Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 9


có công ơn với vua Lê và sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã tôn họ trở thành các vị thần linh.

Một mảng truyền thuyết về Lê Thái Tổ cũng rất quan trọng là các truyện miêu tả về sự ra đời và quê hương của ông. Các truyện này đều miêu tả những chi tiết “lạ thường” có tính chất thiêng liêng về nơi sinh, ngày giờ sinh, diện mạo và tính cách của Bình Định Vương. Trong tâm thức dân gian, ông là người con được tạo hóa sai xuống trần gian để giúp dân, hộ quốc “lúc vua sinh ra ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ bay khắp xóm”, hay “ở xứ Du Sơn, sau rừng quế có một con hổ đen rất thân với người, đến khi vua sinh ra, vào giờ tý ngày 6/8 năm Ất Sửu thì không thấy con hổ đen đâu nữa” [61, tr 7]. Và từ khi mới sinh ra, sớm đã biểu lộ hình ảnh của một nhân vật kỳ vĩ, khác thường. Ngay từ bé vua đã có dáng vẻ tinh anh, nghiêm nghị, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai tả có bảy nốt ruồi, đi như rồng, bước như hổ, lông tóc mọc đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi xổm như cọp...Đến khi lớn thông minh, trí dũng, vượt hẳn bậc tầm thường, làm phụ đạo sách Khả Lam. Đến ngay cả nơi ông sinh ra (đất Khả Lam) trong cách cảm của dân gian, cũng là chốn địa linh sinh nhân kiệt, nên khi phụ đạo Khả Lam chọn huyệt đất để táng linh xa của tổ tiên ở động Chiêu Nghi thì đêm ấy thần núi đến thăm mộ, sáng hôm sau còn thấy dấu vết. Bài minh trên động thiêng còn ghi rõ: “Trời cho người đem đến/đức lớn quỷ thần kinh/Thần như về chầu chực/Đúng thật thánh nhân sinh”. Có thể nói, không một nhân vật nào trong danh sách những người tham gia hội thề Lũng Nhai có hệ thống truyền thuyết đầy đủ, đa dạng và nổi bật hơn Lê Thái Tổ.

Đối với các nhân vật khác, các truyện về họ tương đối ít, ta biết được nhiều hơn cả là các truyền thuyết: hội thề Lũng Nhai; gươm thần; Lê Lai cứu chúa; truyền thuyết “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, hăm ba giỗ mụ hàng Dầu”...Đây được xem là các truyền thuyết không chỉ gắn với bản thân Lê Lợi mà còn miêu tả nhiều nhân vật hội thề Lũng Nhai khác.

Truyền thuyết gươm thần Lê Lợi kể lại rằng: bấy giờ quân Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân ai cũng căm ghét...một ngày kia, người em họ của ông là Lê Thận


đánh cá trên bờ sông, gần chỗ bến đò Mục Sơn. Hôm đó Thận thả lưới thấy nặng nặng, mừng vì được cá to nhưng khi kéo lên thì hóa ra một thanh sắt. Chàng vứt xuống rồi đi kéo một chỗ khác, đến lần thứ 3, Lê Thận đem thanh sắt ấy về đánh sạch mới biết là lưỡi gươm quý. Trên gươm có khắc 4 chữ, 2 chữ mờ không rõ, 2 chữ còn lại nổi lên rõ chữ: Thuận Thiên. Đêm hôm sau, Lê Lợi và một vài người khác đến chơi nhà Lê Thận. Thận kể lại câu chuyện được gươm và chỉ cho khách thấy gươm đang dắt ở xó nhà. Mọi người xem đều rất ngạc nhiên, vì thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng quắc, hào quang rực rỡ chiếu khắp cả gian nhà” [61, tr 7-8]. Truyền thuyết này về sau cũng được kể lại trong gia phả một số dòng họ công thần như gia phả Lê Văn An ở Thọ Xuân. Mặc dù vậy, các chi tiết về truyền thuyết gươm thần lại được thêm thắt chút ít, trong đó có nói chính Lê Thận và Lê Văn An tìm được gươm báu và đến nhà Lê Thái Tổ dâng cho vua.

Ở Thanh Hóa, câu chuyện về 18 nghĩa sỹ cùng vua kết nghĩa anh em, đồng lòng diệt giặc luôn được nhân dân thán phục và được kể lại ở nhiều nơi. Mặc dù các chi tiết có thể khác nhau nhưng thời gian, địa điểm và số người tham gia hội thề, tinh thần của quân Lam Sơn...giữa các dị bản này lại khá đồng nhất. Truyền thuyết về hội thề Lũng Nhai được kể lại như sau: “Trại họ Lê ở Như Áng vào dịp cuối năm nay (1416) thật là náo nhiệt. Khắp nơi những người giang hồ, hảo hán kéo về. Đất Lam Sơn nhanh chóng trở thành nơi tụ tập của hàng ngàn nghĩa sỹ...Sáng ngày mùng 1 tháng 2 năm Bính Thân (1416) trên thao trường Lũng Nhai, cờ xí rợp trời, bàn thờ thiên địa được bày trang nghiêm trên một đàn cao mà quân sỹ đã đắp xong...Chúa Lê Lợi khăn áo chỉnh tề cùng 18 nghĩa sỹ đã được hội quần anh cử ra thay mặt, khoan thai bước lên đàn. Lê Lợi thắp hương, vái bốn phương trời và nói: “tôi cùng Lê Lai cho đến Trương Chiến thay mặt cho hàng ngàn tráng sỹ tụ nghĩa ở Lam Sơn, dù quê quán họ hàng có khác nhau. Nhưng đã kết nghĩa anh em thì cũng như chung một...chung sức đồng lòng giữ vững đất nước, làm cho dân chúng được yên lành, thề sống chết phải cùng nhau, không dám quên lời thề ước...” [61, tr 22- 23]. Trong truyền thuyết này, các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai được nêu tên


và biểu thị một quyết tâm vô cùng hảo sảng để cùng thề chết quét sạch giặc ngoại xâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Kể về tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai cũng như nguồn gốc sự tích “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi hăm ba giỗ mụ hàng Dầu”. Truyện kể rằng: Thời điểm ấy là trận bao vây của quân Minh ở núi Chí Linh vào năm 1419. Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi họp các tướng và nói: “Bây giờ ai có thể làm được như Kỷ Tín ngày xưa, thay ta chịu cho giặc bắt thì mới giải được nguy này. Công đức ấy sau này sẽ có sử xanh ghi chép. Chưa dứt lời thì một tướng đã đứng ra khảng khái tình nguyện, đó là Lê Lai rồi mang 500 trăm quân với hai thớt voi xông ra mặt trận, tự xưng là chúa Lam Sơn. Hôm Lê Lai chết vì nạn nước, trời sầu đất thảm, mưa gió không thôi. Bọn giặc vui mừng vì đã bắt được thủ lĩnh nghĩa quân, nhờ đó Lê Lợi và các tướng đã rút được ra ngoài. Lê Lợi vạch gươm lên núi mà thề sẽ báo thù cho Lê Lai và sẽ nhớ ơn ông mãi mãi. Sau này, trước khi mất, Lê Lợi dặn dò con cháu phải làm lễ giỗ Lê Lai trước ông một ngày nên có câu thành ngữ “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” và ông còn nhớ tới mụ hàng Dầu nên còn dặn con cháu phải giỗ Mụ hàng Dầu sau ngày giỗ ông vì vậy mà tiếp theo câu thành ngữ trên, còn có câu: “hăm ba giỗ Mụ hàng Dầu” [61, tr 32- 33].

Ngoài câu chuyện trên, bà con vùng Ngọc Lặc còn kể tiếp về ông như sau: Khi Lê Lai bị giặc bắt, chúng đưa ông tới một cái cầu thì ông đã kiệt sức. Chúng chém chết và bêu đầu ông ở một gốc cây đa để uy hiếp tinh thần nghĩa quân và nhân dân. Nhưng đêm ấy, dân làng đã bí mật lấy trộm lại đầu và thây ông. Họ đem về mai táng trong một khu rừng rậm cách đấy không xa. Đêm đưa đám, bất chấp đồn giặc gần kề, nhân dân đã tới rất đông, chen chúc nhau khắp cả mặt đường và thôn xóm. Chỗ ấy sau này dân làng gọi là làng Chen, còn chiếc cầu đã chứng kiến lũ giặc giết ông thì được gọi là cầu Lai.

Tục thờ cúng các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa - 9

Trong truyền thuyết “núi Dầu” có ghi lại chuyện Nguyễn Trãi dò đường tìm đến Lam Sơn để đầu quân cho Lê Lợi. Trong vai một anh hàng dầu và một cậu thư sinh, ông cùng Trần Nguyên Hãn đến được Lam Sơn rồi ra mắt Bình Định Vương, được Lê Lợi thu dụng và từ đó đi theo nghĩa quân, lập được nhiều công trạng. Còn


truyền thuyết “Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ” có ghi: Một hôm ông và Trần Nguyên Hãn gặp nhau thì trời đã tối, vào ngủ ở đền Chèm. Nửa đêm họ mộng thấy ông Thánh Chèm trò chuyện với mấy vị thần khác. Các thần mời thánh Chèm đi dự hội trên thiên đình, bàn việc nhân gian. Thánh Chèm từ chối, lấy cớ rằng ở nhà có khách là 2 vị quan Hành Khiển và quan Quốc công đến trọ, đi vắng sợ thất lễ. Khi ấy vị thần kia trở về, lại ghé thăm đền. Thánh Chèm hỏi ông việc nhà trời hôm nay có gì mới thì các vị đều đồng thanh trả lời: - Thượng đế thấy nước Nam không có chủ, nên đã sai Lê Lợi làm vua rồi. Sáng mai ngủ dậy, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn cho là linh thiêng, nên càng quyết tâm đi tìm vị động chủ đất Lam Sơn” [61, tr 11- 12].

Ngoài ra, ở Hải Lịch, Thọ Xuân ngày nay vẫn còn lưu truyền câu chuyện về tài năng của Lê Văn Linh, người có thể trò chuyện, giao tiếp với muông thú. Truyền thuyết kể lại rằng: hồi ấy ở Lam Sơn xuất hiện một con cọp dữ luôn luôn vào trại ấp bắt lợn gà và vồ người. Con cọp tinh ranh bao lần thoát khỏi bẫy của phường săn. Lúc bấy giờ có một nho sinh là Lê Văn Linh là học trò nghèo, nổi tiếng văn giỏi thơ hay ở thôn Hải Lịch xin bà con cho mình đi trừ cọp. Ông chỉ xin với dân ấp tổ chức một buổi tế lễ linh đình để đọc bài văn đuổi cọp cho trang trọng... Đến buổi tế, ông trang trọng đọc bài văn với lời lẽ gay gắt, nhịp điệu hùng hồn, tiếng nói dõng dạc làm cho những người đứng xung quanh náo nức, phấn chấn. Làm lễ xong, ông cho ném tất cả cỗ bàn vào những lối đi thường ngày của cọp. Kỳ lạ thay, từ hôm ấy đến mãi về sau không hề thấy bóng dáng của chúa sơn lâm đâu nữa [61, tr 17- 18].

Qua các truyền thuyết có liên quan đến các nhân vật hội thề Lũng Nhai, NCS nhận thấy: nhìn chung, nét đặc trưng của nhóm truyền thuyết liên quan đến các nhân vật hội thề Lũng Nhai ở Thanh Hóa thể hiện tính chuỗi đậm, tính hư cấu nhạt và là một bộ phận trong chuỗi truyền thuyết Lam Sơn đang được lưu hành tại địa phương. Chính bởi tính hư cấu nhạt cho nên các truyền thuyết này gần hơn với dã sử và phạm vi lan tỏa cũng ít hơn, hẹp hơn. Đồng thời, do bị chi phối bởi tính cộng đồng địa phương và đặc điểm của tính vùng, cho nên có thể thấy đa phần các truyền thuyết về các nhân vật hội thề Lũng Nhai có xuất xứ quê hương xứ Thanh được


người dân lưu truyền nhiều hơn, có mức độ lan tỏa cao hơn so với các nhân vật người ngoài địa phương trong danh sách người tham gia hội thề năm 1416. Qua các thời kỳ lịch sử, các truyền thuyết này không ngừng được lưu truyền và củng cố, gắn chặt với hệ thống thờ cúng, các nghi lễ và tập tục tạo nên tính chất lịch sử đậm đặc cũng như tính cộng đồng địa phương trong diễn xướng truyền thuyết lịch sử. Mặc dù vậy, có thể nói các truyền thuyết này là một cách thể hiện cảm quan về lịch sử của cộng đồng và nó góp phần đưa đến một cái nhìn sâu vào lịch sử.

2.2.2. Sắc phong

Các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai sau khi mất đã được các vương triều cấp sắc, phong thần, hoạt động này diễn ra mạnh mẽ dưới thời Lê, Nguyễn. Qua khảo sát cho thấy, các thần sắc này được phong nhiều vào thời Lê Trung Hưng dưới các triều vua Lê Anh Tông, Lê Thần Tông, Lê Hiển Tông, Lê Chiêu Thống cho các vị như Lê Hiểm, Trương Lôi, Trương Chiến, Lê Văn An…Chắc chắn nhà Lê đã sắc phong cho không ít nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai. Tuy nhiên, theo thời gian, di vật đã mất mát, chúng tôi không có điều kiện để kiểm chứng và khảo cứu được. Các sử liệu cho biết, nhiều nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai sau khi mất được nhà Lê cho phép con em lập đền thờ, ghi công trạng và do vậy việc cấp sắc cho các vị là có cơ sở thực tiễn. Chẳng hạn như rất nhiều công thần khởi nghĩa Lam Sơn cùng với các nhân vật hội thề Lũng Nhai đã được vua Lê Thái Tổ phong tước, ban thưởng rất hậu hĩnh và xuyên suốt các triều vua từ Hồng Đức về sau, đặc biệt dưới thời Lê Trung Hưng, việc cấp ruộng mộ điền và ruộng tự điền cho nhiều nhân vật như Trịnh Khả, Võ Uy, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Lê Hiểm, Trương Lôi…đã được nhắc đến.

Trong số các sắc phong thần cho nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai thì sắc cho Lê Lai và Trịnh Khả có lẽ là sớm nhất. Các sắc phong này được cấp dưới thời Hồng Đức. Sắc phong thời Hồng Đức ở đền An Lạc nay vẫn giữ được. Còn sắc phong Lê Văn Linh vào năm Hồng Đức thứ 2 (1489) thì đến nay không còn, chỉ có thể ghi nhận là được tài liệu sử sách có nhắc đến. Ngoài ra, phần lớn các sắc phong


còn lại là ở thời nhà Nguyễn dưới các triều vua Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định.

Các sắc phong có đặc điểm luôn ghi danh hiệu “bình Ngô khai quốc”, “khai quốc công thần” hoặc “công thần” đối với các nhân vật và ghi rõ tước vị như “huyện thượng hầu”, “thượng đình hầu”, “quốc công” hay “thái úy”…

Qua khảo sát tại các di tích thờ cúng nhân vật hội thề Lũng Nhai, còn lại một số sắc phong đáng lưu ý như sau:

- Sắc cho công thần Lê Hiểm: còn giữ được đến 25 đơn vị đạo sắc, trong đó gồm có: 1 đạo sắc ngày 17 tháng 5 niên hiệu Chính trị nguyên niên (1557) đời vua Lê Anh Tông; 1 sắc phong ghi ngày 11 tháng 11 năm Vĩnh Tộ thất niên (1625) đời vua Lê Thần Tông; 9 đạo sắc thời Lê Cảnh Hưng; 2 đạo sắc thời Lê Chiêu Thống và 12 đạo sắc thời Nguyễn.

- Lê Lai: 1 sắc ghi niên hiệu Hồng Đức và 1 sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1925).

- Trịnh Khả: 1 sắc phong niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850), 1 sắc phong niên hiệu Thành Thái thứ 2 (1890), 1 sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917) và 2 sắc phong niên hiệu Khải Định thứ 9- 1924 (năm Khải Định thứ 9 được sắc phong 2 lần).

- Lê Văn An: 3 đạo sắc, trong đó có 1 đạo sắc phong thần thời vua Lê Hiển Tông (1740), 2 đạo sắc thời Nguyễn, một ghi niên hiệu Duy Tân và 1 sắc cấp vào ngày 30 tháng 3 niên hiệu Thành Thái thứ 3.

- Trương Lôi, Trương Chiến: 2 đạo sắc được cấp cùng ngày 2 tháng 7 năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753) cho Lê Lôi và Lê Chiến (quốc tính vua Lê ban).

Các sắc phong cho nhân vật hội thề Lũng Nhai với nhiều cấp như “trung đẳng thần”, “thượng đẳng thần”, “đại vương” như sắc cho Lê Lai dưới thời Nguyễn. “Công thần…Thái bảo hồng quốc công” như sắc cho Lê Hiểm. “Thượng đẳng phúc thần” cho Lê Văn An dưới triều Lê Hiển Tông.

Một số tài liệu, chủ yếu sách Địa chí địa phương còn cho biết thêm: Lê Văn Linh được triều Lê Sơ gia phong là: “Thượng đẳng phúc thần, minh nghị quảng


bác, kinh văn dĩ võ, mậu đức phong công, hồng lược anh linh, tế thế an dân, bảo chính đại vương, ban thụy là Trung Hiếu” [96, tr 34]. Đáng tiếc là trong quá trình điều tra, khảo sát tại xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, chúng tôi không còn thấy bản sắc phong quý giá này còn lưu giữ tại đền thờ của dòng họ. Còn trong khi khảo sát tại đền thờ Trương Lôi, Trương Chiến, những người trong dòng họ cho biết, thời Nguyễn đền thờ còn được cấp 4 đạo sắc phong, song đến nay đã bị thất lạc, do ông trưởng tộc khi đó làm lý trưởng đã đưa cho quan tri huyện Tĩnh Gia và ông này đã không đưa lại. Hai sắc phong còn lại từ thời Cảnh Hưng nay thì có một số chỗ bị rách nhưng phần gia phong và chữ lạc khoản vẫn rất sắc nét, hiện vật vẫn còn đặc trưng giấy bản và hoa văn thời Hậu Lê.

Có thể nói, mặc dù số lượng sắc phong cho các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai đến nay đã bị thất lạc phần lớn. Song những sắc phong thuộc loại sớm như thời Hồng Đức hoặc các thời vua Lê Anh Tông, Lê Hiển Tông, Lê Thần Tông đã cho thấy đến thời kỳ này, các nhân vật lịch sử tham gia hội thề Lũng Nhai đã được triều đình ghi nhận đóng góp của họ và cấp sắc phong thần để giao trách nhiệm cho địa phương, làng xã phụng thờ như bậc thánh linh an dân, hộ quốc. Và đó cũng là những căn cứ xác thực về thời điểm xuất hiện trong di tích thờ cúng của các nhân vật.

Nhìn chung, thông qua hệ thống thần sắc của các triều đại gia phong cho nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai cho thấy. Sau khi các vị mất đi đều được triều đại tôn vinh, truy tặng tước hiệu và cấp sắc phong thần, cho phép con cháu lập đền thờ cúng tại bản quán. Nội dung cơ bản của các bản sắc phong này là ngợi ca công trạng của các nhân vật công thần, ca ngợi sự trung thành với vương triều Lê, với nhiều mỹ tự được phong tặng dành cho sự can đảm, chính trực, trung dũng của nhân vật.

2.2.3. Gia phả

Trong số các tư liệu lưu trữ về các nhân vật tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416 ở Thanh Hóa thì mảng gia phả chiếm một số lượng khá tương đối. Đến ngày nay, những gia phả này vẫn còn được gìn giữ, bảo lưu trong làng xã, dòng họ con


cháu các vị công thần khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa như gia phả dòng họ Lê Thái Tổ, Lê Lai, Nguyễn Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Võ Uy, Lê Hiểm, Lê Liễu. Một số nhân vật khác như Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng, Trương Lôi- Trương Chiến, Nguyễn Lý...còn gia phả ở các địa phương trong nước như Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh...Ngoài ra, vẫn còn phải kể đến gia phả một số dòng họ công thần khác như gia phả họ Đinh Liệt, Đinh Lễ, Đỗ Bí ở Nông Cống, họ Lê Sát ở Yên Định...mặc dù không phải là nhân vật hội thề Lũng Nhai nhưng các thông tin chứa đựng trong đó cũng một phần gián tiếp đề cập đến các nhân vật có liên quan đến hội thề Lũng Nhai và các sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn.

Phần lớn các gia phả về các nhân vật hội thề Lũng Nhai được vâng sao hoặc tập sao dưới đời các vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định thời nhà Nguyễn. Một số gia phả được có niên đại khá sớm như: gia phả dòng họ Lê Lai ở Hoằng Hóa sao năm Cảnh Hưng thứ 5 (1745), Lê triều Ngọc phả (dòng họ Lê Thái Tổ) soạn năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784), gia phả họ Võ Uy (Thanh Hóa chư trang Vũ tộc thế phả) được cho là soạn vào tháng 9 năm Cảnh Trị thứ 2 (1664) đời vua Lê Huyền Tông, tuy nhiên đây chỉ là bản chữ Nôm, bản chữ Hán hiện nay không còn.

Qua khảo sát của NCS, các bản gia phả này có nội dung cơ bản là chép về nguồn gốc tộc họ của các nhân vật đã tham gia hội thề Lũng Nhai. Khác với tộc giả nhiều dòng họ khác, các gia phả này còn có nội dung ghi lại một số sự kiện của khởi nghĩa Lam Sơn có liên quan đến vị thủy tổ của dòng họ mình. Đặc biệt là, sự kiện hội thề Lũng Nhai cũng như vị trí, thứ tự của vị thủy tổ và các nhân vật khác trong hội thề cũng được miêu tả đầy đủ. Không những vậy, thông qua thông tin đề cập trong gia phả, còn thấy được sự phát triển của dòng họ các nhân vật khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, các nhân vật hội thề Lũng Nhai nói riêng xuyên suốt từ khởi nghĩa Lam Sơn đến thời Lê- Trịnh về sau. Nhiều nội dung thông tin trong các bản ghi phả này, sau khi đối chiếu với các nguồn tư liệu chính sử cũng thấy có sự đồng nhất như tên họ, xuất thân, quê hương, quốc tính, tước hiệu vua đã Lê ban thưởng.

Bản Lê Triều ngọc phả, soạn năm Cảnh Hưng thứ 41 (1780) thời Lê Hiển Tông chép từ Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi đến đời vua Lê Hiển Tông. Sang thời

Ngày đăng: 22/01/2024