hiệp, theo “công thức trinh thám thô sơ”). Nhóm truyện trinh thám suy luận vốn chịu ảnh hưởng truyện trinh thám phương Tây...
Tuy nhiên, người đọc dễ nhận thấy các yếu tố ái tình, vụ án, nghĩa hiệp thường lồng vào nhau, đan xen giữa các tình huống rất khó để phân biệt rạch ròi nên cách phân loại trên, ít nhiều cũng khiến các nhà nghiên cứu băn khoăn, bởi nó chưa xác định rò ràng các tiêu chí về đặc trưng truyện trinh thám. Vì thế, tác giả Trần Thanh Hà, trong “Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam”, chỉ thừa nhận có hai nhà văn viết theo thể loại trinh thám cổ điển phương Tây là Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Riêng các tác phẩm vụ án mang màu sắc trinh thám của một số tác giả Nam Bộ thì theo tác giả, chúng được xây dựng theo “phương thức thô sơ nhất” của tiểu thuyết trinh thám, cho nên không thể xếp vào thể loại truyện trinh thám. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quan niệm như thế vẫn chưa thỏa đáng. Bởi vì ngay tác phẩm của Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn thì nội dung cũng không thuần nhất, nghĩa là trong đó vẫn xuất hiện các yếu tố khác, chẳng hạn ái tình (Những nét chữ, Lê Phong phóng viên, Đám cưới Kỳ Phát, Kho tàng nhà họ Đặng), hoặc yếu tố hoạt kê (Lê Phong làm thơ, Người một mắt,Mối thù truyền nghiệp).
Tác giả Lê Tú Anh cũng đồng quan điểm với Trần Thanh Hà ở chỗ chỉ xếp các tác phẩm trinh thám theo lối phương Tây của Thế Lữ và Phạm Cao Củng vào nhóm tiểu thuyết trinh thám. Đối với những tiểu thuyết có các yếu tố vụ án mang màu sắc trinh thám, có nguồn gốc ảnh hưởng từ tiểu thuyết nghĩa hiệp, công án của Trung Quốc, tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung cổ… tác giả cho rằng nên gọi chung là tiểu thuyết “nghĩa hiệp”; các truyện của Phú Đức được xếp vào loại truyện “vò hiệp”; các truyện của Lan Khai được xếp vào loại truyện “lịch sử, đường rừng” [3, tr.156].
Thực ra, vào giai đoạn đầu thế kỷ XX, phần lớn các nhà văn Việt Nam chưa có điều kiện tiếp xúc đầy đủ, hệ thống và cũng chưa ý thức một cách rò ràng các tiêu chí của thể loại trinh thám vốn đã rất thịnh hành ở phương Tây. Họ chỉ hiểu về thể loại này thông qua tiếp xúc với những tác phẩm cụ thể (đến từ phương Tây), nên việc vận dụng còn lúng túng. Vì vậy, truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX chủ yếu là những tác phẩm nói về vụ án, có nhân vật điều tra một cách độc lập (bao gồm một thám tử, một vị quan của triều đình, một thanh niên trí thức, thậm chí có khi là một kẻ cướp…) để tìm ra thủ phạm. Mấu chốt của truyện thường khởi đầu bằng một vụ án giết người, một vụ trộm cắp và thám tử điều tra tìm sự thật dựa trên cơ sở tư duy logic. Tất nhiên, nó hoàn toàn
không giống với truyện “công án” của Trung Quốc, ở đó việc tìm ra bí mật chủ yếu nhờ vào lời tự thú của hung thủ, sự vụng về của can phạm, lời khai của nhân chứng …. Ngoại trừ các nhân vật trong sáng tác của Thế Lữ và Phạm Cao Củng, thám tử có tính chuyên nghiệp theo kiểu truyện phương Tây, ở các tác phẩm khác, thám tử thường chỉ là công việc tình cờ, ngẫu nhiên, tính chất nghiệp dư rất rò.
Có thể thấy việc phân loại truyện trinh thám giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một việc rất khó khăn, phức tạp. Bởi lý thuyết về thể loại còn rất nghèo nàn, hơn nữa hiện tượng giao thoa thể loại là một vấn đề chưa được giải quyết. Nhưng theo chúng tôi, dù sao thì sự phân chia cũng chỉ là sự quy ước, mang tính tương đối. Vấn đề quan trọng là làm sao để thuận tiện, hợp lý trong quá trình nhận diện đối tượng.
2.1.3.1. Các kiểu truyện truyện trinh thám
Chúng tôi cho rằng, việc phân chia các kiểu truyện trinh thám Việt Nam cần dựa trên nhiều dữ kiện: đặc điểm giai đoạn lịch sử, nội dung cốt truyện, đặc trưng thể loại… Trong đó, đặc biệt chú trọng đến “tính chất” và “hình thức” truyện trinh thám. Nói đến “tính chất” là muốn nhấn mạnh đến những yếu tố cơ bản, thể hiện được đặc điểm của thể loại; còn nói đến “hình thức” là muốn nhấn mạnh đến những yếu tố thuộc về hình thức, có thể nhận thấy được. Với tinh thần đó, chúng tôi phân truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thành ba kiểu/ nhóm truyện như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu, Thảo Luận
- Truyện Trinh Thám Trong Quan Niệm Của Các Tác Giả Việt Nam
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Kết Hợp Với Tư Duy Logic Là Cơ Sở Của Việc Khám Phá Bí Mật
- Người Khách Lạ; Chương 2. Chiếc Đĩa Gia Bảo . Trong Nhà Sư Thọt, Chương 1. Anh Ăn Trộm Không Gặp Vận; Chương 2. Một Bài Học Về Luân Lý Cho Không …, Mỗi
- Thám Tử Là Người Tài Đức, Nghĩa Hiệp
- Thám Tử Tiếp Cận Vụ Án Do Tình Cờ, Ngẫu Nhiên
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
+ Kiểu truyện trinh thám kỳ ảo (những vụ án ly kỳ, kỳ ảo): Đây là truyện trinh thám với những vụ án có tình tiết kỳ ảo, quái lạ. Tiêu biểu cho kiểu truyện này là các tác phẩm của Thế Lữ như: Vàng và máu (1934), Ba hồi kinh dị (1940), Trại Bồ Tùng Linh (1941).... Truyện trinh thám kỳ ảo của Thế Lữ (ngoại trừ một số truyện “đường rừng”, “lãng mạn” trong Gió trăng ngàn và Bên đường thiên lôi), tuy có sử dụng yếu tố kinh dị, kỳ ảo, ma quái như trong văn học trung đại, nhằm đáp ứng thị hiếu người đọc đương thời, nhưng tác giả đã giải thích chúng dưới cái nhìn khoa học, lược bỏ yếu tố mê tín, duy tâm siêu hình.
+ Kiểu truyện trinh thám suy luận: bao gồm các truyện chịu ảnh hưởng tác phẩm trinh thám cổ điển phương Tây, theo “lý thuyết câu đố”. Ở đây, nhà văn đã bước đầu xây dựng được nhân vật thám tử theo hình mẫu thám tử phương Tây. Có thể kể đến các tác phẩm của Thế Lữ, chịu ảnh hưởng A. Poe từ cách dựng cốt truyện, nhân vật cho đến sử dụng tình tiết nghệ thuật như: Lê Phong làm thơ (1936), Lê Phong phóng viên (1937),
Những nét chữ (1939), Lê Phong & Mai Hương (1939), Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940); hoặc truyện về thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng như: Vết tay trên trần (1936), Gia tài nhà họ Đặng (1937), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát, Máu đỏ lòng son (1937), Ba viên ngọc bích (1938), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Nhà sư thọt (1941), Kỳ Phát giết người (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Hàm răng mài nhọn (1942), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942); nhân vật thám tử Tám Huỳnh Kỳ trong Bàn tay sáu ngón, Hai người lên máy chém (1950), Người chó sói (1950), Chiếc gối đẫm máu (1951)... Hình tượng nhân vật Kỳ Phát mang đậm dáng dấp của Sherlock Holmes của Sir Arthur Doye, còn Tám Huỳnh Kỳ có nhiều nét tương tự nhân vật Arsène Lupin do nhà văn Pháp Maurice Leblanc tạo ra. Trong nhóm truyện này. + Kiểu truyện trinh thám ái tình - nghĩa hiệp – hành động: Gồm các truyện kết hợp ảnh hưởng văn học truyền thống, truyện vụ án Trung Quốc, truyện trinh thám phương Tây. Chẳng hạn, tác phẩm của các nhà văn như Lê Hoàng Mưu (Người bán ngọc, 1917-1918), Bửu Đình (Mảnh trăng thu), Biến Ngũ Nhy (Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc, 1917 - 1920), Phú Đức Nguyễn Đức Thuận (Châu về Hiệp Phố, 1926), Tôi có tội, Căn nhà bí mật), Nguyễn Thế Phương (Huyết lệ Hoa), Bùi Huy Phồn Gan dạ đàn bà (1942), Mối thù truyền kiếp (1942), Tờ di chúc của dòng họ Trần Thạch (1943).
Nhằm giải quyết nhu cầu giải trí của độc giả thành thị, các nhà văn đã khéo léo lồng ghép, kết hợp chủ đề tình yêu và vụ án một cách tài tình đến mức khó có thể phân biệt nội dung nào là chính. Ngay các nhà văn cũng đành gọi tác phẩm của mình bằng những tên kép như “trinh thám – kỳ tình” (Mảnh trăng thu – Bửu Đình), “vò hiệp - kỳ tình” (Châu về hiệp phố – Phú Đức), “ái tình phiêu lưu – mạo hiểm” (Ân oán vì tình – Phạm Minh Kiên)… Thông qua câu chuyện ái tình, nhà văn xây dựng những nhân vật anh hùng trượng nghĩa, giỏi vò nghệ, thông minh, có nhiều tài năng để đối đầu với những kẻ gian manh nhằm thực thi công lý, giúp đỡ người nghèo, thân cô thế nhược. Hầu hết, các tác phẩm đều được mở đầu bằng một vụ phạm tội, rồi từ đó dẫn dắt câu chuyện theo lối truy tìm hung thủ. Hạn chế lớn nhất của các tác phẩm kiểu này là kết quả vụ án được làm sáng tỏ thường do sự tình cờ, ngẫu nhiên theo chủ quan của nhà văn, với kết thúc “có hậu” mà ít dựa vào việc quan sát hiện trường, kết hợp với suy luận logic. Mục đích những tác phẩm trên đều hướng đến việc giáo dục,
cảnh tỉnh hay tả chân xã hội ... Chức năng giải trí theo đúng nghĩa của thể loại thực sự chưa được nổi bật. Chính vì vậy, các tác phẩm chủ yếu mới chỉ đáp ứng “những công thức thô sơ của truyện trinh thám”.
Chúng tôi đã cố gắng khoanh vùng tư liệu để phân loại truyện trinh thám một cách hệ thống, nhằm làm nổi bật diện mạo và quá trình phát triển của nó trong dòng văn xuôi tự sự nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, trong điều kiện lý thuyết phân loại giữa phương Đông và phương Tây còn nhiều khác biệt, thể loại truyện trinh thám Việt Nam mang nặng dấu ấn cả hai khu vực nên cách phân loại trên vẫn còn nhiều chỗ chưa hoàn toàn ổn thỏa, cần phải đi sâu nghiên cứu thêm. Điều quan trọng, là trên cơ sở những sự tương đồng và quy luật lặp lại của một thể loại, chúng tôi đã nhận ra tính độc đáo của nó. Thuật ngữ “truyện trinh thám Việt Nam” mà chúng tôi sử dụng trong luận án này được thể hiện trên cơ sở chung của ba kiểu truyện trên.
2.2. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
2.2.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển
2.2.1.1. Truyện vụ án trong văn học truyền thống – yếu tố góp phần hình thành truyện trinh thám
Trong kho tàng chuyện dân gian Việt Nam, có nhiều truyện kể về việc điều tra vụ án, đáng chú ý là truyện Kiện cành đa. Chuyện kể một anh nông dân vì nghèo túng, phiêu bạt đi làm ăn xa, bỏ vợ ở nhà. Ba năm sau anh trở về, đem theo một số bạc dành dụm được. Sợ rằng vợ ở nhà không chung thủy với mình nên trước khi vào nhà, anh đem chôn số bạc đó vào gốc cây đa đầu làng. Hôm sau, khi trở ra gốc đa tìm kiếm thì không thấy số bạc đâu cả. Nguyên do là khi anh kể cho vợ nghe việc giấu bạc, kẻ gian đã nghe lóm được và lấy mất. Quá đau khổ vì mất của nhưng không biết làm sao. Sau khi đã suy tính, anh bèn chặt một cành đa đem đến nhờ ông Trạng nổi tiếng làng bên xử kiện. Nhờ mưu kế tài tình của quan Trạng; tên trộm bị bắt và nhận tội. Người đời sau có câu “Kiện cành đa” với ý nói xử kiện một cách gián tiếp, nghĩa là từ một sự kiện này để tìm ra sự kiện khác. Motip này được lưu truyền với rất nhiều dị bản trong văn học dân gian Việt Nam và thế giới.
Tìm hiểu trong kho tàng văn học Hán Nôm của dân tộc ta, chúng tôi cũng nhận thấy có không ít tác phẩm chứa đựng “nội dung trinh thám”. Tất nhiên nội hàm “trinh thám” trong văn học Hán Nôm khác với cách hiểu “văn học trinh thám” trong văn học
hiện đại sau này. Đáng chú ý nhất là tác phẩm Điểu thám kỳ án của Trương Văn Chi (chưa rò năm sinh năm mất), được sáng tác vào cuối thế kỷ XIX (khoảng năm 1890). Điểu thám kỳ án được các nhà nghiên cứu xếp vào loại “tiểu thuyết công án”. Tác phẩm chia làm 13 tiết, nội dung thuật về những ẩn khuất trong vụ án với các chi tiết oan sai và công việc điều tra để lần ra sự thật của vị quan thanh liêm. Điểu thám kỳ án có cốt truyện, kết cấu theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Một số người cho rằng, “Nếu chấp nhận nội dung tiểu thuyết này thuộc loại trinh thám thì đây là một truyện trinh thám sớm nhất của văn học Việt Nam” [150].
Nhìn chung, nếu xét ở góc độ thể loại truyện trinh thám bằng văn xuôi chữ quốc ngữ thì trước năm 1900, ở nước ta chưa có tác phẩm nào xuất hiện.
2.2.1.2. Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Tìm hiểu về lịch sử vận động và phát triển của truyện trinh thám Việt nửa đầu thế kỷ XX, có thể phân thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỷ XX đến những năm ba mươi)
Xét trên tổng thể, những năm đầu thế kỷ XX là giai đoạn mang tính thử nghiệm, tìm đường của cả nền văn học. Tác phẩm trinh thám lúc này đương nhiên còn rất ít về số lượng và đơn giản về kỹ thuật, nghệ thuật. Nội dung truyện cũng vẫn tập trung vào những vấn đề quen thuộc, có tính chất truyền thống. Chỉ cần nhìn vào tên một số tác phẩm mang màu sắc trinh thám lần đầu tiên xuất hiện (chủ yếu các tác phẩm đăng nhiều kỳ trên các bài báo), dễ dàng nhận thấy tư tưởng chủ đạo trong đó: chủ yếu nhằm minh họa cho quan niệm về đạo đức. Chẳng hạn Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc (1921); Mật thám truyện, Chủ nợ bất nhơn (1921) của Biến Ngũ Nhy…
Từ những năm hai mươi trở đi, văn xuôi tự sự bằng chữ quốc ngữ đã có một cuộc cách tân mạnh mẽ. Cùng với đó, nghệ thuật truyện trinh thám cũng có một bước tiến rất dài so với truyền thống: kết cấu và cốt truyện được hiện đại hóa, tính cách nhân vật được xem như là trung tâm của tác phẩm, ngôn ngữ gần gũi với đời sống hàng ngày… Trên các báo bắt đầu đăng truyện trinh thám, với sự kết hợp nhiều yếu tố: trinh thám – ái tình – hành động - vò hiệp… Chẳng hạn như Bí mật phi thường (Tuấn Anh, 1925), Cái rương bí mật (Tuấn Anh, 1925); Gái trả thù cha (Nguyễn Chánh Sắt, 1925); Cái thây ma chết oan (Nguyễn Tinh Uyên, 1926); Châu về hiệp phố (1926), Lửa lòng (1929), Căn nhà bí mật (1931) của Phú Đức; Mảnh trăng thu,
Cậu Tám Lọ của Bửu Đình; Lá huyết thư (1931), Người bán ngọc (1931) của Lê Hoàng Mưu; Bó hoa lài (1930), Vô oan trái (1931), Khép cửa phòng thu (1933), Chén thuốc độc (1934) của Nam Đình Nguyễn Thế Phương… Riêng đối với một số tác giả chỉ viết một vài truyện mang màu sắc trinh thám như Thúy Am (với Anh hùng tương ngộ, Cái hầm bí mật, Người hay ma), Cuồng Sĩ (với Ai giết quan tòa), Vũ Đình Tuyết (với Mảnh giấy bí mật, Con ma đeo kính, Vuông khăn đẫm máu), một số tác phẩm do Tân Dân quán xuất bản, không ghi tên tác giả như Con khỉ giết người, Xác chết chạy đi đâu … chỉ được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhưng chưa thể tìm thấy tác phẩm trên thị trường. Đây là thời kỳ phát triển rất mạnh mẽ của kiểu truyện mang màu sắc trinh thám, nhất là các tác phẩm xuất bản ở Nam Bộ thông qua phương tiện báo chí.
Chúng tôi cho rằng, truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn ba mươi năm đầu của thế kỷ XX hầu hết là những “tiểu thuyết dung hợp” nên những yếu tố ái tình, vò hiệp, hành động pha lẫn trinh thám khó phân biệt rạch ròi. Đây là một biểu hiện khó tránh khỏi của nhà văn trong bước đầu thử nghiệm một thể loại mới. Truyện trinh thám Việt Nam là kết quả sự giao lưu, tiếp biến từ văn học truyền thống sang hiện đại nên các nhà văn không thể cắt đứt hoặc bỏ qua giai đoạn chuyển tiếp, bởi nó không phù hợp với tầm đón đợi của người đọc. Chính vì vậy, chúng tôi xem xét các tác phẩm giai đoạn này, theo khái niệm truyện trinh thám: có nhân vật điều tra, có vụ án. Chúng tôi xếp vào loại truyện mang màu sắc trinh thám ái tình – hành động – nghĩa hiệp.
- Giai đoạn thứ hai (từ những năm ba mươi đến những giữa thế kỷ XX)
Bước sang những năm ba mươi hai của thế kỷ XX là giai đoạn phát triển và đạt đến đỉnh cao của thể loại trinh thám chịu ảnh hưởng phương Tây, những tác phẩm trinh thám dung hợp mang màu sắc ái tình, hành động, vò hiệp (phần lớn của các nhà văn Nam Bộ) hầu như vắng bóng trên văn đàn, và thực sự truyện trinh thám theo đúng nghĩa đích thực ở nước ta cũng chỉ đạt được những thành tựu nhất định trong khoảng thời gian hai mươi năm tính đến Cách mạng Tháng Tám. Hai tác giả tiêu biểu cho xu hướng này là Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Thế Lữ nổi tiếng với Vàng và máu (1934), Một chuyện ghê gớm, Ba hồi kinh dị (1936); Lê Phong làm thơ (1936), Lê Phong phóng viên (1937), Những nét chữ (1939), Lê Phong - Mai Hương (1939),
Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940)…Phạm Cao Củng với Vết tay trên trần (1936), Kho tàng họ Đặng (1937), Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát, Máu đỏ lòng son (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Nhà sư thọt (1941), Kỳ Phát giết người (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Bóng người áo tím (1942), Hàm răng mài nhọn(1942), Chiếc gối đẫm máu (1942), Ba viên ngọc bích (1938), Đôi hoa tai của bà Chúa (1942) … Với hàng loạt câu chuyện về thám tử Lê Phong và Kỳ Phát, người đọc có thể theo dòi tiến trình điều tra, phá án của hai nhà trinh thám đích thực như một số truyện trinh thám phương Tây của Conan Doyle. Ngoài ra, một số truyện trinh thám ái tình – nghĩa hiệp – hành động vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc như: Bùi Huy Phồn với Bức thư của dòng họ Trần Thạch (1941), Mối thù truyền nghiệp (1942). So với giai đoạn trước, truyện trinh thám ở giai đoạn này đã tiến gần với thể loại truyện trinh thám cổ điển phương Tây, một số tác phẩm đã gây được ấn tượng lớn trong lòng người đọc.
Truyện trinh thám Việt Nam, tính từ giữa thế kỷ XX trở về sau, có thể xem là giai đoạn “thoái trào” của thể loại này. Sau năm 1945, do tình hình chính trị xã hội có nhiều biến động, cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, rồi sau đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Truyện trinh thám giai đoạn này, hầu như không được người đọc quan tâm. Các tác giả cũng không còn chuyên chú vào sáng tác thể loại này. Nhà văn Thế Lữ đã chuyển sang viết kịch; Phạm Cao Củng chỉ có một vài tác phẩm viết về tướng cướp Huỳnh Kỳ. Ở miền Bắc thể loại này đã chuyển sang dạng truyện cảnh giác; ở miền Nam thì thể loại này gần như biến mất, không còn đất sống.
2.2.2. Quy luật vận động của truyện trinh thám
2.2.2.1. Tiếp thu, kế thừa văn học truyền thống
Thực ra, đối với truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, sự kế thừa về mặt thể loại ở văn học truyền thống là không nhiều. Có thể kể đến các trường hợp như Trại Bồ Tùng Linh, Một chuyện rùng rợn, Gia tài họ Đặng, Vàng và máu, Châu về hiệp phố, Mối thù truyền nghiệp … Các truyện này ít nhiều có ảnh hưởng lối truyện tráng sĩ, nghĩa hiệp, thậm chí cả những môtip phổ biến trong truyện thơ Nôm thời kỳ trung đại. Sự kế thừa thể hiện rò nhất qua các yếu tố như cốt truyện, kết cấu, nhân vật…
Công thức phổ biến ở loại truyện thơ Nôm theo chủ đề tài tử giai nhân thường là gặp gỡ - lưu lạc – đoàn viên: “Tài tử gặp giai nhân, đôi trẻ yêu nhau rồi li tán và vượt qua mọi trở ngại khó khăn, chàng thi đỗ làm quan và cưới nàng, đôi uyên ương sắt cầm hòa hiệp, bách niên giai lão” [104, tr.8-13]. Cốt truyện Nôm thường hay lấy những môtip quen thuộc từ nguồn truyện dân gian hay vay mượn từ cốt truyện của Trung Quốc. Điều này vẫn được các tác giả vận dụng trong nhiều truyện trinh thám: Mối thù dòng tộc (Mối thù truyền nghiệp), đi tìm kho báu (Vàng và máu, Kho tàng nhà họ Đặng), âm mưu chiếm đoạt tài sản (Mảnh trăng thu), duyên kỳ ngộ (Trại Bồ Tùng Linh), anh hùng trượng nghĩa (Ba Lâu ròng nghề đạo tặc; Cậu Tám Lọ), hoặc tiếp biến theo lối cải biên “cố sự tân biên” (Châu về hiệp phố)...
Lối kết cấu theo nguyên tắc “nhân – quả”, "thiện ác đáo đầu chung hữu báo" trong truyện thơ Nôm xuất hiện rất nhiều ở những tác phẩm có khuynh hướng đạo lý. Cái kết thúc có hậu “ân trả oán đền, một nhà đoàn viên” là câu trả lời đầy đủ, rò ràng cho vấn đề tác phẩm đặt ra. Hầu hết, mọi tác phẩm theo mô hình này đều nhằm mục đích truyền bá, giáo dục đạo đức, đạo lý. Rất nhiều truyện trinh thám ái tình – nghĩa hiệp – hành động nửa đầu thế kỷ XX tuân thủ nghiêm ngặt công thức trên. Bởi vì, chỉ có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người đọc, khiến cho họ cảm thấy được thỏa mãn.
Mô hình cấu trúc truyện trinh thám giai đoạn này thường được tổ chức theo trục tuyến tính của thời gian; câu chuyện chỉ tập trung vào hành động của nhân vật mà ít liên quan đến cảnh vật bên ngoài hay diễn biến nội tâm. Nếu có tình tiết phụ xen vào, mạch chuyện thường phải tạm thời gián đoạn, để nhường chỗ triển khai yếu tố phụ, sau đó mới tiếp tục mạch chính. Các tác phẩm như Châu về hiệp phố, Mảnh trăng thu, Mối thù truyền nghiệp… tiêu biểu cho lối kể chuyện này. Lối kết cấu như vậy, không chỉ thuận tiện cho nhà văn trinh thám trước một thể loại mới, mà còn phù hợp với trình độ của đông đảo người đọc, vốn quen với mô hình truyện kể truyền thống như truyện thơ Nôm, truyện truyền kỳ...
Nhân vật thám tử cũng mang dáng dấp của các nhân vật (chính) trong văn học truyền thống. Chẳng hạn, Kỳ Phát trong truyện Nhà sư thọt, sau khi tìm được kho báu, không nhận bất cứ sự trả ơn nào của gia đình nhà họ Đặng; Kỳ Phát đã giáo dục cho thằng Do, không đi ăn trộm nữa mà theo giúp chàng điều tra các vụ án, giúp người bị hại; nhân vật Minh Đường (Mảnh trăng thu) sẵn sàng bênh vực Thuỷ Tiên, đánh lại bọn