b. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ.
Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ bằng máy GNSS RTK ComNav T300 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.
Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy GNSS RTK ComNav T300.
- Tạo Job là Ngàythángnăm (ví dụ: 05052018) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.
- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy.
- Nhập tên điểm trạm máy, điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy.
- Sau mỗi lần bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy.
- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS RTK.
- Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).
- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động)
<12 km.
- Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000.
- Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.
Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp
Đánh giá, phân loại tài liệu
Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật
Bước 2: Công tác chuẩn bị
QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp
Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính theo quy phạm.
Bản đồ địa chính.
Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy
Báo cáo thuyết minh
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu
Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp.
Thiết kế thu mục lưu trữ |
Các tệp chuẩn cho bản đồ |
Xác định khu vực khu vực đo vẽ |
Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất |
Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS RTK |
Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết |
Biên tập gán nhãn thửa đất (loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..) |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 08 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai - 2
- Nội Dung Và Phương Pháp Chia Mảnh Bản Đồ Địa Chính
- Các Chỉ Tiêu Kỹ Thuật Của Đường Chuyền Kinh Vĩ
- Tọa Độ Các Điểm Địa Chính Cơ Sở Và Các Mốc Địa Chính Hạng 3
- Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 08 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai - 7
- Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 08 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai - 8
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
.
Bước 4: Biên tập tổng hợp
Bước 5: Hoàn thiện bản đồ
Hình 2.8: Quy trình thành lập bản đồ địa chính
(Nguồn: Thông tư 25)
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy GNSS RTK, và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas (có khóa), GcadasCE...vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.
Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính số 08 trên địa xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: Công ty TNHH VietMap.
Thời gian tiến hành: Từ 03/01/2020 đến ngày 15/05/2020.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Cam Cọn
1. Điều kiện tự nhiên.
Vị trí địa lý:
Địa hình tự nhiên:
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân, mức số dân Điều kiện xã hội: Số dân, số hộ.
Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS
1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ
a. Công tác ngoại nghiệp
* Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ.
- Khảo sát thực địa khu đo.
- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền.
* Chôn mốc thông hướng.
* Đo các yếu tố cơ bản của lưới.
- Đo cạnh.
- Đo góc.
b. Công tác nội nghiệp
Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. Biên tập thành lập bản đồ địa chính.
2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết
Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas, GcadasCE.
In và lưu trữ bản đồ.
Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
Thuận lợi
Khó khăn
Giải pháp khắc phục
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu:Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Cam Cọn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.
+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy GNSS RTK ComNav T300 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đođạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới.
+ Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện theo quy trình:
- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng;
- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....);
- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas, GcadasCE để biên tập bản đồ địa chính;
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý.
Xã Cam Cọn là một xã thuộc huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, có tổng diện tích tự nhiên là 46.07 km2. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp với xã Sơn Hà, Phố Lu, Trì Quang huyện Bảo Thắng.
+ Phía Đông giáp xã Kim Sơn, Bảo Hà.
+ Phía Nam giáp xã Tân Thượng huyện Văn Bàn.
+ Phía Tây giáp xã Văn Sơn, Vò Lao, Sơn Thủy huyện Văn Bàn.
Hình 4.1. Vị trí xã Cam Cọn huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
b. Địa hình tự nhiên.
Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, có địa hình chia cắt mảnh, núi cao, sườn dốc khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp phân bố rải rác.
Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối là những yếu tố gây trở ngại không nhỏ tới tiến độ đầu tư, hiệu quả xây dựng cơ sở hạ tầng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế.
Cam Cọn là một huyện nghèo thuộc huyện Bảo Yên, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm nghiệp (VD: Quế, bạch đàn, mỡ,…) điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn do khí hậu khắc nhiệt.
b. Điều kiện xã hội.
Dân số toàn xã Cam Cọn năm 1999 là 3963 người, mật độ dân số 86 người/km2. Toàn xã được chia thành 14 thôn với 2168 hộ trong đó tỉ lệ người dao và người h’mông chiếm phần lớn dân số. Chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Từ khi có Luật đất đai 2013 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn xã, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và xã đề ra.
4.1.4. Thuận lợi, khó khăn
a. Thuận lợi
- Địa hình thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp.
b. Khó khăn
- Kinh tế chưa phát triển.
- Mật độ dân số sống không tập trung.
- Khí hậu thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao.
- Văn hóa giáo dục còn thấp.
- Đường giao thông còn hạn chế, một số nơi đi di chuyển khó khăn.
4.2. Đo vẽ chi tiết BĐĐC bằng công nghệ GNSS
4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính
+ Bản đồ địa chính: 148 tờ tỷ lệ 1/1000, 10 tờ tỷ lệ 1/5000 , 2 tờ tỷ lệ 1/10000 gồm 14 thôn được đo vẽ, chỉnh lý năm 2004 - 2005.
- Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.
- Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT - BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT - BTNMT và Thông tư 30/2013/TT - BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
4.2.2. Thành lập lưới kinh vĩ
a, Công tác ngoại nghiệp.
Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu.
- Bản đồ giấy và bản đồ số.
- Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ).
Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế.