Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 08 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai - 8


Bảng 4.3: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 08) đã được chỉnh lý

STT

Loại đất

hiệu

Số

thửa

Diện tích

(m2)

1

Đất ở tại nông thôn

ONT

24

4020,2

2

Đất chuyên trồng lúa

LUC

28

2151,6

3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

5

3103,3

4

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

8

16485,1

5

Đất trồng cây lâu năm

CLN

8

16747,5

6

Đất rừng sản xuất

RSX

3

1080,1

7

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

16

4948,6


Tổng


86

48536,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý tờ bản đồ địa chính số 08 xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai - 8


Qua bảng 4.3 cho thấy mảnh bản đồ số 8 đã được hoàn thành với 86 thửa được chỉnh lý với tổng diện tích là 48536,4 m2.

4.3. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục

Thuận lợi

Dưới sự tạo điều kiện thuận lợi từ lãnh đạo địa phương xã Cam Cọn và bà con trong xã, đã giúp chúng em có thể hoàn thiện tốt công việc của mình.

Trong quá trình thực tập chúng em được tiếp xúc với các phần mềm, máy móc, trang thiết bị đạt chuẩn. Quá trình đó đã củng cố những kiến thức cho bản thân chúng em, vững vàng hơn, tự tin hơn.

Đo đạc khi nó cho kết quả chính xác, xử lý số liệu hoàn toàn tự động, giúp kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.

Khó khăn

Cam Cọn là xã nghèo của huyện, cơ sở hạ tầng cũng chưa hoàn thiện, nên việc di chuyển đi lại của đoàn đo đạc luôn gặp khó khăn.


Trong quá trình nhận ranh giới, mốc giới thửa đất có một số hộ gia đình, cá nhân chưa thống nhất được ranh giới, mốc giới thửa đất.

Khí hậu khắc nghiệp bởi mưa thường xuyên.

Biện pháp khắc phục

Tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa tới toàn dân trên địa bàn xã quản lý về nội dung công tác đo đạc. Để tạo sự đồng thuận và hợp tác cao từ các chủ sử dụng đất, thuận lợi cho công tác thiết lập bản đồ địa chính.

Phối hợp với cán bộ quản lý đất đai của các xã giáp ranh, cung cấp bản đồ giáp ranh, phục vụ việc đo vẽ được thuận lợi.

Tiếp túc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học trong quá trình đo đạc và thành lập bản đồ một cách chính xác nhất.



5.1. Kết luận‌‌

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài nghiên cứu “Thành lập bản đồ đị chính tỷ lệ 1:1000 tờ bản đồ số 08 từ số liệu đo đạc tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai” có những kết luận chính như sau:

Xã Cam Cọn là 1 xã vùng sâu của huyện Bảo Thắng có điều kiện thuận lợi về phát triển nông lâm nghiệp, có mật độ dân thưa thớt với trình độ phát triển còn nhiều hạn chế.

Có tổng diện tích đất tự nhiên là 46.07 km2, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn khá tốt, có hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017, bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2019 và bản đồ địa chính được xây dựng năm 1996.

Đề tài đã thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 06 điểm địa chính cơ sở hạng cao và 253 mốc địa chính hạng 3 có độ chính xác đảm bảo theo quy định, thành lập được 1 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 thuộc xã Cam Cọn - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai với số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ số 08

Tổng số 86 thửa đất tổng diện tích là 48536.4, trong đó:

- Loại đất ONT có 24 thửa diện tích là 4020.2 m2

- Loại đất CLN có 8 thửa diện tích là 16747.5 m2

- Loại đất BHK có 16 thửa diện tích là 4948.6 m2

- Loại đất LUC có 28 thửa diện tích là 2151.6 m2

- Loại đất NTS có 5 thửa diện tích là 3103.3 m2

- Loại đất RSX có 3 thửa diện tích là 1080.1 m2

- Loại đất NHK có 8 thửa diện tích là 16485.1 m2

Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas, GcadasCE đã đạt kết quả tốt.


5.2. Kiến nghị

Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.

- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.

- Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành.

- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các câp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.

2. Công ty cổ phần TNHH VietMap, kế hoạch thi công, công tác: đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

3. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nônglâm Thái Nguyên.

4. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

6. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Vò Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

8. Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000; 1:10000.

9. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính.

10. Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm gCadas.

11. Tổng cục Địa chính, (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000.

12. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy RTK GNSS.

13. TT 05/2009/TT-BTNMT ngày 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính, Bộ TN & MT.


14. TT 25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT.

15. Viện nghiên cứu Địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.

16. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

17. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, (2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp - HN.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí