Những Phương Diện Cơ Bản Của Tư Duy Tự Sự


Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ. Lý luận văn học ngày nay đã đặt đúng vị trí thẩm mĩ lên hàng đầu, song cái bản chất nhận thức của văn học vẫn là điều khẳng định. Hình tượng văn học với tư cách sản phẩm nhận thức nghệ thuật, là sự thống nhất sinh động giữa cái chung với cái riêng, cái cá biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu bản chất nhận thức của văn học, nhất thiết đòi hỏi phải chỉ ra đối tượng đặc thù của văn học, phải giải thích cái lô gích vì sao nhận thức trong văn học lại cho phép nhà văn hư cấu và gắn liền với lí tưởng thẩm mĩ về cuộc sống cũng như tình cảm chủ quan của chủ thể nhận thức và sáng tạo, những điều mà nhận thức khoa học nói chung không chấp nhận. Vậy để hiểu được những gì nhà văn muốn nói, không cách nào khác là người đọc phải tìm ra tư duy của nhà văn, tìm ra những ẩn ý đằng sau lớp vỏ bọc ngôn từ của tác phẩm.

1.1.2. Khái niệm tư duy tự sự

Phạm vi của tác phẩm tự sự hết sức rộng lớn và có thể được phân loại ở nhiều góc độ khác nhau. Dựa vào hình thức lời văn, có thể nói tới các thể loại cơ bản như anh hùng ca (sử thi), truyện thơ, trường ca (văn vần), tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn (văn xuôi), ngụ ngôn (thường dùng cả hai hình thức văn vần và văn xuôi). Dựa vào nội dung thể loại, có thể phân thành các tác phẩm có chủ đề dân tộc, thế sự, đạo đức, đời tư... Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến tư duy của thể loại tiêu biểu nhất trong loại tác phẩm tự sự đó là tư duy tiểu thuyết.

Tư duy tiểu thuyết, trước hết là khái niệm dùng trong văn học, dùng trong phạm vi thể loại tiểu thuyết. Chính vì sự đặc hữu này mà ta thường thấy xuất hiện kiểu gọi tên: truyện ngắn mang chất tiểu thuyết hay truyện ngắn mang tư duy tiểu thuyết. Khái niệm này dùng trong tiểu thuyết chủ yếu tập trung ở tính chất: sự dài hơi. Khái niệm tư duy tiểu thuyết không chỉ dùng ở


phạm vi tiểu thuyết với tư cách là thể loại đã sản sinh ra khái niệm (nghĩa hẹp) mà còn được hiểu là hệ hình (paradigme, cách hiểu và vận dụng của Trần Đình Sử) tư duy (theo nghĩa rộng). Theo sự xác định của Milan Kundera, khái niệm này ra đời trong thời hiện đại và nói đến tư duy tiểu thuyết là nói đến tâm thế trước hiện thực hiện hữu, nó là cái nhìn xóa bỏ khoảng cách (không chỉ hiểu ở nghĩa vật chất là khoảng không gian) giữa chủ thể và đối tượng. Nói một cách dễ hiểu, nếu tư duy sử thi biểu hiện một khoảng cách lí tưởng giữa chủ thể và đối tượng mà theo M, Bakhtin là “khoảng cách sử thi” [4], biểu hiện tâm thế của kẻ con cháu trước ông, cha, đấng bậc thì tư duy tiểu thuyết thay thế nó bằng cái nhìn bình đẳng, nhiều chiều từ đó đem đến một cách tư duy hoàn toàn mới mẻ.

Tư duy tiểu thuyết có nguồn gốc từ triết học đời sống, nghĩa là khi có nhận thức về con người, về cuộc sống. Những biến động của cuộc đời, của ngoại giới, nhất là những biến động trong lòng người, điển hình cho điều đó là những biến thái đang diễn ra trong kiếp hiện sinh là những việc con người không thể lường trước được. Tư duy tiểu thuyết là phản ánh cái đang diễn ra, cái hiện thực chưa hoàn thành. Nó nhìn nhận sự vật, con người cũng tương đối với vô vàn giá trị, khoảnh khắc, do đó tư duy tiểu thuyết đưa đến sự giác ngộ về cá nhân, thức tỉnh ý thức bình đẳng và dân chủ; tư duy tiểu thuyết không khẳng định khoảng cách giữa chủ thể và sự vật, thừa nhận giá trị được nhìn thấy là giá trị tương đối, có góp phần của màu sắc cá nhân, của sự cảm thụ cá nhân. Điều này đã dẫn đến hệ quả là sự phong phú của tính cách mà phản ánh rõ nét nhất là trong văn chương: nhiều cách viết của nhiều người, có thể viết về một đối tượng nhưng ở mỗi cây bút là mỗi sự khám phá khác biệt, không trùng lặp.

Đặc điểm về tư duy tiểu thuyết là sự trần thuật không khoảng cách, nói khác đi là sự trần thuật ở điểm nhìn hiện tại, ở cái chưa hoàn thành. Giọng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

điệu và ngôn ngữ có sự đan xen, sự dịch chuyển không có quy tắc, là chất giọng của ngôn ngữ đời thường vốn sinh động và giàu sắc thái. Sự bất định, dự cảm của tác giả về cuộc đời (theo Milan Kundera là sự hiển minh của lưỡng lự), của cái tôi thử nghiệm của tác giả trong hành trình tác phẩm; có thể bắt gặp trong tác phẩm những bất trắc, những sự không đoán lường, những chân thật của cõi lòng kiếp hiện sinh. Với việc khẳng định tính đa chân lý, xóa bỏ khoảng cách, khẳng định cá nhân như đã nói trên, tư duy tiểu thuyết đã làm cho văn học mở rộng đề tài, chủ đề, tránh được sự nhàm chán đơn điệu, tác phẩm trở nên phong phú.

1.1.3. Những phương diện cơ bản của tư duy tự sự

Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 3

Nhìn vào tiến trình của văn xuôi Việt Nam hiện đại, chúng ta có thể nhận thấy tính phong phú, phức tạp của thi pháp tự sự, của nghệ thuật tự sự trong tất cả các thể loại của nó: vừa như là định hình vừa như là luôn vận động biến đổi. Đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, với sự luân chuyển của các ngôi kể cùng sự đan xen của các điểm nhìn; với sự phong phú, đa dạng các giọng điệu trần thuật cùng sự pha trộn, chuyển đổi bất ngờ các loại lời người trần thuật đã tạo nên sự mới mẻ về cấu trúc thể loại của tiểu thuyết.

Một vấn đề đặt ra đối với văn học nước ta từ sau 1975 nhu cầu đổi mới cách nghĩ, cách viết, đổi mới để tồn tại và phát triển là một vấn đề có thật và cấp thiết. Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, trở về với quỹ đạo cuộc sống thời bình, văn xuôi dường như vẫn theo dòng chảy cũ khiến công chúng bạn đọc tỏ ra hờ hững, sự nỗ lực của nhà văn không mấy hiệu quả, văn học dường như dậm chân tại chỗ. Đại hội Đảng lần thứ VI đã thật sự đem lại niềm tin, sức mạnh cho toàn dân, làm điểm tựa để văn học chuyển mình mạnh mẽ và mới mẻ. Đảng nhận định phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm. Sự giao lưu rộng rãi với các nước phương Tây là một


thuận lợi để văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo trong sáng tác của mình. Những phương diện của tư duy cũng vì thế có sự thay đổi đáng kể.

Từ đầu thập kỉ 80, văn xuôi nước ta chuyển sang cảm hứng thế sự, đời tư (trên thực tế những tác phẩm viết viết theo cảm hứng sử thi vẫn còn nhưng khá mờ nhạt và không gây được tiếng vang lớn). Cảm hứng thế sự mang lại cho văn xuôi nhiều chất tiểu thuyết hơn, trước hết ở khả năng chiếm lĩnh con người ở góc độ đời tư. Nếu cảm hứng sử thi quy chiếu mọi vấn đề đời sống về hiện thực lịch sử thì cảm hứng thế sự tìm đến hiện thực con người, quy chiếu về số phận con người với những quan hệ xung quanh sự tồn tại của nó. Với cái nhìn thế sự, đời sống của cá nhân, kinh nghiệm cá nhân mới được coi là đối tượng khám phá chủ yếu, bởi mỗi cá nhân là một thế giới riêng tư, độc đáo, cá biệt. Theo M. Bakhtin, cá nhân tự phân biệt mình không phải bằng “vị trí” và “số phận” khác nhau mà bằng những “chân lí” và “lẽ phải” khác nhau [4]. Niềm tin riêng của con người quy định mọi mặt của nó, cái nhìn sử thi không bao quát được điều này.

Phương diện thứ hai của tư duy tự sự là cơ cấu đề tài cũng có sự biến đổi. Trước 1975, đề tài về gia đình, tình yêu, hạnh phúc, số phận cá nhân không nhiều, dù có thì hướng xử lí hiện thực ở những tác phẩm này vẫn bị chi phối bởi tiêu chí cộng đồng. Sau 1975, cuộc sống thời bình với nhu cầu cân bằng lại trạng thái của con người sau chiến tranh nên sự quan tâm của cả bạn đọc và nhà văn dịch chuyển nhiều hơn sang mảng đề tài đời tư. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “Chưa bao giờ trong văn học nước ta, gương mặt của hạnh phúc và tình yêu muôn vẻ được biểu hiện phong phú đến thế và những bi kịch do tình yêu cũng chưa bao giờ được đề cập nhiều đến thế, riết róng đến thế” [5]. Có được điều đó là kết quả của việc các nhà văn không còn bị chi phối bởi “chủ nghĩa đề tài” nữa. Giờ đây văn chương lấy con người làm tâm điểm để quy chiếu, vì thế mọi yếu tố khác đều phục tùng yêu cầu khám


phá chính con người. Ngay cả khi viết về đề tài người lính, các nhà văn cũng chịu ảnh hưởng bởi quan niệm này. Là những nhân vật anh hùng, hình ảnh người lính là đại diện xứng đáng của chính nghĩa cộng đồng sẽ toát lên vẻ đẹp cao cả trong cảm hứng sử thi. Nhưng khi soi ngắm họ từ cảm hứng thế sự đời tư đã làm họ trở nên phức tạp, chân thật và sinh động hơn.

Sự thay đổi cảm hứng cũng kéo theo sự thay đổi về không gian và thời gian nghệ thuật. Kiểu không gian lịch sử rộng lớn, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng của những năm 1945 - 1975 được thay thế bằng không gian sinh hoạt đời thường, không gian mang tính chất riêng tư. Đó là khoảng không gian xác thực bắt buộc con người luôn phải bộc lộ đến tận cùng bản chất của mình, không có cơ hội lảnh tránh trách nhiệm cá nhân. Không gian ấy tham gia vào cuộc đời mỗi người, gắn liền với những buồn vui, với cảm quan đời sống của con người. Một không gian xuất hiện nhiều trong văn học giai đoạn này là không gian của tâm linh, tuy nhiên điều đáng chú ý là thần thánh không còn mang trên mình quyền uy của đấng bề trên nữa mà các nhà văn đã kéo họ gần với cõi người, đặt mọi giá trị vào hệ quy chiếu nhân bản nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Nhà văn như tạo ra bầu không gian ảo giác, hoang tưởng của tâm linh, của cảm thức tôn giáo, khiến người đọc được đánh thức khi tiếp xúc với không gian của niềm tin bí ẩn này.

Cũng như sự thay đổi của không gian, thời gian cũng có sự biến đổi rõ rệt. Không còn là thời gian của trật tự tuyến tính mà thay vào đó là thời gian phụ thuộc vào sự trải nghiệm của cá nhân và bị chi phối bởi trạng thái tâm lí tình cảm của cá nhân. Thời gian mang cảm quan lịch sử vẫn tồn tại nhưng nó được nhìn qua kinh nghiệm cá nhân nên các mốc thời gian thường không còn nguyên ý nghĩa khách quan. Cũng do thiên hướng nắm bắt chiều sâu tâm lí con người nên nhiều tác phẩm giới hạn thời gian sự kiện rất ngắn nhưng thời gian hồi tưởng có thể mở hết biên độ. Chính vì thế, quá khứ đồng hiện cùng


thực tại và tương lai, các lớp thời gian chồng lên nhau, có khi nhòe mờ, có khi đứt nối lộn xộn đã phá vỡ cấu trúc truyện truyền thống, đưa kiểu cốt truyện tâm lí lên hàng đầu, đẩy cốt truyện sự kiện xuống hàng thứ yếu, cho phép văn xuôi dung nạp những kĩ thuật “lồng ghép”, “cắt dán” của điện ảnh. Cùng với yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật giữ vai trò không thể thiếu trong việc bộc lộ đời sống riêng tư của con người.

Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Tiểu thuyết ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả năng đi sâu khám phá số phận con người. Nhân vật văn xuôi sau 1975 là những con người nhiều trải nghiệm, nội tâm chứa những giằng xé bi kịch, ít thiên về hành động bên ngoài. Cuộc đấu tranh nội tâm, những động cơ thúc đẩy dẫn đến nhu cầu tự thú, sám hối. Kiểu nhân vật này đặt ra nhiều vấn đề xung quanh khát vọng tự hoàn thiện nhân cách, khả năng tự vấn, tự nghiệm khiến cho câu truyện trở nên phức tạp đầy tính bất ngờ. Cũng chính những nhân vật này cho thấy một đặc điểm thi pháp mới đó là sự coi trọng “vấn đề”, coi trọng “tư tưởng” hơn tính cách, nhân vật vì thế, trở thành phương tiện để nhà văn chuyển tải quan niệm của mình về cuộc sống.

Việc xử lí chất liệu hiện thực cũng không đơn thuần chỉ là vấn đề thời sự - chính trị như trước. Nhà văn đã quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề tư tưởng mà trọng tâm khám phá là chiều sâu tâm hồn con người, là các vấn đề tư tưởng, đạo đức, nhân sinh trong cuộc sống thường nhật hàng ngày. Sự chủ động về tư tưởng làm nảy sinh khả năng đối thoại khiến cho tư tưởng triết luận phát triển, nhu cầu triết luận cũng phổ biến, tỉ lệ các tác phẩm luận đề cũng vì thế tăng lên. Chính những tác phẩm đó nổi lên giọng trần thuật hướng nội, giọng chiêm nghiệm, tự thú. Không khó để nhận thấy văn học giai đoạn trước né tránh “cái bi” vì cảm hứng sử thi và định hướng động viên, cổ vũ. Nhưng khi văn học lấy con người cá nhân làm trung tâm, hệ giá trị nhân bản


được xác lập thì “cái bi” mới thực sự có chỗ đứng. Những biến đổi tích cực của đời sống vẫn mang trong mình những cái bi, và số phận cá nhân đâu phải lúc nào cũng trùng khít với số phận cộng đồng. Trong mạch cảm hứng về cái bi là những sắc thái muôn vẻ của nỗi buồn nhân thế, là sự cảm nhận về cái hữu hạn, bé nhỏ của kiếp người. Nói đến cái bi nhưng các nhà văn không chỉ cắt nghĩa nguyên nhân, truy tìm trách nhiệm mà còn để bảo vệ và nuôi dưỡng nhân tính. Thông qua phương diện này, tác phẩm tự sự xuất hiện giọng trầm lắng xót xa, thông qua “cái bi” người đọc điều chỉnh lại cách sống, định hướng lại cuộc đời, đó là một khả năng kì diệu của văn học.

Trong công cuộc đổi mới ý thức cá nhân được giải phóng, giá trị cá nhân được đề cao, xuất hiện những mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng. Chính hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đạo đức - thế sự đã làm lộ ra những mặt trái của đời sống và con người từ đó tạo điều kiện cho tiếng cười và nó trở thành một dấu hiệu biến đổi quan trọng của văn xuôi giai đoạn này, nó mang đậm sắc thái dân chủ hóa, chi phối cả giọng điệu văn chương, tạo ra những giá trị nhân văn mới. Đồng thời tiếng cuời cũng là cũng là một phương diện thể hiện tính tích cực xã hội của văn học khi nó gắn với sức mạnh phê phán. Một bằng chứng của dân chủ hóa đó là khuynh hướng trần thuật qua nhiều điểm nhìn. Mỗi điểm nhìn mang dấu ấn cá nhân, văn xuôi sẽ trở nên phong phú, đa tầng hơn. Chủ đề tác phẩm và tư tưởng tác giả không lộ diện, khó nắm bắt đòi hỏi người đọc khi tiếp cận phải suy nghĩ nhiều hơn, câu chuyện sẽ dừng lại ở lối kết thúc bỏ ngỏ linh động gây hứng thú đối thoại sau khi nó kết thúc. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn đổi mới cốt truyện, chú trọng hơn đến cấu trúc tác phẩm.

Được coi là cái vỏ của tư duy - ngôn ngữ văn học cũng vận động không ngừng theo sự thay đổi của đời sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần chi phối tư duy văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật bớt đi nhiều


vẻ trang trọng du dương mà thay vào đó là thứ ngôn ngữ khẩu ngữ, suồng sã trong giọng điệu góc cạnh trong từ ngữ, văn xuôi thời kì này đặt mình đối lập với thơ ca bởi nhu cầu diễn đạt cá tính, nhu cầu thông tin trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ. Chưa bao giờ trong văn chương lại có nhiều những câu chửi thề với lối nói trần tục, bụi bặm, dân dã đến thế. Bên cạnh những nhà văn nam như Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng.... còn có những nhà văn nữ cũng mạnh dạn thể nghiệm thứ ngôn ngữ xô bồ của đời sống vào văn chương. Ở thời đại bùng nổ thông tin nhu cầu tăng cường tốc độ và lượng thông tin là một nhu cầu chính đáng. Tính tốc độ thể hiện ở lối truyện nhanh, mạch truyện dồn dập, lối liệt kê giản lược sự bình luận, đánh giá, kĩ thuật lồng ghép, cắt dán của điện ảnh được sử dụng rộng rãi vì thế dù mạch văn đi chậm nhưng sức nén của thông tin rất lớn. Sự xuất hiện loại truyện mini, cực ngắn được chào đón vì nó phù hợp với lượng thời gian không nhiều của độc giả.

Đã có không ít những tranh cãi xung quanh việc thay đổi của văn học nói chung và tư duy của thể loại tự sự nói riêng trong văn học giai đoạn sau 1975, có ý kiến đánh giá lạc quan, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều ý kiến phản ứng gay gắt, phẫn nộ. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận chính sự thay đổi đã giúp cho văn học mang được nhiều hơi thở của cuộc sống. Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về đề tài, cảm hứng, nhân vật và những phương diện nghệ thuật: điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trong ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh để thấy được những cách tân, sáng tạo của nhà văn về tư duy tự sự.

1.2. Giới thuyết về tiểu thuyết lịch sử

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử là thể loại viết về đề tài lịch sử, trong đó có nhân vật, sự kiện, thời kì hay tiến trình lịch sử. Bởi vậy, nó có sự khác biệt cơ bản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022