Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 11


những người tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416, sau này đã trở thành các tướng lĩnh trụ cột của bộ chỉ huy quân đội Lam Sơn, sát cánh cùng Bình Định Vương Lê Lợi lập nên những chiến công hiển hách, vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dưới góc nhìn của các sử gia, nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai là những con người tài năng, khí phách, cùng với tài năng lãnh đạo thao lược của Lê Lợi và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong thế kỷ thứ XV thì hoạt động cá nhân của những nhân vật này có vai trò to lớn, trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều trận đánh, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển mạnh mẽ của khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi cuối cùng. Họ chính là những đại diện tiêu biểu để cổ súy, đề cao tinh thần độc lập dân tộc.

Dưới góc độ khảo sát các tài liệu truyền miệng, văn bia, sắc phong và gia phả đã cho thấy rõ thái độ đánh giá, ứng xử của nhà nước và cộng đồng đối với các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai. Khác với các tư liệu chính sử chủ yếu đề cập về hoạt động của các nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn, truyền thuyết về các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai chứa đựng nhiều yếu tố ly kỳ gắn với hình tượng vua Lê Thái Tổ và một số nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai như Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Nguyễn Thận…Còn các tư liệu khác như sắc phong, văn bia cho thấy hoạt động cấp sắc, phong thần, lập đền thờ, dựng bia ký đối với các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai sau khi các vị qua đời được nhà nước phong kiến hết sức quan tâm. Có thể nói cùng với việc củng cố ý thức đề cao nho giáo và coi trọng đội ngũ công thần của triều Lê cùng với sự tri ân, tôn vinh các vị anh hùng hy sinh vì đất nước, quê hương đã dẫn đến quá trình thiêng hóa các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai trong cộng đồng và đây chính là tiền đề quan trọng để định hình diện mạo của sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.


Chương 3

HỆ THỐNG THỜ CÚNG CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ THAM GIA HỘI THỀ LŨNG NHAI NĂM 1416 Ở THANH HÓA‌

3.1. Không gian thực hành thờ cúng

3.1.1. Các di tích thờ cúng

Các hình thức tôn vinh nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa có biểu hiện khá phong phú, đa dạng. Đó có thể là sự hình thành và sáng tạo các loại hình di sản văn hóa vật thể (đình, đền, miếu, lăng mộ, từ đường, sắc phong, thần tích, văn cúng…) và di sản văn hóa phi vật thể như truyền thuyết, điện thần, lễ hội, phong tục, kiêng kỵ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân song cũng là một hình thức để bày tỏ lòng biết ơn, sự tự hào về công lao to lớn của các bậc anh hùng vì dân, vì nước.

Ở Thanh Hóa, loại hình thờ cúng các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai biểu hiện tập trung trong hệ thống di tích với nhiều loại hình khác nhau như lăng mộ, đình, đền, nhà thờ (từ đường) của dòng họ, có mặt ở nhiều làng xã [PL2, tr 177- 179]. Các điểm thờ phân bố trên một không gian khá rộng, trải từ khu vực quê hương cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thuộc các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc ngày nay) kéo dài xuống một số khu vực các huyện vùng đồng bằng, ven biển của tỉnh [PL1, tr 176]. Ngoài ra, ở một số vùng đồng bào dân tộc Thái, Mường các huyện Bá Thước, Lang Chánh cũng có di tích thờ cúng Lê Lợi gắn liền với các nghi lễ tưởng niệm riêng. Trong những di tích trên, các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai được thờ riêng hay phối thờ với các thần linh khác. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của đối tượng thờ cũng như điều kiện kinh tế của từng địa phương mà có sự khác nhau về quy mô, diện mạo của từng di tích. Về cơ bản có thể nhận thấy, các di tích thờ cúng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa đều mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống của người Việt từ vị trí xây dựng, bố cục mặt bằng, đặc điểm kiến trúc đến thần điện. Mỗi loại hình di tích đều có những đặc điểm chung, đồng thời lại có nét riêng biệt, độc đáo. Cùng với di tích, bao chứa trong đó là cả một hệ thống các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.


hiện vật, tài liệu vật thể như sắc phong, văn cúng đã góp phần tạo lập, củng cố cho việc phụng thờ trở nên hoàn bị và duy trì bền vững.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 11

Về loại hình lăng mộ, duy nhất chỉ có lăng Lê Lợi trong khu điện miếu Lam Kinh là còn nguyên vẹn và quy mô hơn cả. Lăng Lê Thái Tổ hay còn gọi là Vĩnh Lăng, nằm ngay sau điện Lam Kinh dưới chân núi Dầu. Mặt bằng của khu lăng rộng khoảng chừng 500m2, kích thước lăng là 24,7m x 24m, nằm trên đường thần đạo của khu điện miếu Lam Kinh. Với các linh thú bằng đá rất ngộ nghĩnh như voi, hổ, lân, tê giác, ngựa và quan hầu đăng đối hai bên có tỷ lệ khá nhỏ [PL8, ảnh 3, tr 227; ảnh 23, tr 237]. Lăng Lê Thái Tổ có niên đại khởi dựng đầu thời Lê Sơ và được đánh giá là một trong các lăng mộ thuộc loại sớm có phong cách nghệ thuật độc đáo còn lại đến ngày nay. Ngoài lăng Lê Lợi thì trong quá trình khảo sát, NCS ghi nhận được khá ít lăng mộ của các nhân vật hội thề Lũng Nhai khác. Hai trong số các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai có phần mộ là Võ Uy và Lê Văn Linh. Phần mộ Tuy Quốc công Võ Uy tọa lạc ở làng Đa Căng, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống. Theo các cụ cao niên trong làng cho biết, phần mộ trước kia tọa lạc trên một mặt bằng khá rộng nhưng hiện nay chỉ còn gần 2000m2. Hiện nay trong khu lăng mộ còn một miếu thờ nhỏ mới được con em dòng họ hưng công xây dựng lại, 3 tấm bia cùng 3 bát hương đá. Khu lăng mộ này vừa mới được bà con dòng họ tôn tạo lại [PL8, ảnh 18, tr 234]. Khác với phần mộ Võ Uy ở Nông Cống vẫn còn giữ được dấu vết tàn tích cũ như bia đá cổ, bát hương đá, khu mộ Lê Văn Linh nằm trên cánh đồng xã Thọ Hải (huyện Thọ Xuân) vừa mới được con cháu hậu duệ tôn tạo lại năm 2012. Khu mộ được dựng với quy mô khiêm tốn, chỉ 200m2, hiện vật sơ sài, trước mộ có một hương án bằng xi măng dùng đặt bát hương. Ở đây ngoài phần mộ Lê Văn Linh còn có 3 mộ khác con cháu ông, các mộ đều được ốp đá granit, giữa thân mộ khắc cả chữ Hán lẫn chữ quốc ngữ dạng bia, trên bia ghi rõ: “Lê triều bảo chính đại vương Lê Văn Linh”.

Trong số các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai thì loại hình đền thờ có số lượng lớn và mang tính phổ biến hơn cả. Các đền thờ này được xây dựng nhiều nơi trên đất Thanh Hóa gắn với kỷ niệm sự kiện như di tích hội thề Lũng


Nhai ở huyện Thường Xuân hoặc gắn với các truyền thuyết dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số như đền Đon Ban (huyện Bá Thước), đền Năng Cát (huyện Lang Chánh) còn lại đa phần là các đền thờ được xây dựng trên quê hương, dòng họ con cháu những người anh hùng. Ngoài ra có thêm kể thêm một số đền thờ khác có phối thờ những nhân vật đã tham gia hội thề Lũng Nhai như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Nguyễn Thận…

Các đền thờ này cũng có sự phân biệt nhau về quy mô cấp độ, từ những đền thờ to lớn, nhiều đơn nguyên, hạng mục như Lam Kinh ở Thọ Xuân, đền thờ Lê Lai ở Ngọc Lặc, Thái miếu nhà Lê ở Tp Thanh Hóa… cho đến những đền thờ có quy mô nhỏ, trong phạm vi làng xã mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở các đền thờ Võ Uy, đền Lê Hiểm (Nông Cống), đền Trương Lôi- Trương Chiến (Tĩnh Gia), đền Trịnh Khả (Vĩnh Lộc), đền An Lạc (Hoằng Hóa)…

Các đền thờ này cũng phân chia thành 2 dạng riêng biệt, đó là những đền thờ mang ý nghĩa thờ cúng, tưởng niệm Lê Lợi và loại còn lại là chỉ dành để thờ cá nhân từng nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai.

Theo khảo sát của NCS, tại Thanh Hóa, những đền thờ chính và phối thờ Lê Lợi là nhiều hơn cả. Ngoài Lam Kinh, hiện có đền thờ Lê Thái Tổ ở làng Cham (Xuân Lam, Thọ Xuân), đền thờ Lê Lợi ở bản Năng Cát (Trí Nang, Lang Chánh), đền Lai (Minh Sơn, Ngọc Lặc), đền Tiên Púa (đền vua) ở Giao Thiện (Lang Chánh). Ở các di tích này đều “lấy hình tượng đức vua để làm thành hoàng của làng mình” [106, tr 383]. Cơ sở để xây dựng các công trình thờ phụng đức vua này được căn cứ từ những nguồn tài liệu sắc phong của nhà nước phong kiến trước đây và hệ thống các truyền thuyết dân gian liên quan đến Lê Lợi có nội dung liên quan chặt chẽ đến giai đoạn 10 năm tiến hành khởi nghĩa của Bình Định Vương trên đất Thanh Hóa. Về hiện trạng của các di tích này, trên cơ sở điều tra thực địa cho thấy, có những di tích xác định được niên đại dựng đền lần đầu thông qua các tài liệu thư tịch hoặc dấu vết vật chất (đồ thờ, nền móng, vật liệu xây dựng) nhưng cũng có những di tích chỉ xác định được niên đại gần nhất- tức là niên đại mới được khởi dựng, sau lần xây dựng mới hoàn toàn. Nguồn tư liệu thư tịch Hán Nôm còn lại ở


những di tích này chủ yếu là các sắc phong, câu đối, đại tự, ngoài ra còn có những sự tích, truyền thuyết liên quan đến di tích.

Đền Cham là di tích thờ cúng Lê Lợi quan trọng sau Lam Kinh, đây là di tích của làng, được dựng lại từ nửa đầu thế kỷ XX sau khi Lam Kinh bị hoang hóa để làm nơi thực hành tín ngưỡng cho bà con trong vùng. Đến điền dã tại di tích, người dân nơi đây vẫn còn lưu hành câu chuyện: Năm 1933, một người dân ở xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định sau khi cầu tự tại lăng vua, do được toại nguyện đã cùng dân quyên góp tiền của xây dựng đền thờ. Buổi đầu đền có quy mô bé nhỏ, được dựng bằng tranh, tre nứa lá, nhân dân thường gọi là “đền thờ vua Lê Thái Tổ” [97, tr 108]. Sau đó được nhân dân dựng lại theo kiến trúc kiểu chữ Đinh trên nền móng cũ, bằng gạch vồ trát vữa bên ngoài, gồm có tiền đường và hậu cung.Tiền đường là nhà ngang 2 gian, hậu cung xây hình vòm cuốn. Năm 1996, di tích được tôn tại lại theo lối kiến trúc gỗ gồm tiền đường, trung đường (nhà cầu kiểu ống muống) và hậu cung. Đặc biệt trong di tích hiện còn bức tượng Lê Thái Tổ quý giá bằng chất liệu đồng rất quý giá [PL8, ảnh 29, tr 240].

Về cơ bản, các di tích thờ chính của Lê Lợi tập trung ở Lam Kinh và Thái miếu. Tuy nhiên trước đây Lam Kinh bị hủy hoại, các điện thờ đã bị cháy rụi, các thực hành tín ngưỡng được chuyển về Thái miếu dưới thời Nguyễn. Hiện nay, khu di tích Lam Kinh cơ bản đã được phục dựng lại trên nền móng cũ với nhiều hạng mục như thuở ban đầu. Tái hiện lại một phần quy mô kiến trúc to lớn với cầu bạch, giếng cổ, ngọ môn, thềm rồng, chính điện và lăng vua...

Ngoài Lam Kinh thì đền Lê Bố Vệ hay Thái miếu nhà Hậu Lê ở Tp Thanh Hóa cũng là một di tích quan trọng gắn liền với Lê Thái Tổ. Di tích là nơi đang lưu thờ tất cả bài vị của 27 vua (21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) (1428 – 1789), đứng đầu là Lê Lợi và các bà Hoàng thái hậu nhà Lê [PL8, ảnh 4, tr 227]. Trải quan thời gian, nhân dân đã dân giã hóa và bổ sung thêm các thần linh khác, ở đây là các công thần, tướng lĩnh gắn bó chặt chẽ với cuộc đời hoạt động của Bình Định Vương trong khởi nghĩa Lam Sơn, đó là hai nhân vật trong danh sách người tham gia hội thề Lũng Nhai khi xưa: Lê Lai và Nguyễn Trãi [PL8, ảnh 25, tr 238].


Song song với các đền chính nêu trên, còn xuất hiện không ít đền thờ Lê Lợi ở quy mô cấp làng, gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của bà con các dân tộc ở Thanh Hóa. Đền thờ Lê Lợi ở bản Năng Cát (Trí Nang, Lang Chánh) đã được khôi phục gắn liền với sự kiện Lê Lợi hành quân đến bản, về sau có truyền thuyết thác Ma Hao nổi tiếng. Kiến trúc đền thờ có kiểu thức khá đơn giản, chỉ có một gian nhà vuông với chiều dài 5m, chiều rộng 5m, gồm có 4 cột quân và một cột cái. Không có vách bao quanh, nhà để trống. Kiến trúc phần trên có hai vì kèo luồng, rải đều đòn tay và rui mè, trên mái lợp bằng kè. Giữa nhà được đặt một bàn nhỏ bằng gỗ, trên bàn đặt bát hương bằng sứ. Còn ở các đền thờ vua như đền Đon Ban (huyện bá Thước), đền Lai (xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc), đền Tiên Púa (đền vua) ở Giao Thiện (Lang Chánh) thì hình thức thờ vua và diện mạo của đền thờ có nhiều nét khá tương đồng. Đó là việc thờ cúng Lê Lợi gắn liền với tập tục và nghi lễ của cộng đồng các dân tộc Thái, Mường các huyện Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước. Ngoài ra, ở nhiều nơi, tuy không xây dựng riêng đền để thờ vua nhưng trong một số di tích như đền thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ (Xuân Bái, Thọ Xuân), đền thờ Lê Trung Giang (Hoằng Ngọc, Hoằng Hóa), nhà thờ họ Đàm Lê (Đông Lĩnh, Tp Thanh Hóa) cũng có ban thờ vua riêng tại di tích.

Bên cạnh các đền thờ Đức Vua là hệ thống đền thờ, miếu thờ các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Các đền thờ này hoặc thờ chính hoặc phối thờ một đến nhiều các vị công thần như đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), đền An Lạc thờ Lê Lai và con cháu ông ở Hoằng Hải (Hoằng Hóa), đền thờ Võ Uy ở Nông Cống, đền thờ Trịnh Khả ở Vĩnh Lộc, đền thờ Trương Lôi, Trương Chiến ở Tĩnh Gia, cho đến các nhân vật hội thề Lũng Nhai được thờ trong các di tích đền thờ Ngọc Lan, đền thờ Trịnh Thị Ngọc Lữ ở huyện Thọ Xuân hoặc được thờ tập trung với tư cách tưởng niệm tại khu di tích hội thề Lũng Nhai ở xã Ngọc Phụng (Thường Xuân). Trong số các di tích này, đền Tép ở Ngọc Lặc được cho là nổi bật hơn cả về quy mô kiến trúc, lịch sử xây dựng và các thực hành tín ngưỡng. Được cho là di tích vệ tinh quan trọng và có mối liên hệ đặc biệt với di tích Lam Kinh [PL8, ảnh 2, tr 226]. Di tích được xây dựng tại chính làng Tép, quê hương


sách Dựng Tú xưa của công thần Lê Lai. Mặc dù đã bị hủy hoại nhiều lần nhưng đến nay, công trình vẫn cho thấy tính chất bề thế, to lớn trong số các đền thờ công thần khai quốc triều Lê ở Thanh Hóa. Với đầy đủ các hạng mục như hồ bán nguyệt, cổng nghi môn, tiền đường, hậu cung, đền Mẫu. Đặc biệt, theo gia phả Họ Lê Lai ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) cho biết, trước đây đền thờ theo lối kiến trúc “Thượng sàng hạ mộ” hay “ thượng miếu hạ mộ”. Bên trên là điện thờ Lê Lai bên dưới là mộ của ông (phần tương đương với phần móng nhà). Nhân dân ở đây đến nay vẫn còn lưu truyền câu chuyện được cho là Lê Lai đã dặn từ trước khi huy sinh: trước khi lên Linh Sơn (căn cứ khởi nghĩa Lam Sơn) ông đã tập trung 500 quân sỹ ở khu bìa rừng làng Tép (đền thờ hiện nay) và lấy gươm chích vào đầu ngón tay, nhưng gươm sắc nên đầu ngón tay bị đứt luôn. Ông đem đầu ngón tay chôn ở chân gò sành và hạ lệnh cho quân lính là nếu ông có mệnh hệ gì thì đưa thi hài ông về đây mai táng. Do vậy sau khi bí mật lấy được thi hài của Lê Lai; Lê Lợi đã ra lệnh mang thi hài về táng tại Lam Sơn khi đền được xây dựng thì đưa về táng ở Hậu cung. Câu chuyện này không rõ thực hư thế nào, bởi vì kể cả các tài liệu cổ sử như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử và nhiều tư liệu khác đều cho thấy, đến nay không thể xác định được phần mộ của công thần Lê Lai đã hy sinh năm 1419. Ngoài đền Tép ở Ngọc Lặc, Lê Lai còn được thờ và phối thờ trong một số đền thờ ở Thanh Hóa. Đền An Lạc ở Hoằng Hóa được dựng để thờ ông và các con đã hy sinh trong khởi nghĩa Lam Sơn. Căn cứ các tài liệu cho biết, đền thờ có kiến trúc khá to lớn, tiêu biểu cả một vùng. Lý do là bởi, dưới thời cháu nội ông là Lê Niệm, đây là vùng đất khai phá và là đất ban phong của triều đình dành cho các đại thần. Theo gia phả của dòng họ, đền được dựng vào thế kỷ XVI gồm nghi môn, bình phong, sân bái đường, tiền đường, trung đường và hậu cung, tả vu, hữu vu. Dấu vết thời khởi dựng chỉ còn lại nền móng. Kiến trúc hiện tại của đền thờ gồm: tiền đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung và trung đường của đền còn lại dấu vết kiến trúc thời Nguyễn, căn cứ vào niên đại trùng tu, trung đường được sửa chữa vào thời nhà Nguyễn (khoảng 1982-1985), còn tiền đường phía ngoài mới được dựng lại vào


năm 2005. Đây được xem là di tích thờ cúng Lê Lai và các hậu duệ 9 đời của ông ở đất Hoằng Hóa [PL8, ảnh 8, tr 229].

Ngoài những đền thờ như trên đã nêu, các di tích đền thờ các vị công thần Lũng Nhai khác thường có quy mô kiến trúc nhỏ bé hơn, được dựng trên quê hương bản quán hoặc đất khai phá, di cư của con cháu dòng họ công thần như đền Võ Uy ở Nông Cống [PL8, ảnh 9, tr 230]. Theo sử liệu thì Võ Uy cùng với Lê Lai và một vài tướng khác bị trận vong trong khởi nghĩa Lam Sơn và Lê Lợi đã cho tìm hài cốt để mai táng, đem vào thờ trong đền Lam. Tiếc là đền Lam hiện nay không còn tìm thấy dấu vết. Nhưng có thể đoán định, đó là ngôi đền thờ chung các công thần trận vong của cuộc chiến, nó tương tự như một “nghĩa trang liệt sỹ” vậy. Chính vì ngôi đền Lam xưa đã bị hủy hoại, phần mộ lưu tán. Cho nên đến con ông Võ Thời An, một công thần khai quốc nhà Lê- Trịnh, mộ và đền thờ Võ Uy mới được di chuyển về vùng đất “Đại Bàng Tộc” ở huyện Nông Cống, vốn là trang sở chính của dòng họ con cháu Võ Uy thời Lê- Trịnh. Gia phả dòng họ Võ Uy cho biết, bởi do sự phát triển của các chi họ và các trang sở kéo dài trên khắp vùng đồng bằng, trung du tỉnh Thanh Hóa cho nên còn có đền thờ Võ Uy ở thôn Lễ Động, làng Phúc Lai, xã Định Hòa, huyện Yên Định nữa.

Đền thờ Trịnh Khả ở xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc), vốn trước đây là một kiến trúc cổ tương đối giá trị với khu thờ chính kiểu chữ Đinh cùng nghi môn, tả vu, hữu vu và bia ký, di vật phục vụ thờ cúng của một trong những nguyên lão đại thần, khai quốc công thần và Lũng Nhai công thần có nhiều công lao là Trịnh Khả. Song theo thời gian tồn tại, di tích đã bị hủy hoại một phần lớn. Kiến trúc hiện tại đã bị thu hẹp một phần, chỉ còn lại các hạng mục thờ chính là tiền đường và hậu cung, với vì kèo gỗ kiểu chồng rường, trát vữa cùng một vài hiện vật, đồ thờ gắn liền với di tích [PL8, ảnh 12, tr 231]. Hiện vật quý giá nhất còn lại hiện nay là tấm bia Đại Nam quốc Thái úy từ đường bi minh có niên đại thời Lê Sơ vẫn còn lại đến nay.

Một số các đền thờ khác có thờ cúng công thần Lũng Nhai như đền thờ cha con Trương Lôi và Trương Chiến ở Tĩnh Gia, đền thờ công chúa Ngọc Lan (phối thờ Lê Văn An, Lê Thận) ở Thọ Xuân và đền thờ Lũng Nhai ở Thường Xuân có

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí