình.

VNPT và FPT là hai đối thủ đã tham gia thị trường từ lâu và là hai nhà cung cấp lớn nhất của thị trường Việt Nam. VNPT và FPT có sức mạnh về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy mà Viettel là đối thủ chưa cân sức.

Sức ép từ khách hàng sẽ cao bởi họ có nhiều lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình khi mà trên thị trường đang có rất nhiều DN tham gia cung cấp dịch vụ Internet.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel - 7

3. Phân tích môi trường bên trong của lĩnh vực Internet tại Tổng Cty Viễn thông Viettel

Mục đích: Việc phân tích nội bộ bên trong của lĩnh vực Internet của Viettel là phân tích các yếu tố và hệ thống bên trong Cty, việc phân tích này nhằm tìm ra

các điểm mạnh và điểm yếu của lĩnh vực Internet của Viettel, qua đó xác định năng lực riêng biệt và lợi thế cạnh tranh của Cty trong ngành. Đây là cơ sở để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Để phù hợp với nội dung và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Internet của Viettel, vì vậy tác giả sẽ phân tích những đặc điểm đặc thù của ngành dịch vụ Internet để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực Internet trong DN Viettel. Sau đây là những khía cạnh chính tác giả sẽ phân tích trong bài khóa luận này: phân tích nguồn lực bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình; năng lực của DN là khả năng phối hợp các nguồn lực của DN để đạt mục tiêu mong muốn; năng lực riêng biệt; phân tích chuỗi giá trị của M. Porter; phân tích tài chính, văn hóa, lãnh đạo… Trước khi đi phân tích tác giả sẽ nói qua về tình hình kinh doanh trong lĩnh vực Internet của Viettel.

3.1. Tình hình kinh doanh Internet của Viettel trong thời gian qua

Viettel chính thức khai trương cung cấp dịch vụ Internet vào ngày 9/10/2002 tức là sau 5 năm kể từ khi Internet xuất hiện tại Việt Nam và Cty cung cấp dịch vụ này được lấy tên là Cty Internet Viettel, sau đó Cty Internet Viettel đã sát nhập với Cty viễn thông Viettel tạo thành Tổng Cty Viễn thông Viettel.

Là một Cty tham gia thị trường sau so với các nhà cung cấp khác. Việc triển khai mạng trên cơ sở có sẵn của mạng thông tin quân đội trước đây và tiếp thu, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, nên sau 7 năm hoạt động Internet Viettel đã có những thành tựu quan trọng và trở thành nhà cung cấp Internet đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam sau VNPT.

Đến năm 2009, số thuê bao Internet quy đổi của Internet Viettel là 507307 và chiếm 11.64% thị trường Việt Nam. Doanh thu thực hiện năm 2009 đạt 62000 tỷ đồng (nguồn bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009). Với thị trường cung cấp chính tại Hà nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, và Viettel là nhà cung cấp thứ 2 sau VNPT được cấp đầy đủ các giấy phép cho phép Viettel có thể cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế.

3.2. Phân tích nguồn lực, năng lực và năng lực riêng biệt của Viettel

Nguồn lực về thương hiệu: Viettel là một DN Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, với tên tuổi và thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường. Theo danh sách mà tổ chức Superbrands (tổ chức ra đời năm 1994, tại London – Anh, hiện là tổ chức độc lập chuyên đánh giá và tiếp thị thương hiệu hàng đầu thế giới) mới công bố thì Viettel được đánh giá là một trong 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam, Viettel đứng thứ 4 trong danh sách sau Samsung, Sony và Vinamilk. Hơn nữa trong danh sách đó không có một DN Viễn thông nào ngoài Viettel, do đó có thể thấy rằng tên tuổi Viettel rất mạnh tại thị trường trong nước. Không chỉ có vậy, theo tổ chức Informa plc - một tổ chức chuyên cung cấp thông tin thống kê về khoa học, xã hội và kinh tế cho các viện hàn lâm, khoa học, các tổ chức chuyên ngành, DN...vừa tổng kết, xếp hạng Tổng Cty Viễn thông quân đội (Viettel) đứng thứ 83 trên 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Được xác định giá trị thương hiệu khoảng 536 triệu USD, Viettel trở thành Cty duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, vượt trên cả thương hiệu nổi tiếng SingTel của Singapore. Tuy nhiên phần lớn người dân Việt Nam biết Viettel là một thương hiệu về Viễn thông di động số 1 của Việt Nam, mà ít người biết đến dịch vụ Internet mà Viettel cung cấp. Lợi thế của việc kinh doanh Internet là thương hiệu Viettel. Đây chính là nguồn lực và lợi thế của Viettel trong việc phát triển dịch vụ Internet, khi mà DN tận dụng được thương hiệu của mình.

Nguồn lực về công nghệ: với triết lý kinh doanh là “luôn đột phá, đi đầu, tiên phong” trong lĩnh vực công nghệ, tức là công nghệ luôn tục cải tiến với công nghệ hiện đại, Viettel đã lấy “công nghệ vì con người” làm chủ đề xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Cty. Sau hơn 7 năm phát triển, Cty đã xây dựng được đường trục cáp quang truyền Bắc – Nam, trên đường điện 500KV với dung lượng 5Gb/s, đường trục dọc theo đường sắt với chiều dài 3500km, có dung lượng 10Gb/s. Hệ thống cung cấp dịch vụ trên nền tảng mạng thế hệ mới (NGN) mạng lưới truyền dẫn quang trên 30 tỉnh thành trên cả nước và đang tiếp tục được mở rộng. Định hướng công nghệ mới và hiện đại nhằm cung cấp đa dịch vụ chất lượng cao, chú

trọng công nghệ băng thông rộng. Quan điểm xác định công nghệ là vấn đề then

chốt, sáng suốt và tiết kiệm trong lựa chọn công nghệ, quyết tâm lựa chọn công nghệ tối ưu. Vừa qua Viettel cùng với VNPT và FPT là 3 ISP được Bộ BCVT cấp giấy phép thử nghiệm mạng vô tuyến cố định mặt đất sử dụng công nghệ Wimax theo tiêu chuẩn 802.16-2004 Rev trong dải băng tần vô tuyến điện tử 3,3 GHz- 3,4GHz trên phạm vi 6 tỉnh là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh, Lào Cai. Công nghệ này có khả năng kết nối không dây tốc độ cao với chi phí thấp hơn khoảng 4 lần so với dịch vụ ADSL và sẽ tạo ra các gói cước rẻ nên sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ.

Nguồn lực về văn hóa: Internet là lĩnh vực kinh doanh của Tổng Cty Viễn thông Quân đội dưới sự chủ quản của Bộ Quốc Phòng. Do vậy, văn hóa của Viettel nói chung và Internet Viettel nói riêng được kế thừa nét truyền thống quân đội đó là kỷ luật, đoàn kết, không ngại khó khăn. Một trong những khác biệt tạo nên sức mạnh của Viettel là truyền thống và cách làm quân đội. Trong công tác thì quyết đoán, nhanh chóng và bất ngờ khi ra quyết định. Qua 15 năm phát triển, nét văn hoá riêng của Viettel đã mang đậm tính chất doanh nhân, được thể hiện một cách linh hoạt qua cách ứng xử với thị trường, sẵn sàng giúp đỡ, thấu hiểu và chịu trách nhiệm cao thông qua việc đưa ra các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đem lại sự lựa chọn tối ưu nhất của mọi khách hàng.

Nét văn hoá của Viettel từng bước được xây dựng mang đậm tính chuyên nghiệp, thể hiện của một Cty có tầm cỡ quốc tế. Viettel luôn coi con người là chủ thể để phát triển, do vậy mà nét văn hoá tổ chức được xây dựng có tính hướng ngoại với quan điểm cá thể con người với con người (Viettel với khách hàng) nên khách hàng là đối tượng được trân trọng, sẵn sàng phục vụ, đáp ứng các dịch vụ tốt nhất. Mặt khác, luôn coi trọng nhân viên Cty với tình cảm chân thành, tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ phát huy khả năng, năng lực, quan tâm đến chính sách đào tạo và trọng dụng nhân tài, đề cao vai trò của từng cá nhân, con người trong sự phát triển của Cty và chăm lo đến đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ công nhân viên của mình, điều này xác định tính hướng nội của nét văn hoá và cũng là chính sách

nhân sự của Viettel.

46

Năng lực, nguồn lực về nguồn vốn và tài chính : nguồn vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mỗi DN. Vốn được chia làm hai loại : vốn cố định và vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động, bất cứ một DN nào cũng có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Nhìn vào bảng 9: bảng cơ cấu nguồn vốn của Tổng Cty Viễn thông Viettel thấy rằng tổng nguồn vốn của Viettel tăng đều qua các năm, trong đó nguồn vốn của chủ sở hữu luôn chiếm đa số. Điều này chứng tỏ Viettel hoàn toàn chủ động về nguồn vốn và có khả năng thanh toán các khoản nợ trong cả ngắn hạn và dài hạn. Là DN kinh doanh dịch vụ Viễn thông và Internet nên trong cơ cấu vốn thì vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn lưu động: trong 3 năm 2007, 2008, 2009 thì tỷ lệ vốn lưu động trên vốn cố định luôn xấp xỉ 45%. Với khả năng tự chủ về nguồn vốn, Viettel hoàn toàn có khả năng thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường chất lượng dịch vụ, và tăng cường khả năng tài chính.

Về tình hình tài chính, kinh doanh của Viettel: theo bá o cá o tà i chí nh , lợ i nhuậ n hợ p nhấ t trướ c thuế củ a viettel trong năm 2009 là 1436 tỷ đồng, đạ t 31,2% mứ c kế hoạ ch năm 2009; lợ i nhuậ n sau thuế đạ t 1077 tỷ đồng; thu nhậ p trên mỗi cổ phiế u củ a riêng năm 2009 đạ t 1.751 đồ ng. Về tì nh hì nh tà i chí nh : tổng số nợ vay trên Bả ng cân đố i kế toá n hợ p nhấ t củ a Viettel tạ i ngà y 30 tháng 12 năm 2009 là 2.893 tỷ đồng, giảm 204 tỷ đồng so với số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2008, chiế m 32% trên tổ ng tà i sả n hợ p nhấ t toà n T ổng Cty là 10.021 tỷ đồng. Về tì nh hì nh lưu chuyể n tiề n tệ : dòng tiền thuần thu từ hoạt động kinh doanh là 2440 tỷ đồng, tiề n chi cho hoạ t độ ng đầ u tư là 522 tỷ đồng và chi trả nợ vay thuần là 204 tỷ đồng . Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 doanh thu của Tổng Cty Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 78% so với cùng kỳ năm 2008, thực hiện 62.000 tỷ đồng đạt 54% kế hoạch năm. Do vậy có thể nói hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. Trong đó lĩnh vực Internet có doanh thu là 15.795 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2008. Tỷ suất lợi nhuận của Internet đạt 24% doanh thu, tương ứng 3.790,8 tỷ đồng, bằng 59% kế hoạch năm. Theo phân tích của Viettel, cạnh tranh giữa các DN cung cấp dịch vụ Internet vẫn sẽ tiếp tục gay gắt, quyết liệt hơn trên mọi phương diện như giá cước, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng... Mục tiêu cả năm mà Viettel

đã hướng đến lắp đặt mới 7.000 - 8.000 trạm BTS (trong đó, 3G là 6.000 trạm) nâng 47

tổng số trạm BTS tại Việt Nam lên hơn 25.000; tại Lào và Campuchia lắp đặt từ

2.000 trạm và trở thành mạng có hạ tầng lớn nhất. Đồng thời mở rộng cáp quang ra 64 tỉnh thành phố, cung cấp thêm nhiều dịch vụ và giá trị gia tăng cho nhu cầu Internet. Ngoài ra, Viettel cũng sẽ nâng tổng số trạm phát sóng tại Campuchia lên

3.000 trạm và đã khai trương mạng di động và Internet tại Lào vào tháng 8/2009.

Bảng 9: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Đơn vị : tỷ đồng


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

I. Tổng nguồn vốn

5698

7564

10.021

1. Theo nguồn hình thành




-Vốn chủ sở hữu

4107

5625

7536

-Vốn đi vay :

1591

1939

2485

+ Ngắn hạn

560

659

815

+ Dài hạn

835

1005

1355

+ Nguồn khác

196

275

315

2. Theo cơ cấu nguồn vốn




Vốn cố định

4698

5264

6821

Vốn lưu động

1500

2300

3200

(Nguồn : báo cáo tổng kết năm 2007, 2008 và 2009 của Viettel)

Nguồn lực, năng lực về nguồn nhân lực: xuất phát từ đặc thù về tổ chức mạng lưới sản xuất kinh doanh dịch vụ trải rộng khắp 64/64 tỉnh thành trong cả nước, Viettel đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn với trên 11000 nhân viên và có xu hướng ngày càng tăng trong tương lai. Bảng 10 sẽ nói chi tiết cơ cấu nhân sự của Viettel.

Với vai trò kinh doanh dịch vụ Viễn thông và Internet cùng các hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người nên lực lượng lao động ngoài đội ngũ lao động đóng vai trò quản lý, điều hành mọi hoạt động của Cty thì còn có một đội ngũ lao động đông đảo đó là lao động công nghệ có nhiệm vụ vận hành hệ thống kỹ thuật toàn ngành, đảm bảo cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất. Lực lượng lao động công nghệ này chiếm trên 50% toàn ngành, lực lượng này có kiến thức chuyên môn cả về Viễn thông và Internet

nên có thể linh hoạt trong mọi yêu cầu của Cty hay của khách hàng. Lực lượng quản lý chiếm trên 30%; còn lao động phục vụ chiếm trên 15% toàn ngành. Đồng thời, Viettel đang tích cực trẻ hóa lực lượng lao động. Những lao động này được đào tạo trong thời kì mới, có kiến thức sâu rộng về Viễn thông, có khả năng tiếp cận nhanh nhạy với môi trường công nghệ và tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại. Họ là nhân tố tạo sức bật cho Viettel trong những năm tới, có khả năng đưa Viettel vươn ra tầm xa thế giới. Bên cạnh lực lượng lao động trẻ là đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp, có thâm niên, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Hai lực lượng này kết hợp với nhau sẽ khắc phục được những hạn chế, đồng thời phát huy được khả năng trong công việc từ đó sẽ đẩy nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo khả năng cạnh tranh về “trí tuệ” cho Viettel. Tuy nhiên thì đội ngũ lao động trẻ này vẫn còn thiếu kinh nghiệp thực tế trong công tác, thiếu nhân viên kỹ thuật cao và nhân viên marketing trong lĩnh vực Internet.

Bảng 10: Thống kê số lượng lao động theo cơ cấu

Đơn vị : người


Chỉ tiêu

Loại lao động

2007

2008

2009

Tổng lao động


8720

9845

11050

Phân loại theo chức năng

Lao động quản lý

2675

3054

3565

Lao động công nghệ

4835

5320

5796

Lao động phục vụ

1210

1471

1689

Phân loại theo thâm niên

Dưới 5 năm

3345

3783

4024

Từ 5 – 10 năm

4306

4897

5658

Trên 10 năm

1069

1165

1368

Phân loại theo trình độ

Cao học

125

195

298

Đại học

4930

5437

5789

Cao đẳng

2334

2565

2998

Trung cấp

1242

1486

1757

Trung học chuyên nghiệp

89

162

208

(Nguồn: Báo cáo tổng kết nhân sự trong 3 năm 2007, 2008, 2009 của phòng nhân sự Tổng Cty Viễn thông Viettel)

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí