máy phát điện. Khi tăng tải thì quá
trình này
cũng
xảy ra như thế, nhưng chiều
chuyển động của các bộ phận kể trên ngược lại.
Đường nét đứt trên hình tương ứng với vị trí tay đòn HZS ở cuối thời điểm điều chỉnh. Từ hình vẽ này ta thấy máy điều tốc tác động trực tiếp có cấu tạo rất đơn giản. Nhưng nhược điểm cơ bản của nó là sai số về vòng quay turbine rất lớn khi phụ tải tăng từ 0 đến phụ tải toàn phần. Đồng thời lực đóng mở các bộ phận điều chỉnh do quả lắc tạo ra rất nhỏ không đủ để đóng mở các bộ phận điều chỉnh của turbine dù là turbine nhỏ. Vì vậy nguyên lý này rất ít được sử dụng trong thủy điện.
VII. 3. 2. Các sơ đồ nguyên lý điều tốc đơn gián tiếp
Sơ đồ nguyên lý điều tốc gián tiếp khác với sơ đồ nguyên lý điều tốc trực tiếp ở chỗ: con lắc ly tâm không trực tiếp tác động vào bộ phận điều chỉnh mà giữa quả lắc và bộ phận điều chỉnh được lắp thêm động cơ tiếp lực (ĐCTL) cùng với van phân phối (hoặc ngăn trượt). Điều đó cho phép dùng quả lắc có khối lượng nhỏ với độ nhạy khá cao để chuyển dời kim trượt lắp trong ngăn trượt đó. Theo nguyên lý làm việc của bộ phận ổn định ta chia loại gían tiếp ra những loại sau:
1. Máy điều tốc tác động gián tiếp không có cơ cấu phản hồi
Hình 7-2,b là loại điều tốc này. Trong sơ đồ này đưa thêm vào hai bộ phận khuếch đại là van phân phối 3 (còn gọi là ngăn trượt) và động cơ tiếp lực 5. Con lắc ly tâm liên hệ với ngăn trượt 3 qua tay đòn 2 . Chất lỏng có áp (dầu áp lực) được dẫn vào ngăn trượt 3 để điều khiển hướng và trị số dịch chuyển của pitông của ĐCTL 5. Lực tác động của ĐCTL phụ thuộc vào kích thước và áp suất của dầu áp lực .
Có thể bạn quan tâm!
- Tuabin thủy lực - 9
- Phương Pháp Tính Toán Chọn Các Thông Số Turbine
- Điều Tốc Kiểu Cơ Cấu Hướng Nước Điều Chỉnh Tay
- Tuabin thủy lực - 13
- Tuabin thủy lực - 14
- Trạm Thuỷ Điện Với Đập Dâng Bêtông Trọng Lực:
Xem toàn bộ 317 trang tài liệu này.
Cấu tạo ĐCTL gồm một pitông chuyển động trong một xi lanh và pitông này được nối với vành điều chỉnh của CCHD qua thanh kéo đẩy. Ngăn trượt thông với hai phía của ĐCTL nhờ hai ống dầu đặt ở hai đầu của xi lanh. Cấu tạo ngăn trượt gồm có vỏ hình lăng trụ và một chiếc kim trượt trong đó. Trên thành vỏ có khoét năm lỗ nhỏ (cửa sổ); cửa sổ ở giữa được thông với dầu có áp lấy từ thiết bị dầu áp lực tới van trượt qua cửa này: hai cửa làm việc (ở vị trí cân bằng thì hai cửa này được đóng kín bởi phần lồi trên và dưới của van kim) thông với ngăn tương ứng của ĐCTL qua hai ống dẫn dầu, hai cửa xả dầu trên và dưới cùng thông với thùng dầu xả. Như vậy, khi chuyển dời khỏi vị trí cân bằng thì dầu có áp sẽ từ cửa sổ giữa đi vào một ngăn nào đó của ĐCTL, còn dầu có áp trong ngăn khác của ĐCTL sẽ theo cửa sổ làm việc và lỗ xả trở về thùng xả, hai phía của ĐCTL có độ chênh áp lực làm chuyển động bộ phận điều chỉnh của turbine.
Quá trình điều chỉnh tốc độ quay của turbine theo sơ đồ này sẽ không ổn định bởi vì pitông của ĐCTL không thể đứng im ở một vị trí cân bằng nào cả (do kim van trượt đã không kịp trở về vị trí ban đầu). Hiện tượng giao động độ mở cánh hướng nước, công suất, cũng bắt nguồn từ đây. Để khắc phục nhược điểm trên ta sử dụng những sơ đồ điều chỉnh khác sẽ nói sau đây.
2. Máy điều tốc tác động gián tiếp có cơ cấu phản hồi cứng
Trong sơ đồ này (hình 7-3,a), ngoài bộ phận ĐCTL và van trượt kể trên còn có thêm bộ phận phản hồi kiểu đòn bẩy HZS, nó có tác dụng đưa kim trượt kịp trở về vị trí trung gian. Từ sơ đồ nguyên lý ta thấy, lúc đầu ở vị trí 1 và sau khi pitông ĐCTL chuyển về phía đóng bộ phận điều chỉnh thì hệ thống phản hồi cứng kiểu đòn sẽ đẩy điểm Z cùng điểm S ( nối với kim ngăn trượt) lên trên ở vị trí 2, kết quả là kim trượt sẽ trở về vị trí trung gian. Khác với sơ đồ không có cơ cấu phản hồi, ở đây khi quá trình điều chỉnh kết thúc thì ĐCTL sẽ dừng lại tại vị trí cân bằng mới và số vòng quay của turbine cũng sẽ
a). Điều tốc có cơ cấu phản hồi cứng b). Điều tốc có cơ cấu phản hồi mềm Hình 7-3. Sơ đồ điều tốc gián tiếp có cơ cấu phản hồi.
ổn định ở vị trí tương ứng với vị trí mới của hộp trục H . Hình trên tương ứng với trường hợp giảm tải, trường hợp này vòng quay mới lớn hơn vòng quay định mức của tổ máy. Trường tăng tải, các quả lắc cụp lại, kim trượt bị đẩy lên trên và dầu có áp sẽ đi vào ngăn bên trái của ĐCTL, còn ngăn phải của nó thông vơi ống dầu xả làm cho pitông ĐCTL chuyển dịch sang bên phải để mở to bộ phận điều chỉnh. Như vậy cơ cấu phục hồi cứng đưa kim van trở về vị trí trung gian. Quá trình điều chỉnh kết thúc thì số vòng quay của turbine sẽ nhỏ hơn số vòng quay định mức vì điểm H thấp hơn vị trí ban đầu.
3. Máy điều tốc tác động gián tiếp có cơ cấu phản hồi mềm
Trong sơ đồ điều tốc loại này (hình 7-3,b ở trên), điểm Z của đòn HZS được nối với pitông của ĐCTL qua bộ phận đặc biệt là bộ phận hoãn xung 1, nhờ đó mà điểm H có thể trở về vị trí ban đầu và đứng im ở vị trí đó trong suốt cả thời gian làm việc ổn định của turbine .
Trong bộ phận phản hồi mềm, điểm Z của đòn 2 liên hệ với lò xo 3 và điểm Z sẽ ở vị trí ban đầu nếu lò xo này ở trạng thái tự do. Bộ phận hoãn xung gồm một ống xi lanh (có chứa đầy dầu) và pitông, trên pitông này có khoét một lỗ nhỏ để khi pitông của bộ phận hoãn xung trở về vị trí trung gian thì dầu có thể chảy chậm từ một ngăn này vào ngăn khác của xi lanh qua lỗ nhỏ đó.
Ta nghiên cứu cách chuyển vận của bộ phận hoãn xung. Trong trường hợp giảm tải, số vòng quay tăng và động cơ tiếp lực chuyển động về phía đóng bộ phận điều hỉnh. Lúc đầu vì dầu chưa kịp chảy từ ngăn dưới lên ngăn trên của xi lanh của bộ phận hoãn xung, do tác dụng tiết lưu lên cả xi lanh lẫn pitông cùng điểm Z đều dịch chuyển lên trên để kịp thời đưa kim trượt (điểm S) trở về vị trí ban đầu và lò xo bị nén lại. Cho đến thời điểm này thì quá trình đièu chỉnh giống như sơ đồ máy điều tốc tác động gián tiếp với cơ cấu phản hồi cứng. Sau đó do tác dụng đàn hồi của lò xo 3, lò xo giản ra và đẩy điềm Z xuống dưới, đòn 2 quay xung quanh điểm H theo chiều kim đồng hồ và pitông của ĐCTL lại tiếp tục chuyển động về phía đóng. Số vòng quay liên tục giảm dần cho tới khi điểm H trở về vị trí ban đầu thì quá trình điều chỉnh kết thúc. Số vòng quay sau cùng sẽ bằng số vòng quay ban đầu. Đó là đặc điểm chính của loại điều tốc này. Thời gian cần để cho điểm Z chuyển động dưới tác dụng của lò xo nhanh hay chậm phụ thuộc vào sức cản thủy lực ở lỗ tiết lưu cũng tức là phụ thuộc vào độ mở của lỗ tiết lưu trong bình hoãn xung.
VII. 3. 3. Các sơ đồ nguyên lý máy điều tốc kép tác động gián tiếp
Khác với turbine cánh quạt và tâm trục cột nước thấp chỉ có một bộ phận điều chỉnh lưu lượng (điều chỉnh cơ cấu hướng nước) như đã mô tả ở trên, turbine tâm trục cột nước cao có van tháo không và turbine cánh quay, turbine gáo tiến hành điều chỉnh
kép. Trong turbine cánh quay người ta tiến hành điều chỉnh CCHD đồng thời điều chỉnh góc đặt cánh quanh bầu BXCT nhằm mở rộng vùng làm việc có hiệu suất cao, còn trong turbine gáo và turbine tâm trục có van tháo không thì mục đích của việc điều chỉnh kép giữa van kim và thiết bị tách dòng hoặc giữa CCHD và van tháo không, nhằm mục đích giảm áp lực nước va ở đường ống có áp dẫn nước vào turbine. Vì vậy, thiết bị điều chỉnh của nó gồm hai bộ phận mà trong quá trình làm việc có liên quan chặt chẽ với nhau theo một quan hệ ràng buột nhất định như cơ cấu liên hợp gồm có cam và con lăn. Sau đây chúng ta xem xét sơ đồ điều tốc kép của turbine:
1. Sơ đồ điều tốc kép của turbine cánh quay
Hình 7-4,a xét trường hợp phụ tải giảm ta thấy: khi ĐCTL của CCHD dịch sang trái để đóng bớt độ mở a0, vì pitông của ĐCTL này có liên hệ với đòn 8 nên nêm 6 của cơ cấu liên hợp sẽ dịch chuyển sang bên phải đẩy ròng rọc của đòn 5 lên trên làm cho kim van trượt 4 của BXCT dịch xuống mở cửa dầu làm cho dầu có áp đi vào ngăn trên
của ĐCTL
8 của
BXCT và
đẩy pitông của nó lên
để quay cánh turbine về phía
đóng. Khi đó bô phận liên hệ ngược (thanh 7) của ĐCTL sẽ bảo đảm sự liên hệ đơn trị
Hình 7-4. Các sơ đồ điều tốc kép của turbine cánh quay và gáo
giữa vị trí nêm liên hợp và độ quay BXCT. Trong các cơ cấu hiện nay thường dùng cam thay cho nêm liên hợp. Trường hợp tăng tải sự dịch chuyển của các cơ cấu điều chỉnh sẽ có hướng ngược lại.
2. Sơ đồ điều tốc kép của TB gáo
Trên hình 7-4,b ta thấy: khi phu tải giảm, ĐCTL 2 của của thiết bị tách dòng 9 tác đọng nhanh để cắt một phần hay toàn bộ tia nước không cho tác dụng vào BXCT, đồng thời khi pitông của ĐCTL này chuyển dịch về phía đóng sẽ đẩy nêm liên hợp 3 chuyển động sang phải, ròng rọc cùng đòn 4 đi lên, do đó đẩy kim 5 của van trượt đi xuống để mở các cửa sổ, đưa dầu có áp về ngăn bên trái của ĐCTL 7. Kết quả là van kim 8 sẽ từ từ đóng lại nhờ van tiết lưu 6 lắp ở ống dầu đi vào ngăn bên trái ĐCTL 7. Khi tăng tải thì thiết bị tách dòng 9 dời xa dòng tia nên nó không có tác dụng điều chỉnh lưu lượng tia.
VII. 3. 4. Một số cơ cấu điều khiển của máy điều tốc
Việc vận hành song song các tổ máy phát điện trong hệ thống điện đòi hỏi phải có thêm những cơ cấu điều khiển như: cơ cấu không cân bằng còn dư, cơ cấu biến đổi số vòng quay, cơ cấu hạn chế độ mở cánh hướng dòng .v..v.. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu tác dụng và cách chuyển vận của mỗi cơ cấu đó.
1. Cơ cấu không cân bằng còn dư
Để tổ máy vận hành ổn định trong hệ thống điện thì đường đặc tính tĩnh của hệ thống điều chỉnh (đường quan hệ n = f (N) hoặc = f (N)) phải có một độ không cân bằng nhất định. Độ không cân bằng được xác định theo công thức:
n max n min
n 0
2 n max n min
n max n min
Trong đó : nmax - vòng quay tổ máy khi làm việc không tải; nmin - vòng quay tổ máy khi làm việc đầy tải;
n0 - vòng quay định mức của tổ máy.
Nguyên lý làm việc của cơ cấu không cân bằng còn dư (xem hình 7-5,a) :
Tại điểm O của thanh đòn nối liền quả lắc 1 và ngăn trượt 2, ngoài cơ cấu phản hồi mềm 4 còn chịu tác dụng của cơ cấu không cân bằng còn dư gồm thanh 5 và con trượt 6. Cơ cấu này làm nhiệm vụ phục hồi cứng. Thay đổi vị trí con trượt 6 ta được các trị số không cân bằng khác nhau. Khi = 0 thì đường dặc tính của hệ tống điều chỉnh sẽ nằm ngang, khi 0 thì đường đặc tính điều chỉnh là đường nghiêng (xem hình 7-5,b).
Hình 7-5 Sơ đồ nguyên lý một số cơ cấu thao tác trong máy điều tốc.
2. Cơ cấu biến đổi số vòng quay:
Để hòa đồng bộ tổ máy vào lưới điện cần phải điều chỉnh số vòng quay của tổ máy sao cho tần số của máy phát điện đúng bằng tần số của lưới điện. Muốn vậy trong máy điều tốc phải có cơ cấu thay đổi số vòng quay (bộ phận 7,8). Khi vặn vô lăng 8, điểm C sẽ thay đổi vị trí, đường đặc tính tĩnh của hệ thống điều chỉnh được tịnh tiến lên xuống (xem sơ đồ trên hình 7-5). Khi tổ máy làm việc độc lập, cơ cấu điều chỉnh số vòng quay được dùng để thay đổi số vòng quay định mức của tổ máy. Khi tổ máy làm việc song song thì cơ cấu này dùng để thay đổi phụ tải do tổ máy đảm nhận (nhấc hoặc hạ đường đặc tính điều chỉnh 1 ứng với khi tăng hoặc giảm phụ tải một lượng N, ví dụ trên hình 7-5,c khi tăng tải ta phải nhâc đường 1 lên đường 2 để giữ vòng quay hắng số.
3. Cơ cấu hạn chế độ mở CCHD:
Cơ cấu này dùng để hạn chế công suất của turbine trong giới hạn cho phép ( ví dụ khi hồ chứa thiếu nước hoặc độ mở a0 không được vượt quá đường dự trữ công suất 5% ) thì phải sử dụng cơ cấu này. Trên hình (7-5,a) cơ cấu là đòn d-e-f và cơ cấu quay 9
để điều chỉnh vị trí đứng của điểm hạn chế độ mở d. Khi tăng tải, pittông 3 của động cơ tiếp lực dịch về phía mở (phía phải) sẽ kéo điểm e hạ xuống lôi điểm d xuống để hạn chế không cho CCHD mở quá độ mở quy định.
4. Các cơ cấu khác:
Ngoài ra trong máy điều tốc còn có các đồng hồ để kiểm tra, theo dõi sự làm việc của hệ thống điều chỉnh như là đồng hồ đo số vòng quay của turbine, đo áp lực dầu, kim chỉ độ mở bộ phận bộ phận điều chỉnh của turbine, kim chỉ mức dầu trong thiết bị dầu áp lực..v..v..
Trên đây đã trình bày nguyên tắc của một số loại điều tốc theo nguyên lý điều tốc điện - thủy lực. Ngày nay thế giới đã bắt đầu dùng loại điều tốc điện tử - thủy lực. Trong đó, các cơ cấu chấp hành và CCĐC giống nhau, chỉ khác là cơ cấu cảm và một số bộ phận cơ giới khác được thay bằng các phần tử điện hoặc vi mạch điện tử thu nhận, xử lý và phát tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành và CCĐC. Sau đây là ví dụ về một sơ đồ điều tốc điện tử - thuỷ lực DIGI PID (hình 7-6) để chúng ta tham khảo thêm:
Hình 7-6. Ví dụ về sơ đồ điều tốc điện tử - thuỷ lực.
Các bộ phận của bộ điều tốc số DIGI PID trong đó có: các mạch điện tử được bố trí trong một tủ, đây là bộ não tập trung các dữ kiện và xử lý các lệnh điều khiển; Các cơ cấu đo phát tín hiệu đến bộ điều tốc; các cơ cấu chấp hành nhằm thi hành các lệnh do bộ
điều tốc phát ra. Chức năng của PID: Thao tác (P): đảm bảo một tỷ lệ giữa giá trị điều chỉnh và sai số đặt (ví dụ sai lệch về tần số ... ); thao tác (I): do điều tốc này có giá trị đặt không đổi, có sai số thường xuyên phụ thuộc vào công suất tổ máy, do vậy làm thiếu chính xác về điều tần. Thao tác I nhằm khử sai số trong thao tác bình thường; thao tác
(D) khắc phục sự lệch pha do thao tác I, tăng cường tính ổn định cho hệ thống. Nguyên hoạt động của sơ đồ hình 7-6 như sau:
Lúc ổn định, Mq = Mc, các cửa dầu đều đóng. Giả sử phụ tải thay đổi bộ điều tốc sẽ so sánh các trị số đặt của tần số, công suất tiến hành xử lý các dữ kiện và phát lệnh đến bộ dẫn động (Actuator). Lệnh này gây ra một điện áp và đưa tới cuộn dây , tuỳ thuộc điện áp đặt vào cuộn dây mà trục van T của bộ dẫn động sẽ chuyển động lên hoặc xuống, điều khiền các cửa dầu của Actuator. Giả sử trục T chuyển động lên, lúc này dầu có áp từ cửa vào A sẽ ra cửa B (dầu ra cửa B gọi là dầu điều chỉnh) và vào cửa dầu D của van trung gian (van phụ) đẩy pittông của van này lên trên và dầu điều khiển ra khỏi E vào K của van phân phối. Pittông của van phân phối được đẩy lên làm mở cửa dầu H, đưa dầu vào phía trên của ĐCTL đẩy pittông của ĐCTL đi xuống, điều chỉnh CCHD của turbine về về độ mở phù hợp với yêu cầu phụ tải. Quá trình điều chỉnh này lại được bộ phận cảm biến ở van phân phối và ĐCTL báo về bộ điều tốc. Bộ điều tốc lại so sánh xử lý và tạo tín hiệu về bộ dẫn động ... và quá trình lại tiếp diễn ... Khi trục T đi xuống. Lúc này dầu từ B thông với C xả về nhánh xả dầu. Áp lực ở B giảm, dầu từ D chảy ra khỏi D, làm giảm áp lực trong khoang dầu của D, nên pittông phụ hạ xuống, dầu từ E tràn vào van phụ và cũng tháo dầu từ K về E. Do vậy pittông của van phân phối hạ xuống, dầu áp lực thoát qua I vào bên dưới của ĐCTL, tác động vào vòng điều chỉnh của CCHD, đưa độ mở cánh hướng dòng về độ mở phù hợp với yêu cầu phụ tải. Quá trình điều chỉnh lại được báo về bộ điều tốc ...
Trên đây là một ví dụ về loại điều tốc mới, sinh viên có thể tìm hiểu thêm.
VII. 3. 4.Thiết bị dầu áp lực của máy điều tốc
Thiết bị dầu áp lực có nhiệm vụ cung cấp dầu có áp cho thiết bị điều tốc, ngoài ra nó còn cung cấp dầu có áp cho dộng cơ tiếp lực (ĐCTL) của các van đĩa, van cầu..v..v.. trên đường ống áp lực. Thiết bị dầu áp lực gồm có: két dầu áp lực, thùng chứa dầu, tổ máy bơm dầu ... Hình (7-7) ở trang sau là một ví dụ về cấu tạo của thiết bị này.
Két dầu áp lực là bộ phận quan trọng nhất của thiết bị dầu; trong đó dầu chím từ 30 - 40 % thể tích, phần còn lại là khí nén. Nhờ tính đàn hồi của không khí nên sóng áp lực sinh ra khi thao tác hệ thống điều chỉnh được giảm xuống rất nhiều. Số lượng và áp lực dầu trong két dầu cần đủ đảm bảo cho sự hoạt động của tất cả các cơ cấu điều chỉnh và điều khiển tất cả các chế độ làm việc có thể của tổ máy. Vì vậy két dầu có thể xem là nguồn trữ năng, nên giảm bớt công suất của bơm dầu so với loại máy điều tốc dùng bơm
dầu trực tiếp.
Trong quá trình điều chỉnh turbine, dầu và khí nén trong két bị hao hụt và rò rỉ qua các khe hơ, tổ máy bơm dầu có nhiệm bổ sung dầu tự động (thường dùng rơle phao để đóng động cơ điện của máy bơm) vào két dầu. Còn khí nén do máy nén khí chung của nhà máy cung cấp .Ap lực dầu thường từ 20 - 40 at tùy thuộc loại máy điều tốc.
Bơm 12, kiểu bánh răng khía hoặc vít, được kéo bởi động cơ 9 sẽ bơm dầu từ thùng chứa qua bộ phận lọc 4, van lưỡi gà 11, van 23 đưa vào két dầu 18. Từ két dầu, dầu theo đường ống dẫn đến hệ thống điều chỉnh. Khi áp áp lực dầu trong két dầu vượt quá giới hạn trên của bình thường khoảng 2 - 3 at van lưỡi gà 10 sẽ tự động mở, còn van 11 ở vị trí đóng đưa dầu từ bơm qua van dầu 10 trở về thùng chứa dầu và rơle áp lực sẽ
điều khiển tự động dừng bơm lại. Khi áp lực trong két dầu giảm xuống thấp hơn giới hạn dưới bình thường khoang từ 1,5 - 2 at van 10 tự động đóng lại, bơm dầu được rơle
Hình 7-7. Sơ đồ kết cấu của thiết bị dầu áp lực
áp lực điều khiẻn sẽ tự động làm việc bơm dầu từ thùng chứa lên két dầu. Nếu bơm dầu 10 bị hỏng và áp lực trong két dầu lại vượt quá trị số cho phép, van an toàn 13 mở để giảm áp lực trong két dầu đến bằng giới hạn trên, tránh được sự cố két dầu. Tại bộ phận lọc dầu còn lắp hai rơle áp lực. Rơle 20 dùng để khởi động bơm dầu dự trữ khi áp áp lực trong két dầu hạ thấp còn 80 % so với áp lực bình thường. Rơle 21 dùng để dừng tổ máy và phát tín hiệu khi áp suất trong két dầu tiếp tục giảm xuống quá thấp, nhằm ngăn ngừa tình trạng máy điều tốc không điều khiển nỗi bộ phận điều chỉnh lưu lượng.
Phao 8 dùng để đo mức dầu, áp kế 10 và 17 để đo áp lực trong két dầu. Không khí nén từ máy nén qua van 25 và van lưỡi gà 19 vào két dầu. Bơm nén 22 tự động bổ sung khí nén.Thiết bị dầu thường trang bị mỗi tổ máy một, nhưng cũng có thể dùng chung cho vài tổ máy hoặc chung cho toàn trạm.
VII. 4. LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐIỀU TỐC
Việc lựa chọn thiết bị điều tốc bao gồm chọn: động cơ tiếp lực, tủ điều tốc và chọn thiết bị dầu áp lực. Thiết bị điều tốc nhỏ thì ba bộ phận trên được đặt trọn bộ trong một tủ điều tốc chung, còn thiết bị điều tốc trung bình và lớn thì ba bộ phận trên tách riêng và phải chọn riêng từng bộ phận và bố trí tách riêng.
Người ta phân loại điều tốc lớn hay nhỏ dựa vào năng lực công tác A tính theo:
A 0,85 k N
H 2/ 3
Trong đó: A - năng lực công tác của thiết bị điều tốc (kGm); k = 1,4 - hệ số an toàn;
N - công suất của turbine (kW);
H - cột nước làm việc của turbine (m).
(7-3)
- Khi năng lực công tác A < 3000 kGm thì thiết bị điều tốc thuộc loại nhỏ;
- Khi năng lực công tác A 3000 kGm thì thiết bị điều tốc thuộc loại lớn.
VII. 4. 1. Chọn thiết bị điều tốc loại nhỏ
Thiết bị điều tốc nhỏ bao gồm một tủ chứa đầy đủ các cơ cấu điều tốc, tủ này được đặt cạnh vòng điều chỉnh CCHD (hình 7-8) là một ví dụ bố trí tủ điều tốc 1 đối với tổ máy trục ngang), trục ĐCTL trực tiếp điều chỉnh vòng điều chỉnh 2 của CCHD.
Hình 7-8. Bố trí tủ điều tốc K - 350 của tổ máy trục ngang.
Tài liệu tra cứu thiết bị điều tốc nhỏ do Liên xô chế tạo có những nhãn hiệu sau:
- Loại mới: PC - 250, PC - 600, PC - 1500 và PC - 3000, dùng cho điều tốc đơn lẫn kép; (ký hiệu PC là thiết bị điều tốc, các con số sau dấu ngang là năng lực công tác tính bằng kGm, ví dụ PC- 600 là thiết bị điều tốc có năng lực công tác A = 600 kGm);
- Loại cũ: -75, -150 là loại điều tốc không có két dầu áp lực, con số là năng lực công tác A (kGm); loại K -350, K -500, K -1.000, K -1.500, K -3.000, K là điều tốc điện - thuỷ lực có két dầu áp lực, con số sau gạch ngang là năng lực công tác A (kGm). Các loại điều tốc cũ hiện đang ngừng sản xuất.
Để chọn thiết bị điều tốc loại nhỏ trước tiên dùng công thức (7-3) tính ra năng lực công tác yêu cầu, sau đó tuỳ loại điều tốc đơn hay điều tốc kép và căn cứ vào nhãn hiệu thiết bị điều tốc ở trên để chọn. Cần chọn thiết bị điều tốc có năng lực công tác lớn hơn năng lực yêu cầu và lấy năng lực công tác gần nhất.
VII. 4. 2. Chọn thiết bị điều tốc trung bình và lớn
Loại điều tốc có A > 3.000 kGm thuộc loại điều tốc lớn. Loại này phải chọn riêng các cơ cấu: ĐCTL, tủ điều tốc, thiết bị dầu áp lực theo tính toán sau:
1. Chọn các động cơ tiếp lực (ĐCTL)
ĐCTL có ba loại: loại để quay cơ cấu hướng dòng (CCHD) hay van kim và loại quay cánh turbine (ở turbine cánh quay hay thiết bị tách dòng ở turbine gáo). ĐCTL để quay CCHD có thể là cơ cấu dịch chuyển lui - tới thẳng (a) một ĐCTL; hoặc hai ĐCTL (b,c); có thể là động cơ chuyển động vòng (d) xem (hình 7-9). Các động cơ tiếp lực thường đặt trực tiếp trên nắp turbine hoặc đặt ở phần giếng ngay trên nắp turbine.