người xấu khi chúng ức hiếp cô dưới bến tàu; nhân vật Tư Minh (Người bán ngọc) có tấm lòng cao thượng, cương trực giống hình tượng một vị quan thanh liêm thường được đề cao trong truyện Nôm… Mặt khác, một số nhân vật phản diện, có quyền lực, có học thức nhưng tha hoá, chạy theo đồng tiền và gái đẹp trong truyện trinh thám, ít nhiều mang dấu ấn những nhân vật phản diện trong văn học truyền thống.
Từ những so sánh đối, đối chiếu trên, có thể nói truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ít nhiều đã có sự kế thừa thành tựu văn học truyền thống. Đó là một sự tiếp thu đầy sáng tạo của các nhà văn. Nỗ lực cách tân thể loại trên cơ sở kế thừa truyền thống của họ đã tạo nên một dạng thức tiểu thuyết trinh thám mới, với những đặc điểm riêng biệt, không lẫn với loại truyện truyền thống để một mặt đáp ứng nhu cầu độc giả, mặt khác, góp phần hiện đại hóa văn học dân tộc.
2.2.2.2. Tiếp biến văn học nước ngoài
Giai đoạn đầu thế kỷ XX, truyện trinh thám Việt Nam còn chịu ảnh hưởng sự tiếp biến từ văn học Trung Quốc và văn học phương Tây. Chính sự giao thoa ảnh hưởng này đã một mặt, đẩy nhanh sự phát triển và mặt khác, tạo nét riêng cho một thể loại mới. Những thành quả từ những năm hai mươi trở đi của truyện trinh thám là bằng chứng cho thấy năng lực tiếp biến đã biến chuyển thành bản lĩnh sáng tạo của nhà văn Việt Nam. Quá trình tiếp tiến được triển khai trên nhiều phương diện. Thứ nhất, văn học dịch được đẩy mạnh (nguồn chủ yếu từ văn học Trung Quốc và văn học các nước phương Tây); nhiều tác phẩm mới xuất hiện theo phương thức phóng tác. Thứ hai, vận dụng các đề tài, thể loại truyện nước ngoài vào thực tế văn học Việt Nam (mô phỏng cốt truyện, tiếp thu thi pháp phương Tây, Trung Quốc) theo con đường từ tự phát lên tự giác. Chính vì thế, truyện trinh thám Việt Nam, một thể loại mới gia nhập vào đời sống văn học dân tộc, đã bộc lộ rò nét kết quả tiếp biến văn học này. Cụ thể:
+ Tiếp biến nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc
Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với truyện trinh thám, trước hết phải nói đến tiểu thuyết chương hồi. Biểu hiện của kiểu kết cấu chương hồi cổ điển trong truyện trinh thám rò ràng nhất là về mặt hình thức. Không ít tác phẩm trinh thám giai đoạn đầu có bố cục nhiều hồi, mỗi hồi ứng với một sự kiện trong tác phẩm và được mở đầu bằng một câu hay một cặp câu văn vần. Mỗi chương, thường tương ứng với một sự
kiện chính của cốt truyện. Trong Lửa lòng chẳng hạn, các cụm từ “Đây nói ...”, “Lại nói
...” đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết chương hồi liên tục được sử dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện Trinh Thám Trong Quan Niệm Của Các Tác Giả Việt Nam
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Kết Hợp Với Tư Duy Logic Là Cơ Sở Của Việc Khám Phá Bí Mật
- Quá Trình Vận Động Của Truyện Trinh Thám Việt Nam
- Thám Tử Là Người Tài Đức, Nghĩa Hiệp
- Thám Tử Tiếp Cận Vụ Án Do Tình Cờ, Ngẫu Nhiên
- Tội Phạm Giết Người Cướp Của
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng có những tính cách rất được ưa chuộng ở phương Đông như coi khinh quyền thế, đứng về phía người dân thấp cổ bé miệng, không quản ngại nguy nan, mạo hiểm để làm sáng tỏ chính nghĩa, luôn tôn trọng tình cảm và đạo đức… Kỳ Phát khác với Sherlock Holmes ở chỗ, anh mang dáng dấp của nhân vật hiệp khách, tráng sĩ trong văn học Trung Quốc: giúp người bị hại anh không bao giờ nhận thù lao, thậm chí khi được chia một phần kho tàng với “không biết bao nhiêu là thoi vàng, bạc và cả đống châu báu, chàng lẳng lặng bỏ đi” [21, tr.114]. Chàng có đầy đủ phẩm chất của một tài tử lãng mạn, đa tình nên phù hợp với “trình độ, tri thức và cuộc sống của người Việt Nam” nói chung lúc bấy giờ. Trong Người bán ngọc, Lê Hoàng Mưu sử dụng yếu tố hấp dẫn bằng cách treo lơ lửng cái hồi hộp, phập phồng của số phận nhân vật trung tâm, đưa người đọc đi sâu vào cuộc phiêu lưu tình ái của Tô Thường Hậu. Ở đây, do ảnh hưởng tiểu thuyết công án Trung Quốc khiến người đọc liên tưởng đến sự căng thẳng, mưu trí của nhân vật Bao Công khi điều tra vụ án.
Sự xuất hiện những lời bình luận của tác giả trong khi kể chuyện cũng là một biểu hiện của kiểu kết cấu chương hồi. Lời bình thường xuất hiện ngay sau những sự kiện đáng bình luận, hoặc khi nhà văn muốn nhắn nhủ một điều gì đó tới độc giả. Trong Mai Hương - Lê Phong, nói về cái chết của Lê Phong khi bị bọn Lương Hữu bấm cái máy ảnh có mũi thuốc độc vào người, tác giả giải thích: “Đến đây, người thuật chuyện cần phải nói ngay để độc giả biết rằng lúc đó Lê Phong thấy mình chết thực” [68, tr.204].
Tuy nhiên, đó chỉ là sự “rơi rớt”, ảnh hưởng ở mức độ tiểu tiết, lối kết cấu chương hồi, không có mặt trong suốt cả tác phẩm mà chỉ xuất hiện bất chợt ở một vài chương. Việc vận dụng một cách “tùy tiện”, bất chợt nguyên tắc kết cấu chương hồi vào truyện trinh thám chứng tỏ các tác giả không gò ép hình thức tác phẩm vào một cái khuôn đúc sẵn nào. Trái lại, để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp công chúng mới, các nhà văn đã từng bước thoát khỏi kiểu kết cấu chương hồi cổ điển.
Trong Châu về hiệp phố, Phú Đức cũng chia hồi, nhưng không ghi “Hồi thứ...” hay “Chương thứ...” mà chỉ đánh số La Mã; không có hai câu thơ ở đầu mỗi hồi, chỉ có một vài từ tóm tắt nội dung của chương, cụ thể : I. Dụng sắc giết người; II. Ngọc Ẩn ra tài …
Truyện trinh thám của Thế Lữ cũng vậy. Ở mỗi phần, ông đặt một đề mục riêng cho câu chuyện. Trong Vàng và máu, Thế Lữ ghi Phần 1, Phần 2 mà không tóm tắt nội dung hay đề thơ. Trong Đòn Hẹn gồm hai chương: Chương 1. Lê Phong bị hăm dọa, nhưng ở Chương 2, ông lại để trống. Trong Lê Phong phóng viên, truyện được chia ra làm nhiều phần và mỗi phần có một tựa đề như thể giới thiệu về nội dung: Một cách xin việc kỳ khôi
– Lê Phong làm việc – Bắt đầu câu chuyện …. Trong Những nét chữ, tác giả kể theo từng chủ đề câu chuyện: Bức thư tình - Bài thơ - Một thảm tình - Giả thuyết và sự thực - Phân tích - Lại một chuyện tình... Trong Gói thuốc lá, Thế Lữ chia thành mười hai chương, “Chương I : X.A.E.X.I.G? Những chữ kỳ dị....”; và một số tác phẩm, ông viết liền một mạch từ đầu đến cuối, không chia đoạn, không đánh số La Mã, chỉ cách đoạn bằng những khoảng trống của văn bản, nghĩa là không hề có dấu hiệu hình thức của bố cục tác phẩm. Đây một bước tiến dài của nhà văn trong quan niệm về kết cấu tiểu thuyết hiện đại.
Với Phạm Cao Củng, các tác phẩm đều chia theo chương, dưới mỗi chương có đặt một đề tựa. Trong Chiếc tất nhuộm bùn, các chương có đề tựa riêng. Chương 1. Tôi là thằng ăn cắp; Chương 2. Một gia đình bí mật … Trong Kho tàng nhà họ Đặng, Chương
1. Người khách lạ; Chương 2. Chiếc đĩa gia bảo ... Trong Nhà sư thọt, Chương 1. Anh ăn trộm không gặp vận; Chương 2. Một bài học về luân lý cho không …, mỗi chương đều mở đầu bằng một câu tóm nội dung chính của chương.
Rò ràng là dấu hiệu của kiểu kết cấu chương hồi đã có mặt trong nhiều truyện trinh thám. Không thể phủ nhận rằng, lối kết cấu này vẫn phù hợp với thị hiếu của một bộ phận công chúng ở giai đoạn này. Trên mô hình cơ bản của tiểu thuyết chương hồi, các nhà văn trinh thám đã vận dụng, dung hợp thêm những đặc điểm của tiểu thuyết phương Tây. Tinh thần tiếp thu có cải biến này, một mặt thể hiện sự tiếp nối với văn xuôi tự sự truyền thống, mặt khác cho thấy tinh thần độc lập sáng tạo của nhà văn trong buổi đầu
khai sinh một thể loại cn nhiều khó khăn.
+Tiếp biến nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại của phương Tây
Sự tiếp xúc với văn học phương Tây đầu thế kỷ có vai trò như một chất xúc tác, tạo điều kiện cho việc hình thành những thể loại mới ở Việt Nam. Đây là một xu hướng chung của thời đại chứ không còn là ý thức của riêng một vài cá nhân. Thế hệ trí thức đầu thế kỷ XX đã không chối bỏ, cắt đứt quá khứ; trái lại họ dựa vào đó làm cơ sở để
tiếp nhận các yếu tố mới mẻ, hiện đại nhằm làm phong phú thêm những giá trị vốn có của dân tộc.
Truyện trinh thám ái tình – hành động - nghĩa hiệp đầu tiên là Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc của Biến Ngũ Nhy (xuất hiện năm 1917). Nhân vật Ba Lâu in đậm dấu ấn thám tử Asrène Lupin. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi cho rằng “Tác phẩm là cái mốc đánh dấu sự có mặt của một thể loại mà sau này Phú Đức và Bửu Đình ở miền Nam cũng như Thế Lữ và Phạm Cao Củng ở miền Bắc là những người kế tục”. Trong Kim thời dị sử, Biến Ngũ Nhy đã sử dụng lối kết cấu hiện đại của văn học phương Tây, dùng lối văn sáng sủa và khá trôi chảy để triển khai câu chuyện.
Hiện tượng mô phỏng theo kiểu truyện trinh thám cổ điển phương Tây rò nhất là các sáng tác của Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Phạm Cao Củng thành công với nhân vật thám tử Kỳ Phát. “Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam ưa chuộng tư duy cảm tính, thiếu truyền thống và tư duy lý tính thì viết truyện trinh thám như Phạm Cao Củng đã là thành công, hơn nữa cái ưu điểm của ông ấy là dù học ở phương Tây nhưng nhân vật đã được thổi cho một tính cách Việt, một tâm hồn Việt và đời sống Việt cũng như những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông, trọng nghĩa khí, tình cảm, đạo đức, trọng nghĩa khinh tài và không hành động vì thù lao” [44, tr.8].
Đối với Thế Lữ, sự ảnh hưởng văn chương phương Tây rất đậm nét trên nhiều phương diện. Đặc biệt, dấu ấn Edgar Poe trong sáng tác của ông rất rò. Chính Khái Hưng là người phát hiện điều này từ rất sớm. Năm 1934, trong lời tựa Vàng và máu, Khái Hưng đã nhận xét: “Tác giả những truyện Vàng và máu và Một đêm trăng đã tỏ ra có óc khoa học của Edgar Poe và tâm hồn thi sĩ của Bồ Tùng Linh..” [51, tr.416]. Các nhà nghiên cứu khác như Vũ Ngọc Phan (1942), Phạm Thế Ngũ (1965), Nguyễn Văn Dân (1997), và gần đây nhất là Phạm Đình Ân (2006) cũng đều có những nhận định tương tự. Tác giả Hoài Anh còn cho rằng: “Thế Lữ cả thơ và truyện đều có hơi hướng Poe, nặng về duy mỹ mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng như Baudelaire” [2, tr.513]. Ngay bản thân nhà văn Thế Lữ cũng công khai ý thức chủ động tiếp nhận văn học phương Tây để sáng tạo nền quốc văn mới của mình. Ông khẳng định: “Tôi muốn viết văn, viết báo để ta cùng “mở mày mở mặt”, Pháp họ có nhà văn thì mình cũng có nhà văn. Họ làm báo, viết văn, thì ta cũng làm được” [68, tr. 99]. Thế Lữ từng tâm niệm: “Cái ý phá những lề lối trói buộc là nhất quán trong tôi” [68, tr.106]. Có thể nói, tác
phẩm của ông là sự tổng hợp Đông - Tây một cách thú vị thông qua việc tiếp nhận sáng tạo hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe.
Nhìn chung, việc tiếp biến văn học phương Tây của truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được thể hiện cụ thể trên cơ sở các yếu tố sau:
- Về cốt truyện: Vai trò của cốt truyện trong truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn đã ít nhiều có sự thay đổi; không đóng vai trò chủ yếu như trước nữa. Trong một số trường hợp, nó đã nhường vị trí đầu tiên cho tính cách nhân vật. Các nhà văn trinh thám đã mạnh dạn rũ bỏ quy phạm “thuật nhi bất tác”; chú ý đến việc xây dựng cốt truyện gần gũi với hiện thực đời sống. Một số tác phẩm có cốt truyện phức tạp, nhiều tuyến, đảo lộn thời gian sự kiện, lấy thời gian làm thứ tự tình tiết; chẳng hạn như Chiếc tất nhuộm bùn, Người khách lạ, Kho tàng họ Đặng, Vết tay trần… Cũng có khi tác giả sử dụng lối kết thúc có hậu một cách tự nhiên. Tuy nhiên, ở một vài tác phẩm như Mảnh trăng thu, Người bán ngọc, Nhà sư thọt, kẻ có tội lại không bị trừng trị theo pháp luật mà tác giả để cho bọn họ tự chất vấn lương tâm mình; đồng thời đưa ra những kết thúc bỏ ngỏ, không có hậu, bất ngờ, gợi cho người đọc những suy nghĩ, tự vấn.
- Về kết cấu: Một số truyện tuy kết cấu theo kiểu cũ, thường dựa trên lịch sử của một con người, một gia đình như Mảnh trăng thu, Châu về hợp phố, Kho tàng họ Đặng, Mối thù truyền nghiệp… nhưng số phận của họ đan chéo vào nhau, tính cách nhân vật trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, còn có những truyện kết cấu theo lối đơn tuyến được xây dựng trên một chuỗi biến cố nhất định: Bóng người áo tím, Đám cưới của Kỳ Phát, Đôi hoa tai của bà Chúa, Lê Phong phóng viên, Người bán ngọc... Những dạng thức kết cấu, cốt truyện như vậy của truyện trinh thám đã thể hiện rất rò tính chất giao thời và dung hợp của thể loại. Nếu kết cấu theo lối chương hồi và nhân – quả cho thấy dấu ấn đậm nét của các dạng tự sự truyền thống phương Đông thì những biểu hiện của kiểu kết cấu, cốt truyện hiện đại theo mô hình phương Tây cũng khá rò ràng. Tất nhiên, sự phân chia như thế không phải lúc nào cũng rạch ròi. Trong quá trình vận động, truyện trinh thám đã dần dần thoát ly ảnh hưởng truyền thống, chuẩn bị cho những tác phẩm mới mẻ hơn trong giai đoạn sau.
- Về nghệ thuật miêu tả: Nhà văn trinh thám đã học tập lối mô tả nhân vật, phân tích tính cách nhân vật của văn xuôi hiện đại phương Tây. Nhân vật Ba Lâu và Đội Tiền trong Kim thời dị sử rất gần gũi với Arsène Lupin và Sherlock Homes trong Arsène
Lupin chống Sherlock Homes hay Arsène Lupin trong Arsène Lupin con người bí ẩn của Maurice Leblanc. Nhân vật Năm Nhỏ na ná như nhân vật Milady trong Les trois Mousquetaires của A.Dumas (Ba người lính Ngự lâm pháo thủ). Bút pháp mà các nhà văn phương Tây sử dụng trong văn trinh thám có sức hấp dẫn đặc biệt đối với đa số các nhà văn Việt Nam. Phạm Cao Củng thừa nhận điều này:
Hồi ở nhà, tôi có đọc nhiều cuốn truyện trinh thám chữ Pháp trong tủ sách gia đình của các anh tôi. Tôi có đọc nhiều cuốn của tác giả Maurice Leblanc mà nhân vật chính là anh chàng Arsène Lupin, một tay trẻ tuổi hào hoa chuyên nghề trộm cắp. Tôi khoái Arsène Lupin vì anh có nhiều mưu mô thực tài tình, nhiều khi lại tỏ ra là một tay đại đạo nghĩa hiệp nữa. Bởi vậy, tôi nghĩ dựng ra một nhân vật chính trong loạt truyện trinh thám của tôi: đó là anh chàng thám tử Kỳ Phát, tuy làm thám tử tư (chứ không chuyên nghề trộm cắp, nhưng cũng có tính hào hoa, tài bay bướm giống như Arsène Lupin vậy) [24, tr.45].
- Ngôn ngữ: Trong các truyện trinh thám, hình thức câu văn xuôi hiện đại, thay thế cho câu văn biền ngẫu cũng là dấu hiệu rò ràng về ảnh hưởng của phương Tây. Ngôn ngữ đời sống hàng ngày được sử dụng thường xuyên khiến câu chuyện trở nên gần gũi hơn với cuộc đời thực.
Tất nhiên, dấu ấn văn học phương Tây trong truyện trinh thám Việt Nam cũng có sự biến đổi theo từng chặng thời gian. Nếu những năm đầu thế kỷ XX, nó nặng về mô phỏng, bắt chước thì đến những năm ba mươi tình hình có khác. Đặc biệt, khi thể loại truyện trinh thám đã xác lập được vị thế trong đời sống văn học, thì các nhà văn càng có xu hướng tìm tòi, khẳng định bản sắc dân tộc. Lúc này, hiện tượng mô phỏng, phóng tác ít dần.
Ngoài ra, sự pha trộn yếu tố trinh thám phương Tây và truyện vụ án phương Đông có lẽ là một sự dung hợp khá hài hòa trong truyện trinh thám trên nhiều phương diện. Điều này thể hiện rất rò qua sáng tác của các nhà văn như Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Bửu Đình... Hầu hết các tác phẩm vừa mang tính chất vò hiệp, ái tình, hành động vừa có tính khoa học của tư duy lôgic trong việc khám phá tội ác, vạch mặt kẻ xấu, thực thi công lý... Nhân vật thám tử tài ba của các nhà văn trinh thám Việt Nam vừa có cái tỉnh táo của lý trí, suy lý kiểu phương Tây, vừa thấp thoáng nét lãng tử của những nhà nho tài tử thuở xưa. Phong thái ung dung, trọng nghĩa
khinh tài khiến nhân vật trung tâm của truyện dễ đi vào lòng người đọc. Sự pha trộn phong cách Đông – Tây trong truyện trinh thám thể hiện trên nhiều bình diện. Đó là sự kết hợp tính khuôn mẫu của lối văn chương giáo huấn đạo lý và văn chương tả thực, tả chân; hay sự kết hợp giữa chất anh hùng, trọng nghĩa khinh tài trong tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa với chất phiêu lưu, mạo hiểm của tiểu thuyết trinh thám phương Tây (thông qua các yếu tố vò hiệp, ái tình, trinh thám…).
2.2.3. Truyện trinh thám trong tiến trình hiện đại hóa văn xuôi
Sự ra đời của truyện trinh thám Việt Nam phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả khách quan (hoàn cảnh xã hội, điều kiện lịch sử) và chủ quan (những yếu tố có tính chất nội sinh của nền văn học). Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trong đời sống xã hội đã xuất hiện những điều kiện cần thiết để hình thành một nền văn học mới, trong đó có thể loại trinh thám. Thực tế cho thấy, chính sự tiếp xúc với thế giới, nhất là châu Âu (chủ yếu là Pháp), đã làm nảy sinh cơ hội để nền văn học nước ta hòa nhập với văn học của thế giới. Các tác phẩm văn học đã trở thành một thứ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của độc giả - người tiêu dùng. Một tầng lớp độc giả mới, đa số là công chúng ở thành thị, nhanh chóng được hình thành. Mối tương tác giữa nhà văn (người sản xuất) và độc giả (người tiêu dùng) đã khiến cho văn học phát triển nhanh chóng, đồng thời sự ra đời của báo chí quốc ngữ la tinh là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Chính báo chí là bà đỡ mát tay cho văn học quốc ngữ nói chung và truyện trinh thám nói riêng. Hầu hết các nhà văn trinh thám như Biến Ngũ Nhy, Bửu Đình, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Thế Phương, Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Đồ Phồn
... trước khi là nhà tiểu thuyết đã là các nhà báo, các tác phẩm của họ trước khi xuất bản thành sách đã được in nhiều kỳ trên các báo Nông cổ mín đàm, Đuốc nhà Nam, Công luận báo, Phong hóa, Ngày nay ... Các tờ báo quốc ngữ là môi trường tốt nhất cho các nhà văn rèn luyện ngòi bút của mình, là nơi kích thích sự sáng tạo của họ, giúp họ nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu của công chúng độc giả và góp phần định hình quan niệm về thể loại. Tuy nhiên, do quá coi trọng thị hiếu quần chúng, một số tác phẩm đăng báo còn nhiều hạn chế về kết cấu, ngôn ngữ bởi tác giả viết nhanh, viết ẩu là chuyện không thể tránh khỏi.
Từ trước tới nay, khi đánh giá về vai trò, vị trí của truyện trinh thám trong lịch sử văn học Việt Nam, ý kiến của giới chuyên môn rất khác nhau. Điều này tùy thuộc vào quan niệm, nhận thức của nhà nghiên cứu. Có người cho đó là loại “văn chương hạng hai”, “văn chương giải trí”, với hàm ý đó là một thứ “cận văn học”, ngoài lề, phi chính thống, ít hoặc không có giá trị… Ngược lại, cũng không ít người đề cao giá trị của truyện trinh thám; coi đó là một thể loại văn học đích thực. Điều này không có gì lạ, bởi việc đánh giá văn học trinh thám vốn đã phân hóa sâu sắc từ lâu, ngay tại phương Tây, nơi được coi là “cội nguồn” của thể loại, cũng đã có tình trạng đó.
Theo quan niệm của chúng tôi, trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, truyện trinh thám đã tác động rất mạnh mẽ đối với “văn hóa đọc” của người Việt Nam. Có một thực tế là sự phổ biến của truyện trinh thám trong cộng đồng không hề thua kém, thậm chí nhiều khi còn tỏ ra vượt trội so với các thể loại văn học khác. Trong bối cảnh một nền văn học hiện đại đang định hình, chính mảng sách trinh thám chứ không phải thể loại nào khác, mới thường xuyên tạo ra những hiện tượng “sách ăn khách”. Không ít tác phẩm trinh thám của Biến Ngũ Nhy, Phú Đức, Thế Lữ, Phạm Cao Củng… đã gây nên những “cơn sốt” – điều chưa từng có trong sinh hoạt tinh thần người Việt trước đó. Và như vậy, cũng có nghĩa là chúng mặc nhiên xác lập được một vị thế đáng kể trong đời sống văn học. Đó cũng chính là những yếu tố tạo nên lịch sử văn học nước nhà. Bởi vì lịch sử văn học không phải là một cái gì đó mơ hồ, trừu tượng; trái lại, nó là quá trình vận động của các hiện tượng văn học cụ thể. Truyện trinh thám, vì những tác động của nó đối với đời sống, không thể bị gạt ra khỏi lịch sử văn học. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà cho rằng: “Có một số thể loại nghệ thuật đúng là chủ yếu nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu giải trí đơn giản ấy (nhạc nhảy, truyện trinh thám, phim vò hiệp (…) và chúng cũng cần cho cuộc sống.” [118, tr.249]. Mặc dù, cách thể hiện khác nhau nhưng tất cả các loại hình nghệ thuật đều cần cho cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn cân bằng những tiếng nói đa dạng, sự khác biệt không phải để loại bỏ nhau mà ngược lại, có thể bổ sung cho nhau để đem đến cho cuộc sống những giây phút bình yên hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn. Nhận định như thế là rất thỏa đáng.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, chỉ nhấn mạnh chức năng giải trí, tiêu khiển của truyện trinh thám là chưa thấy hết giá trị của nó. Trên thực tế, thể loại này còn hàm