là 1,16%; tuy nhiên chất lượng dân số ở Bắc Kạn ở mức độ thấp, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiếm tới 34% (2005).
* Về văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Tính đến nay toàn tỉnh có 100% số làng bản có quy ước, hương ước được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống được khôi phục và phát triển. Năm 2007 toàn tỉnh có 39.916/ 60.505 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, đạt 61,01%; Số làng văn hóa được công nhận năm 2007 là 133 làng, đạt 48,8%. Trang bị, cấp hòm sách cho các xã đặc biệt khó khăn đạt 103/122 xã, phường, thị trấn.
Tỷ lệ hộ được nghe đài đạt 80% năm 2005, tăng gấp 2 lần so với năm 2000; tổng số sách, báo xuất bản 1,05 triệu bản, tăng 0,35 triệu bản so với năm 2000.
Hoạt động sự nghiệp thể dục - thể thao của tỉnh đã có bước phát triển cả về phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao. Tỷ lệ số người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao tăng từ 6,58% năm 2001 lên 17,4% năm 2005 và đến năm 2007 là 20,5% dân số thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
* Đời sống nhân dân và công tác xoá đói giảm nghèo
Đời sống nhân dân đã được cải thiện rò rệt, từng bước được nâng lên ổn định. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 3,5 nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4,5% và thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng lên 80%.
Trong những năm qua công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều kết quả bằng các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình 134,135, 186, chương trình giảm nghèo… tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 50,87% năm 2005 xuống còn 34,43% năm 2007 và dự kiến đến 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20%.
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với số vốn lên tới hàng ngàn tỷ đồng đã xây dựng được nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy, cấp nước từ bơm điện, bơm tay, bể chứa tại một số thị trấn, các xã vùng cao, nâng tỷ lệ dân số được dùng nước sạch từ 23% năm 2000 lên 55% vào năm 2005. Tỷ lệ các hộ có hố xí và xử dụng hố xí hợp vệ sinh còn thấp nhất là ở vùng nông thôn.
2.1.3. Phân tích SWOT về chiến lược phát triển của Bắc Kạn
Qua một số cuộc hội thảo về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gần đây mà tác giả được tham gia; bằng phương pháp tổng hợp và phân tích, sau đây là những nhận định tổng quát làm căn cứ để xác định định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong giai đoạn tiếp theo.
* Những tiềm năng và lợi thế
- Bắc Kạn là tỉnh có tài nguyên rừng khá phong phú, đất lâm nghiệp tương đối lớn vì vậy tài nguyên đất rừng và rừng là lợi thế lớn nhất mà tỉnh Bắc Kạn có được cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Tiềm năng du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hoá - lịch sử của Bắc Kạn là rất lớn: Vườn quốc gia Ba Bể; thêm vào đó Bắc Kạn còn có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được xếp hạng.
- Nhân dân vùng chiến khu xưa, có tinh thần cách mạng, trung thành tuyệt đối chủ trương, đường lối của Đàng.
* Những hạn chế và khó khăn:
- Do địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc cao lại bị chia cắt mạnh bởi các lũng sâu; thời tiết khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại diễn ra trên diện rộng và kéo dài.
- Kinh tế tự nhiên sản xuất nông nghiệp là chính, trình độ sản xuất thấp.
- Dân cư nông thôn ở phân tán, trình độ dân trí thấp bị đè nặng bởi phong tục tập quán lạc hậu.
* Điểm mạnh
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn qua của Bắc Kạn cao hơn so với bình quân vùng Đông Bắc và cả nước.
- Đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người dân ở các địa bàn trong tỉnh.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển nhanh.
- Đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của nhân dân được cải thiện.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn địa phương được bảo đảm.
* Điểm yếu
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa hình thành ngành kinh tế mũi nhọn; nguồn lực cho đầu tư phát triển rất hạn chế.
- Nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu khả năng cạnh tranh thấp: giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm thấp.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, hoặc chưa được đầu tư đồng bộ
- Tỷ lệ đói nghèo còn cao, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
- An ninh, xã hội còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn.
* Những cơ hội phát triển
- Sự tăng cường hỗ trợ của Chính phủ, của các địa phương, doanh nghiệp trong nước, các nguồn tài trợ của quốc tế giúp Bắc Kạn phát triển thu hẹp khoảng cách với các tỉnh khác trong giai đoạn tới.
- Hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội tiếp cận về thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh như rau quả sạch, sản phẩm nông nghiệp sạch, lâm sản,
- Các nguồn tài chính đầu tư cho phát triển đồng bộ và có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh đã được ghi vào kế hoạch.
- Các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều hướng vào mục tiêu giảm nghèo một cách bền vững.
- Cơ hội tiếp cận việc làm cho mọi người dân và các hoạt động phát triển bền vững khác sẽ giảm thiểu các nguy cơ bất ổn về xã hội.
* Những thách thức chủ yếu
- Phát triển công nghiệp thành ngành mũi nhọn trong điều kiện hạn chế.
- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao, có hiệu quả và bền vững.
- Xã hội hoá đầu tư, phân cấp quản lý khai thác, duy tu sửa chữa phát huy hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có.
- Tư tưởng kinh tế bao cấp, trông chờ ỷ lại còn nặng trong lĩnh vực quản lý nhà nước và đại bộ phận dân cư.
- Phát huy vai trò dân chủ thực sự trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.
Tóm lại: Như vậy một trong những vấn đề cơ bản nhất của Bắc Kạn để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới là phải xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có tính cạnh tranh cao, có hiệu quả và bền vững trong điều kiện kinh tế hộ hiện nay giữ vai trò độc tôn. Để giải bài toán này, có một con đường là phát triển kinh tế trang trại từ kinh tế hộ để vừa phát huy được tiềm năng về đất đai đồi rừng vừa hạn chế được mặt trái của kinh tế hộ là sự phân tán, manh mún.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI B ẮC KẠN THỜI GIAN QUA
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại thời gian qua
Do là tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, vì vậy số liệu thống kê về kinh tế trang trại ở Bắc Kạn những năm trước đây không có đầy đủ và thống nhất.
Biểu 2.12: Số lượng các trang trại của Bắc Kạn, vùng Đông Bắc và cả
nước 2000 - 2006
Đơn vị tính: Trang trại
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Cả nước | 57.069 | 61.017 | 61.787 | 86.141 | 110.832 | 114.362 | 113.730 |
Vùng Đông Bắc | 2.793 | 3.201 | 3.210 | 4.859 | 4.984 | 5.473 | 4.704 |
Hà Giang | 172 | 181 | 181 | 223 | 162 | 173 | 154 |
Cao Bằng | 18 | 12 | 13 | 14 | 58 | 54 | 55 |
Bắc Kạn | 1 | 12 | 12 | 14 | 21 | 24 | 21 |
Tuyên Quang | 77 | 68 | 68 | 84 | 83 | 99 | 77 |
Lào Cai | 6 | 201 | 188 | 193 | 122 | 129 | 213 |
Yên Bái | 695 | 839 | 857 | 877 | 928 | 1030 | 319 |
Thái N guyên | 320 | 379 | 379 | 429 | 661 | 662 | 588 |
Lạng Sơn | 5 | 77 | 77 | 158 | 127 | 126 | 27 |
Quảng N inh | 568 | 863 | 857 | 1277 | 1219 | 1323 | 1379 |
Bắc Giang | 752 | 377 | 386 | 1140 | 1146 | 1364 | 1401 |
Phú Thọ | 179 | 192 | 192 | 450 | 457 | 489 | 470 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Thời Tiết - Khí Hậu, Thuỷ Văn
- Nguồn Lực Tài Chính Và Khả Năng Huy Động Vốn Cho Đầu Tư Phát Triển
- Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kỹ Thuật
- Trình Độ Trang Bị Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật Trong Các Trang Trại Bắc Kạn
- Phân Tích Swot Tìm Vấn Đề Cơ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại
- Những Định Hướng Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Tỉnh Bắc Kạn
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Là một tỉnh có tiềm năng về đất đai đồi rừng, một hộ lâm nghiệp có bình quân 4 ha đất rừng và hộ nông nghiệp có gần 0,6 ha đất nông nghiệp. Tuy nhiên số lượng trang trại của tỉnh rất ít. Năm 2001 tỉnh có 12 trang trại và đến năm 2006 mới có 21 trang trại đạt tiêu chí. Như vậy Bắc Kạn là tỉnh có số lượng trang trại ít nhất trong vùng Đông Bắc Bắc bộ.
Số lượng trang trại tăng không đều: Năm 2005 đã tăng lên đến 24 trang trại, tuy nhiên đến 2006 lại giảm xuống 21 trang trại, điều này có thể rút ra nhận xét là kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chưa ổn định.
Danh sách các trang trại thường xuyên có sự biến động về chủ thể trong khi số lượng trang trại là không đổi. Phân tích sau đây giúp chúng ta thấy được điều này:
(Do điều tra thống kê về trang trại chỉ 2 năm mới tiến hành 1 lần, bởi vậy chúng tôi chỉ có điều kiện phân tích số liệu giữa 2 kỳ gần đây nhất).
Biểu 2.13: Tình hình biến động trong các trang trại giữa 2 kỳ điều tra
Đơn vị tính | Năm 2004 | Năm 2006 | Tăng/ giảm (+/-) | |
I. Số lượng trang trại | Cái | 21 | 21 | 0 |
II. Lao động của trang trại | Người | 157 | 79 | -78 |
- Lao động của chủ hộ trang trại | Người | 51 | 60 | +9 |
- Lao động thuê ngoài thường xuyên | Người | 11 | 19 | +8 |
- Lao động thuê ngoài thời vụ | Người | 95 | 36 | -59 |
III. Đất đang sử dụng của trang trại (1+2+3+4) | Ha | 200,06 | 196,622 | -3,438 |
1. Tổng số đất nông nghiệp | Ha | 63,93 | 57,009 | -6,921 |
Chia ra: - Đất trồng cây hàng năm | Ha | 19,43 | 17,61 | -1,82 |
- Đất trồng cây lâu năm | Ha | 34,5 | 39,399 | +4,899 |
- Đất trồng cỏ | Ha | 10 | -10 | |
2. Đất lâm nghiệp | Ha | 114,15 | 136,832 | +22,682 |
3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản | Ha | 2,25 | 2,781 | +0,531 |
4. Đất khác | Ha | 19,73 | -19,73 | |
IV. Số lượng gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác | ||||
1. Trâu | Con | 42 | 87 | +45 |
2. Bò | Con | 227 | 259 | +32 |
3. Lợn (không kể lợn sữa) | Con | 129 | 328 | +199 |
4. Gia cầm | Con | 2.917 | 2.783 | -134 |
5. Dê | Con | 116 | 147 | +31 |
6. Ong | Tổ | 35 | 96 | +61 |
V. Tổng số vốn sản xuất của trang trại | 1.000đ | 1.598.000 | 2.726.500 | +1.128.500 |
VI. Thu nhập của trang trại | 1.000đ | 702.000 | 1.156.624 | +454.624 |
VII. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ | 1.000đ | 1.036.000 | 1.736.763 | +700.763 |
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Kạn
Số liệu ở biểu trên có thể cho ta rút ra một số nhận xét sau:
- Số lượng lao động trong các trang trại giảm, tuy nhiên lại tăng lao động của chủ hộ trang trại;
- Đất lâm nghiệp và cây ăn quả tăng cho thấy xu thế phát triển trang trại theo hướng lâm nghiệp và cây ăn quả;
- Quy mô sản xuất của các trang trại có xu hướng tăng qua số liệu về tổng vốn sản xuất, thu nhập và giá trị sản lượng hàng hoá.
2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
2.3.1. Phân tích đặc điểm và phương hướng sản xuất của các trang trại
* Đặc trưng chủ yếu của trang trại Bắc Kạn là trang trại kinh doanh tổng hợp gắn với kinh tế đồi rừng: Cây công nghiệp dài ngày (chè Shan, quế, hồi), cây ăn quả (quýt, cam, mơ, hồng không hạt), cây lâm nghiệp (trúc, mỡ). Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò).
Số liệu điều tra năm 2006. Tổng số có 21 trang trại thuộc địa bàn 6 huyện, thị trong tỉnh (trừ huyện Pác Nặm và thị xã Bắc Kạn). Với 6 loại hình kinh doanh chính:
Biểu 2.14: Số lượng các trang trại phân theo loại hình sản xuất 2006
Đơn vị tính: Trang trại
Loại hình trang trại | Số lượng (T.Tr) | Tỷ lệ (%) | < 2 ha | 2 ha ≤ < 4 ha | 4 ha ≤ < 10 ha | ≥ 10 ha | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
Tổng số | 21 | 100 | 3 | 14,29 | 4 | 19,05 | 9 | 42,86 | 5 | 23,81 | |
1 | Trang trại tổng hợp | 10 | 47,62 | 1 | 4,76 | 2 | 9,52 |
4 | 19,05 |
3 | 14,29 |
2 | Trang trại cây ăn quả | 3 | 14,29 | 1 | 4,76 | 2 | 9,52 |
| |||
3 | Trang trại chăn nuôi | 3 | 14,29 | 2 | 9,52 | 1 | 4,76 |
|
| ||
4 | Trang trại lâm nghiệp | 2 | 9,52 | 1 | 4,76 | 1 | 4,76 | ||||
5 | Trang trại cây hàng năm | 2 | 9,52 | 2 | 9,52 |
| |||||
6 | Trang trại cây lâu năm | 1 | 4,76 | 1 | 4,76 |
Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp chủ trang trại
- Trang trại kinh doanh tổng hợp chiếm đa số với 10 trang trại, chiếm tỷ lệ 47,62%;
- Trang trại cây ăn quả 3 trang trại, chiếm tỷ lệ 14,29%;
- Trang trại chăn nuôi 3 trang trại, chiếm tỷ lệ 14,29%;
- Trang trại lâm nghiệp 2 trang trại, chiếm tỷ lệ 9,52%;
- Trang trại cây hàng năm 2 trang trại, chiếm tỷ lệ 9,52%;
- Trang trại cây lâu năm 1 trang trại, chiếm tỷ lệ 4,76%.
* Diện tích đất sản xuất của các trang trại không lớn và toàn bộ là trang trại gia đình:
- Dưới 2 ha có 3 trang trại, chủ yếu là trang trại chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 14,29%;
- Đa số là trang trại có diện tích từ 4 ha đến 10 ha, chiếm tỷ lệ 42,86%;
- Trang trại có diện tích trên 10 ha có 5 trang trại, chiếm tỷ lệ 23,81%.
Trang trại lớn nhất có diện tích 31 ha, tập trung chủ yếu ở trang trại lâm nghiệp, cây ăn quả và tổng hợp.
2.3.2. Phân tích, đánh giá tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong các trang trại tỉnh Bắc Kạn
2.3.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất trong các trang trại
Tổng diện tích của các trang trại năm 2006 là 196,6 ha: đất nông nghiệp 56,9 ha chiếm 29%; đất lâm nghiệp là 136,8 ha chiếm 69,61%; đất nuôi trồng thủy sản có diện tích không đáng kể 2,78 ha chiếm 1,41% tổng diện tích các trang trại. Diện tích bình quân một trang trại là 9,36 ha; đất nông nghiệp là 2,71 ha/ trang trại; đất lâm nghiệp là 6,52 ha/ trang trại.
Phần đất tạm giao đấu thầu, thuê chỉ có 1 hộ với diện tích 1.400m2 trong loại hình trang trại cây lâu năm.