Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 3


Vũ Bằng, Ngọa Long… đã đề cập đến nhiều vấn đề trong sáng tác của nhà văn Phú Đức và khẳng định “chỉ với cái tên tác giả Phú Đức là đủ đảm bảo, đủ lôi kéo bạn đọc rồi; nhưng phải nhìn nhận là trong tất cả tiểu thuyết của Phú Đức thì chỉ có bộ Châu về hiệp phố là hay hơn hết” [102, tr.25].

Nhìn chung, so với trước, giai đoạn 1945 – 1975, truyện trinh thám không phát triển và có thể nói là lịch sử thể loại đã bị đứt đoạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tác phẩm trinh thám không còn giữ được sức cuốn hút mạnh mẽ như trước; bản thân các nhà văn cũng không dành nhiều tâm sức để sáng tác. Ngay cả những người vốn sở trường trong địa hạt truyện trinh thám cũng không còn duy trì mạch thể loại: Thế Lữ chuyển sang viết kịch, Bùi Huy Phồn làm thơ và viết tiểu thuyết, Phạm Cao Củng và các nhà văn Nam Bộ không có nhiều sáng tác mới… Đương nhiên, tình hình nghiên cứu truyện trinh thám cũng không thể khởi sắc được.

1.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay

Sau năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất, lịch sử chuyển sang một giai đoạn mới. Tuy vậy, đời sống văn học vẫn chưa có những biến chuyển mang tính đột phá. Văn học vẫn tiếp tục mạch vận động như cũ, từ cảm hứng chủ đạo cho đến phương pháp sáng tác, nghệ thuật thể hiện. Trong hoạt động nghiên cứu, nhận thức về văn học, các dòng văn học không nằm trong hệ quy chiếu của chủ nghĩa hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa tiếp tục bị phê phán một cách nghiêm khắc. Tác giả Vũ Đức Phúc, trong một bài viết với tựa đề “Truyện trinh thám” (1981), đã dành nhiều trang giới thiệu lịch sử hình thành truyện trinh thám thế giới, với những tác gia tiêu biểu như Honoré de Balzac, Charles Dickens, E. Allan Poe …. Theo tác giả, điều đáng kể trong truyện trinh thám chính là hiện thực xã hội (tư bản) mà nhà văn đã tập trung phản ánh, mô tả với tinh thần phê phán. Đánh giá về truyện trinh thám Việt Nam, nhà nghiên cứu đưa ra một kết luận khá bất ngờ: “Truyện trinh thám có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội” [91, tr.36]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung trong “Lời giới thiệu” Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, đã phân chia truyện của Thế Lữ chi tiết hơn, tác giả viết: “Ông được biết trước hết là ở loại truyện kinh dị (...) rồi loại truyện tình lãng mạn đường rừng (...) và nhất là truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về thể loại tiểu thuyết ở nước ta” [55, tr.423]. Ông xếp sáng tác của Thế Lữ thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó đáng chú ý là “truyện kinh dị”, “truyện trinh thám”, “truyện đường rừng”. Nguyễn


Hoành Khung đánh giá về văn nghiệp của Thế Lữ cả hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám: Thành công nhất của nhà văn vẫn là truyện trinh thám. Đồng thời, tác giả cũng nhận định về thể loại truyện trinh thám Việt Nam: Chính cái “phụ đề” ghi bên cạnh tên truyện “Truyện trinh thám An Nam” của nhà văn Nguyễn Công Hoan, cho thấy cái nhìn khắt khe về thể loại truyện trinh thám Việt Nam của nhà văn hiện thực Nguyễn Công Hoan. Bình luận về truyện ngắn này, Nguyễn Hoành Khung cho rằng “Thiên truyện thường được xem như một ngón đòn “đả kích khá trúng thứ văn chương” hiện đại, “lai căng toàn những chuyện ly kỳ rẻ tiền” [54, tr.7]. Nhà văn trinh thám “hoạt kê” Bùi Huy Phồn, trong “Đôi lời tâm sự cùng bạn đọc” in trong tác phẩm Lá huyết thư (tái bản năm 1989) nhận định:

“Trong những năm cuối thập kỷ 20 đầu thập kỷ 30 bên cạnh những tiểu thuyết

... chứa chan lòng yêu nước thương nòi, chúng ta còn bị một thứ bịnh dịch điên loạn về các loại truyện phong thần, kiếm hiệp, dao bay, trinh thám ... tung ra từ bốn phương tám hướng để ngu dân, đầu độc đông đảo thanh niên hồi bấy giờ, thứ bịnh dịch cũng không kém phần nguy hiểm như các thứ truyện trinh thám rẻ tiền, truyện về những vụ án hình sự đương ăn dỗ tiền và mê hoặc con em chúng ta ngày nay” [ 93, tr. 6].

Từ năm 1986 trở đi, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Đây cũng là lúc các nhà nghiên cứu bắt đầu có sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá về các hiện tượng văn học. Thể loại truyện trinh thám do vậy cũng được nghiên cứu một cách thận trọng, với một thái độ khách quan, khoa học hơn. Ít thấy những lời phê phán gay gắt dành cho thể loại văn học này như trước đây; thậm chí có những tác giả đặt lại vấn đề, xác định lại vai trò, vị trí của truyện trinh thám trong đời sống văn học. Trong bối cảnh đó, xuất hiện rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thể loại truyện trinh thám Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nhà thơ Tế Hanh trong bài “Thương tiếc nhà thơ Thế Lữ”, cho rằng: “Thế Lữ thích viết những truyện li kì nhưng cấu trúc lúc nào cũng rò ràng, khoa học như Vàng và máu, Bên đường thiên lôi (...). Ở anh, cái chất mở đường đi tiên phong thật rò ràng trong thơ, trong truyện, trong báo chí, sân khấu” [45, tr.382 - 383].

Phan Trọng Thưởng với bài viết “Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong”, nhận xét:

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 3


Chỉ sau khi tập Mấy vần thơ ra đời được ít lâu, Thế Lữ dần chuyển sang lĩnh vực văn xuôi với hai sở trường là tiểu thuyết ly kỳ rùng rợn và tiểu thuyết trinh thám như Vàng và máu (Đời nay-1937), Bên đường thiên lôi (1936); Mai Hương và Lê Phong (1937). Với Vàng và máu (tiểu thuyết kinh dị), ông có thể được coi là tác giả đạt đỉnh cao nghệ thuật của loại truyện này. Điều đáng chú ý là sự thay đổi thể loại ở Thế Lữ đồng thời cũng kéo theo cả thế giới nghệ thuật trong sáng tác của ông. Nếu như ở thơ Mới ông thích còi tiên, ở truyện trinh thám ông thích còi đời thì ở truyện li kỳ, rùng rợn, ông thích còi âm [112, tr.13].

Nhà nghiên cứu đã không quên đề cao đóng góp quý báu của Thế Lữ trong việc mở ra khuynh hướng văn chương mới cho nhóm Tự lực văn đoàn.

Tác giả Hoàng Minh Châu đã tỏ ra đồng tình với nhận định trên, khi cho rằng: “Nhưng có lẽ các nhà văn hiện nay và cả độc giả, nếu có dịp đọc lại những truyện trinh thám của Thế Lữ - nhà thơ, ắt sẽ ngạc nhiên mà kêu rằng … viết truyện trinh thám được như ông không phải dễ!” [13, tr.28].

Tác giả Hoài Việt khẳng định: “Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rất tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học” [123, tr.109].

Nhà nghiên cứu Nam Chi lại cho rằng: “Thế Lữ viết truyện trinh thám, truyện li kì dù hay dù dở đều phải hợp lý… hợp lý trong tình tiết thì phải thuận lý trong câu văn. Thế Lữ đã đưa vào trong tiểu thuyết Việt Nam cấu trúc câu văn Tây phương, minh bạch khúc chiết mà vẫn giữ được dáng dấp mềm mại của câu nói Việt Nam” [135]. Đây là một trong những nhận định sâu sắc về nghệ thuật viết truyện trinh thám của Thế Lữ.

Trong Thế Lữ - Tác gia và tác phẩm của Phạm Đình Ân, với bài viết “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe”, tác giả Kim Oanh đã so sánh, chứng minh năm truyện trinh thám của Thế Lữ đã chịu ảnh hưởng mẫu hình của nhà văn Mỹ Edgar Poe và kết luận: “Chất duy lý khoa học phương Tây được quyện lẫn với tính chất ma quái huyền bí của Bồ Tùng Linh và cái kỳ ảo hoang đường của truyện truyền kỳ dân gian Việt Nam là thành màu sắc truyện trinh thám Thế Lữ” [5, tr.12].

Tác giả Hoài Anh cho rằng: “Thế Lữ cả thơ và truyện đều có hơi hướng Poe, nặng về duy mỹ mà không đau khổ đến mức bệnh hoạn, tuyệt vọng như Baudelaire” [2, tr.13]. Riêng Đỗ Lai Thúy khẳng định: “Thế Lữ là người khởi điểm của những


khởi điểm”, tên tuổi của ông gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam và ông cũng là một trong những người đặt nền móng cho thể loại truyện trinh thám Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ tiếp tục đề cao về mảng truyện trinh thám của Thế Lữ: “Loại sáng tác này cho ta thấy một Thế Lữ có tài quan sát, có óc quan sát sắc bén, có trí tưởng tượng dồi dào, cho nên dù ít đề cập đến vấn đề gì quan trọng về xã hội và nhân sinh nó vẫn được đón nhận và được tìm đọc một cách lý thú. Cho đến nay, trong lịch sử văn học Việt Nam, không thấy có tên tuổi nào đáng được xếp cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác khá độc đáo này” [57, tr.55-56].

Trong số các công trình, bài viết về truyện trinh thám và truyện đường rừng của Thế Lữ, lời nhận xét, bình phẩm của Văn Giá trong “Lời tựa” (tái bản) là một cách nhìn khá mới mẻ về truyện trinh thám:

Ở cả hai loại trên, Thế Lữ đều có những đóng góp xuất sắc, chúng ta nhận ra một thời đại dân chủ trong văn học, chỉ có dân chủ trong sáng tạo, trong cảm quan của tác giả, trong sự ganh đua, thể nghiệm bạo dạn và tự tin của nhà nghệ sĩ, chúng ta mới thấy sự bùng nổ của nhiều thể loại văn học đến thế, và cũng chỉ có dân chủ, nên ở mỗi thể loại mới có những đỉnh cao đẹp đẽ và kỳ thú đến thế [39, tr.13].

Từ đó, tác giả đưa ra kết luận, cái tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm là do tài năng của người nghệ sĩ kết hợp với tinh thần dân chủ, tự do sáng tạo.

Về những sáng tác của Phạm Cao Củng, nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu đã so sánh kết cấu truyện của Phạm Cao Củng và Trình Tiểu Thanh ở Trung Quốc. Bà cho rằng:

Có thể nói đây là sự gặp gỡ đầu tiên giữa Trình Tiểu Thanh và Phạm Cao Củng – hai tiểu thuyết gia trinh thám không hề quen biết, không hề có thông tin gì nhau – về kết cấu của truyện trinh thám. Tiếp đó hai ông cũng gặp gỡ nhau ở chỗ xây dựng nhân vật chính là một thám tử có trình độ vận dụng lý luận học và óc quan sát để phân tích sự việc, gỡ dần ra đầu mối chính [12, tr. 28].

Đồng thời, Thy Ngọc trong “Truy tìm truyện trinh thám Việt Nam” đánh giá cao tinh thần Việt hóa cốt truyện của Phạm Cao Củng. Tác giả cho rằng: “Phạm Cao Củng dù là học hỏi phương Tây, nhưng ông ấy cũng biết “thổi” cho nhân vật một tính


cách Việt, tâm hồn Việt, đời sống Việt cùng những phẩm chất được ưa chuộng ở phương Đông, như trọng nghĩa khí, tình cảm, đạo đức, coi thường tiền bạc, không hành động vì thù lao” [147].

Đồng tình với ý kiến trên của Thy Ngọc, Phạm Tú Châu nêu rò:

Cái đặc biệt mà người ta thấy ở tiểu thuyết trinh thám suy luận của Phạm Cao Củng là tuy vay mượn một thể loại văn học phương Tây nhưng ông đã Việt Nam hóa rất tài tình, cộng thêm phần sáng tạo riêng có. Những nhân vật và khung cảnh trong truyện của ông đều có tính chất Việt Nam, hợp với trình độ người Việt hiện thời, không nhặt nhạnh những mẩu truyện ly kỳ của Tây phương và cố gò ép vào những khung cảnh lai Việt lai Pháp [24, tr.12].

Nhà văn Trần Thanh Hà trong bài viết “Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam phải thoát ra khỏi lối tả chân” đã đưa ra nhận định một cách khái quát: Truyện trinh thám Việt Nam ra đời muộn so với trinh thám phương Tây hẳn một thế kỷ (tính từ Edgar Allan Poe cho đến cuốn trinh thám đầu tiên của Phạm Cao Củng in năm 1936). Nó có khởi đầu khá rôm rả với mấy xê-ri của Phạm Cao Cũng và Thế Lữ, nhưng bị đứt đoạn do chiến tranh [145].

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đánh giá cao các tác phẩm trinh thám của Thế Lữ. Đồng thời, tác phẩm của Phạm Cao Củng bước đầu cũng được giới nghiên cứu nhận định và phổ biến rộng rãi để người đọc có cái nhìn đa chiều về tài năng của hai nhà văn trinh thám đích thực. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là những khám phá mới về những tác phẩm mang màu sắc trinh thám – ái tình – hành động mà trước đây người đọc ít được tiếp cận.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung đã có cái nhìn rất mới về văn học Nam Bộ, trong đó có tiểu thuyết trinh thám. Theo tác giả: “Truyện trinh thám Nam Bộ phát triển rất sớm, ảnh hưởng truyện kỳ án vò hiệp của Trung Quốc và phù hợp với tính cách của người dân Nam Bộ nên được hưởng ứng rất rộng rãi” [121, tr.137].

Một số nhà nghiên cứu khác như Đoàn Lê Giang, trong công trình “Văn học quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỉ XIX đến 1945 - Thành tựu và triển vọng nghiên cứu”, đã khái quát, giới thiệu về diện mạo của các tác giả, tác phẩm truyện trinh thám ở miền Nam những năm đầu thế kỷ XX, và đã khẳng định: “Những phát hiện gần đây


cho thấy Biến Ngũ Nhy mới là nhà văn trinh thám đầu tiên và sớm nhất của Việt Nam” [42, tr.3].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân thừa nhận một thực tế rằng “Loại truyện trinh thám hành động của Phú Đức, Nam Đình ở trong Nam đã kích thích các nhà văn ngoài Bắc viết loại sách tương tự, vì nó ăn khách quá trời” [142]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân với bài viết “Phú Đức - Một mẫu hình nhà văn Nam Bộ đặc biệt đầu thế kỷ XX”, đã phân tích khá chi tiết về cách đặt nhan đề, cách xây dựng nhân vật trong truyện trinh thám của Phú Đức và kết luận “nhân vật trong truyện trinh thám của Phú Đức còn hơi gượng” [125, tr.19-23]

Tác giả Lê Tiến Dũng, Hồ Khánh Vân trong bài “Bửu Đình - Nhà tiểu thuyết Nam Bộ” cho rằng: “Màu sắc trinh thám trong tiểu thuyết Bửu Đình in đậm ở tình huống truyện, còn ở tình tiết truyện thì màu sắc này không rò nét như các tác phẩm trinh thám. Bao giờ Bửu Đình cũng xây dựng tác phẩm dựa trên tình huống có tính vụ án. Một vụ giết người, một vụ mất cắp…, tình huống truyện này thành cái khung bọc quanh tác phẩm, và toàn bộ cốt truyện được triển khai theo tình huống ấy để hướng đến mục đích cuối cùng là “phá án”. Thế nhưng, so với những tác phẩm trinh thám khác thì tính trinh thám của Bửu Đình chỉ dừng lại ở mức độ khởi đầu… tình tiết trong tiểu thuyết trinh thám của Bửu Đình không đạt đến độ chín muồi của nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám” [27, tr.4].

Nhận xét về sáng tác của Biến Ngũ Nhy, các tác giả Nguyễn Kim Anh, Hà Thanh Vân, Nguyễn Thị Trúc Bạch cho rằng:

Tác phẩm Kim thời dị sử của Biến Ngũ Nhy được coi là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại, nó mang dáng dấp của một tiểu thuyết phương Tây hiện đại và giá trị của nó trong văn học sử đã được ghi nhận và thành quả của Biến Ngũ Nhy, người đi tiên phong mở đường trong lãnh vực này đã được một số cây bút sau ông như Phú Đức, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Sơn Vương … ở Nam Bộ và Thế Lữ, Phạm Cao Củng … ở miền Bắc nối tiếp [4, tr.163].

Cũng trong công trình Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hà Thanh Vân nhận định: Tiểu thuyết Nguyễn Thế Phương hầu hết thuộc thể loại trinh thám li kì, hấp dẫn. Yếu tố li kì và hiện đại được ông nhấn mạnh. Và phong cách viết


của ông rất gần với nhà văn Phú Đức, tuy nhiên văn phong không thật sắc sảo, dường như những tiểu thuyết này được viết để đăng báo dài kỳ ông không mấy quan tâm trau chuốt ngôn từ … nhiều chi tiết còn bất hợp lý, tỏ ra dễ dãi, không thuyết phục người đọc…. Có thể nói, ông cùng với Biến Ngũ Nhy, Phú Đức và một số tác giả khác đã có công xây dựng một dòng tiểu thuyết trinh thám, vò hiệp, kỳ tình, phiêu lưu mạo hiểm làm phong phú thêm bức tranh đa dạng, nhiều màu sắc của tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỷ XX [4, tr.439].

Theo nhà nghiên cứu Vò Văn Nhơn thì Biến Ngũ Nhy, Nam Đình Nguyễn Thế Phương và Phú Đức là những nhà văn trinh thám sớm nhất của Việt Nam: “Trước 1945, Châu về hiệp phố của Phú Đức có lẽ là bộ tiểu thuyết được độc giả Nam kỳ say mê nhất, và là bộ tiểu thuyết có độ dài kỉ lục mà chưa tác phẩm nào có thể vượt qua. Tác phẩm được khởi đăng trên Trung lập báo năm 1926” [85, tr.37]. Xét về cấu trúc và độ dài, Nam Đình là một “kiện tướng”, tác phẩm của ông luôn pha trộn giữa chất trinh thám và ái tình, văn phong mộc mạc, nhưng tình tiết khá hấp dẫn. Vò Văn Nhơn cho rằng: “Các tác phẩm chính của Lê Hoàng Mưu hầu hết đều thuộc thể loại trinh thám hấp dẫn và li kì” [85, tr.26-35] .

Nhị Linh trong bài viết “Văn học trinh thám Nam Bộ đầu thế kỷ XX” nêu vấn đề: Do những cách ngăn về địa lí và những đặc thù về lịch sử, nên văn học sử Việt Nam dường như vẫn còn bỏ sót hoặc “làm lơ” các nhà văn tiền phong, có nhiều đóng góp vào thể loại văn học trinh thám, viễn tưởng, phiêu lưu ở Nam Bộ đầu thế kỉ XX.

Tại cuộc Hội thảo “Văn học trinh thám có phải là văn học” ở Hội chợ sách lần thứ 6 do Công ty Nhã Nam tổ chức tại Sài Gòn từ ngày từ 15.03 đến 20.03.2010, Nguyễn Minh Hoàng, đã khái quát: “Làm sao không nể, đọc và hồi hộp như quả bom nổ chậm. Ai cho rằng truyện trinh thám chỉ cốt để giải trí nhưng tôi lại nghĩ khác, chính nó là thước đo của một nền văn học” [148]. Tác giả Cao Việt Dũng lý giải: Nếu coi những cuốn truyện hình sự vẫn được bán hoặc cho thuê đầy rẫy trên thị trường hiện nay là truyện trinh thám thì bạn đã hạ thấp thể loại này, những người hâm mộ chân chính của văn học trinh thám đích thực sẽ dễ dàng kể ra nền tảng trinh thám của vô số tác phẩm lớn, cả văn học lẫn điện ảnh.

Nhà nghiên cứu kiêm dịch giả Nguyễn Tiến Văn thì đưa ra nhận định: Văn học trinh thám đã từng có một lịch sử phát triển khá lâu và lớn mạnh tại Việt Nam, có thể kể,


đó là từ dòng trinh thám của Trung Quốc thông qua những câu chuyện dạng Bao Công, đến dòng trinh thám châu Âu tràn vào Việt Nam những năm trước 1945. Các tác phẩm trinh thám đáp ứng được nhiều yêu cầu của bạn đọc như tâm lý an lòng, sự trừng phạt đối với tội ác…Nhà báo Yên Ba lại không đồng tình với ý kiến trên nên. Trong bài viết: “Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân", tác giả cho rằng: Sách trinh thám ở Việt Nam không có một lịch sử lâu dài. Lý do là vì chữ quốc ngữ mãi đến những năm đầu tiên của thế kỷ XX mới dần được truyền bá và hoàn thiện, theo đó văn học chữ quốc ngữ cũng mới được hình thành. Theo tác giả thì nếu tạm coi việc ra đời tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách do nhà in Nam Kỳ (Hà Nội) xuất bản năm 1925 như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên theo đúng nghĩa của nó trong nền văn học chữ quốc ngữ Việt Nam, thì văn học trinh thám phải đợi hơn mười năm sau mới có cuốn tiểu thuyết đầu tiên với hai nhân vật thám tử Kỳ Phát và Lê Phong phóng viên của Phạm Cao Củng và Thế Lữ đã làm say mê người đọc Bắc Hà một thời.

Mặc dù tác phẩm Mảnh trăng thu của Bửu Đình, được xuất bản năm 1930, tác phẩm đã mang những yếu tố trinh thám vụ án (có giết người, truy tìm thủ phạm), thế nhưng tác giả cũng chỉ đề là “ái tình tiểu thuyết”, kể về truyện tình ái của một lớp thanh niên thời bấy giờ lồng trong khung cảnh của một vụ án... [144]. Trong Hội thảo, các diễn giả không chỉ đề cập đến đặc trưng thể loại, vai trò của truyện trinh thám mà còn nhấn mạnh những đóng góp của truyện trinh thám như là một thể loại văn học. Đồng thời, Hội thảo còn đặt vấn đề về nguồn gốc truyện trinh thám Việt, tác giả và tác phẩm trinh thám Việt đầu tiên? Mặc dù có một số ý kiến chưa thống nhất về cách đánh giá nhưng Hội thảo đã đem đến cho độc giả những cái nhìn mới cùng sự quan tâm đặc biệt về thể loại truyện trinh thám Việt Nam.

Vấn đề thể loại cũng thu hút được nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình. Tác giả Thy Ngọc đã băn khoăn: “Cái gọi là “dòng văn học trinh thám Việt Nam” chỉ là một vạch rất đỗi mờ nhòe và đứt gãy trong lịch sử văn học nước nhà” [147]. Nhà văn Trần Thanh Hà nhận định: “Ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây, một số nhà văn đã mô phỏng các cốt truyện hình sự - điều tra trong truyện trinh thám nước ngoài, làm manh nha một thể loại mới: tiểu thuyết trinh thám Việt Nam” [145]. Tiểu Quyên trong “Đánh giá tiểu thuyết trinh thám Việt giai đoạn hiện nay” cho rằng: Không có nhiều tác phẩm văn học thuộc thể loại trinh thám, kỳ ảo, đời sống

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí