Kiểu Cốt Truyện Trinh Thám Tiêu Biểu Của Phương Tây


Với cốt truyện trinh thám phương Tây, vụ án và kẻ tội phạm thường được giới thiệu ngay ở phần đầu truyện; lý do gây án cũng được giới thiệu một cách kỹ lưỡng và vai trò mở nút thường được nhấn mạnh nhằm đề cao vai trò của lý trí. Vấn đề chính của cốt truyện nằm ở việc xác định sự thật, và con đường tìm ra sự thật là một quá trình hành động đầy khó khăn, phức tạp của thám tử. Nhân vật điều tra phải kết hợp được trực giác nhạy bén, quan sát sắc sảo, với tư duy logic và suy luận sáng suốt để đi đến kết luận đúng đắn. Ở đây, người đọc bắt gặp “sự bất ngờ có quan hệ nhân quả” trong quan niệm về cốt truyện của Aristote.

Mỗi một kiểu truyện trinh thám thường có một vài nét riêng trong cấu trúc cốt truyện. Chẳng hạn trong truyện trinh thám suy luận, cốt truyện có nhiều tình tiết, biến cố phức tạp hơn so với các kiểu truyện trinh thám khác. Tuy nhiên, có thể khái quát mô hình chung của cốt truyện trinh thám, bao gồm các phần, các yếu tố như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN THẮT NÚT

PHẦN MỞ NÚT


- Các manh mối vụ án


Một vụ án khủng

- Những tình tiết bí ẩn

- Sự kiện/ Vụ án (bí ẩn)

khiếp/ Một sự kiện

- Những yếu tố “gây nhiễu”

được giải mã

gây chấn động

- Các giả thiết và suy luận

- Hung thủ được xác định


loại trừ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 14

Đặc điểm thể loại truyện trinh thám là kể về việc điều tra một vụ án, cho nên dù triển khai câu chuyện theo cách nào thì đến khi kết thúc, phải chỉ ra được thủ phạm và nguyên nhân gây án một cách rò ràng, thông qua những chứng cứ duy lý. Nhà văn trinh thám không dễ dàng gây sự hứng thú, tò mò cho người đọc nếu đó là những câu chuyện rời rạc, thiếu logic, phương pháp giải mã các vụ án hoàn toàn xa lạ với tâm lý, trình độ của người đọc. Bởi thế, yêu cầu đặt ra đối với cốt truyện truyện trinh thám là phải có nhân vật thám tử tài ba, sắc sảo; nhiều tình tiết ly kỳ hấp dẫn, gay cấn, thắt mở rất hợp lý, đầy kịch tính. Câu chuyện càng giàu tính chất phiêu lưu mạo hiểm thì sức hút đối với độc giả càng mạnh mẽ; hứng thú của người đọc mới được duy trì từ đầu đến cuối.

Cốt truyện luôn luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ trong quá trình xây dựng tác phẩm. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa


thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của mình đối với cuộc sống. Tuy nhiên, xung đột xã hội mới chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện, vì vậy không thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện. Nhà văn không thể bê nguyên xi những chuyện có thật ngoài đời vào tác phẩm, mà những hiện thực đó phải được nhà văn đồng hóa một cách có nghệ thuật nhằm loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để xây dựng cốt truyện theo hướng điển hình hóa. Vì vậy, cùng sống trong một hoàn cảnh xã hội giống nhau, nhưng các nhà văn lại xây dựng những cốt truyện khác nhau; qua đó thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của riêng mình.

4.1.1.2. Kiểu cốt truyện trinh thám tiêu biểu của Phương Tây

Truyện trinh thám Việt Nam như đã nói, chịu ảnh hưởng sâu sắc thể loại trinh thám phương Tây. Để kết luận về đặc điểm cốt truyện của thể loại trinh thám Việt Nam, điều cần thiết là phải hiểu rò những đặc điểm của thể loại mà các nhà văn Việt Nam đã lựa chọn để học tập, mô phỏng. Chính vì thế, trong chương này, chúng tôi sẽ dành một phần của luận án để trình bày một cách khái quát về đặc điểm cốt truyện truyện trinh thám phương Tây.

Thể loại truyện trinh thám đòi hỏi rất cao yếu tố lý trí, nhất là trong việc tổ chức các sự kiện của cốt truyện. Truyện trinh thám phương Tây có nhiều kiểu, nhóm khác nhau; mỗi nhóm có mô hình cốt truyện riêng. Có thể kể đến một số kiểu cốt truyện tiêu biểu sau:

+ Cốt truyện trinh thám kinh dị, kỳ ảo: Xuất hiện ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, cốt truyện kết hợp các môtip kinh dị, cạm bẫy, hồn ma, sức mạnh siêu nhiên với niềm hoài niệm quá vãng. Cốt truyện kỳ ảo mở đầu bằng những điều rất bình thường, dần dần đưa người đọc đến những bí ẩn không thể giải thích nổi. Nhà văn Adgar Allan Poe là người đã rất thành công với kiểu truyện này. Tác phẩm của ông là sự kết hợp giữa cái siêu hình và cái hiện thực; nó báo hiệu sự ra đời của tiểu thuyết khoa học giả tưởng, kinh dị và huyễn hoặc về sau.

+ Cốt truyện trinh thám cổ điển: Nhà văn Edgar Allan Poe được coi là “ông tổ” của truyện trinh thám cổ điển (một cách nói để phân biệt với truyện trinh thám hiện đại). Nhà văn Mỹ này đã sáng tạo nên nhân vật thám tử A. Dupin trứ danh, được xem như “người hùng suy lý” nên truyện trinh thám của ông được gọi bằng nhiều tên như: trinh thám suy lý, trinh thám câu đố, trinh thám cổ điển...


Kiểu cốt truyện truyện trinh thám cổ điển, kể về quá trình thám tử điều tra, khám phá tội ác và được cấu trúc theo dạng “câu đố”, dựa theo “lý thuyết trò chơi”. Mở đầu là một sự kiện, một tội ác, một vụ án bí ẩn, khủng khiếp, người kể trình bày các dấu vết của hiện trường. Phần thắt nút là những tình tiết bí hiểm vây quanh, thám tử thẩm vấn các nhân vật tình nghi; những yếu tố liên quan được “tung hỏa mù” để người đọc tìm hiểu manh mối vụ án; các giả thiết được đặt ra bằng phương pháp loại trừ. Phần mở nút là khi kẻ phạm tội và động cơ gây án được kết luận. Poe nêu rò, “Mọi cốt truyện đúng như tên gọi là cốt truyện phải được xây dựng nhằm vào sự mở nút của nó trước khi ngòi bút động đến những vấn đề khác”. Nhà văn tính toán, cân nhắc những hiệu ứng sẽ xảy ra đối với người đọc. Theo đó, bối cảnh truyện thường diễn ra vào ban đêm; cách kể chuyện thường theo thời gian hồi tưởng, nhân vật trần thuật thường là ngôi thứ nhất nên cốt truyện của Poe mang dáng dấp những lời tự thuật, liên tưởng đến giá trị phê phán xã hội. Một số tác phẩm tiêu biểu như Án mạng đường nhà xác, Con quỷ đồi bại, Con cánh cam vàng, Bí mật của Marie Roger. Kiểu cốt truyện “câu đố” của Edgar Poe được nhiều nhà văn trên thế giới tuân thủ khi xây dựng truyện trinh thám cổ điển.

Truyện trinh thám cổ điển tiến đến “thời kỳ hoàng kim” từ những năm 1890-1945 với nhiều cách tân về cốt truyện. Hình ảnh thám tử chuyên nghiệp Shelock Holmes xuất hiện đã kéo theo nhiều sự thay đổi về cốt truyện. Đây là lúc truyện trinh thám phát triển theo hướng đề cao sự tương tác giữa tác giả, tác phẩm và người đọc.

+ Cốt truyện trinh thám hiện đại Mỹ: Một nhà văn Mỹ khác, Mark Twain đã đưa ra một kiểu truyện trinh thám rất khác với truyện trinh thám cổ điển. Đặc điểm của trinh thám hiện đại là “sự hài hước và chủ nghĩa hiện thực của Mark Twain vượt qua những quy định của thể loại trinh thám, nhắm đến sự phê phán các định chế, những ảo tưởng của xã hội và đưa chất văn học vào trong cấu trúc truyện trinh thám” [11, tr.8], với sự ra đời của nhân vật thám tử tư hard-boiled. Từ đó, truyện trinh thám hiện đại Mỹ vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với nhiều trường phái khác nhau.

+ Cốt truyện trinh thám đen: Thuật ngữ “truyện trinh thám đen” gắn với một thể loại tiểu thuyết có tên là “tiểu thuyết đen” vốn gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình văn học phương Tây. Ranh giới loại truyện này rất khó phân biệt, bởi nó bao gồm nhiều yếu tố: hình án (cảnh sát), kinh dị, bí hiểm, hiện thực… Truyện trinh thám đen cũng có nhiều dòng khác nhau: Truyện trinh thám đen của Pháp đặt nặng phần điều tra và phân


tích tâm lý, coi trọng vai trò tội phạm, truyện của Anh lại đặt thám tử làm nhân vật quan trọng, truyện trinh thám Mỹ lại nhấn mạnh vào hành động của nhân vật…

+ Cốt truyện trinh thám li kì, giật gân: Đối với truyện trinh thám li kì, giật gân, cốt truyện khá sơ lược, đơn giản. Nó không sáng tạo ra một thế giới, cũng không mang ý nghĩa đời sống và cá tính các nhân vật. Truyện kể như một cái khung định sẵn và được tự động hóa; các nhân vật không có chiều sâu tính cách. Kiểu truyện này ít chú ý về trần thuật mà chỉ liệt kê các hành động.

+ Cốt truyện trinh thám - hình sự: Đây là kiểu truyện rất khó xác lập tiêu chí để phân biệt với kiểu truyện khác. Đặc điểm kiểu cốt truyện này là người đọc sẽ đồng hành với các nhân vật trong từng bước phá án chứ không phải theo lối “đánh đố”. Nhân vật chính trong truyện trinh thám - hình sự thường là một cảnh sát điều tra, một điệp viên hoạt động trong lòng địch.

Một trong những nét độc đáo nhất làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của cốt truyện trinh thám phương Tây là trong mỗi tác phẩm bao giờ cũng xuất hiện những nhân vật có bản lĩnh, độc đáo, có cá tính, để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đó thường là những tính cách đa diện và phức tạp; hành xử mạnh mẽ, dứt khoát.

4.1.2. Mô hình cốt truyện truyện trinh thám Việt Nam

Truyện trinh thám là một thể loại mới mẻ, thuộc dòng văn học giải trí, được hình thành khá muộn so với các thể loại khác trong dòng văn xuôi tự sự Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Các nhà văn trinh thám đã ý thức sâu sắc về những yếu tố làm nên sức sống của một tác phẩm, cho nên họ đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, nhất là cốt truyện. Nếu như cốt truyện phiêu lưu tập trung vào hành trình nhân vật với kết quả là những khám phá mới mẽ về con người và cuộc sống thì cốt truyện trinh thám tập trung vào vụ án để trả lời câu hỏi: Ai là thủ phạm? Chính cuộc truy tìm này đã đem đến cho độc giả Việt Nam những giây phút thư giãn thông qua cấu trúc của các kiểu cốt truyện trinh thám, vừa truyền thống vừa hiện đại.

Trên cơ sở mô phỏng, tiếp biến một thể loại văn học từ nước ngoài, cốt truyện trinh thám Việt Nam vừa có những đặc điểm chung, vừa có những nét riêng; không tuân thủ hoàn toàn theo nguyên tắc thể loại của phương Tây. Nhà văn Phạm Cao Củng cho rằng: “ Khi tìm một cốt truyện trinh thám để viết, tác giả phải đi ngược lại độc giả, nghĩa là trước hết phải tìm một kết cấu câu chuyện, gói ghém, dằng buộc lại, rồi dấu


phủ đi. Sau đó, tác giả theo một con đường ngoắt ngoéo đi tới chỗ khởi đầu câu chuyện, và dọc đường phải cắm sẵn những cột mốc để đánh dấu lối đi. Cuối cùng, con đường này phải xóa nhòa hẳn, không để cho người đọc nhận biết ...” [24, tr.77]

Hình thành và phát triển trong giai đoạn giao thời của lịch sử dân tộc, cốt truyện truyện trinh thám Việt Nam một mặt chịu ảnh hưởng truyện phương Tây qua mô hình ba phần (mở đầu - thắt nút - hóa giải), tuy vậy, dấu ấn văn học truyền thống vẫn được duy trì khá rò nét. Điều này được thể hiện thông qua sự xuất hiện (một cách có hệ thống) những môtíp quen thuộc trong truyện kể dân gian, truyện thơ Nôm, truyện nghĩa hiệp…, ngay cả về tư tưởng nghệ thuật cũng vậy. Nhìn chung, truyện trinh thám Việt Nam thường bám rất sát triết lý, quan niệm truyền thống: “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, “nhân quả”. Đó có thể cũng là một nguyên nhân khiến cốt truyện thường có hiện tượng “pha tạp”, phối ghép yếu tố trinh thám cùng với các yếu tố khác (truyện trinh thám - lịch sử, trinh thám - tình ái, trinh thám - truyền kỳ…).

Trong các truyện mang màu sắc trinh thám, nhất là các truyện ra đời ở giai đoạn ba mươi năm đầu của thế kỷ, tác giả thường có xu hướng xây dựng cốt truyện theo lối truyền thống. Một mô hình cốt truyện gồm các bước: Gặp gỡ - tai biến – lưu lạc – đoàn viên. Điều này thể hiện rất rò qua các truyện Mảnh trăng thu (Bửu Đình), Châu về hiệp phố (Phú Đức), Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc (Biến Ngũ Nhy)… Ở các truyện này, các sự kiện, biến cố, hành động nhân vật giữ vai trò quan trọng; các sự kiện luôn gắn với chuỗi hành động của nhân vật. Mô thức tư duy theo lối “thiện – ác đáo đầu chung hữu báo” ở lối truyện này vẫn hiện diện thường xuyên trong tác phẩm. Với các truyện trinh thám kỳ ảo, kinh dị, cốt truyện thường mở đầu bằng vụ án (cái chết), hoặc những sự kiện kỳ lạ và kết thúc câu chuyện, tác giả giải thích các hiện tượng đó dựa trên cơ sở khoa học. Chẳng hạn, truyện Hai lần chết, Ông Phán nghiện, Vàng và máu, Một chuyện ghê gớm... Cũng có không ít truyện trinh thám suy luận không có cái chết và thám tử cũng không truy tìm nguyên nhân của cái chết (Lê Phong làm thơ, Người một mắt).

Cốt truyện truyện trinh thám Việt Nam do được hình thành trong một hoàn cảnh đặc biệt nên trong thực tế, có rất nhiều kiểu dạng khác nhau. Nhưng xét trên đại thể, có hai mô hình cơ bản: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.


4.1.2.1. Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện rất phổ biến trong truyện trinh thám Việt Nam, nó có nguồn gốc từ lối xây dựng cốt truyện trong văn học truyền thống. Ở đây, cấu trúc tự sự được triển khai theo mạch thẳng thời gian, duy trì quan hệ nhân quả. Tất cả diễn biến theo từng lớp lang, tuần tự; thời gian trần thuật thường trùng với thời gian cốt truyện.

Tác phẩm trinh thám theo lối cốt truyện đơn tuyến thường chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả nhân vật khác, hướng về một chủ đề và dễ theo dòi nội dung, tư tưởng. Nó thể hiện trọn vẹn một vụ án, với một nguyên nhân ban đầu và một kết quả cuối cùng. Trong cốt truyện đơn tuyến, kịch tính được tác giả đặc biệt chú trọng (do ảnh hưởng cốt truyện dân gian, truyện thơ Nôm, truyện truyền kỳ của văn học trung đại). Nếu cốt truyện đơn tuyến trong văn học trung đại thường được tác giả cài đặt nhiều chi tiết li kỳ, sản phẩm của quá trình thần thánh hóa, truyền thuyết hóa theo quan điểm, tín ngưỡng dân gian thì cốt truyện trinh thám nửa đầu thế kỷ XX thường hướng tới tính xác thực của chi tiết, lập luận logic, biện chứng, có sức thuyết phục và gây được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Bởi cốt truyện đơn tuyến và tình tiết truyện thường giao nhau một cách đơn giản, cho nên dung lượng, quy mô tác phẩm thường cũng vừa phải. Đa phần cốt truyện ngắn gọn, thường xoay quanh nổ lực điều tra nhằm truy tìm nguyên nhân sự thật của một vụ án nên ít tình tiết, việc trần thuật theo dòng tuyến tính sẽ giúp cho độc giả dễ nắm bắt nội dung ý nghĩa của truyện. Dựa vào mô hình cốt truyện trong văn học truyền thống trước tiên là để chính tác giả “luyện bút”, sau nữa là giúp độc giả quen dần với một thể loại mới. Có thể dễ dàng nhận ra mô hình cốt truyện đơn tuyến qua tác phẩm của Phạm Cao Củng như Quả báo, Buổi tất niên, Bát cơm siếu mẫu, Người hổ, Người một mắt, Đôi hoa tai của Bà Chúa, Ba đốt ngón tay… hoặc các truyện Vàng và máu, Lê Phong làm thơ của Thế Lữ, Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc của Biến Ngũ Nhy ... Đây chính là dấu hiệu của một thể loại văn học mới hình thành, chưa đoạn tuyệt hẳn với những chi phối nặng nề của văn học quá khứ và chuyển tiếp từ văn xuôi chữ Hán sang chữ quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời cũng là một cách xử lý phù hợp của nhà văn trinh thám Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

Kịch tính là một yếu tố quan trọng trong cốt truyện trinh thám đơn tuyến, chính nhờ yếu tố kịch mà câu chuyện được đẩy tới điểm đỉnh, tạo không khí hồi hộp, căng


thẳng cho câu chuyện khiến độc giả thích thú, kịch tính thường tập trung vào các xung đột, các tình huống gay cấn trong đời sống nhân vật. Người kể luôn luôn đặt sự vật, hiện tượng trong thế đối lập tốt – xấu, cao cả - thấp hèn, ánh sáng – bóng tối, thiện ác; và ẩn chứa trong đó là cái nhìn động: đi từ đau thương bất hạnh đến hạnh phúc. Kịch tính xuất hiện rò nét ở tình huống truyện, là yếu tố chủ yếu để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Trong Ba Lâu ròng nghề đạo tặc là những câu chuyện của tướng cướp Ba Lâu qua từng vụ án, tác giả thông qua những tình tiết li kỳ, hấp dẫn, đầy kịch tính mà Ba Lâu đối đầu với cảnh sát để rồi trốn thoát một cách ngoạn mục.

Trong Tiếng hú ban đêm, kịch tính nảy sinh từ mâu thuẫn không thể hóa giải của nhân vật Mụ Ké. Với tư cách người mẹ, ước mơ của mụ Ké là đảm bảo cho đứa con gái duy nhất của mình sẽ có một cuộc sống hạnh phúc; nhưng điều đó không thể đạt đến vì đứa bé trong một lần đi dạo trong rừng đã bị hổ bắt ăn thịt. Trong cơn đau đớn tột cùng đó, khát vọng lớn nhất của người mẹ là tìm cách trả thù. Tuy nhiên, đấy lại là một mâu thuẫn không thể hóa giải, nói đúng hơn là chỉ có cách là tự hủy diệt. Đối đầu với mãnh thú, chắc chắn bi kịch sẽ xảy ra với người đàn bà bất hạnh. Tác giả mô tả tình huống kịch (bi kịch) một cách chi tiết: “Mẹ Mí Nàng còn sức chém, con hỗ còn sức bám lấy lưng bà ta. Đến lúc người đàn bà tắt hơi buông thòng tay xuống thì con hỗ vừa hết sức mà rã rời chân ra” [66, tr.18]. Tác phẩm hấp dẫn người đọc, một phần rất quan trọng là nhờ tính kịch này. Trong Một chuyện ghê gớm, tình huống truyện xảy ra khi nhân vật “tôi” (trong nhóm người Nùng đi săn), phát hiện ra cổ miếu hoang trong rừng; từ đó anh còn phát hiện ra điều ghê gớm hơn: một tay Khách trú tra trấn man rợ nạn nhân (một cô gái trẻ). Trong thế cùng đường, anh giết được tay người Khách. Qua lời kể của cô gái, anh biết về câu chuyện trả thù khủng khiếp suốt ba đời của dòng họ Lý Thạch: “bao nhiêu con trai nhà họ Mã đều phải chết như phụ thân nó ngày trước và con gái, con dâu nhà họ Mã cùng chịu một khổ hình cay độc, nhơ nhuốc như mẹ nó đã bị hành hạ khi xưa” [65, tr.110]. Đây cũng là một dạng cốt truyện mang tính kịch (hành động kịch).

Trong Vàng và máu, kịch tính được đẩy lên càng lúc càng cao kể từ khi tên người Thổ chạy lạc vào nhà quan Châu Nga Lộc. Câu chuyện bắt đầu với núi Văn Dú đầy huyền thoại bí ẩn và ghê sợ, sự xuất hiện đột ngột của người Thổ trong nhà quan Châu Nga Lộc, lần lượt các tình tiết khám phá núi Văn Dú và cách lý giải nguyên nhân những


cái chết của bọn người Tàu tìm vàng. Cuối cùng Châu Nga Lộc tìm được kho báu. Các câu hỏi đầy bí ẩn cứ liên tục hiện ra trong đầu vị quan miền núi? “Chúng mày là người ở đâu? Đến hang văn Dú làm gì? Vì sao lại có người chết ? Mảnh giấy lấy được trong tay Nùng Khai ẩn chứa điều gì ? Tình cờ giải mã được tờ giấy, đưa người nhà vào hang Văn Dú, Châu Nga Lộc lại đối diện với thử thách lớn hơn: “Một cảnh tượng hãi hùng trước cửa hang với những xác chết nằm, ngồi đủ kiểu” (…) lý giải được nguyên nhân những cái chết cùng các tảng đá cuội “không được đứa nào chạm đến những tảng đá ấy. Nó nguy hiểm lắm đó, nó làm chết người” (…). Thấy được kho báu, kịch tính lên tới điểm đỉnh khi quan Châu Nga Lộc nín lặng, liếc mắt nhìn bọn tôi tớ: “Nhưng mà không! (Ông nghĩ thầm) không hề gì! Chúng nó là người trung thành lắm. Ta phải bình tĩnh mới được

... ừ không sợ gì!” [67, tr.32].

Trong các truyện trinh thám suy luận và mạo hiểm, với kết cấu cốt truyện đơn tuyến, tác giả thường vận dụng nhiều cách để đẩy kịch tính lên cao. Mấu chốt ở đây là xung đột giữa thám tử và tội phạm. Một bên muốn nhanh chóng tìm ra thủ phạm của vụ án, một bên tìm cách che dấu tội lỗi của mình sao cho không bị phát hiện. Xung đột càng căng thẳng thì hành động của nhân vật càng trở nên quyết liệt, sức hấp dẫn của tác phẩm càng được tăng thêm. Nhiều khi, ở phần thắt nút, nhà văn lại xen vào một số tình tiết “gây nhiễu”, “tung hỏa mù”, tạo sự nghi ngờ… đẩy độ căng thẳng của câu chuyện lên mức cao hơn. Trong Nhà sư thọt, diễn biến câu chuyện chỉ xoay quanh hoạt động điều tra của thám tử Kỳ Phát. Mở đầu, Kỳ Phát bắt được kẻ ăn trộm; lấy được cái mũ và chiếc can mà anh chàng Do trộm được; từ đó Kỳ Phát khám phá ra nguyên nhân vụ án là chàng rể âm mưu giết bố vợ để chiếm đoạt gia tài. Tuy nhiên, ở lần chạm trán thứ hai giữa Kỳ Phát và Tâm, kịch tính được đẩy lên điểm đỉnh. Kỳ Phát đưa ra điều kiện dứt khoát: “Ta hẹn cho mi một phút, nếu chiếc đồng hồ treo trên tường kia đánh dứt tiếng chuông mười rưỡi mà mi vẫn chưa ưng thuận thì ta là Kỳ Phát, thề có vong linh Tiếp, ta quyết đưa mi ra nộp cho các nhà chuyên môn ngay” [21, tr.104]. Liếc nhìn kim đồng hồ từ từ dịch chuyển, một sự im lặng đến nghẹt thở, và Tâm vội rút phắc một gói giấy buộc bằng chỉ đỏ, lấm lét trao cho Kỳ Phát… Đây là một tình tiết có tác dụng gia tăng kịch tính.

Cũng có khi, nhà văn lại đưa vào các tình tiết tạo sự bất ngờ. Trong Kho tàng họ Đặng, mạch truyện được bắt đầu từ đêm ba mươi Tết cho đến khi Kỳ Phát tìm ra kho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022