Cảm Hứng Lịch Sử - Văn Hóa Và Suy Tư Thế Sự


Nhìn chung, tạo ra sự hòa quyện giữa yếu tố lịch sử và văn hóa; mượn nó để gửi gắm thông điệp thế sự là sáng tạo mới mẻ của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh so với nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử trước đây của ta. Nguyễn Xuân Khánh xác định rõ đối tượng của mình, phát huy tận độ vốn hiểu biết và khả năng tưởng tượng để làm sống lại quá khứ lịch sử và gửi gắm những thông điệp của con người hiện tại. Điều đó đã mang lại thành công cho Nguyễn Xuân Khánh ở cả ba cuốn trường thiên tiểu thuyết.

2.2. Cảm hứng lịch sử - văn hóa và suy tư thế sự

Không cầu kì kiểu cách trong nghệ thuật tự sự, cũng không ham các trò chơi cấu trúc hay ngôn ngữ, “gốc mai già” Nguyễn Xuân Khánh đã nở ra những bông mai vàng rực một màu sang trọng và quyền quý của tư tưởng. Bởi văn chương đối với ông không phải sự chơi mà là sự nghiền ngẫm, chiêm nghiệm đến đốn ngộ về đạo và đời. Văn hóa và lịch sử dưới cái nhìn của Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản, một chiều mà được soi chiếu và lý giải từ nhiều giác độ, trong một sự phong phú, vững chãi và thâm hậu của tri thức về con người và thế giới - điều mà không phải nhà tiểu thuyết nào cũng có được. Tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, do vậy, không phải chỉ để mua vui - một căn tính sơ khởi của tiểu thuyết, mà kết nối quá khứ và hiện tại, thể hiện được nhiều vấn đề thế sự, nhân sinh thường ngày. Vì thế bên cạnh cảm hứng lớn là cảm hứng lịch sử còn có cảm hứng văn hóa cũng là một dụng công của Nguyễn Xuân Khánh trong cả ba cuốn tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn Đội gạo lên chùa.

Một thời gian dài hầu hết các nhà văn đặt tiểu thuyết lịch sử của mình vào khuynh hướng ngợi ca truyền thống lịch sử dân tộc và đều quy tụ hai cảm hứng lớn là cảm hứng yêu nước và cảm hứng đạo đức. Tùy từng hoàn cảnh, khi đất nước có chiến tranh, tiểu thuyết lịch sử tập trung ở cảm hứng yêu nước, khi hòa bình lại mượn lịch sử nêu gương cho thế hệ mai sau và nhìn


chung, mọi vấn đề đều được quy chiếu về lịch sử. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới có sự chuyển dịch từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự, hướng mối quan tâm đến con người. Số phận con người với những quan hệ xung quanh sự tồn tại của nó, phát hiện những vấn đề tự nó đã tác động không không nhỏ tới tiểu thuyết lịch sử và qua đó nhà văn cũng thể hiện những trăn trở, suy tư của mình về thế sự.

Tiểu thuyết Hồ Qúy Ly là sự kết hợp của nhiều nguồn cảm hứng. Có niềm tự hào về những nét đẹp truyền thống của dân tộc, nhưng khác với các tiểu thuyết lịch sử khác thường ca ngợi phẩm chất anh hùng của con người trong công cuộc chống giặc ngoại xâm; trong tiểu thuyết này nhà văn đề cập đến trí tuệ của con người Việt Nam thể hiện ở nhân vật Hồ Qúy Ly - con người có những ý nghĩ mới mẻ, độc lập, quyết liệt trong công cuộc cải tổ nhằm canh tân đất nước. Đây là một cảm hứng mới của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh. Có thể nói, lịch sử Việt Nam là lịch sử chống giặc ngoại xâm và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam suốt thế kỉ XX đã tìm được mối tương đồng với quá khứ ở nét chính đó. Không phải trong lịch sử của ta không có những con người có tư tưởng canh tân đất nước, chẳng hạn như Quang Trung, Phan Châu Trinh, nhưng trong số họ chưa ai bước vào tiểu thuyết lịch sử ở phương diện ấy. Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh có nhắc đến chiến công của vua tôi nhà Trần khi ba lần chiến thắng quân Nguyên xâm lược với thái độ tự hào. Ông cũng dày công khi ca ngợi vị tướng tài ba Trần Khát Chân tiêu diệt Chế Bồng Nga - ông vua kiệt hiệt nhất trong lịch sử Chiêm Thành. Tuy nhiên, đó không phải là mạch cảm hứng trọng tâm trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Điều nhà văn thật sự dụng công là nhấn mạnh vào tư tưởng canh tân, tinh thần đổi mới của Hồ Qúy Ly. Từ đó khẳng định tầm tư tưởng, trí tuệ, tinh thần độc lập và táo bạo của con người Việt Nam dám làm dám chịu, dám tuyên chiến với hệ tư tưởng Nho


giáo và bằng việc đó, nó bổ sung vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc những phẩm chất mới. Một phần nào đó tác giả cũng quan tâm đến các giá trị đạo đức mà các cuốn tiểu thuyết trước đó đã đề cập. Nhưng nếu các tác phẩm trước đó thường phân biệt tốt - xấu, thiện - ác, địch - ta rõ ràng thì đến Hồ Qúy Ly, sự phân biệt đó được nhìn từ cảm quan của con người hiện đại nên mềm dẻo hơn. Mỗi người đọc sẽ phải tìm cho mình một câu trả lời theo quan điểm riêng, kinh nghiệm riêng. Về nhân vật Trần Nghệ Tôn được xây dựng là ông vua hiền nhưng cứ mãi để nhân dân chìm trong đói khổ loạn lạc, đất nước mục ruỗng, quan lại nhũng nhiễu, liệu có được coi là một minh quân, là một người tốt? Để đạt được mục đích của mình, một phe có thể thực hiện tất cả những việc làm tàn bạo cốt tiêu diệt phe kia, ngược lại, phe kia cũng sẵn sàng làm những việc như tìm người viết sách sử dụng chuyện bôi nhọ hạ thấp kể thù, cần đến cả cái chết của vua để kích động mọi người, dùng mỹ nhân kế đối với cả bạn tâm giao... Đâu là hành động được coi là chính nghĩa và đâu là phi nghĩa? Khi đọc tác phẩm, người đọc dễ dàng nhận ra nhà văn cũng bị ảnh hưởng bởi cảm hứng đạo đức, song cảm hứng này luôn đan cài vào các mạch cảm hứng thế sự khác, có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn với cảm hứng phân tích chiêm nghiệm lịch sử từ điểm nhìn hiện tại. Trong các cảm hứng trên có lẽ cảm hứng quan trọng, giữ vai trò chi phối chiều hướng tổ chức tác phẩm là nhu cầu nhận thức, chiêm nghiệm lịch sử. Xuất phát từ cảm hứng thế sự và triết luận kết hợp với cảm hứng lịch sử, tác giả đề cập đến những vấn đề không phải riêng ở một thời đại cụ thể nào mà có ý nghĩa chung cho mọi thời đại. Thông qua nhân vật Hồ Qúy Ly và thời kì đầy biến động, nhà văn lí giải nhiều hiện tượng phức tạp của lịch sử, đặt ra nhiều câu hỏi để người đọc suy nghĩ, chẳng hạn đổi mới để phát triển hay bảo thủ trì trệ để ổn định? Thế nào được coi là một vị vua anh minh? Cơ sở của niềm tin khi vương triều lung lay?... Nguyễn Xuân Khánh đã đề cập đến những vấn đề của lịch sử bằng thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.


độ thẳng thắn, chân thành, suy nghĩ nghiêm túc và bằng chính những trải nghiệm cá nhân. Trước mỗi chi tiết lịch sử tác giả đều xoay đi, lật lại để rút ra những triết lí nhân sinh thiết thực. Hồ Qúy Ly là người nhận thức rất rõ tình trạng “nước ta như cái giếng khơi để lâu năm, dưới đáy giếng có nhiều bùn nhơ lắng cặn... cái giếng cũ toàn một mùi nước tanh tưởi...” [22]. Điều ông muốn là thay đổi tận gốc rễ, như thế nghĩa là phải xáo trộn mọi thứ thuộc về lề lối cũ vốn đã ổn định nay không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. Một loạt câu hỏi được đặt ra: Giữ lại cái gì? Phá bỏ cái gì? Tiến trình của quá trình đổi mới ra sao? Thái độ cần có trong quá trình thay đổi đó như thế nào?... Đó là những câu hỏi mà để tìm ra được câu trả lời không phải là điều dễ dàng. Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc cải cách như của vua Minh Trị, vua Pie đại đế... Cái giá của những cuộc cách tân đó còn tùy thuộc sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Xung quanh vấn đề bảo thủ và cách tân, tác giả Nguyễn Xuân Khánh còn gợi mở nhiều điều về thời cuộc, đạo lí, đạo đức, tri thức và kẻ sĩ... Hồ Qúy Ly có lí do riêng khi ông quyết tâm đổi mới, đổi mới triệt để và nhanh chóng. Đất nước đã trì trệ quá lâu, phía Bắc nhà Minh nhăm nhe nhòm ngó, trong nước nhiều thế lực chống đối nổi dậy... Hồ Qúy Ly muốn tiến hành cải cách thật nhanh, đồng nghĩa với nó là ông chấp nhận đổ máu và đau thương. Vua Nghệ Tôn cũng hiểu điều đó, nhưng đồng suy nghĩ với các vương thân quý tộc họ Trần. Ông biết rằng với sự đổi mới đó quyền lợi của dòng họ ông sẽ không còn như trước, sự yên tĩnh bấy lâu nay cũng bị khuấy động. Ông ủng hộ Hồ Qúy Ly nhưng chỉ ủng hộ nửa chừng. Còn Hồ Nguyên Trừng vốn là người tài năng, trí tuệ hơn người, nhận ra đất nước cần sự thay đổi, tích cực vào những kế hoạch của Hồ Qúy Ly, nhưng trong thâm tâm lại không đồng tình với cách làm của cha. Mỗi nhân vật có một mạch suy nghĩ và thái độ khác nhau, nhà văn như muốn lí giải một quy luật phát triển của lịch sử: quy luật thịnh suy.

Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 6


Không khó để nhận ra trong tiểu thuyết có nhiều đoạn nói về sự giằng co giữa cái cũ và cái mới, giữa cách tân và bảo thủ. Thái độ dùng dằng không nỡ của Hồ Qúy Ly với ông vua già Nghệ Tôn vì ông vua già vốn là người hiểu Hồ Qúy Ly nhất, chính ông mở đầu cho những ý tưởng cách tân táo bạo. Trước khi chết, Nghệ Tôn hy vọng sẽ dùng những mối dây tình cảm để ràng buộc Hồ Qúy Ly nhưng điều đó chứng tỏ ông đã đặt lợi ích của dòng họ lên trên. Chính Hồ Qúy Ly đã suy nghĩ chuyện này rất nhiều, nó ám ảnh ông, theo ông cả vào những giấc mơ. Phải chăng cách cư xử của Hồ Qúy Ly là tàn nhẫn? Nguyên Trừng nói với cha: “Trung thành như Chu Công Khuông phò Chu Võ Vương có thể còn được, chứ đến Khổng Minh phò Lưu Thiện, Tô Hiến Thành phò Lý Cao Tôn là hai ông vua trẻ con ngu độn, trong lúc triều chính mục ruỗng thật là ngu trung, Nghệ Hoàng không hiểu cha, không hiểu thời thế...” [22]. Sự lồng ghép cảm hứng đạo đức và cảm hứng nhận thức, chiêm nghiệm lịch sử mở ra cho tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khả năng bao quát đời sống rộng lớn và tạo những chiều sâu tư tưởng mới cho tác phẩm.

Chọn bối cảnh lịch sử là những năm cuối của triều Trần, một thời đại cách ngày nay rất xa, Nguyễn Xuân Khánh có cơ hội tự do bày tỏ những suy ngẫm về sự còn mất, lẽ thịnh suy. Những nhân vật như Trần Nguyên Đán lặng lẽ rũ áo về quê bởi hiểu thời thế: “vận nhà Trần ta làm sao có thể trường tồn mãi được” và ủng hộ nguyên tắc ứng xử “việc nước là quan trọng hơn hết”. Ông nhìn thấy ở Hồ Qúy Ly tham vọng giành ngôi báu nhà Trần nhưng cũng nhận ra chỉ Hồ Qúy Ly mới có khả năng chèo chống đất nước thoát khỏi tình trạng mục ruỗng, rối ren như hiện tại. Sự im lặng của Trần Nguyên Đán trước câu hỏi của Trần Nguyên Hàng, sự im lặng của Sư Hiền trong cuộc nói chuyện với Nguyên Đán chính là sự im lặng thấu hiểu và chấp nhận lẽ tự nhiên của lịch sử.


Một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết được Nguyễn Xuân Khánh tâm huyết xây dựng là Sử Văn Hoa với quan niệm: “Sử là hồn núi, hồn sông. Sử là tinh túy của đất nước...” [22; tr.42]. Đây là nhân vật chuyển tải quan niệm, triết lí về lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Sử Văn Hoa chú trọng đến hồn nước. Hồn nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nó là cái bất biến nhưng cũng là ý niệm tùy thuộc quan niệm. Sư Vô Trụ giải thích: “Một con sông cũng như một con người, vốn có cái cộng nghiệp của nó. Đó là cái cộng nghiệp của toàn thể người dân. Đức Phật bảo con người có cái A lại da thức, nơi tàng chứa những chủng tử lành dữ của con người qua nhiều kiếp. Một đất nước cũng vậy, trong tàng thức của non sông có chứa những chủng tử... những mong muốn tốt đẹp, những điều văn hiến mà dân tộc ấy đã gieo trồng, chúng biến thành khát vọng, thành hồn của núi sông, rồi từ đời này sang đời khác, khát vọng ấy sẽ hóa thân vào những bậc hiền nhân, vĩ nhân, danh nhân và cả trong trái tim tốt lành của người dân thường để dẫn dắt dân tộc ấy đi đến con đường của Đạo” [22; tr.42].

Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử của ta ít có tác phẩm nào có sự tổng hòa và sâu sắc cảm hứng thế sự như Hồ Qúy Ly. Đây là một giải pháp cho tiểu thuyết lịch sử bởi vì, nhà tiểu thuyết lịch sử có lợi thế và cũng bị thách thức rõ ràng hơn so với nhà tiểu thuyết thông thường: những nhân vật, những sự kiện lịch sử đã được nhiều người biết đến, đã trở nên quen thuộc, nhà văn sẽ viết lại bằng một nguồn cảm hứng mới mẻ, bằng những nhận thức, đánh giá và kiến giải của thời đại nhà văn ấy đang sống.

Mẫu Thượng Ngàn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ở giai đoạn này Mẫu Thượng Ngàn không thể không động chạm đến cuộc tiếp xúc, giao thoa văn hóa Đông - Tây. Ở đấy, đại diện phương Tây được thể hiện qua chân dung những kẻ đi đầu trong cuộc chinh phục (ba anh em nhà Messmer, nhà dân tộc học René, thiếu


úy Bonard), trên nền cảnh của những sự kiện Francis Ganier và Henri Riviere đánh chiếm thành Hà Nội, việc xây dựng nhà thờ lớn Hà Nội và sự mở rộng ảnh hưởng của đạo Thiên chúa mà đại diện là đức cha Conlombert. Dân làng Cổ Đình, cũng như mọi người dân Việt Nam phải đối mặt với một sức mạnh mới đến từ phương Tây xa lạ, trong một tình thế khó khăn. Nhưng những người dân Cổ Đình, đặc biệt là những người phụ nữ đã có cách ứng xử vừa uyển chuyển mềm mại mà không hề bị khuất phục trong cuộc đụng độ Đông - Tây ấy. Cô Mùi từ chỗ bị ép lấy Philippe Messmer, dần đã tìm thấy sự thích nghi ở đồn điền trong địa vị một người vợ. Cô đã ưng thuận? Sự ngoan ngoãn có phần cam chịu của cô Mùi đã vuốt ve tính hiếu thắng và thích chinh phục của gã đàn ông xa lạ - cho dù hắn không lí giải được tại sao có sự bằng lòng ấy. Nhưng khi chứng kiến cảnh vợ nhảy múa cuồng nhiệt trong vũ điệu mê đắm của thứ đạo giáo bản địa khó hiểu, Philippe hiểu rằng nàng không khi nào là quà tặng cho y. Cả Philippe và sau này là Julien - những kẻ sang xứ Đông Dương với một mục đích duy nhất để “chinh phục” và “khai hóa” nên không thể hiểu hết được sức mạnh kì bí của xứ sở này. Cả hai đều là những người tích cực trong công cuộc khai phá mảnh đất mà họ cho là con mê muội tối tăm. Tuy nhiên chúng không thể ngờ được những con người trên mảnh đất ấy không chấp nhận bất cứ khái niệm dung hợp nào. Trong cuộc chinh phạt chỉ có khái niệm kẻ đi chinh phạt và bị chinh phạt với chân lý kẻ mạnh sẽ chiến thắng. Đó là lí lẽ mà họ đang áp dụng lên xứ sở lạ lùng này. Tuy nhiên kết quả Philippe bỏ mạng, còn Jilien trở thành gã ngu đần và vô dụng. Những gì cả hai mang đến cho xứ Cổ Đình chỉ là sức mạnh của sự áp đặt và tuân phục - nó xa lạ và không phù hợp với bản chất ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng rất quyết liệt của những con người Cổ Đình. Đức cha Colombert, Pierre, René là những người ít nhiều hiểu được bản chất ấy. Bản thân họ bước chân sang xứ Đông Dương không nhận mình là kẻ đi khai hóa, mà chỉ sang để “học làm


giàu cho riêng mình, học tính khiêm nhường, lễ độ, học tính cam chịu”, “sự hòa hợp”, “muốn xoa dịu những nỗi khổ của người dân An Nam bằng sự thành thiện của đức tin” [23]. Cha Colombert sang Việt Nam nhưng không có tham vọng làm chủ nó, mà để học làm một người Việt Nam, vì thế không lạ khi ông là một đức giám mục phương Tây nhưng lại thông thạo chữ Quốc ngữ và chữ Nho, biết xem tướng số và thuộc Kiều, am hiểu cách sống của đám con dân mà ông có trách nhiệm hướng đạo và chăn dắt. Ngay cả đến ông Lềnh - một người Tàu đã gắn bó với mảnh đất này mấy chục năm, cuối cùng cũng phải thú nhận mình mãi mãi chỉ là một “trú khách” của nó mà thôi. Cả đức cha và những giáo dân của ông được nhìn nhận không phải là những kẻ đi chinh phục và những kẻ bán nước. Họ đơn giản chỉ đại diện của một cuộc giao lưu văn hóa, từ chỗ gượng ép, áp đảo đến chấp thuận và dung hòa, thậm chí có những cố gắng đồng hóa ngược lại. Hình ảnh cô bé Nhị - đứa con được sinh ra trong lễ hội ông Đùng, bà Đà - kết quả của một vụ cưỡng đoạt tồi tệ - vẫn trong trẻo, thánh thiện ở cuối tác phẩm là một biểu tượng nhiều ý nghĩa. Sự lo sợ của Nhụ cho tương lai của đứa bé - một đứa con lai dễ bị cộng đồng chối bỏ, bị dứt khỏi cội rễ của nó không xảy ra. Lại một điều diệu kì. Dưới vòng che chở của Mẫu chăng? Hay đơn thuần là một sự đền bù của hóa công cho những nỗi đau khôn cùng của con người.

Với hơn 800 trang tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã nhìn nhận một giai đoạn lịch sử phức tạp đã qua của dân tộc bằng một nhãn quan dân chủ. Ở đây không phải là xét lại lịch sử, ông chỉ đưa ra một lời bàn, một ý kiến. Trong cuộc tiếp xúc văn hóa này, không hề có kẻ thắng, người thua, kẻ mạnh, người yếu, kẻ đi chinh phục và người bị chinh phục - chỉ có thể là sức mạnh tổng hợp, tiếp nhận lẫn nhau, chuyển hóa và cùng chung sống giữa các nền văn hóa. Có một sự thật lịch sử là cuộc xâm lược của thực dân Pháp về bản chất là cuộc chiến tranh tìm kiếm thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, nhưng

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 12/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí