Những “Va Đập” Của Đời Sống “Kinh Tế Thị Trường” Đối Với Người Dân Miền Núi

ra. Với quan niệm đó, La Quán Miên đã hình thành trong một số tác phẩm của mình môtíp sự báo thù của tự nhiên. Đó có thể là sự trừng phạt một cách trực tiếp, sòng phẳng của tự nhiên đối với con người. Lão Xía-ki (Hổ báo thù) đã phải trả giá cho hành động tàn nhẫn với thiên nhiên bằng chính mạng sống của mình. Trong lần săn bắn, lão bắt được hổ con mang về và bị hổ mẹ đến trả thù. Nhưng lão chết rồi vẫn chưa yên, bị hổ bới xác lên. Cái chết của lão là bài học cho những kẻ dám liều lĩnh xâm phạm tự nhiên. Nhân vật Ải Nám (Vận may của người thợ săn) cũng phải trả giá cho hành động gây sự đối với mẹ con nhà gấu. Anh ta bị gấu mẹ lao vào đánh cho rách mặt, người bê bết máu. Sự trả giá đó có thể bằng chính mạng sống của người thân: vợ của Ài Dôi (Con lợn nòi) bị lợn nòi hất tung lên và quật vào gốc cây. Có khi sự trả giá đó có thể không trực tiếp nhưng lại là hậu quả tất yếu của hành động xâm phạm tự nhiên. Người đàn ông trong truyện Người bán khỉ đột nhiên vấp ngã và bị què trong khi ngắm bắn con khỉ trên cây. Bên cạnh đó, sự tác động tiêu cực của con người vào tự nhiên như: nạn đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản…cũng gây nên những hậu quả khôn lường cho đời sống sinh hoạt và thiệt hại lớn về tài sản: vào mùa khô, sông suối cạn trơ sỏi đá, nước lệt sệt màu ghỉ sắt còn mùa mưa, lũ cuồn cuộn đổ về xóa sạch những phai nước, cuốn phăng những bãi ngô, sắn, những cây pơ, cây xàn hàng mấy trăm tuổi đổ xuống ầm ầm, nhiều loài chim mất đi....Bức tranh xám màu đó cũng xuất hiện trong Gặp lại một dòng sông, Bản mới ven sông, Ký ức, suy tư về lũ đầu nguồn… của La Quán Miên. Tác giả mượn lời một người cha trước khi nhắm mắt xuôi tay dặn dò, khuyên bảo con để gửi gắm thông điệp bảo về môi trường tự nhiên đến mọi người:“Săn bắn không phải là nghề kiếm sống…Làm người mà cứ suốt đời mang súng, mang nỏ đi giết chim, thú thì oan hồn của chúng không để yên đâu” [34, tr.60].

Môtíp báo thù của thiên nhiên cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của nhà văn Lang Quốc Khánh, Đoàn Lư, Nông Văn Lập, Hà Thị Cẩm Anh… Trong

truyện Cái giá phải trả(Đoàn Lư), nhân vật lão Voòng – người tàn phá thiên nhiên ghê gớm nhất vùng - phải trả giá bằng bộ mặt đầy sẹo và cái mũi toàn hang hốc đen ngòm ghê sợ do bị gấu tát. Còn lão Kiền (Cạm bẫy của thiên nhiên) vốn một kẻ ranh ma, vì muốn “chiếm đoạt bộ xương và bộ da hổ làm của riêng” lại thiếu thận trọng đã rơi vào cạm bẫy khắc nghiệt của thiên nhiên. Con hổ già bị thương nặng trước khi chết đã dồn sức lực còn lại, nhảy bổ ra ngoạm vỡ tan cái đầu khôn lỏi và tham lam của lão. Nhiều truyện ngắn của Nông Văn Lập (Tiếng rừng, Đất thiêng, Cây trám thần…) là lời cảnh báo con người trước những ứng xử tàn nhẫn, gây sự với thiên nhiên. Trong truyện ngắn Tiếng rừng, lão Tức Khâu vì cố bắt khỉ con về nuôi, bán lấy tiền mà bị khỉ mẹ và anh em nhà khỉ nhổ nước bọt vào mặt, vào mồm, cào cấu, xé rách quần áo. Những hậu quả thảm hại như: mùa màng thất bát, nạn đói kéo đến mọi nhà, đồng ruộng nứt nẻ, nguồn nước biến mất chính là cái giá mà con người phải trả cho hành động chặt phá, đốt rừng. Đúng như lời của ông Ké Sau “đó là sự trả giá của thiên nhiên, sự trừng phạt của thần rừng” (Đất thiêng). Khi đọc truyện ngắn Cây trám thần, chúng ta luôn bị ám ảnh bởi tiếng kêu thảm thiết, ai oán, day dứt của loài chim có bộ lông đen huyền bí. Tiếng kêu của chúng khiến người nghe mang nỗi buồn khắc khoải và đó không chỉ là tiếng kêu cứu của loài chim mà còn là tiếng kêu cứu của con người: Đừng hủy hoại tự nhiên! Đừng hủy hoại môi trường sống của con người!.

Thông qua cách ứng xử, thông qua mối quan hệ với thiên nhiên, con người đã thể hiện chính bản chất văn hóa và nhân cách của mình. Cách ứng xử và hành động trái với quy luật của con người đối với thiên nhiên đang là một vấn đề bức thiết không chỉ với người dân miền núi mà còn là của toàn xã hội - một vấn đề mang tính toàn cầu. Qua các sáng tác của mình, La Quán Miên cũng gián tiếp gửi đến bạn đọc bức thông điệp: Hãy sống hòa hợp, gắn bó với thiên nhiên! Hãy bảo vệ thiên nhiên để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Thực tế chứng minh rằng, thông điệp đó đang ngày càng có thêm những lời đồng vọng.

2.1.4.2. Những “va đập” của đời sống “kinh tế thị trường” đối với người dân miền núi

Mỗi con người đều chịu sự tác động và chi phối của xã hội. Sự tác động và chi phối đó luôn diễn ra hai chiều. Đặc biệt trong thời kì nền kinh tế thị trường mở cửa, sự tác động của xã hội lên con người diễn ra càng mạnh mẽ, nó tác động đến quan niệm, lối sống của con người, làm thay đổi quan niệm về giá trị của cuộc sống. Đây là một trong những vấn đề khiến người cầm bút cũng như các nhà văn dân tộc Thái trăn trở, day dứt. Trong tiểu thuyết Cơn lốc đen, tác giả Cầm Hùng đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo về tình trạng “xuống cấp” đạo đức và lối sống xuất hiện trên địa bàn miền núi. Sự cám dỗ của cuộc sống giàu sang, ham muốn được đổi đời và mải chạy theo lối sống thị thành đã biến Thùy Mai thành một kẻ thực dụng, tha hóa về nhân cách. Trong truyện Sương rơi từ núi, tác giả Kha Thị Thường đã phản ánh sức phá hủy của đồng tiền đối với những cô gái nông nổi. Đồng tiền đã đưa Y Sương vào “vòng xoáy” ăn chơi nơi phố huyện. Cô bị “đồng tiền choán hết tâm trí”, đến chỗ tự đánh mất mình và rơi vào bi kịch xót xa, con chết, hạnh phúc tan vỡ…Giống như nhiều nhà văn gắn bó với đời sống của đồng bào miền núi, La Quán Miên đã phát hiện những mặt trái của cuộc sống hiện đại đã, đang “đảo chiều” cuộc sống của đồng bào mình và phản ánh kịp thời vào tác phẩm. Đọc Hai người trở về bản, Người được đá đỏ, Chuyện về ông Phí Hà…, ta có thể thấy rõ nội dung này.

Trong truyện Hai người trở về bản, La Quán Miên viết về những thay đổi lối sống của con người miền núi trong cuộc sống hiện đại. Vi Nhôn và Ònla đều là những người của bản “đi Tây” trở về. Nhưng hai người có hoàn cảnh, cá tính và cách đối đãi với dân bản khác nhau. Vi Nhôn được ra nước ngoài học tập. Anh là người ham học, trọng kiến thức, lo trau dồi nghề nghiệp và tốt nghiệp bác sĩ. Từ nước ngoài trở về, anh không có tiền của và không có quà chia cho mọi người trong bản. Còn Ònla, người cùng bản, sau một thời gian ra nước ngoài làm ăn, khi trở về giàu có, ăn diện, có quà chia cho khắp bản, trẻ con được thuốc hút,

thanh niên được uống rượu ngoại. Lúc đầu, mọi người đã tỏ ra vô cùng niềm nở, vui vẻ khi tiếp đón cô. Ònla tỏ ra tốt bụng, trong bản có người ốm, cô sẵn sàng tiêm giúp mà không biết thuốc đó là gì, có tiêm được không. Chính sự nhiệt tình, kém hiểu biết của cô đã dẫn đến cái chết oan uổng của Húa Cộc và nỗi đau đớn của người mẹ: “Sau khi Húa Cộc chết, người mẹ hóa điên, phải nhốt trong cũi. Ông Húa Mộng gầy rộc đi, rụng trọc tóc, trông như cái thây ma” [32, tr.18]. Sau sự việc đau lòng đó, Ònla cao chạy xa bay, rũ bỏ trách nhiệm. Trong khi đó, nhờ có kiến thức y học, bác sĩ Vi Nhôn đã cứu chữa cho bà con và được mọi người tin yêu, quý trọng. Nhờ đó, người dân bản anh nhận ra rằng, đồng tiền và những món quà của Ònla chỉ mang lại niềm vui trước mắt, còn sự hiểu biết khoa học của Vi Nhôn mới mang lại niềm vui lâu bền cho mọi người. Truyện Hai người trở về bản phản ánh hai cách sống, hai giá trị khác nhau; nếu bị hoa mắt vì vật chất, ta khó nhận ra được giá trị đích thực.

Sự tác động của đồng tiền đến lối sống của con người miền núi cũng được La Quán Miên phản ánh trong Người được đá đỏ. Sau khi giấc mộng đổi đời nhờ đào được đá đỏ đã trở thành hiện thực, Hú-nuộc lao vào ăn uống, chơi bời: “đi chợ vác về một cái đài hai cửa băng, một bộ tăng âm, hai cái loa thùng to tổ bố”, “ngôi nhà sàn ọp ẹp rung lên xào xạc từng đợt, từng đợt cùng với tiếng nhạc, những tràng cười kha khả, những đợt hò nhau uống rượu” [33, tr.96]. Sự ăn chơi, tiêu xài lãng phí, không tu chí làm ăn của Hú-nuộc đã đẩy anh đến chỗ phải bán đất dời nhà vào chân núi và đi làm thuê kiếm sống. Trong khi đó, cô Xáo-lắc nhà bên mồ côi cha mẹ, chăm chỉ làm ăn, biết tính toán và giúp đỡ xóm làng có được cơ ngơi khá giả.

Sức mạnh của đồng tiền đã khiến cho không biết bao nhiêu người đánh mất nhân nhân cách, phẩm chất của mình và cũng có không biết bao nhiêu người phải trả giá đắt cho lòng ham muốn đồng tiền một cách mù quáng. Lô Căm Ài (Quán rượu núi) vì tham lam của cải, tiền bạc mà suốt cuộc đời còn lại sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo, bất an: đêm mất ngủ và luôn mơ thấy ma

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

núi, ma khe, ma cây Lông lênh, ma ba lô trầm, ma ông mũ phớt, ma vợ, ma con gái. Khướu Chu Hơn trong truyện Con rể vì gia tài của ông Nhít Meo và ghen tỵ với em vợ, biến thành con người tính toán, bất hiếu. Ngay từ đầu anh đến làm rể nhà Nhít Meo cũng vì lí do nhà ông giàu có nhất bản lại không có con trai. Khi bố vợ khuyên nên ăn uống dành dụm, anh to tiếng: “Dành cái gì? Dành cho ai…Dành cho con Lả Ngân hả?”. Lúc bố vợ ốm nặng, anh vẫn quyết định khăn gói đưa vợ con về nhà bố mẹ mình và nói những lời vô tình: “Khắc ốm, khắc khỏi! Không khỏi, chết làm ma” [34, tr.31]. Hoặc nhân vật anh con nuôi ông bà Liêng-lán (Con nuôi) đòi mua xe máy không được đã tỏ ra vô ơn, bạc ác: “nó đùng đùng đòi ra ở riêng. Bảo nó là thằng vô ơn thì nó kẹp cổ ông bà Liêng-lán vào vào nách và kéo tuột xuống cầu thang” [33, tr.93]. Chúng ta đều biết rằng, những thói xấu như tham lam, vô ơn, bạc nghĩa…không phải thời “kinh tế thị trường” mới có. Tuy nhiên, ở thời này, bị vật chất và tiền bạc “tấn công” trực diện, người ta dễ bị lây nhiễm và gục ngã bởi những căn bệnh tinh thần đó hơn. Đối với cuộc sống bình yên vốn có của đồng bào miền núi, chúng giống như những cơn lũ quét tàn phá mối quan hệ giữa truyền thống tốt đẹp giữa con người với con người, gây bao hậu quả khôn lường cho những người dân miền núi vốn chất phác, hiền lành. Truyện và ký của La Quán Miên đã góp phần giúp người đọc nhận thức rõ điều đó.

La Quán Miên đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để phanh phui căn bệnh tham ô, thiếu hiểu biết, năng lực lãnh đạo yếu kém của một số cán bộ quản lý. Nội dung này thể hiện rõ trong Chuyện về ông Phí Hà. Ông Phí Hà dù mới trình độ hết lớp 3 nhưng ông vẫn làm chủ tịch xã, rồi chủ tịch huyện. Không biết gì về công tác thủy lợi, ông vẫn giữ chức giám đốc công ty thủy lợi. Khi buộc phải nghỉ hưu, ông lợi dụng chức quyền, sử dụng mánh khóe để chiếm dụng công quỹ. Tư cách cá nhân cũng bị ông ta đánh mất:“nửa đêm người ta bắt được ông vào sờ soạng trong buồng của bà chủ nhà” [32, tr.24].

Truyện và ký La Quan Miên - 8

Là một người trí thức vùng cao, La Quán Miên có nhận thức đúng đắn, nhanh nhạy về sự biến đổi của đời sống hiện tại. Sự tác động của đồng tiền đối với con người luôn diễn ra hai mặt, nếu con người biết sử dụng đồng tiền một cách chính đáng sẽ làm cuộc sống tốt đẹp hơn; ngược lại nếu ta tham lam vô độ, trở thành nô lệ mù quáng của đồng tiền thì trước sau sẽ bị sa vào cơn lốc nghiệt ngã của nó. Nhà văn phê phán, cảnh báo một thực trạng: nếu con người không đủ bản lĩnh và tỉnh táo sẽ rơi vào vòng xoáy của quyền chức, của đồng tiền, của vật chất để rồi tự đánh mất phẩm chất, nhân cách, đạo đức của mình. Qua tác phẩm của La Quán Miên, người đọc cũng kịp thời nhận thấy những thay đổi không thuận chiều của cuộc sống miền núi trước sự tác động của nền kinh tế thị trường, cùng nhà văn suy nghĩ về những giải pháp để có được cuộc sống lành mạnh và ngày càng phát triển đối với vùng cao.

2.2. Hình ảnh con người miền núi trong truyện và ký La Quán Miên

2.2.1. Những con người chất phác, hồn hậu

Hồn nhiên, chất phác, giàu lòng nhân ái, thủy chung là một trong những phẩm chất dễ nhận thấy của con người miền núi. Phẩm chất tốt đẹp đó của người dân miền núi được La Quán Miên phản ánh sâu đậm trong các tác phẩm: Mẹ tôi, Coóng, Đến thăm nhà bạn, Con nuôi, Trời đỏ, Mùa hoa ban nở rộ

Trong hoài niệm của người con xa xứ, người mẹ ở quê hương (Mẹ tôi) mang những phẩm chất đặc trưng của người phụ nữ miền núi: “người phụ nữ của nương rẫy, núi rừng”, “một phụ nữ Thái không lẫn với phụ nữ dân tộc khác”. Quanh năm, suốt tháng người mẹ chăm chỉ, tần tảo sớm hôm chăm lo việc nương rẫy, gia đình: tra hạt, làm cỏ, gặt lúa, trồng dâu, trồng chàm, trồng bông, quay sợi, dệt vải, những năm mất mùa mẹ vào rừng đào củ sắn, củ mài, ra suối đánh cá. Mẹ cũng là một người phụ nữ Thái rất mực tài hoa, tiếng chuông của mẹ “nghe chậm rãi, trầm tư, giàu chất suy tưởng, đưa ý nghĩ con người về với thiên nhiên, về với cội nguồn”, giọng hát của mẹ “quyến rũ, nồng nàn. Càng hát, lời càng chau chuốt, mượt mà, ý tứ càng phong phú chặt chẽ”

[33, tr.19]. Mẹ đã tắm mát tuổi thơ con bằng những lời ru, những câu ca dao, dân ca ngọt ngào.

Ông bà Liêng-lán trong truyện Con nuôi là người tốt bụng hiếm có. Vì không có con, ông bà nhận đứa cháu họ làm con. Dù không dứt ruột đẻ ra nhưng ông bà coi đứa cháu như con đẻ, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của nó. Với lòng nhân ái, tốt bụng, ông bà nhận Xáo-hiềm - một bé gái mới 5 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ - về nuôi. Ông bà Liêng-lán đã nuôi nấng cô đến lúc trưởng thành. Nhìn con sắp đi lấy chồng xa, ông bà không cầm được nước mắt. Giọt nước mắt ấy là những giọt nước mắt đầy yêu thương, không nỡ rời xa đứa con xinh đẹp, nết na mà ông bà đùm bọc, nuôi dưỡng suốt bao năm.

Đến thăm nhà bạn là câu chuyện về tấm gương sáng trong làm ăn kinh tế và tình cảm hồn hậu con người miền núi. Vợ chồng Lả-panh đều là giáo viên. Anh chị chăm chỉ, cần cù, lại khéo tính toán nên có được một cơ ngơi khá giả với chuồng trại, ao, vườn, nhà cửa đầy đủ tiện nghi. Người bạn của anh chị là Ỏn-còn gặp hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng Lả-panh đã lo lắng, cảm thông với hoàn cảnh của bạn: “Tao lo cho mày quá! …Trông mày xanh lắm. Và già nữa. Chồng mày bị ốm phải không? Thật tội!” [33, tr.113]. Khi ra bạn về, vợ chồng chị chu đáo sửa soạn cho Ỏn-còn rất nhiều thứ mang về: gà, vịt, lợn giống, trái cây, tiền và thuốc. Câu chuyện khiến người đọc xúc động về tình bạn chân thành, mộc mạc của các nhân vật. Họ biết giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần để vượt qua khó khăn hoạn nạn.

Trong các sáng tác của La Quán Miên, chúng ta thấy được sự gắn bó, chở che và tình nghĩa của con người miền núi đối với các cán bộ miền xuôi. Đây cũng là một phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi.

Thầy Oánh (Trời đỏ) là một thầy giáo miền xuôi lên dạy học ở huyện Pu Xúng. Thầy không chỉ dạy cái chữ cho đồng bào Mông mà còn khuyên mọi người ăn chín uống sôi, ốm đau thì uống thuốc. Lầu Pá Pó giữ được tính mạng cũng là nhờ thầy. Nhà Lầu Pá Pó đã làm lễ kết nghĩa anh em, nguyện sống chết

có nhau với thầy Oánh. Bị bọn phản động lợi dụng sự cả tin, mông muội của người dân để vu oan và bắt trói, thầy Oánh được Lầu Pá Pó cắt dây trói và cứu thoát. Sau này thầy được chuyển về xuôi, Lầu Pá Pó vẫn nhớ đến công lao người thầy giáo năm xưa với bản làng và anh tiếp tục sự nghiệp xóa mũ chữ cho dân bản, vận động bà con xóa bỏ cây thuốc phiện để trồng mận, trồng đào.

Truyện Mùa hoa ban nở rộ là câu chuyện cảm động giữa người con gái Mông Y Cở với thầy giáo người xuôi. Phúc một thầy giáo người miền xuôi lên Đoọc Ván công tác. Trong một lần bị bọn phỉ bắn thương và lùng bắt, thầy Phúc đã được gia đình Y Cở che giấu. Tình yêu đã nảy nở giữa hai người nhưng phong tục của người Mông lúc đó còn nặng nề nên Y Cở và thầy Phúc không đến được với nhau. Sau này, Y Cở, thầy Phúc đều không lập gia đình. Thời gian trôi qua nhiều năm tháng, nhưng tình cảm của họ vẫn hướng về nhau không hề phai nhạt.

Trong truyện và ký của La Quán Miên, người đọc còn gặp hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng. Đó là Lãn-úc-ù, nhân vật “tôi” (Bạn tôi thằng Lãn-úc-ù); Chở Là Nhôn, Pỏn, Bôi, Du, Hương (Bản nhỏ tuổi thơ).v.v…Các em có những tình cảm rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ: thích đến trường, sung sướng khi được học chữ, sẵn sàng giúp đỡ bạn. Tiêu biểu như Chở Là Nhôn (Bản nhỏ tuổi thơ). Khi biết sắp được học lớp vỡ lòng, Chở Là Nhôn vô cùng sung sướng. Em nhanh chóng“lẩn xuống thang, phóng đi tìm thằng Pỏn, thằng Bôi” và thông báo cho chúng một tin quan trọng: “Này chúng mày ơi!...Ta sắp đi học rồi”. Khi nghe thông báo của Chở Là Nhôn, Pỏn và Bôi tỏ vẻ ngạc nhiên vì: “Ta thế này mà đã đi học a?(...)Anh tao mười lăm tuổi mới đi học. ta mới có tám tuổi thôi mà!” [36, tr.17]. Chúng háo hức, vui mừng cắp sách sang bản Ảng để học. Nhà văn miêu tả từng lời nói vô tư, hồn nhiên của những đứa trẻ trong những buổi đầu đến lớp: “Tôi chăm chú nhìn tay bác Hiền viết. – Này, này! Thằng Du bỗng thúc vào tay tôi. – Bút mực mày đâu? – Bút tao đây, nhưng mực thì đổ hết rồi. – Tôi nói. – Thôi chấm mực với tao vậy! Chấm đi!” [36, tr.28]. Những hành động loay hoay, lúng túng, khó nhọc của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023