Tội Phạm Giết Người Cướp Của


thành nhân vật lý tưởng của thời đại. Cách hành xử “vong thân vị nghĩa”, sẵn sàng thay mặt công lý và lẽ phải để trừ gian diệt bạo của nhân vật thám tử rò ràng là hình ảnh mang tính lý tưởng của cộng đồng. Công chúng tìm thấy trong tác phẩm trinh thám mẫu hình con người trượng nghĩa, có thể đáp ứng được nỗi khát khao được sống trong một xã hội trật tự, công bằng của họ.

3.1.2. Nhân vật tội phạm

Trong văn học, chủ đề tội ác của con người vốn được thể hiện từ xa xưa. Đó cũng là một hiện tượng thực tế được các tác giả mô tả, trình bày song song với các biểu hiện khác của đời sống. Tuy nhiên, đối với đề tài này, mỗi thể loại văn học lại có cách tiếp cận, khai thác khác nhau. Trong truyện trinh thám, miêu tả cái ác không nhằm mục đích “phản ánh”; nó là “đối tượng” được trình bày để phục vụ cho việc điều tra của thám tử. Vì thế, trong cấu trúc của tác phẩm trinh thám, đây là điểm nút làm khởi động cả guồng máy cốt truyện. Cũng do vậy mà trong thế giới nhân vật truyện trinh thám, kẻ gây ra tội ác là nhân vật không thể thiếu. Có thể nói rằng, truyện trinh thám thực chất là quá trình phát hiện nhân vật bí ẩn này. Khi thám tử tìm ra thủ phạm (kẻ thủ ác giấu mặt) cũng có nghĩa là câu chuyện (buộc) phải chấm dứt, chẳng có lý do gì để kéo dài nữa.

Theo mô hình chung của truyện trinh thám, mọi nhân vật tội phạm (nhân vật phản diện) đều có những điểm giống nhau: âm mưu thâm độc được tính toán một cách chi li hòng che dấu tội lỗi; hành động rất tàn bạo, coi trọng tiền của hơn nhân phẩm, tính mạng con người, sẵn sàng ra tay giết chết những ai biết được thông tin về tội ác của chúng. Chúng còn có sức mạnh về tiền bạc và địa vị để thực hiện hành vi phạm tội; luôn chuẩn bị sẵn những chứng cứ ngoại phạm để qua mặt nhà điều tra…

Nhân vật tội phạm trong truyện trinh thám Việt Nam, bên cạnh điểm chung của thể loại, lại có những nét riêng. Đây là kết quả của việc mô phỏng lẫn chiêm nghiệm thực tế. Nhân vật tội phạm ở đây phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh sống của người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nó vừa có dáng dấp của những kẻ phạm pháp Tây Âu nhưng đồng thời, cũng có những nét phá phách, chịu ảnh hưởng của môtip nhân vật phản diện trong văn học truyền thống.

Kiểu nhân vật này được các nhà văn trinh thám mô tả từ nhiều góc nhìn khác nhau. Chúng gồm nhiều hạng người, đủ các thành phần trong xã hội, đủ các kiểu mưu mô tàn


ác và thâm hiểm. Đó có thể là kẻ xuất thân trí thức như nhân vật Tâm (Nhà sư thọt), Trần Thạch Minh (Mối thù truyền nghiệp), Lương Hữu, đảng Tam Sơn (Mai Hương -Lê Phong); quan lại phong kiến như hương hào Nguyễn Viết Sung (Mảnh trăng thu), quan Đô đốc Hồ Quốc Thanh (Người bán ngọc); người thuộc các băng đảng như Hội Thất viên (Đám cưới Kỳ Phát), dân buôn lậu kiêm lưu manh như Lường – Duỳn (Lê Phong phóng viên)… Hoặc đơn giản, chỉ là những kẻ tham lam, tối mắt vì tiền (Lão quản gia Hai Tòng trong Người một mắt, gã lái xe cũ của cụ Tham trong Lê Phong làm thơ, anh Cai trong Đôi hoa tai bà Chúa…); kẻ đa tình như Đỗ Lăng trong Những nét chữ, Liên Hương / Xê Xinh Nguyệt trong Tôi có tội, Mộng Ngọc trong Buổi diễn tất niên của người hổ, Hàn Thiết trong Quả báo, Cô Nhung trong Bóng người áo tím, Dì ghẻ Kỳ Phát trong Chiếc tất nhuộm bùn…); đến những ông chủ giàu có (Phan Kỳ Hổ trong Châu về hiệp phố)….. Tất cả đã góp mặt để làm nên một “còi nhân gian” méo mó, tạp nham. Nhân vật tội phạm trong truyện trinh thám Việt Nam không chỉ đa dạng về diện mạo, gốc tích mà kiểu cách phạm tội cũng theo một lối riêng, không giống với tội phạm trong các truyện trinh thám phương Tây. Kiểu nhân vật tội phạm được các tác giả mô tả nhiều nhất là kẻ sát nhân cướp của và sát nhân vì tình.

3.1.2.1. Tội phạm giết người cướp của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Thực ra việc phân chia các kiểu nhân vật thủ ác chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì bản chất của tội phạm là như nhau, đặc biệt là tội phạm giết người, dù là vì động cơ gì. Hơn nữa, đặc trưng tội phạm là lẩn trốn và che dấu hoặc ngụy tạo, khiến cho việc phân biệt những người vô tội và kẻ phạm tội rất khó khăn. Đó là điểm chung cố hữu của giới tội phạm mọi thời, mọi nơi. Tuy nhiên ở luận án này, để thuận lợi trong việc xem xét cách thức xây dựng nhân vật phản diện của truyện trinh thám Việt Nam, chúng tôi tạm chia như vậy.

Thông thường, truyện trinh thám mở đầu bằng một vụ án giết người đầy bí ẩn và từ đó thám tử vào cuộc để điều tra tội phạm. Từ đây, chân dung kẻ thủ ác được tác giả bắt đầu phác thảo và hoàn thiện dần. Trong truyện trinh thám Việt Nam, kẻ gây ra tội ác đáng sợ này mang nhiều khuôn mặt khác nhau.

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 11

Đáng ghê tởm trước nhất là kẻ gây tội ác giết người, chiếm đoạt tài sản mà kẻ thủ ác lại chính là những kẻ mang danh trí thức. Kẻ sát nhân này đáng sợ nhất bởi mức độ tinh vi và sự chai lì về nhân cách. Lương Hữu, một trí thức Tây học (Mai


Hương - Lê Phong) tuyên bố: “Giết người, ăn cướp cũng là nghệ thuật chứ sao?… Nếu không có những phương pháp nghệ thuật tuyệt xảo thì khi nào việc này nhanh chóng được đến thế?” [68; tr.196]. Một khi đã xem giết người là một nghệ thuật, hắn “khổ tâm lắm”, nhưng không phải do lương tâm dằn vặt, mà… để nghiên cứu ra một công cụ giết người rất hiện đại: “Một vật rất nhỏ mọn, không có đáng chi hết hay chỉ có dáng hiền lành của một cái máy ảnh thôi (…), ấy thế mà chỉ thoáng một cái, một người chết ngay tại trận, chết một cách huyền bí lặng lẽ, không ai ngờ vì không ai hiểu, cả đến những tay thành thạo của Sở Liêm phóng cũng vậy …” [68; tr.197]. Bác sĩ Trần Thế Doãn, một niềm tự hào của ngành y học Việt Nam là nạn nhân của công trình văn minh ấy. Lý do chỉ vì ông giữ năm pho sách cổ chứa đựng thông tin, địa chỉ một kho báu: “Vụ ám sát bác sĩ Doãn tỏ ra rằng, nghệ thuật giết người ở đây thực đã tiến hành nhanh hơn cả mọi khoa học khác. Bọn hung thủ ra chiều không cần gì pháp luật, không sợ gì các nhà chuyên trách (...) rò rệt rằng chúng coi thường cả mọi cách đề phòng” [68; tr.59].

Một nhân vật khác của Phạm Cao Củng là Tâm (Nhà sư thọt), vốn là một kỹ sư giàu có, đã thành kẻ sát nhân đáng ghê tởm. Tâm âm mưu giết bố vợ bằng cách cố tình đẩy ông Hàn Tú xuống giếng sau nhà để mong chiếm đoạt gia tài của bố vợ.

Nhân vật Hương sơ Nguyễn Viết Sung (Mảnh trăng thu) phạm tội ác bắt cóc, đánh tráo trẻ con vào các nhà giàu để mong nhờ cậy về sau. Hắn dự định sẽ hoàn thành âm mưu trong vòng hai mươi năm. Đầu tiên, hắn ta đánh tráo con gái của mình (mới ba ngày tuổi) thay con của bà Cai. Hắn tính toán rằng gia đình bà Cai giàu có nhất vùng, lại không có con trai, thế nào gia tài cũng thuộc về đứa con gái (thực chất là con của Sung). Về sau, khi cô gái lớn của bà Cai lấy chồng, ngay đêm tân hôn, hắn đã âm mưu bí mật giết hại chú rể Thuần Phong, khiến cô dâu Kiều Nga mang tiếng hàm oan nên phải bỏ nhà chạy trốn. Hắn đã thành công khi đứa con gái bà Cai mang tội giết chồng không thể trở về. Thế là, hắn chỉ đợi ông bà Phán qua đời thì cả cái gia tài to lớn kia thuộc về tay con gái hắn mà cũng là của hắn. Vừa gian manh lại vừa đồi bại: “Nó nhơn lúc đêm hôm tăm tối, dùng thuốc mê mà xông cho người đàn bà ấy mê đi rồi nó hãm hiếp, gây họa cho cả gia đình … cả một nhà bị nhục nhã cũng trong hai mươi năm nay đều là tại tên Nguyễn Viết Sung này cả (…). Nó thiệt là một con quỉ” [36; tr.588-589].


Trong Châu về hiệp phố, nhân vật Phan Kỳ Hổ vì lòng tham mà cho đồng bọn giết chết người bạn cùng hùn vốn làm ăn với mình để giành hết phần hùn; đồng thời hắn còn tìm về nhà Lâm Nghĩa Sĩ để trộm các giấy tờ liên quan đến việc hùn vốn. Việc làm bị vợ Lâm Nghĩa Sĩ phát hiện, hắn đốt nhà, giết vợ Lâm Nghĩa Sĩ, lấy hết tiền bạc, giấy tờ. Cả một gia đình tan nát dưới tay Kỳ Hổ. Chưa dừng ở đó, Phan Kỳ Hổ (sau đổi tên là Hồ Kỳ Phước) làm cho ông bố nuôi Lâm Hồng Sơn (con Lâm Nghĩa Sĩ) phá sản; dùng xe hơi mưu sát hại Hồng Sơn (nhưng may mắn là chàng thoát chết); hắn xúi Thành Mỹ đấu gươm để giết chàng … Ở truyện Châu về hiệp phố, người đọc thích thú với các nhân vật thám tử như Hoàng Ngọc Ẩn, Hiếu Liêu, Bách Si Ma bao nhiêu thì căm ghét những hành vi bỉ ổi, sự tráo trở, nham hiểm và độc ác của Phan Kỳ Hổ bấy nhiêu.

Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, cùng với sự lỏng lẻo của luật pháp, sự xuống cấp của đạo lý, đã bắt đầu xuất hiện kiểu tội phạm như ở các nước phương Tây: những thế lực ngầm trong xã hội, nhất là các băng đảng, hội kín… Những cái chết bí ẩn không phải do bệnh tật, ma mị, trù yểm… mà do sự thanh toán, trả thù. Tuyết Mai (Những nét chữ) vì sợ bị Đảng kín trả thù nên tự tử; Bố Thanh Ngọc (Đám cưới Kỳ Phát), trước đây tham gia hội Thất Viên, sau đó ông ly khai, luật của Hội là những kẻ ly khai phải bị thắt cổ bằng dãi lụa trắng. Chú và Cha của Thanh Ngọc bị buộc thắt cổ chết. Mẹ Ngọc biết người tiếp theo sẽ là Thanh Ngọc nên mượn cớ, tổ chức đám cưới gấp rút với Kỳ Phát để mong hóa giải tai họa cho con… Câu chuyện là lời tố cáo sâu sắc đối với hành vi giết người của các tổ chức bí mật, họ coi thường luật pháp và có khi còn đứng trên cả luật pháp. Trong Đòn hẹn, Thế Lữ chỉ rò những mưu mô tàn bạo của băng đảng Tam Sơn khi thanh toán đồng bọn, những kẻ cầm đầu thường rất tàn bạo: “Sơn Nhị là một tay rất nguy hiểm, một trong ba tên đầu đảng Tam Sơn … xưa nay chưa có một lực lượng gian ác nào tài khéo, khôn ngoan, sâu sắc và nguy hiểm hơn (...). Chúng lại chỉ huy một bọn người trung thành, tận tụy, không sợ gì luật pháp vì có một lòng tin chắc chắn ở kẻ cầm đầu” [64, tr.24].

Ngoài ra, còn có những nhân vật liều lĩnh để gây nên tội ác như Lâm Nục trong (Vết tay trên trần), hắn nuôi dưỡng hận thù trong vòng sáu năm trời để trả thù Nùng Cao, vì ông đã chặt mất cánh tay hắn, khi hắn vô ý làm vỡ chiếc lọ cổ. Có khi là giết người vì sự báo thù của dòng họ “Nhát dao thứ năm trên cổ dành cho dòng họ


Nguyễn Thanh” [94, tr.26]. Anh Cai (Đôi hoa tai của Bà Chúa) biết ông Hợp có tài sản lớn và làm ăn phi pháp nên vạch kế hoạch giết ông Hợp để chiếm tài sản rồi đổ tội cho An, một chàng trai yếu bóng vía, luôn đau ốm lại mắc bịnh hoang tưởng. An lo sợ nên nhận tội. Trong quá trình điều tra, Kỳ Phát thấy có nhiều điểm thiếu logic và không trùng khớp, cùng với sự kêu cứu của vợ An, Kỳ Phát khám phá được bản chất vụ án, minh oan cho An và bắt Cai đền tội. Trong Ba đốt ngón tay, kể về vụ giết người xảy ra trong nhà ông lão bán đồ cổ, sống cô độc nhưng lắm tiền của. Hung thủ chủ yếu muốn trộm tài sản nhưng bị ông lão phát hiện nên giết người để bịt đầu mối. Dấu vết hiện trường là xác ông lão, vài ba vết máu trên nắp rương và một chiếc móng tay. Hôm sau, trong nồi nước nấu phở ở quán Cao Lâu của ông chủ người Hoa, khách hàng phát hiện có ba đốt xương lạ. Kỳ Phát khám phá ra hung thủ là anh Quắm, người giúp việc cho quán, thường ngày anh đem cơm cho ông lão. Sau khi giết ông lão, về chỗ làm sợ bị phát hiện nên hắn đã chặt luôn ba đốt ngón tay của ông lão vất vào nồi phở để phi tang.

Với quan niệm “ác giả ác báo”, những kẻ thủ ác không thể nào lẩn trốn được mãi; khi âm mưu bại lộ, tội ác bị phát hiện, chúng phải nhận lãnh hậu quả. Sự trừng phạt dành cho kẻ thủ ác trong truyện trinh thám được coi là tất yếu, hợp quy luật. Đây cũng là ý nghĩa giáo dục mà các tác giả truyện trinh thám muốn gởi đến người đọc.

3.1.2.2. Tội phạm giết người vì ái tình

Nghiên cứu về các nhân vật tội phạm, chúng tôi thấy trong truyện trinh thám Việt Nam, dạng tội phạm liên quan đến đời sống tình cảm (tình yêu, sự ghen tuông, lừa dối, ngoại tình …) được các tác giả đề cập có số lượng vượt trội hơn so với các dạng khác. Dạng tội phạm này đặc biệt ở chỗ trong mối quan hệ với nạn nhân, đây là kẻ gần gũi, thân thiết. Thế nhưng do mù quáng, ích kỷ, rút cuộc trở thành tội phạm.

Nhân vật Lường – Duỳn (Lê Phong phóng viên), tính toán cách giết Đào Ngung một cách khéo léo đến nổi Sở Liêm phóng không chút nghi ngờ. Lường – Duỳn tin ở cái mưu của mình nên không trốn tránh, đối với vợ cũng như đối với pháp luật hắn vẫn tỏ ra tử tế như thường. Qua quan sát hiện trường và phỏng vấn nhân chứng, kết luận của Lê Phong làm cho mọi người đều sửng sốt: “Hắn thực là có tài, có mưu trí và lần đầu giết người đã có nghệ thuật lắm (…) Tôi thú thực rằng, phải là một người thông minh, học thức lắm mới có những thủ đoạn như thế” [63, tr.100].


Với Người bán ngọc, câu chuyện trả thù của quan đô đốc Hồ Quốc Thanh thật khủng khiếp. Vì ghen tuông, Quốc Thanh ra tay sát hại đứa đầy tớ: “chẳng để con Đào Anh năn nỉ một lời, trăn trối nửa tiếng, bèn hươu gươm chém Đào Anh một đao rồi đá thây văng xuống ao làm cho máu nhuộm hồ nước, thây chịu bèo sen chôn lấp” [77; tr.552]. Rồi cũng vì căm giận người vợ phản bội, Quốc Thanh lập mưu giết vợ. Khi không thực hiện được việc bỏ thuốc độc vào rượu, hắn lừa vợ xuống hầm lấy rượu, thừa cơ đứng ở sau lưng nhấc ngược hai chân nàng chốc đầu vào thùng rượu: “Hồ phu nhân thở không đặng, cùng có vùng vẫy một ít hơi chớ chẳng phải không, nhưng bởi mái rượu thì hẹp mình lại bị nắm chặt hai chơn mà thòng đầu xuống không thể ngóc dậy (...), giây phút Hồ phu nhân hộc máu ra của khiếu rồi vật mình mà chết” [77; tr.571]. Tiếp đến, kẻ giết người này còn buộc Hồ Lăng (một người hầu thân cận) phải thực hiện “khổ nhục kế” để truy tìm tông tích tình địch.

Điều ít ai ngờ là kẻ giết người trong truyện trinh thám không chỉ nam giới mà có cả phái nữ. Trong Bóng người áo tím, kẻ thủ ác là Nhung (người áo tím). Đây là một nữ tặc thực sự. Nhung sẵn sàng hy sinh tình yêu chân thành của Hoàn vì tiền bạc. Chẳng những thế, Nhung còn có dã tâm giết người yêu để bịt đầu mối. Kết quả kẻ tham lam, hiểm ác không thực hiện được âm mưu lại còn bị bắn chết. Trong Tôi có tội của Phú Đức, Liên Hương (Xê Xinh Nguyệt) và Anh Phong Hiển yêu nhau, bị gia đình ngăn cấm, nhưng bất chấp tất cả, hai người đến với nhau. Xê Xinh Nguyệt lại dan díu với Phạm Linh (một người nghèo khổ được Anh Phong Hiển cưu mang), nhưng Phạm Linh lại bỏ nàng để đi theo một người phụ nữ góa chồng, giàu có. Khi Xê Xinh Nguyệt phát hiện, nàng bí mật đem súng tới chỗ Phạm Linh đe dọa, xô xát, dẫn đến súng nổ, Phạm Linh bỏ mạng. Thám tử Anbe Huỳnh quả quyết tên bồi phòng Bùi Văn Cường là hung thủ. Anh Phong Hiển đứng ra tự nhận mình đã giết Phạm Linh để cứu Bùi Văn Cường. Phút chót Xê Xinh Nguyệt xuất hiện tại tòa khai hết mọi tội lỗi và trút hơi thở cuối cùng vì bịnh lao.

Cô Huệ (Mảnh trăng thu), người con gái mà mọi người nghĩ rằng Minh Đường sẽ cưới làm vợ sau này, vì ghen tuông cô ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì đối với những ai ngăn cản ước mơ của cô. Trong mắt mọi người: “Nó vốn là đứa rất sâu độc mà lại muốn Minh Đường lắm, nên hễ thấy bất kỳ ai có nhan sắc mà đến đây là nó kiếm cách làm nhục … nó khôn xảo lắm … nó càng ghen ghét ai thì lại càng làm ra cách


thân mật để cho người ta dễ lầm” [36, tr.117]. Không thỏa mãn thì tìm cách trả thù, trả thù không được chỉ còn cách tự tử. Đó là con đường đi của Huệ khi đã tin tưởng vào ái tình, nhưng may mắn kết thúc truyện cô đã tỉnh ngộ. Trong Chiếc tất nhuộm bùn, kế mẫu của Kỳ Phát lấy bố anh để mong ông sớm qua đời rồi gom lấy tài sản hòng trốn đi với tình nhân. Khi chồng mới mất, bà đã đưa tình nhân vào nhà để tình tự và chuẩn bị cùng nhau cao chạy xa bay. Kỳ Phát phát hiện ra sự thật thì bị vu oan.

Ngoài nhân vật tội phạm giết người (vì mục đích chiếm đoạt tài sản, vì tình ái), trong truyện trinh thám Việt Nam còn có những dạng tội phạm khác: do lòng tham, do sống đua đòi… Chẳng hạn, Nguyên (Lê Phong làm thơ), một lái xe cũ của cụ Tham, cấu kết với hai tên bịp bợm, âm mưu lừa gạt gia chủ; Lão quản gia Hai Tòng (Người một mắt) giúp việc lâu năm cho gia đình ông Cửu Phú, khi thấy bà chủ nửa đêm mở cửa phòng ra ngoài, hắn đã lẻn vào lấy cắp cái tráp và năm trăm đồng bạc. Thị Lục (Mảnh trăng thu) giúp việc trong nhà Nguyệt Thanh, bày mưu giúp Thiện Tâm chiếm đoạt thân xác cô chủ: “Bây giờ cậu nên làm liều một lần hễ đàn bà con gái mà chữ trinh mất rồi thì còn gì nữa, tất phải chịu nghe theo cậu … Cậu có thuốc mê không?. Chỉ cần nhỏ vài giọt vào trong ly cà phê hay nước trà thì nàng mê liền[36; tr.456]; Năm Nhỏ (Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), vì muốn có tiền để đánh bài nên đã bán đứng chồng cho cảnh sát…

Từ những hình tượng nhân vật tội phạm trong truyện trinh thám Việt Nam, chúng ta có thể thấy, các kiểu nhân vật tội phạm chịu ảnh hưởng văn học truyền thống khá đậm nét, nhân vật phản diện thường được mô tả theo các công thức, các môtip quen thuộc. Cụ thể: cái xấu, cái ác thường mang tính chung chung, không rò ràng; nhân vật tội phạm chủ yếu được nhà văn miêu tả thông qua các hành động một cách bí ẩn, không đi sâu nội tâm, nhất là tính cách và diện mạo chưa được khắc họa rò nét, kể cả ngoại hình. Nhiều khi, tác giả lại quá nhấn mạnh các khuyết tật (chột, thọt…) như một cách để “đánh dấu”, “nhận diện” nhân vật.

Thực ra, việc phân chia các kiểu tội phạm trong truyện trinh thám chủ yếu là để nhận rò các đối tượng gây nên tội ác. Trên thực tế, rất khó để có thể phân biệt một cách rạch ròi. Nhiều khi kẻ phạm tội cũng lại là nạn nhân. Truyện trinh thám là một dạng “câu đố” và “giải đố”, thông qua hai nhân vật, thám tử và kẻ phạm tội. Đây là câu chuyện về sự tương tác giữa kẻ phạm tội và kẻ đi tìm sự thật. Mục đích chính ở


đây không phải nhằm phản ánh toàn bộ những mâu thuẫn xã hội, vì thế các yếu tố không thuộc vào đặc trưng của thể loại đều bị lược bỏ. Thông qua hình tượng nhân vật thám tử và tội phạm, những đặc trưng riêng của truyện trinh thám Việt Nam phần nào được bộc lộ, nhân vật trong truyện hết sức gần gũi với độc giả. Mỗi tác phẩm là một cuộc truy tìm nguyên căn và lý giải tội ác một cách li kỳ, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu tiếp nhận của người đọc lúc bấy giờ. Các tác giả trinh thám đã dẫn dắt người đọc đi từ sự hồi hộp này đến sự hồi hộp khác, từ sự phỏng đoán này đến sự phỏng đoán khác, từ bất ngờ này đến bất ngờ khác đầy thú vị. Đây chính là thành công bước đầu của những nhà văn trinh thám Việt Nam khi khai sinh một thể loại văn học mới trong thời kỳ quá độ.

3.2. HÌNH TƯỢNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN

3.2.1. Hình tượng không gian

Trong tác phẩm văn học, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại, triển khai thế giới nghệ thuật; là trường nhìn được mở ra từ một điểm nhìn. Mỗi tác phẩm có một không gian riêng, do tác giả miêu tả (dựa trên cảm nhận, ấn tượng về không gian thực tế) vì thế, nó mang tính ước lệ và giàu cảm xúc. Hầu hết các truyện trinh thám Việt Nam đều sử dụng “không gian bối cảnh” như một yếu tố để làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm; trong đó nổi bật nhất là hình tượng không gian “phố thị” và không gian “đường rừng”.

3.2.1.1. Không gian phố thị

Không gian “phố thị” thực ra chỉ là một cách nói để chỉ bối cảnh, hoàn cảnh diễn ra câu chuyện, được nhà văn tạo ra trong tác phẩm: môi trường thành phố, đô thị. Nó là một hình tượng được mô phỏng từ thực tế; là sự “chiếu ứng” của thế giới thực vào trong tác phẩm văn học.

Truyện trinh thám Việt Nam ra đời trong giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi lớn, truyền thống dân tộc đang bị huỷ hoại dần trước sự tấn công của lối sống phương Tây. Đây là lúc hình thành/ phân hóa không gian sống của những tầng lớp cư dân đa dạng hóa hơn trước. Cùng với tầng lớp địa chủ, hào phú, nông dân… vốn dĩ ổn định qua hàng ngàn năm lịch sử, ở thành thị xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp trung lưu với những nghề nghiệp khác nhau như giới chủ, trí thức (nhà báo, bác sĩ, luật sư, nhà giáo), tầng lớp vô sản, dân nghèo (phu xe, thợ thuyền)… Hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022