Mẫu Giấy Chứng Chỉ Hành Nghề Của Sở Y Tế Hà Nội


độ không tốt của người bệnh đóng một vai trò lớn. Hay tình trạng phải chứng kiến cơn đau đớn, cái chết của người bệnh cũng làm cho nhân viên bị ảnh hưởng tâm lý.

(ii) Áp lực từ thủ tục hành chính: Tuân thủ các thủ tục hành chính không phải là điều dễ dàng đối với thầy thuốc, nhất là trong điều kiện bệnh nhân quá tải. Cho bệnh nhân hưởng chế độ bảo hiểm, chế độ nghỉ dưỡng hay kê loại thuốc, một biện pháp kỹ thuật đắt tiền,… đòi hỏi các thủ tục phê duyệt chặt chẽ. Nếu không tuân thủ đúng có thể bị phê bình, thậm chí xuất toán và bác sỹ phải tự bỏ tiền ra đền. Thầy thuốc bị giằng xé giữa mong muốn cho người bệnh hưởng chăm sóc cao nhất và nỗi lo ngại phải chịu trách nhiệm.

(iii) Áp lực học tập và thăng tiến: Hiếm có ngành nào mà áp lực học tập lại lớn như ngành y tế. Đa số các ngành nghề khác sau khi hoàn thành bậc học đại học là có thể ra làm việc tương đối độc lập. Đối với ngành y, sau khi tốt nghiệp đại học thì các NVYT vẫn còn phải học tập thêm nhiều như học chuyên khoa định hướng, thực hành để có chứng chỉ hành nghề, và một số điều kiện được quy định riêng đối với các vị trí cụ thể.

Bốn là, công việc phải làm việc với cường độ cao

Với tính chất ngành nghề, bệnh viện phải duy trì hoạt động 24/24, phải tăng cường thêm trong các mùa dịch hay các vụ thiên tai, do đó mà NVYT phải làm việc với thời gian không cố định, tình trạng làm việc ngoài giờ thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó, hầu hết NVYT phải làm việc trong tình trạng tập trung cao độ, không được phép có sai xót xảy ra. Trong số biết bao người bệnh được điều trị khỏi bệnh, biết bao đơn thuốc được kê, biết bao ca phẫu thuật thành công nhưng chỉ cần mắc sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho NVYT phải đối mặt với nhiều rắc rối từ người bệnh, từ quản lý cấp trên, thậm chí là từ cả pháp luật và dư luận xã hội. Những áp lực này khiến cho NVYT dễ rơi vào tình trạng bị stress.

Năm là, công việc phải đối mặt với nhiều rủi ro bệnh nghề nghiệp

Mặc dù đã có nhiều biện pháp, quy định được đưa ra để phòng chống tuy nhiên NVYT vẫn có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy hại cho sức khỏe như các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm,…); các yếu tố


vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại, bức xạ tử ngoại, tiếng ồn,…); các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt trùng, hóa chất trong phòng xét nghiệm,…); các yếu tố hóa, lý: bụi trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao động cao, tư thế lao động,…)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.2.1. Đặc điểm về tiêu chuẩn nhân lực

Ngành y là một trong những ngành top đầu về mức độ quan trọng, đóng vai trò và ý nghĩa to lớn trong cuộc sống con người. Chỉnh bởi vậy mà nhà nước luôn có những quy định rõ ràng, sát sao đối với ngành y. Ví dụ như Luật khám bệnh chữa bệnh, Quy chế bệnh viện, quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề,… Trong quá trình làm việc NVYT cũng như bệnh viện, phòng khám sử dụng nhân sự bắt buộc phải tuân thủ theo những quy định hiện hành. Nhìn chung về tiêu chuẩn nhân lực trong bệnh viện có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, chỉ được hành nghề đúng phạm vi hoạt động chuyên môn và phải đăng ký hành nghề khi thực hiện công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo luật khám bệnh chữa bệnh, những hành vi bị cấm đối với người hành nghề như: Khám bệnh, chữa bệnh không có CCHN hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề; hành nghề không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong CCHN; Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn CCHN,…


Hình 1 1 Mẫu giấy chứng chỉ hành nghề của Sở Y tế Hà Nội Nguồn Tác giả 1

Hình 1.1. Mẫu giấy chứng chỉ hành nghề của Sở Y tế Hà Nội

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu tổng hợp)


Căn cứ theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Công tác đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Một là, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ đăng ký hành nghề theo mẫu.

Hai là, đăng ký hành nghề gồm các nội dung:

(i) Địa điểm hành nghề: Ghi rõ tên, địa chỉ hoạt động của cơ sở KBCB nơi đăng ký hành nghề;

(ii) Thời gian hành nghề: Ghi cụ thể giờ trong ngày, ngày trong tuần hành nghề tại cơ sở KBCB và bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề của người hành nghề đã đăng ký quy định tại điểm a khoản này;

(iii) Chức danh, vị trí chuyên môn của người hành nghề: Danh sách người đăng ký hành nghề phải ghi rõ chức danh mà người hành nghề được phân công đảm nhiệm là người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa hoặc vị trí chuyên môn đảm nhiệm khác của người hành nghề.

Ba là, trường hợp danh sách đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có người hành nghề đang hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì việc đăng ký hành nghề của người hành nghề đó phải ghi rõ thời gian, địa điểm, vị trí chuyên môn của người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đó.

Thời điểm đăng ký hành nghề:

(i) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động thì việc đăng ký hành nghề cho người hành nghề được thực hiện cùng thời điểm cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

(ii) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, nếu có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó


phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề quy định tại khoản 2 Điều này.

Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.

Như vậy, có thể thấy cả NVYT và cả người sử dụng nhân lực cần phải nắm được các quy định, quy tắc để tuân thủ đúng khi thực hiện công tác chuyên môn đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thứ hai, NVYT phải có đạo đức nghề nghiệp:

Đạo đức được hiểu là tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội công nhận, quy định quan hệ, hành vi của con người đối với xã hội và đối với nhau.

Trong mỗi con người, có hai yếu tố cơ bản để thể hiện đó là ứng xử với xã hội là tài năng (tài) và đạo đức hay cái tâm (gọi tắt là đức). Xã hội luôn biến động và phát triển không ngừng nên tài và đức luôn phải được trau dồi, rèn luyện. Ngành y là ngành phục vụ cho sức khỏe và tính mạng của mỗi con người. Trong khi sức khỏe là vốn quý giá nên đòi hỏi người lao động trong ngành y tế phải có những phẩm chất đặc biệt. Như vậy, đạo đức nghề nghiệp đối với ngành y tế hay nói cách khách Y đức là những nguyên tắc, chuẩn mực được dư luận xã hội công nhận, quy định mối quan hệ và hành vi giữa thầy thuốc với người bệnh, với đồng nghiệp, thể hiện trong cách ứng xử ở mỗi tình huống.

Thế nhưng, nếu chỉ dựa vào dư luận xã hội để công nhận Y đức của người thầy thuốc thôi thì chưa đủ căn cứ. Tùy thuộc vào thói quan tập quán cũng như sinh hoạt của mỗi dân tộc sẽ đưa ra một số điểm quan trọng của Y đức vào luật và coi đó là quy định bắt buộc mà cả người bệnh cũng như thầy thuốc phải tuân thủ theo, có thể gọi là Y đạo. Nói cách khác, Y đạo đã được thể chế thành các quy định, bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo. Y đạo là con đường của ngành y tế, là hành lang pháp lý mà người hành nghề y cần phải tuân thủ.


Nghề y là nghề cao quý, một nghề vẫn luôn được xã hội tôn vinh. Do đó người hành nghề cần phải hiểu và không ngừng tự giác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức. Y đức ngoài thái độ niềm nở, cảm thông với người bệnh mà còn cần phải khiêm tốn, thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp, nắm vững về chuyên môn, tuyệt đối không lợi dụng nhiệm vụ được giao để chăm lo cho lợi ích của cá nhân,… Lương tâm nghề nghiệp trong sáng là tiền để để xây dựng những đức tính tốt cần có của người thầy thuốc. Lương tâm của người thầy thuốc là cơ sở để hình thành sự thấu hiểu nỗi đau của người bệnh, từ đó hình thành quy chuẩn đạo đức trong nghề nghiệp:

(i) Thầy thuốc phải sẵn sàng, chủ động trong công việc của mình, luôn chăm chỉ, nhiệt tình trong lao động.

(ii) Thầy thuốc phải thật cẩn thận, thận trọng trước khi đưa ra quyết định, tuyệt đối không được lơ là, mất tập trung và coi là bệnh nhẹ, đơn giản;

(iii) Thầy thuốc cần phải giữ gìn danh giá, uy tín nghề nghiệp của bản thân nói riêng và của nghề y nói chung;

(iv) Thầy thuốc cần phải không ngừng học tập, nâng cao tính sáng tạo.

Thứ ba, cần phải có kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những phương thức làm việc tạo được tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt được kết quả tốt nhất về mục tiêu đã đặt ra.

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng rất cần thiết trong môi trường bệnh viện giúp nâng cao hiệu quả công việc. Để thực hiện một quy trình khám bệnh, không thể một người làm nhiều việc một lúc mà cần phải có sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ. Trong quá trình khám bệnh, khi chỉ định cận lâm sàng bác sỹ có sự trao đổi với bác sỹ cận lâm sàng trước và sau khi có kết quả sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Để điều trị một ca bệnh, khi có sự phối hợp giữa bác sỹ lâm sàng và dược sỹ lâm sàng, hoạt động của dược lâm sàng nếu được triển khai mạnh mẽ, đưa ra được những ý kiến tư vấn xác đáng cho bác sỹ điều trị sẽ giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả hơn.


Thứ tư, cần phải có kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm, thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp chúng ta thường sử dụng những lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trau dồi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà còn bao hàm rất nhiều vấn đề khác như: thái độ, cử chỉ, cảm xúc,… Làm thế nào để hai bên có thể hiểu các thông tin để cùng trao đổi.

Hình thức giao tiếp chính là giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời. Hai hình thức này ít khi tách rời nhau mà thường bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau tạo ra hiệu quả tốt nhất.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Thầy thuốc - Người bệnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa Thầy thuốc và Người bệnh. Đây là nghệ thuật và người thầy thuốc cần sử dụng ngay từ buổi đầu tiên gặp người bệnh. Chính nhờ giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần, thông cảm, mối quan hệ tốt đẹp với người bệnh và những lời nói động viên, khuyến khích của người Thầy thuốc sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào người thầy thuốc.

Kỹ năng giao tiếp với người bệnh là kỹ năng thiết yếu của người thầy thuốc. Kỹ năng giao tiếp tốt, thầy thuốc có thể khai thác được các thông tin tế nhị và nhạy cảm mà người bệnh ngại nói ra nhờ đó mà chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

Thứ năm, cần phải đảm bảo về sức khỏe

Mỗi cá nhân một người có những mục đích sống khác nhau, dù là mục đích gì, lý tưởng gì thì đều cần phải có sức khỏe mới có thể thực hiện được. Đối với NVYT ngoài mục đích cá nhân thì nhiệm vụ trong quá trình làm việc là khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, do đó mà sức khỏe của bản thân mỗi NVYT là điều cần thiết và bắt buộc vì căn cứ theo Luật khám bệnh chữa bệnh, một trong các trường hợp người hành nghề bị thu hồi chứng chỉ hành nghề là không đảm bảo về mặt sức khỏe. Hay có thể nói, sức khỏe là tiêu chuẩn không chỉ cần có đối với mọi người khi tham gia lao động mà còn là điều kiện bắt buộc đối với mỗi NVYT.


1.3. Nội dung công tác tuyển dụng nhân lực trong bệnh viện

1.3.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực

Theo Mai Thanh Lan (2014):“Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực bao gồm việc xác định nhu cầu, mục tiêu tuyển dụng nhân lực, xây dựng chính sách tuyển dụng nhân lực và xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực chi tiết để chỉ dẫn việc bổ sung nhân lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của tổ chức cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu”.

Đối với bệnh viện, xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực được hiểu một cách chung nhất là việc lập ra kế hoạch để tìm kiếm và lựa chọn nhân lực bao gồm các đối tượng hoạt động chuyên môn (bác sỹ, dược, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên,…) và nhân lực khối chức năng (thiết bị y tế, bảo trì, kế toán, bảo hiểm y tế,…) nhằm bổ sung lực lượng lao động cần thiết, đáp ứng nhu cầu và thực hiện các mục tiêu của bệnh viện trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

Trên thực tế, có những tổ chức không coi trọng việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực và coi việc tuyển dụng nhân lực chỉ là vấn đề thay thế những nhân viên bị sa thải hoặc bổ sung cho những vị trí còn thiếu. Tuy nhiên đối với người quản trị nhân sự thì tuyển dụng nhân lực không chỉ là đưa ra một bảng liệt kê số liệu. Để hoàn thành được mục tiêu tuyển dụng nhân lực thì cần phải có một kế hoạch hợp lý hiệu quả. Để lập được ra một bản kế hoạch chi tiết, có tính hợp lý thì người quản trị sẽ chia ra làm hai phần: tuyển dụng nhân lực dài hạn (đơn vị tính bằng năm) và kế hoạch tuyến dụng ngắn hạn. Tùy theo từng thời điểm và mức độ sẽ có đặc điểm riêng.

Nội dung của xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân lực trong bệnh viện:

Xác định nhu cầu và mục tiêu tuyển dụng nhân lực

Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực là việc căn cứ vào chủ trương hoạt động và tổng hợp trên đề xuất của các khoa, phòng, đơn vị trong toàn bệnh viện để xác định cơ cấu nhân lực, chất lượng, số lượng nhân lực cần tuyển dụng và thời điểm cần có nhân lực tại bệnh viện. Trong đó việc xác định nhu cầu về chất lượng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, bởi đối với hoạt động chuyên môn của bệnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023