Những Vấn Đề Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu, Thảo Luận


văn học Việt đang bỏ trống sân chơi này cho dòng sách truyện trinh thám, kỳ ảo của văn học thế giới ào ạt tràn vào [142].

Khi bàn về vai trò của thể loại trinh thám trong đời sống, Văn Giá đưa ra những nhận định khá thuyết phục:

Ngày nay nhìn vào những mảng văn học này, chúng ta rộng lòng hơn khi đón nó và trên thực tế sẽ bổ ích cho chúng ta mỗi khi tiếp xúc với những tác phẩm văn học mà ở đó không phải lúc nào cũng chăm chăm đi tìm bằng được ý nghĩa xã hội một cách thô thiển và vị tất đã thấy! Thể loại tự nó không có lỗi, cái quan trọng là người sử dụng nó như thế nào và đạt đến trình độ nào, cũng như người thưởng thức với thái độ và khả năng khám phá ra sao mà thôi [39, tr.13].

Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí, các công trình nghiên cứu phê bình, sưu tầm và giới thiệu tác phẩm ít nhiều liên quan đến các tác giả và tác phẩm truyện trinh thám như: Văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX (1900-1945) của Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp (1988), Phác thảo quan hệ văn học Pháp và văn học Việt Nam hiện đại của Hoàng Nhân (1988), Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX do Cao Xuân Mỹ sưu tầm (tập 1, 2), Mai Quốc Liên giới thiệu (1999), Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam của Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Báo chí với văn học giai đoạn 1932-1945 của Lê Thị Đức Hạnh (2001), Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX do Mai Quốc Liên (chủ biên), Nguyễn Văn Lưu và Nguyễn Cừ (sưu tầm, biên soạn - 2002), Lược khảo văn học Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại của Bùi Đức Tịnh (2005), Văn học miền Nam nơi miền đất mới (tập 1,2) của Nguyễn Q. Thắng…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số luận án Tiến sĩ, có đề cập đến những vấn đề liên quan đến luận án như: Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Tôn Thất Dụng (1993), Đóng góp của Văn học quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam của Lê Ngọc Thúy (2001), Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Cao Xuân Mỹ (2001), Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX của Vò Văn Nhơn (2008).

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu từ sau năm 1986 đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước đó với cái nhìn khá mới mẻ, cởi mở và phóng khoáng theo tinh


thần đổi mới. Phần lớn các công trình nghiên cứu cố gắng đi sâu tìm hiểu và đánh giá lại vai trò, vị trí của thể loại, tác giả và tác phẩm trên cơ sở những giá trị khách quan vốn có của thể loại nên đã có nhiều nhận xét có tình, có lý, dựa trên những tài liệu đáng tin cậy. Tuy nhiên, không phải không còn những ý kiến cực đoan trong việc nhận xét và cảm thụ, đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải có thời gian để trao đổi một cách thẳng thắn, trên tinh thần khoa học và dân chủ.

1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nhìn chung trong khoảng thời gian gần một thế kỷ qua, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại truyện trinh thám Việt Nam của giới chuyên môn rất khiêm tốn. Xét về quy mô, còn thiếu những chuyên luận, những công trình dài hơi, mang tính hệ thống; hầu hết chỉ là các bài báo và một số rất ít luận văn, luận án… Ở giai đoạn đầu, hầu hết các bài viết, bài nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá tác phẩm trinh thám kinh dị, kỳ ảo, điều tra của Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Việc nghiên cứu sâu về phương diện thể loại truyện trinh thám hầu như không được đặt ra. Trong một số trường hợp cụ thể, cũng có người đưa ra nhận định chung về thể loại thể loại này, song thường thể hiện một cái nhìn khắt khe, không mấy thiện cảm. Truyện trinh thám vẫn luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong các thang bậc giá trị văn học; trong giới chuyên môn vẫn tồn tại một định kiến khá nặng nề, cho đây là “văn chương hạng hai”, “lai căng, ly kỳ rẻ tiền, không có lợi thú cho văn học”.

Ở nửa sau của thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu có nhiều thay đổi. Đặc biệt là từ thời điểm đất nước đổi mới, bước vào quá trình hội nhập quốc tế đến nay, những vấn đề liên quan đến thể loại truyện trinh thám (lý thuyết thể loại, tác giả, tác phẩm…) đã được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn. Các nhà nghiên cứu và độc giả đã có cái nhìn cởi mở hơn về thể loại này. Truyện trinh được xem như một thể loại “hấp dẫn, hồi hộp, khoa học và có những đóng góp đáng ghi nhận”. Việc nghiên cứu thể loại truyện trinh thám nửa đầu thế kỷ XXI đã có những thay đổi mang tính “đột phá”, với nhiều phát hiện mới mẻ, có giá trị. Đáng chú ý là việc sưu tầm, đánh giá những đóng góp của Phạm Cao Củng và các nhà văn trinh thám Nam Bộ.

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 4

1.2.1. Những vấn đề đã được thống nhất

Có thể thấy, việc nghiên cứu, giới thiệu truyện trinh thám tuy diễn ra khá sớm. Một loạt những bài viết về truyện trinh thám đầu thế kỷ XX của Khái Hưng (1934),


Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan (1942)… cho đến Phạm Thế Ngũ (1965), Nguyễn Văn Dân (1997)… đặc biệt là các bài viết được công bố đầu thế kỷ XXI của Phạm Đình Ân (2006), Đoàn Lê Giang (2006), Trần Thanh Hà (2006), Vò Văn Nhơn (2006), Trần Hữu Tá (2006), Nguyễn Thị Thanh Xuân (2006), Nguyễn Văn Trung (2006)… cho thấy việc nghiên cứu đối tượng này càng về sau càng phong phú và đa dạng. Những công trình từ sau 1986 đã thể hiện được tinh thần đổi mới trong nghiên cứu văn chương Việt Nam nói chung, truyện trinh thám nói riêng. Những nỗ lực trong việc tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu, phổ biến truyện trinh thám đã gặt hái được nhiều thành quả đáng trân trọng.

Theo chúng tôi, trong quá trình nghiên cứu truyện trinh thám Việt Nam, một số vấn đề cơ bản dưới đây của thể loại đã ít nhiều nhận được sự đồng thuận của giới chuyên môn:

Thứ nhất, về nguồn gốc, xuất xứ truyện trinh thám: trên cơ sở mô phỏng truyện truyện trinh thám phương Tây và truyện vụ án Trung Quốc, kết hợp với văn học truyền thống, các nhà văn đầu thế kỷ XX đã tạo ra một thể loại văn học mới; đó là truyện trinh thám Việt Nam.

Thể loại truyện trinh thám Việt Nam có những nét đặc thù, cả về nội dung lẫn hình thức; có quy luật vận động riêng. Do ảnh hưởng hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, nó hình thành một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Tuy nhiên, dòng văn học trinh thám Việt Nam “chỉ là một vạch chỉ rất đỗi mờ nhòe và đứt gãy trong lịch sử văn học nước nhà” [145].

Thứ hai, về thành tựu: Thể loại truyện trinh thám Việt Nam được hình thành bởi sự đóng góp của nhiều nhà văn như Phú Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Bửu Đình, Bùi Huy Phồn … với các truyện mang màu sắc khác nhau (trinh thám hành động – vụ án – ái tình – vò hiệp…). Trong đó Thế Lữ, Phạm Cao Củng được xem là hai nhà văn thành công nhất về thể loại này. Các truyện trinh thám của Thế Lữ và Phạm Cao Củng đều ảnh hưởng truyện trinh thám cổ điển của nhà văn trinh thám Mỹ Adgar Allan Poe, Sir Arthur Conan Doyle trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thám tử.

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận


Trên thực tế, truyện trinh thám Việt Nam là một đối tượng được giới nghiên cứu nhìn nhận rất khác nhau. Điều này cũng có nghĩa xung quanh đối tượng này đang tồn tại nhiều vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, giải quyết.

Trước hết là những khác biệt trong việc đánh giá vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng của văn học trinh thám trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam nói chung, đối với tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói riêng. Ở đây có hai xu hướng đánh giá hoàn toàn trái ngược nhau. Mặc dù càng về sau, xu hướng khẳng định càng tỏ ra vượt trội, song do chỗ phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, chưa có những công trình đánh giá một cách đầy đủ, hệ thống về thể loại do đó, sức thuyết phục chưa cao.

Bàn về quá trình sinh thành truyện trinh thám Việt Nam, hầu như các nhà nghiên cứu đều khẳng định cội nguồn của nó là từ tiểu thuyết trinh thám phương Tây, truyện vụ án Trung Quốc. Tuy nhiên về cơ bản, vẫn chỉ là những nhận định chung chung, chưa có sự đối chiếu, so sánh, chứng minh thật chi tiết, đầy đủ. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của truyện trinh thám phương Tây, truyện vụ án Trung Quốc đối với trinh thám Việt Nam, song ảnh hưởng như thế nào?, chi phối đến đâu?, biểu hiện ra sao?, phần tiếp thu, sáng tạo của nhà văn nước ta như thế nào?… vẫn là những câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ. Nghĩa là, vẫn tồn tại nhiều vấn đề về chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

Ngoài ra, một số vấn đề mang tính “nhận thức luận”, “lý thuyết văn học”…trên thực tế vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Chẳng hạn nội hàm của khái niệm truyện trinh thám Việt Nam?, quá trình sinh thành và vận động của truyện trinh thám trong lịch sử văn học Việt Nam (với những câu hỏi cụ thể: Ai là người khai sinh ra thể loại trinh thám ? Tác phẩm đầu tiên là gì ? …); vấn đề phân loại truyện trinh thám, đặc trưng thể loại?…

Tất nhiên, những vấn đề trên không phải là chưa có ai nghiên cứu, tìm hiểu. Sự thật thì suốt thời gian dài vừa qua, ít nhiều chúng cũng đã được đề cập qua một số ý kiến của giới chuyên môn. Tuy vậy, xung quanh những vấn đề mấu chốt của thể loại trinh thám vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu rất khác nhau, đòi hỏi phải tiếp tục nhận thức một cách đầy đủ, khoa học hơn.


1.2.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Tiếp thu thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước, vận dụng các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn, luận án của chúng tôi sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

1. Xác lập nội hàm khái niệm thể loại truyện trinh thám Việt Nam; tiến hành phân chia nhóm/ loại truyện trinh thám theo những tiêu chí cụ thể. Trên cơ sở đó, trình bày một cách hệ thống diện mạo lịch sử truyện trinh thám, vai trò và vị trí của thể loại này trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

2. Phân tích, khảo sát các hình tượng nghệ thuật chủ yếu trong tác phẩm: nhân vật thám tử và tội phạm, không gian - thời gian nghệ thuật; qua đó làm rò những đặc điểm riêng (tính cách nhân vật, môi trường, hoàn cảnh) của truyện trinh thám Việt Nam.

3. Làm rò đặc điểm các kiểu cốt truyện, nghệ thuật kết cấu và phương thức trần thuật (thông qua điểm nhìn, vai kể, ngôn ngữ…) trong truyện trinh thám. Từ đó, có thể thấy được sự vận dụng các yếu tố truyền thống và hiện đại của nhà văn nhằm tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc.

Thể loại truyện trinh thám được xem là trò chơi giải trí, là câu đố trí tuệ, một trong những thể loại quan trọng của văn học duy lý. Đây rò ràng là một thử thách lớn đối với các nhà văn Việt Nam chặng đầu thế kỷ XX, bởi thể loại trinh thám vừa tuân theo những quy ước chặt chẽ của văn học và đời sống, nhưng đồng thời, cũng đầy tính ngẫu hứng, đầy tính năng động.

Nhận định về truyện trinh thám Việt Nam, có một số ý kiến cho rằng, thể loại này không có giá trị gì đáng kể ngoài mục tiêu giải trí; các nhà văn viết truyện trinh thám cũng chỉ nhằm đáp thị hiếu một bộ phận công chúng, viết để kịp đăng báo theo kiểu feuilleton, viết chủ yếu để kiếm tiền nhuận bút …. Đây rò ràng là một quan niệm không đúng, một lối nhận định có phần hời hợt. Theo chúng tôi, truyện trinh thám là một thể loại mới, ra đời cùng với dòng văn xuôi tự sự nửa đầu thế kỷ XX như một tất yếu lịch sử. Chính thể loại trinh thám, với những đặc điểm riêng của nó, đã góp phần hoàn thiện diện mạo nền văn học Việt Nam hiện đại.


CHƯƠNG 2

DIỆN MẠO TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG TRUYỆN TRINH THÁM

2.1.1. Khái niệm truyện trinh thám

2.1.1.1. Truyện trinh thám trong quan niệm của các tác giả nước ngoài

Truyện trinh thám là một sản phẩm của xã hội tiêu thụ phương Tây. Tác phẩm Murders trong nhà xác Rue của Edgar Allen Poe xuất hiện trên Tạp chí Graham vào năm 1841 của Lady và Gentleman (với nhân vật thám tử C. Augustes Dupin), được coi là truyện trinh thám đầu tiên trên thế giới. E. Allen Poe đã cách tân thể loại truyện ngắn, chuẩn bị cho sự ra đời của loại tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị, huyễn hoặc và ông trở thành người khai sinh ra tiểu thuyết trinh thám cổ điển.

Hơn bốn mươi năm sau, vào năm 1887, nhân vật Sherlock Holmes của Sir Arthur Doyle tiếp tục xuất hiện và nhanh chóng trở thành nhân vật thám tử nổi tiếng nhất trong văn học thế giới. Tuy vậy, cũng phải hơn một thập niên nữa, bước sang đầu thế kỷ XX, dòng văn học trinh thám ở các nước Phương Tây mới thịnh hành và phát triển mạnh. Và cũng từ đấy thuật ngữ này mới được dùng một cách phổ biến, chính thức trong đời sống văn học.

Trên thực tế, khái niệm “truyện trinh thám”, “tiểu thuyết trinh thám” cũng như giá trị của nó vốn được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo Oxford Learners Dictionaries (in lần đầu vào năm 1948), “tiểu thuyết trinh thám” là câu chuyện trong đó có một vụ giết người hoặc tội phạm khác và một thám tử cố gắng để giải quyết nó. Nhưng trước đó, vào năm 1922, S.S.Van Dine – nhà văn trinh thám Mỹ đã đưa ra “Hai mươi quy tắc để viết truyện trinh thám”. Đến năm 1928, một thành viên Câu lạc bộ các nhà văn trinh thám Anh (Dectection Club) là Ronald Knox, đã đúc kết mười nguyên tắc nổi tiếng mà ông gọi là “Mười điều răn cho truyện trinh thám” (Decalogue). Trong đó, điều cơ bản cần tuân thủ là: “Thủ phạm phải được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm, bí ẩn không có tính siêu nhiên, thám tử không được phép trở thành kẻ sát nhân” [140].

Năm 1941, Raymond Chandler, nhà văn trinh thám Mỹ, trong bài tiểu luận “The Simple Art of Murder” (Nghệ thuật sáng tạo truyện trinh thám), in trên tờ Atlandtic


Monthly, cho rằng: Truyện trinh thám là một cuộc phiêu lưu của nhân vật thám tử, nhằm “khám phá sự thật bị che giấu và nó sẽ chẳng mang màu sắc phiêu lưu nếu điều ấy không xảy ra một cách tình cờ với người phù hợp cho những cuộc phiêu lưu” [11, tr.59]. Trong khi đó, Laurence Divillairs, vị Tiến sĩ triết học người Pháp lại nhận xét về thể loại trinh thám “là thể loại văn học thứ yếu, tiểu thuyết trinh thám (Policier) – trong cách giải thích thuần túy nhất, là không phải tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phản gián hoặc tiểu thuyết li kỳ, giật gân (thriller), mà là tiểu thuyết trinh thám về ẩn ngữ” [59, tr.107].

Khác với quan niệm của các tác giả trên, Julia Kristeva, nhà phân tâm học, giáo sư tại Đại học Paris VII, coi truyện trinh thám là “một thể loại lạc quan”, một hiện tượng xã hội rất đáng lưu ý. Theo Kristeva “không phải là hoàn toàn vì ngu xuẩn mà dường như hiện nay, người đọc chỉ có đọc hoặc xem những truyện hoặc phim trinh thám. Phải chăng, ngày nay người ta càng khao khát hơn bao giờ hết sự thắng lợi của công lý?” [56, tr.110].

Nhà nghiên cứu T.Todorov, trong tiểu luận “Loại hình của tiểu thuyết trinh thám” (Thi pháp văn xuôi) đề cao giá trị thẩm mỹ của tiểu thuyết trinh thám. Theo ông, truyện trinh thám là một kiểu loại văn học đặc thù. Nó cần được nhìn nhận, đánh giá theo những tiêu chí thích hợp. Ông viết: “Trong xã hội chúng ta, không có một chuẩn mực thẩm mỹ nào duy nhất mà có hai chuẩn mực, không thể dùng những đơn vị đo lường giống nhau để đo nghệ thuật “lớn” và nghệ thuật “trung bình” [114, tr.20]. Nhà văn, nhà phê bình văn học người Achentina, Jorge Luis Borges (1899-1986) cũng khẳng định: “Văn học của chúng ta đang hướng về sự hỗn loạn… Trong thời đại cực kì hỗn loạn ấy, có một thứ vẫn còn giữ, giữ một cách khiêm tốn, những giá trị truyền thống: đó là truyện trinh thám [10, tr.707].

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong giới nghiên cứu văn học Xô Viết trước đây lại có quan niệm khác. Họ không thừa nhận tính “chính danh” của truyện trinh thám và coi đó là một hiện tượng được gọi là “cận văn học”. Cũng vì thế, người ta đã đưa ra nhiều tên gọi khác nhau để chỉ các tác phẩm liên quan đến hiện tượng văn học này. Chẳng hạn, “văn học chống tội phạm”, “truyện chống gián điệp”, “truyện tình báo”, “truyện phản gián”, “truyện hình sự”, “truyện trinh thám”…

Đầu thế kỷ XX, Conan Doyle là người đã tạo nên khuôn mẫu cho nhân vật thám tử và cấu trúc của truyện trinh thám cổ điển; cũng vì thế nên truyện trinh thám cổ điển còn


được gọi là “truyện trinh thám trường phái Anh Quốc”. Từ thập niên 1920-1930, các tác giả người Anh đã đưa thể loại trinh thám lên đỉnh cao. Nhân vật chính trong truyện trinh thám Anh thường là “ông cò” (police), thám tử, trùm các băng cướp… Đặc biệt, với nhân vật Sherlock Holmes, thám tử đã trở thành một nghề chuyên nghiệp; công việc chính là phá án, thông qua các phương tiện và phương pháp tư duy khoa học.

Quan niệm về thể loại truyện trinh thám có nhiều sự thay đổi theo thực tế sáng tác. Trong nửa đầu thế kỷ XX, ở phương Tây, nhìn chung truyện trinh thám được xây dựng theo mô hình cấu trúc “câu đố”. Đặc trưng của mô hình này là “đố” - “giải đố”, là tư duy logic, suy lý, suy luận. Chính vì thế mà nhân vật thám tử nhiều khi bị biến thành một “cỗ máy” nhận thức. Trong bối cảnh này, dĩ nhiên tính nghệ thuật, chất văn chương bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Việc một số nhà nghiên cứu không thừa nhận đưa truyện trinh thám vào “ngôi đền nghệ thuật” cũng là điều có thể hiểu được.

Trong khoảng thời gian từ năm 1945 trở về sau, khái niệm truyện trinh thám thường được dùng để chỉ những tác phẩm văn học mà trong đó có một thám tử, điều tra một vụ án thông qua quá trình suy luận khoa học để vén bức màn bí mật của câu chuyện. Rất nhiều nhà văn đã thành công về thể loại này. Nhiều tác phẩm cuốn hút một lượng độc giả khổng lồ từ mọi giai tầng, mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, trên cơ sở sự cách tân về mặt cấu trúc và hình tượng nhân vật thám tử.

Có thể nói rằng với sự phát triển nhanh chóng của thể loại, nhà văn ở mỗi nước đều có những quan niệm riêng, nên đã phát sinh ra các phân nhánh khác nhau như trinh thám cổ điển, trinh thám đen, trinh thám chính trị, trinh thám tình báo – phản gián, trinh thám hình án ..., và phương thức thể hiện cũng ít nhiều có sự khác biệt.

Từ những gì đã trình bày ở trên, có thể thấy quan niệm về nét đặc thù của thể loại truyện trinh thám mà các tác giả và các nhà nghiên cứu văn học ở nước ngoài đã bàn thảo, tựu trung chỉ xoay quanh hai yếu tố mấu chốt là nhân vật sự kiện:

- Nhân vật: Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ, một thể loại văn học nặng về giải trí vì thế nhân vật thám tử có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình điều tra vụ án luôn được tiến hành dựa trên tư duy logic, suy luận khoa học của thám tử.

- Sự kiện: Sự kiện mở đầu truyện trinh thám thường có tính chất bí ẩn nhưng hành trình khám phá sự thật của vụ án luôn hướng đến sự rò ràng, minh bạch. Vấn đề cốt yếu

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí