Truyện Trinh Thám Trong Quan Niệm Của Các Tác Giả Việt Nam


của một tiểu thuyết trinh thám không phải là miêu tả tội ác (như một đối tượng, một biểu hiện của hiện thực cuộc sống) mà là cuộc điều tra về tội ác.

2.1.1.2. Truyện trinh thám trong quan niệm của các tác giả Việt Nam

Nhìn chung, ở Việt Nam, giới nghiên cứu cũng như người sáng tác vẫn chưa có một sự thống nhất trong quan niệm về thể loại này. Nhiều người vẫn hiểu một cách đơn giản rằng truyện trinh thám là truyện về hoạt động của công an, cảnh sát, mật thám…(vì có nguồn gốc từ thuật ngữ “roman policier” mà ra). Thể loại này thường được khái quát thành một “công thức”: đó là những tác phẩm viết về “cuộc đấu tranh của những nhà trinh thám với kẻ địch”. Điều này thể hiện rất rò trong các bộ từ điển. Chẳng hạn, Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Kim Thản – Hồ Hải Thuỵ - Nguyễn Đức Dương) định nghĩa: “Trinh thám: dò xét, thám thính; thám tử: người làm công việc dò xét trong xã hội cũ. Truyện trinh thám nội dung kể những vụ án hình sự li kỳ và hoạt động điều tra của các thám tử để tìm ra thủ phạm” [105, tr.1672]; Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bích chủ biên) cũng ghi: “Tiểu thuyết trinh thám là tiểu thuyết lấy đề tài những chuyện li kỳ trong cuộc đấu tranh giữa những nhà trinh thám với kẻ địch” [8, tr.865]; Từ điển bách khoa thư

– Wikipedia, cũng trình bày tương tự: Tiểu thuyết trinh thám là một nhánh của tiểu thuyết tội phạm. Đó là những tác phẩm có vấn đề trung tâm là điều tra về tội ác (thường là những vụ án giết người) bởi một thám tử cũng có thể chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư. Tiểu thuyết trinh thám là hình thức phổ biến nhất của cả tiểu thuyết bí ẩn và tiểu thuyết tội phạm… Còn nhà văn Phạm Cao Củng thì giải thích: “Trinh thám là một loại tiểu thuyết điều tra, trong đó nhân vật chính theo dòi, khám phá ra thủ phạm các trộm cướp, gian dâm, bắt cóc, án mạng, và ai có khiếu về lãnh vực này đều làm được, không cứ gì phải là thám tử nhà nước. Loại này Pháp gọi là Roman Policier và Anh là Detetive story [24, tr.358]. Trong khi nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng, tiểu thuyết trinh thám là một tiểu loại hình trong tiểu thuyết phiêu lưu: “Tiểu thuyết phiêu lưu là một thuật ngữ có nội dung rất rộng bao gồm tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ, tiểu thuyết bợm nghịch, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết tình báo, phản gián” [31, tr.210].

Thực ra, đối với thực tế văn học Việt Nam, hiểu về truyện trinh thám như trên là không phù hợp. Khác với tác phẩm trinh thám phương Tây, vốn khá rành mạch về phương diện loại hình, truyện trinh thám Việt Nam lại rất đa dạng. Nó không chỉ bó hẹp,


giới hạn trong một vài phương diện của hoạt động điều tra, phá án, hình sự… mà gộp nhập, pha trộn rất nhiều yếu tố khác nhau trong một tác phẩm.

Văn học Việt Nam thời trung đại, do bị chi phối bởi quan niệm “Văn dĩ tải đạo” nên các tác phẩm văn chương thường nói lên ý chí và tình cảm của tác giả với mục đích giáo huấn con người, hoặc tố cáo hiện thực xã hội. Đến nửa đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của văn học phương Tây, kết hợp với các thể loại tiểu thuyết giàu trí tưởng tượng khác như vò hiệp, “công án” của văn học Trung Quốc, truyện trinh thám Việt Nam đã bước đầu được hình thành. Thực ra, cái gọi là “tiểu thuyết trinh thám” lúc này có diện mạo khá phong phú. Đó là lối truyện mang màu sắc trinh thám nghĩa hiệp – ái tình – vụ án ở Nam Bộ kiểu như Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc của Biến Ngũ Nhi (1917), Huyết lệ hoa (ghi rò là trinh thám tiểu thuyết, của Nam Đình Nguyễn Thế Phương (đăng trên Đông Pháp thời báo, 1928). Tiếp theo là truyện trinh thám của Phú Đức, Bửu Đình… Đáng chú ý nhất là truyện trinh thám mô phỏng truyện phương Tây của Thế Lữ và Phạm Cao Củng.

Có thể nói truyện trinh thám Việt Nam là một thể loại được nảy sinh trên cơ sở tiếp thu, tiếp biến các yếu tố văn học nước ngoài, kết hợp với những yếu tố của văn học dân tộc. Chính vì thế nên việc đưa ra một định nghĩa chính xác, đầy đủ nhất về truyên trinh thám Việt Nam là rất khó. Tuy nhiên, để nghiên cứu thể loại văn học này, việc xác lập một định nghĩa và quy ước nội hàm của nó là điều không thể không đặt ra. Do vậy, trong luận án này, chúng tôi vẫn phải đề xuất một cách hiểu mới về thuật ngữ truyện trinh thám Việt Nam (dựa trên cơ sở ý kiến của những người đi trước, và quan niệm của cá nhân). Theo đó, truyện trinh thám Việt Nam là một thể loại văn học với những tiêu chí cụ thể sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

- Truyện trinh thám là truyện về quá trình điều tra vụ án và tội phạm (bao gồm cả những câu chuyện về ái tình, hành động, vò hiệp...). Đây là một trong những khâu quan trọng tạo nên “tuyến” vận động của các nhân vật.

- Nhân vật trung tâm của truyện là thám tử (hoặc một nhân vật có đủ tư chất và năng lực để tiến hành các hoạt động điều tra vụ án một cách độc lập). Truyện kết thúc với việc giải mã những bí mật để tìm ra thủ phạm.

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 5


- Quá trình điều tra chủ yếu gắn với bí mật về sự phạm tội (chứ không phải miêu tả tội ác), nên sự thật được khám phá đơn thuần là sự thật về vụ án. Vì vậy, thể loại này được xem là trò chơi giải trí, là câu đố trí tuệ, là “văn học duy lý”.

- Sức hấp dẫn của câu chuyện phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giải mã những bí mật. Do vậy, kỹ thuật trinh thám có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân vật thám tử (thông qua khả năng xử lý tình huống, trí tưởng tượng, phán đoán, nhận xét, suy lý… về các biến cố, nhân vật).

Từ những tiêu chí trên, có thể diễn đạt một cách ngắn gọn: Truyện trinh thám Việt Nam là những tác phẩm tự sự, viết về quá trình điều tra vụ án của nhân vật thám tử. Quá trình phá án dựa trên tư duy logic để làm sáng tỏ vụ án ở phần kết thúc truyện.

Đối chiếu truyện trinh thám Việt Nam với thể loại truyện trinh thám phương Tây, không khó để nhận ra một số điểm khác biệt. Trong truyện trinh thám phương Tây, không có chuyện tình yêu đôi lứa đối với thám tử hay nhân vật điều tra (nguyên tắc này đã được V. Dine đề xuất khá sớm). Tuy nhiên, phần lớn truyện trinh thám Việt Nam đều ít nhiều có những tình tiết, biểu hiện liên quan đến tình yêu lứa đôi. Đặc điểm này thể hiện rất rò qua rất nhiều sáng tác của các nhà văn tiên phong ở Nam Bộ; kể cả tác phẩm của hai cây bút tiêu biểu là Thế Lữ và Phạm Cao Củng cũng vậy. Đây rò ràng là một sự khác biệt giữa truyện trinh thám Phương Tây và truyện trinh thám Việt Nam.

Lý giải về hiện tượng vừa nêu, trong giới nghiên cứu ý kiến cũng chưa có sự thống nhất. Nhưng theo quan niệm của chúng tôi thì nguyên nhân là do truyện trinh thám Việt Nam ra đời trong giai đoạn giao thời, chuyển tiếp giữa hai thời đại văn học; cái cũ và cái mới đang chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau. Các nhà văn trinh thám, do sức ép của một bộ phận độc giả, buộc phải sáng tạo nên một lối truyện trinh thám với những đặc điểm riêng, phù hợp với thị hiếu người đọc đương thời. Nếu các nhà văn sáng tạo câu chuyện theo đúng môtip thể loại truyện trinh thám phương Tây thì sẽ khó phù hợp với tâm lý của người đọc. Bởi lẽ, người Việt Nam vốn đã rất quen thuộc với những khuôn mẫu của văn học truyền thống cũng như chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc. Mô thức văn học phổ biến hàng ngàn năm luôn là những câu chuyện trong đó (bắt buộc) không thể thiếu vắng nỗi ngang trái trong tình yêu lứa đôi, chuyện tài tử, giai nhân, anh hùng trượng nghĩa, cứu nhân độ thế… Thiếu “công thức” đó, tác phẩm khó có sức cuốn hút độc giả.


Không phải ngẫu nhiên mà văn học trinh thám Việt Nam giai đoạn từ 1917 đến 1930 đã xuất hiện hàng loạt tác phẩm mang tính chất “dung hợp” về thể loại. Chẳng hạn trong tác phẩm của Biến Ngũ Nhy, Bửu Đình, Phú Đức, Lê Hoằng Mưu, yếu tố trinh thám luôn được kết hợp, pha trộn với yếu tố ái tình, nghĩa hiệp, giáo huấn ... Điều này vốn rất hiếm thấy, thậm chí không thấy xuất hiện trong truyện trinh thám phương Tây.

Tất nhiên, cùng với sự vận động của đời sống văn học nói chung, truyện trinh thám cũng có nhiều thay đổi. Từ lối truyện mang màu sắc trinh thám ái tình - hành động – nghĩa hiệp rất phổ biến ở chặng đầu, kể từ năm 1932 về sau, lại xuất hiện lối truyện trinh thám thiên về suy luận - mạo hiểm - lãng mạn… với hai cây bút tiêu biểu là Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Đây cũng có thể xem là một biến thể khác của truyện trinh thám (theo tiêu chí truyện phương Tây). Truyện của Thế Lữ, Phạm Cao Củng thường nhằm giải mã những vụ án dựa trên tư duy logic của khoa học (Vàng và máu, Những nét chữ, Mai Hương – Lê Phong, Kho tàng họ Đặng…), hoặc căn cứ dấu vết còn lưu lại ở hiện trường (Lê Phong phóng viên, Gói thuốc lá, Nhà sư Thọt, Chiếc tất nhuộm bùn, Người một mắt

...). Những tác phẩm này đã gần hơn với mô hình thể loại truyện trinh thám phương Tây. Tuy nhiên, bóng dáng của tình yêu đôi lứa vẫn thấp thoáng trong đó (Đám cưới Kỳ Phát, Kho tàng họ Đặng, Chiếc tất nhuộm bùn, Những nét chữ…).

Có thể thấy rằng, cả trên bình diện lý thuyết lẫn bình diện thực tiễn sáng tác, truyện trinh thám Việt Nam là một thể loại văn học rất đặc biệt. Nó ra đời trong một hoàn cảnh riêng; vừa chắt lọc, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa của nhân loại nhưng cũng giữ được những nét riêng của mình; tất cả được kết hợp lại để hình thành nên diện mạo, bản sắc riêng. Tuy chưa có những kiệt tác nhưng truyện trinh thám Việt Nam đã tạo được vị trí độc lập, có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Nói như T.Todorov : “ Trong xã hội của chúng ta, không có một chuẩn mực thẩm mỹ duy nhất, mà có hai chuẩn; không thể dùng những đơn vị đo lường giống nhau để đo nghệ thuật “lớn” và nghệ thuật “bình dân” [114, tr.9].

2.1.2. Đặc trưng thể loại truyện trinh thám

2.1.2.1. Thám tử giữ vai trò quyết định trong câu chuyện

Trong truyện trinh thám, nhân vật thám tử có vai trò quyết định đối với nội dung câu chuyện. Thám tử có thể là một nhân viên của bộ máy công lực, là thành viên của lực lượng cảnh sát hoặc cũng có thể là một người hoạt động độc lập. Trong lịch sử truyện


trinh thám thế giới, có những nhân vật thám tử nổi tiếng đến mức, từ chỗ một hình tượng văn học được hư cấu, đã trở thành một thứ điển phạm; danh tiếng nhân vật lẫy lừng, quen thuộc với độc giả không khác gì một danh nhân có thật ở đời. Tất nhiên, đó là một công việc không hề dễ dàng. Không phải cứ có seri truyện về một nhân vật thám tử nào đó là nhân vật đó sẽ nghiễm nhiên đi vào lịch sử văn học trinh thám.

Tâm điểm của tác phẩm trinh thám chính là nhân vật thám tử, người theo dòi, người phát hiện tội phạm. Tìm hiểu quá trình điều tra tội ác và sự trừng phạt cũng chính là tìm hiểu về nhân vật thám tử. Thám tử giữ vai trò chính trong cốt truyện truyện trinh thám. Khi cảnh sát (hoặc người đọc) có cảm tưởng như vụ án hoàn toàn đi vào bế tắc, khi việc truy tìm bí mật như đi vào ngò cụt thì nhà thám tử, bằng sự quan sát sâu sắc, bằng những suy luận logich, bằng phán đoán xác thực … đã tìm ra thủ phạm một cách thuyết phục và hết sức bất ngờ. Nếu không có nhân vật thám tử, tác phẩm không được xem là truyện trinh thám. Điều này được S.S.Van Dine chỉ rò:

Tiểu thuyết trinh thám bắt buộc phải có một thám tử. Và một thám tử sẽ không phải là một thám tử nếu anh ta không phá án. Nhiệm vụ của anh ta là tập hợp các manh mối cuối cùng sẽ dẫn tới người đã tham gia vào hoạt động mờ ám trong chương đầu tiên của cuốn sách; và nếu thám tử không đưa ra được những kết luận của mình thông qua một sự phân tích những manh mối, anh ta sẽ chẳng thể giải quyết được khó khăn của anh ta hơn là một cậu học trò tìm được câu trả lời giấu đằng sau bài tập số học [140].

Nhân vật thám tử trong các truyện trinh thám phải có một số tố chất cơ bản để có thể xử lý tốt các tình huống căng thẳng và nguy hiểm. Qua các tác phẩm trinh thám thành công từ trước tới nay, có thể nêu ra những điều kiện cụ thể cần đáp ứng như sau:

- Thám tử cần có sức khỏe, lòng dũng cảm, kiên trì và không ngại khó khăn; có thần kinh vững vàng, bình tĩnh trong mọi tình huống.

- Thám tử cần có óc phán đoán nhạy bén, dễ thích nghi với mọi điều kiện, môi trường, hoàn cảnh khác nhau.

- Thám tử là người có tính cách quyết đoán, có thể hành động độc lập.

- Thám tử là người có sở thích tìm hiểu, khám phá, ưa mạo hiểm, dấn thân.

Những yếu tố, phẩm chất trên là điều kiện cơ bản để nhân vật trở thành một thám tử chuyên nghiệp nhưng như thế vẫn chưa đầy đủ. Nhân vật thám tử cần phải được trang


bị những công cụ, những thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác điều tra phá án. Ngoài ra, một điều không kém phần quan trọng có thể giúp thám tử thành công trong việc phá án là các mối quan hệ xã hội, nếu sống tách biệt, hành động một cách đơn độc, thám tử sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó một thám tử giỏi, là người có quan hệ rộng, tiếp xúc, giao lưu với nhiều thành phần trong xã hội. Nhờ đó, anh ta dễ dàng lấy được thông tin từ nhiều nguồn để tiến hành phân tích, tổng hợp, phán đoán… nhanh chóng tìm ra cốt lòi của vấn đề, công việc điều tra nhờ vậy thuận lợi hơn.

Trong nhận thức của nhà văn trinh thám Việt Nam, thám tử là một nghề (dù không nuôi sống bản thân) nhưng nhân vật phải có niềm đam mê đối với công việc. Ý thức công việc và lòng yêu nghề trở thành một phẩm chất không thể thiếu của nhân vật thám tử. Chẳng hạn, tâm sự của thám tử Kỳ Phát: “Tôi ham mê đọc truyện trinh thám, tò mò theo những vụ án lạ đăng trên mặt báo, kỹ lưỡng khảo xét bất cứ việc gì bí mật xảy ra ở bên mình, tôi đã học đủ nghề để phòng khi dùng đến nhưng tôi vẫn làm việc ở một ấp trên trung du, cốt để tự nuôi sống, còn nghề trinh thám kia, thì khi nào có dịp, tôi mới đem ra áp dụng, coi như là một trò giải trí mà thôi …” [21; tr.21]. Kỳ Phát luôn tỏ ra thờ ơ với mọi thứ không liên quan đến vụ án và trong khi điều tra, anh luôn giữ thái độ tỉnh táo, cần mẫn của một thám tử chuyên nghiệp.

Thám tử Lê Phong, nhân vật trong truyện của Thế Lữ cũng vậy, Lê Phong là phóng viên của báo Thời Thế (sau này còn có thêm Mai Hương, phóng viên điều tra, đồng sự tâm đắc của Lê Phong). Khi được cử đi tường thuật vụ án, qua những việc điều tra cụ thể, từ việc khám phá vụ buôn lậu ở Lạng Thương đến các vụ giết người, các băng đảng bí mật ở Hà Nội… lòng say mê cùng bản năng nghề nghiệp của chàng được bộc lộ rất rò. Lê Phong bộc bạch: “Tôi không làm phóng viên nữa thì đời tôi không còn gì”. Chính vì vậy, hoạt động thám tử, công việc điều tra phá án trở thành lẽ sống, mục đích cuộc đời của chàng. Vậy nên, Lê Phong nghiên cứu rất sâu những kỹ thuật cần thiết cho việc phá án. Chàng rất giỏi trong việc giải các loại mật mã, cũng là bậc thầy về cải trang, với một chiếc kính lúp, Lê Phong có thể suy đoán nhân dạng của thủ phạm chỉ từ những dấu vết đơn giản mà chúng vô tình để lại hiện trường như vết chân, vết giày dép, vết bánh xe và tàn thuốc… Lê Phong cũng rất tài tình trong việc nhận xét về cảm xúc của người đối diện. Chàng có thể xoa dịu và làm an lòng những khách hàng đang gặp khủng hoảng về tâm lý (Gói thuốc lá). Lê Phong với những tính cách nổi bật đã tạo nên dấu ấn truyện


trinh thám của Thế Lữ trong lòng người đọc. Hình tượng thám tử Lê Phong là sự pha trộn giữa nhân vật thám tử trong truyện trinh thám suy luận (theo kiểu Conan Doyle) kết hợp với truyện trinh thám hành động, lãng mạn, giàu kịch tính.

Ngoài những nhân vật thám tử chuyên nghiệp, ăn lương bổng nhà nước, còn có hạng thám tử “nghiệp dư”, “tài tử”. Họ là những người vì hoàn cảnh riêng, hoặc cũng có thể chỉ vì sở thích mà làm thám tử. Thám tử Đỗ Hiếu Liêm (Châu về hiệp phố) làm việc ở sở mật thám để tìm cơ hội bắt bọn cướp Thanh Long trả thù cho cha mẹ. Quan Phủ Trang Tử Minh (Người bán ngọc) “một vị minh quan, giữ mực công bình, không chịu vị tình xử đoản”, điều tra vụ án Tô Thường Hậu để tìm ra nguyên nhân sâu xa của vụ án mà xử người có tội. Quan Châu Nga Lộc (Vàng và máu): “là một người Thổ vào dạng trí thức.... Những điều mà dân quê mê tín, như những việc bí hiểm trong hang Thần, ông vẫn ngờ là chuyện huyền hoặc cả”, cho nên ông đã can đảm khám phá thực chất sự linh thiêng của núi Văn Dú. Thám tử Thành Trai, Minh Đường, Tám Lọ (Mảnh trăng thu), điều tra làm sáng tỏ vụ án đã trải qua năm năm trời để tìm cách minh oan cho Kiều Tiên bị mang tiếng oan giết chồng. Hoàng Ngọc Ẩn nhiều phen vào sinh ra tử để giúp Lệ Thủy đạt ước nguyện của mình…

Phần lớn, các các truyện trinh thám đều được xây dựng trên những nghi vấn và vận hành như một cuộc chơi đầy kỳ thú trong một không gian mở. Chính vì vậy, trò chơi trinh thám không phải chỉ dành riêng cho thám tử mà còn dành cho chính người đọc. Ở đó, độc giả chạy đua với thám tử, vì cả hai đều nắm được đầy đủ các tình tiết của vụ án và đều có khả năng ngang nhau trong việc “lật mặt nạ” đối phương. Có thể khẳng định rằng, tác phẩm văn học mà thiếu vắng nhân vật thám tử thì hiển nhiên đó sẽ không còn/ không phải là tác phẩm trinh thám. Trong toàn bộ thế giới nghệ thuật của truyện trinh thám, nhân vật thám tử do đó, trở thành yếu tố trung tâm, giữ vai trò quyết định.

Ngày nay, khi mà công chúng tiếp nhận có rất nhiều tác phẩm để lựa chọn, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức thì truyện trinh thám vẫn là một sản phẩm nghệ thuật được đông đảo độc giả hướng đến. Nguyên nhân là vì, hơn bất cứ thể loại nào khác, truyện trinh thám không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí mà còn góp phần thỏa mãn niềm khao khát vĩnh cữu của con người trong việc thực thi công lí. Đây cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của thể loại này.


2.1.2.2. Điều tra sự thật vụ án là chất liệu chính truyện trinh thám

Laurence Devillairs cho rằng: “Trung tâm của một cuốn tiểu thuyết trinh thám không phải là tội ác mà là một cuộc điều tra”. Sự thật trong truyện trinh thám mang hình thức của một bí mật cần được khám phá. Đó thường là một vụ ngoại tình, một âm mưu chiếm đoạt tài sản, một sự lừa đảo, một loạt tội ác… và nó thường biến hình theo tội ác. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng: Trong xã hội hiện đại, tội ác không chỉ được thực hiện bởi những động cơ dục vọng thông thường, đơn giản mà trái lại, bởi nhữngphức hợp tâm lí của các tình cảm”, và những mưu mô thâm độc kết hợp với công cụ hiện đại khiến việc điều tra ngày càng khó khăn. Phạm trù sự thật trong truyện trinh thám do vậy, có những bước chuyển biến mới. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Tiểu thuyết trinh thám chỉ trở thành một thể loại độc lập khi các nhà văn đưa những tình tiết về quá trình điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung” [47, tr.424]. Chính vì vậy, càng về sau, các tác giả trinh thám càng có xu hướng đi sâu vào việc phân tích, miêu tả tâm lí để “khai thác những vấn đề bất ổn của nhân cách, bản năng”.

Truyện trinh thám thực chất là một thể loại truyện kể về quá trình điều tra của nhân vật thám tử. Do đó, sự thật và hành trình kiếm tìm sự thật chính là hạt nhân, là chất liệu chính của văn chương trinh thám. Chẳng hạn, trong “Lê Phong phóng viên”, mọi tình tiết đều xoay quanh vụ án mất hai chục bạc ở Tòa soạn báo Thời Thế. Qua điều tra, Lê Phong đã làm cho kẻ ăn cắp (chính là người thợ in) phải cúi đầu nhận tội. Sự kiện này là tâm điểm của câu chuyện. Tuy nhiên, Lê Phong còn cảm thấy “tiếc” bởi tính chất đơn giản, quy mô hạn chế, không có gì đáng gọi là một vụ “chấn động”. Chàng nghĩ: “Tiếc rằng chỉ mất có hai chục bạc thôi! Giá là một cái án mạng thì thú quá” [63, tr.23].

Ở truyện “Gói thuốc lá” (Thế Lữ), điều quan trọng nhất là những bí ẩn xung quanh một vụ giết người. Trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng tên Thổ là thủ phạm giết Đường và Thạc thì ngược lại, Lê Phong không tin điều đó. Chàng cho rằng tên Thổ là một người không liên quan, không phải là hung thủ. Với phương pháp điều tra riêng của mình, Lê Phong đã nhanh chóng giải mã được điều khó tin, hóa giải bí ẩn chỉ trong vòng 24 giờ. Hóa ra kẻ giết người là Thạc (bạn Đường và Lê Phong) chứ không phải là người Thổ Nông An Tăng.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí