Vấn Đề Cốt Truyện Truyện Trinh Thám


cụ thể và tuần tự tiến triển; tất cả được tác giả sắp xếp theo chu trình liên kết của sự việc, thời gian càng gấp rút, khẩn trương, câu chuyện càng thu hút người đọc.

Trong Người bán ngọc chẳng hạn, câu chuyện xảy ra được đặt trong bối cảnh thời gian cụ thể là xã hội Trung Quốc sau cách mạng 1911. Quá trình diễn biến bắt đầu từ khi nhân vật Tô Thường Hậu bày mưu làm quen với Hồ Phu nhân, cho đến khi Hồ công phát hiện, và bị bắt giam, bị tra trấn nhưng nhờ Quan Tri phủ Trang Tử Minh, Tô Thường Hậu thoát tội chết. Mọi sự kiện, biến cố truyện tiếp nối nhau theo mạch vận động của thời gian. Trong Kho tàng họ Đặng, chuyện bắt đầu xảy ra vào tối 30 Tết, Kỳ Phát đạp xe về nhà bạn ở Thái Bình ăn Tết, đến 11 giờ đêm, xe đạp thủng lốp; Kỳ Phát đành phải xin vào tá túc ở một nhà ven đường. Ở đây, chàng tình cờ anh phát hiện ra chiếc đĩa cổ có điều bí ẩn… các tình tiết tiếp theo tuần tự diễn ra cho đến khi chàng giúp anh em cụ Cả tìm được kho báu. Câu chuyện kết thúc là cảnh liên hoan vui vẻ của nhà cụ Cả. Trong Đòn hẹn, câu chuyện mở đầu vào thời điểm Lê Phong nhận được một bức thư của người lạ thông báo “từ một giờ rưỡi đến một giờ bốn mươi lăm trưa hôm nay, một vụ án mạng sẽ xảy ra ở xế cửa nhà ông”. Và cứ thế, câu chuyện tiếp diễn theo trình tự thời gian; Lê phong lần lượt điều tra vụ án và tìm được thủ phạm chính là Đảng Tam Sơn.

Trong Gói thuốc lá, trước cái chết bất ngờ, đầy bí ẩn của Đường (bạn Lê Phong) vào buổi tối trong nhà trọ, cuộc điều tra được tiến hành với sự tham gia của ông Chánh thanh tra Sở liêm phóng Mai Trung, mật thám nhà nước Kỳ Phương. Những chữ viết tắt trên tấm danh thiếp đặt trước mặt Đường, khi anh chết bỗng dưng thất lạc. Mọi người đều dồn tất cả sự nghi ngờ vào người Thổ Nông Văn Tăng, bởi trước khi chết, Đường cho Lê Phong biết anh ta tránh mặt tên người Thổ học cùng lớp trước đây vì sợ bị trả thù. Lê Phong tuyên bố sẽ khám phá vụ án trong hai ngày, trong khi thám tử Kỳ Phương tuyên bố là ba ngày. Cuộc chạy đua gấp rút của hai thám tử đẩy câu chuyện đi đến hồi căng thẳng; mọi người đều cho suy luận của Kỳ Phương là có lý. Chánh thanh tra Sở liêm phóng cho lính truy lùng tên người Thổ ráo riết. Bằng mưu kế và suy luận sắc sảo, Lê Phong kết hợp với Nông Văn Tăng bắt được thủ phạm là Đinh Văn Thạc (bạn của Lê Phong và Đường) sau hai ngày điều tra vụ án. Thạc giết Đường vì muốn chiếm hữu tờ vé số trúng độc đắc của Đường.


Một vụ án mạng khác, xảy ra ở nhà ông Lường - Duỳn, phố Châu Giang, vô tình lọt vào tai Lê Phong. Chàng tức tốc theo Sở mật thám điều tra, dù bị họ ngăn cản. Nạn nhân trước đây là một người đi theo bọn buôn súng lậu, chết bởi con dao, (một thứ khí giới của người Thổ) đâm vào tim rất mạnh. Pháp luật đang truy lùng nhóm người Thổ vừa đến Châu Giang mấy ngày trước. Lê phong phải vắt óc làm việc “rất nhanh, rất nhanh… để cái bí mật dầy đặc lạ thường ấy đột nhiên rò ngay trước mặt, đột nhiên bị khám phá một cách nhanh chóng, cũng lạ thường” [64, tr.92]. Kết thúc vụ án, Lê Phong kết luận nạn nhân Đào Ngung chết là do ông Lường - Duỳn (kẻ đi báo cảnh sát), đồng thời là kẻ giết người vì ghen tuông. Vụ án kết thúc trong vòng 3 ngày trước sự thán phục thầm lặng của Sở liêm phóng.

Tính xác định của thời gian nghệ thuật trong truyện trinhh thám là một dụng ý của nhà văn. Với một câu chuyện có địa chỉ, thời điểm cụ thể, rò ràng, sức thuyết phục của nó chắc chắn sẽ lớn hơn là những thông tin mang tính chất phiếm định, phiếm chỉ. Dù là câu chuyện tưởng tượng nhưng người đọc vẫn cứ ngỡ như là chuyện có thực trong đời sống. Đồng thời, để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, thời gian trong truyện trinh thám thường có xu hướng “đêm hóa”, thời khắc ban đêm nhiều hơn ban ngày. Điều này là hợp lý, bởi bóng tối thường đồng lòa với tội ác: “hung thủ thế nào cũng sẽ giết người mà nó tưởng chưa chết, song phải giết đêm nay” [64, tr.132]. Thế cho nên, Lê Phong bắt được kẻ giết người trong đêm đi xem chiếu bóng cùng Lê Phong và Văn Bình, Thạc đã âm mưu lẻn về giết Đường (Gói thuốc lá). Nhân vật Nguyễn Viết Sung (Mảnh trăng thu) vào đêm tân hôn của Kiều Tiên, đã lập mưu giết chết Kiều Phong để chiếm đoạt gia tài bà Phán. Trong Người bán ngọc, mưu kế của Tô Thường Hậu bán ngọc cho Hồ Phu nhân cũng vào ban đêm: “Bây giờ trời đãkhuya, không lý ngồi đây kiếm mãi ..., chi bằng hiền nương ở lại đây, không ai dám hỏi chi tới hiền nương mà sợ...” [77, tr.503]. Trong truyện của Phạm Cao Củng, các vụ án và phá án thường diễn ra về đêm: Thám tử Kỳ Phát bắt được kẻ trộm trong một đêm tối: “Trên bàn giấy, bây giờ chỉ còn ngọn đèn đêm, Kỳ Phát vươn vai ngáp dài một cái, trong phòng chỉ còn tiếng chàng thở đều đều ..., rồi cánh cửa từ từ hé mở, không tiếng kẹt nhỏ, một bóng đen rón rén bước vào, rồi chỉ hai phút sau, ngọn đèn

đêm vụt tắt” [21, tr.15]; ông Hàn Tú bị kẻ giết người đẩy xuống cái giếng sau vườn khoảng 9 giờ tối. Cậu bé Kỳ Phát đã phát hiện Dì ghẻ tư tình với trai khi Bố chàng


vừa mới qua đời vào một đêm không ngủ được; Đêm ba mươi Tết, Kỳ Phát tình cờ xin tá túc ở nhà Cụ Lượng và phát hiện ra chiếc đĩa cổ chứa đựng bí ẩn về kho báu nhà họ Đặng. T rong đêm tối, lão quản gia Hai Tòng (Người một mắt), lợi dụng bà Cửu Phú mở cửa phòng ra ngoài đã lẻn vào lấy cái tráp có năm trăm đồng bạc. Vụ án Nùng Chí (Vết tay trên trần) trả thù, bằng cách đã huấn luyện con khỉ trong đoàn sơn đông mãi vò của mình, đêm khuya chui qua trần nhà để giết Nùng Cao...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Sắp xếp kết cấu truyện theo thời gian tuyến tính là một dạng của nghệ thuật kết cấu truyền thống. Với hình thức này, tác giả dễ dàng chia tác phẩm ra nhiều chương đoạn, đến khi sự kiện phát triển lên thành cao trào, đầy kịch tính, nhà văn dừng lại và chuyển sang chương khác nhằm gây tò mò, háo hức cho người đọc. Thực tế, nhà văn trinh thám chủ yếu chú ý phương thức trinh thám là chính nên thời gian truyện thường ngắn, đôi lúc gượng ép.

3.2.2.2. Thời gian phi tuyến tính

Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX - Từ đặc trưng thể loại - Nguyễn Thành Khánh - 13

Phần lớn, cốt truyện trinh thám thường là một vài vụ án riêng lẽ, do đó, nhà văn sử dụng dạng thức thời gian tuyến tính là thích hợp nhất. Thế nhưng, điều đó cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng đơn điệu, đơn giản, truyện khó hấp dẫn người đọc. Để khắc phục điều này, tác giả phải vận dụng một hình thức khác, đó là thời gian phi tuyến tính.

Khác với thời gian tuyến tính, thời gian phi tuyến tính là kiểu đảo lộn, thay đổi trật tự, chiều hướng thời gian. Câu chuyện thường bắt đầu từ kết quả của vụ án đã kết thúc để thuật lại những quá trình đã điều tra trước đó. Cũng có khi người kể chuyện bắt đầu bằng một chi tiết (có vẻ ngẫu nhiên) trong các chuỗi tình tiết của vụ án, quay về quá khứ, rồi tiếp tục kể những sự kiện tiếp theo. Kết cấu thời gian phi tuyến tính trong truyện trinh thám cũng xuất phát từ quan niệm của nhà văn, coi thể loại này là một trò chơi giải trí. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật để làm tăng sức hấp dẫn, tăng kịch tính của thể loại. Để “cứu” một cuộc điều tra vụ án sắp có khả năng vào rơi vào bế tắc thì tác giả buộc phải ghép nối, liên kết với những tình tiết, diễn biến thuộc những thời khắc, địa điểm khác nhau. Chính điều này làm tăng thêm sự đa dạng, phức tạp của hình tượng thời gian. Đây cùng là điều kiện để người kể chuyện bộc tài năng của mình thông qua việc chắp nối các sự kiện theo trình tự đan xen thời gian hiện tại - quá khứ.


Trong các tác phẩm mang màu sắc trinh thám – ái tình – vụ án, thời gian cốt truyện thường được kéo dài, từ việc nọ đến việc kia, tình tiết này đến tình tiết khác. Mảnh trăng thu mở đầu bằng việc tình cờ Thành Trai nhận ra em gái Kiều Tiên (con chú), bị mang tội giết chồng mà bỏ xứ ra đi từ nhiều năm nay. Thời gian truyện đi từ nỗi oan của Kiều Tiên trong vụ án giết chồng, kéo theo các mối quan hệ chằng chịt trong việc cô làm chị em kết nghĩa với cô Tư Xuân, nhận làm con nuôi bà Huyện, giả đóng vai Nguyệt Hương giúp Trường Khánh để xoa dịu nổi đau của bà mẹ vì nhớ đứa con thất lạc từ nhỏ, sau này may mắn tìm ra ở Huế ... Quá khứ và hiện tại hòa lẫn một cách khéo léo và cuối cùng Kiều Tiên đã tìm ra kẻ gây tai họa cho gia đình nàng, cả nhà đoàn viên. Trong Châu về hiệp phố, Phú Đức dùng hơn năm trăm trang để kể câu chuyện ly tán và trưởng thành Lâm Vò Cử (Hoàng Ngọc Ẩn), và hành động của Hoàng Ngọc Ẩn trong mối quan hệ đan chéo với những người bạn của anh, nhất là trong tình yêu với Lệ Thủy… Không gian truyện mở rộng ra cả Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ; thời gian truyện kéo dài gần năm năm và tác giả đã kể một cách mạch lạc hoàn cảnh gia đình, bản thân của từng nhân vật trong quá khứ cũng như hiện tại. Đến khi kết thúc, người đọc vẫn thấy câu chuyện như còn đang tiếp diễn. Đây là biểu hiện của sự đồng hiện thời gian trong tiểu thuyết hiện đại.

Trình tự xuất hiện các sự kiện trong tác phẩm là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết dạng thức thời gian nghệ thuật. Sự sắp xếp này thường liên quan mật thiết tới ý đồ, dụng ý của tác giả. Vì thế, có những sự kiện được kể liên tục, lại có những sự kiện bị ngắt quãng, đan xen lẫn lộn hoặc đảo ngược thứ tự trước sau. Chẳng hạn, trong Chiếc tất nhuộm bùn, mở đầu câu chuyện là tình tiết Kỳ Phát trông thấy một người đàn bà đánh đứa bé độ mười hai, mười ba tuổi. Từ đó, chàng nhớ lại (kể về) tuổi thơ của mình, lúc trạc tuổi thằng bé; cũng bị Dì ghẻ đánh: “Đời tôi có lẽ là toàn những cái phiêu lưu bí mật, ngay từ lúc tuổi thơ, tôi đã bị nhiều nỗi khổ lạ lùng

... Trước hết, tôi hãy nói cho anh biết một điều mà chưa có dịp nào tôi nói đến ...” [20, tr.15-16]. Kỳ Phát lớn lên với người vú nuôi. Một hôm, tình cờ theo dấu một người đàn bà buôn thuốc phiện, Kỳ Phát bất ngờ phát hiện ra đó là mẹ ruột của mình; càng éo le hơn khi bà chết trên tay anh. Sau khi chôn cất mẹ, chàng mời người vú nuôi lên chơi; qua chuyện của bà vú, chàng biết rò chuyện tình của bố mẹ mình. Câu


chuyện thường bị đứt quãng bởi sự chuyển đổi sự kiện, tình tiết nên thời gian ở đây cứ trôi theo chuỗi ký ức, đan xen hiện tại, quá khứ.

Ở một vài tác phẩm, thời gian dòng ý thức, hồi tưởng cũng được thể hiện khá rò nét. Trong Mảnh trăng thu, tác giả không để cho thời gian chảy theo một hướng từ hiện tại đến tương lai mà xoay vòng thời gian: từ hiện tại đến quá khứ rồi quay trở về hiện tại… Thông qua nhật ký của Kiều Tiên, người đọc nắm bắt được tâm trạng nhân vật một cách rò nét: “Tấm thân lưu lạc đã mấy năm trời nay, mà chẳng có ngày nào là tôi không đọc lại khúc này ... Minh Đường ơi! Minh Đường ơi! Anh có biết cho tấm lòng em chăng? Tuy là em sống đây? Tuy ngày nào em cũng nhớ anh, nhưng thiệt chẳng khác nào em đã chết” [36, tr.70]. Thời gian hồi tưởng dường như tuôn chảy miên man, không có độ dừng, không cắt lớp; tác giả để quá khứ diễn ra trọn vẹn rồi mới quay trở về hiện tại. Yếu tố thời gian nghệ thuật đa dạng như vậy rất phù hợp với lối truyện pha trộn giữa chất trinh thám – ái tình. Với các truyện mang màu sắc trinh thám tình yêu – vò hiệp – hành động, người đọc thường thấy thời gian gắn với hành động của nhân vật chính, nhất là những trang miêu tả các pha giao đấu với đối thủ, những cuộc rượt đuổi. Thời gian trong các tác phẩm này thường kéo dài, sức dồn nén của áp lực điều tra không lớn bởi hầu hết thám tử hành động vì mối quan hệ gia đình, tình yêu, bè bạn. Trừ yếu tố trinh thám trong những pha truy bắt thủ phạm mang đầy kịch tính, các tình huống khác đều diễn ra chậm, dàn trải. Đồng thời, nhiều chỗ tác giả đan xen, thêm vào những mối quan hệ khá rời rạc, chủ yếu là những tình tiết nhằm tăng thêm độ dài cho tác phẩm mà ít có những tình tiết kịch tính.

Chúng ta nhận thấy rằng, vai trò không gian và thời gian là một trong những nhân tố quan trọng trong tác phẩm văn học bởi mọi sự vật, hiện tượng đều gắn liền với tọa độ không gian thời gian xác định nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Thời gian trong truyện trinh thám có thể nhanh hay chậm, đều đều hay thay đổi đột ngột, gấp gáp đầy biến động, xoắn xít đan chen nhau giữa hiện tại hay quá khứ tùy thuộc vào tâm trạng tâm hồn và đặc thù cuộc sống nhân vật trong không gian truyện. Và từ sự đổi thay của không gian, thời gian của truyện, người đọc nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Đây chính là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong truyện trinh thám, tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chính không gian vụ án hẹp, thời gian ngắn,


khẩn trương của một số truyện càng làm tăng tính chất căng thẳng, hồi hộp khiến người đọc càng bị kích thích, bị lôi kéo để nhanh chóng “giải câu đố” tìm ra thủ phạm. Đặc trưng này một mặt thuộc về phương diện đề tài nhưng mặt khác cũng là nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức tác phẩm của thể loại. Điều đáng chú ý ở đây là không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện trinh thám đã mang tính khái quát cao, phản ánh một phạm vi rộng lớn của cuộc sống, gần hơn với đời sống con người, nó vừa góp phần trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm vừa góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn.

Truyện trinh thám với đặc trưng là điều tra vụ án, tìm nhân chứng, vật chứng gắn liền với sự quan sát hiện trường để giải mã bí mật, nên không gian, thời gian nghệ thuật là một thủ pháp tối ưu nhằm tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện. Với một nhà văn tài năng thì nghệ thuật xây dựng hình tượng không gian, thời gian trong một cốt truyện đầy kịch tính là một dịp tốt để chèn vào các nội dung phụ, làm tăng thêm các tình tiết căng thẳng giúp người đọc chăm chú theo dòi, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện, qua đó, người đọc tiếp thu được nhiều thông điệp của tác giả. Ngược lại, với những nhà văn tài năng có hạn, việc đưa thêm vào các hình ảnh, chi tiết đôi khi làm tác phẩm thêm rối rắm, xa vấn đề trung tâm và đánh mất hứng thú của người đọc.

Nếu như các nhà văn lãng mạn giai đoạn này phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, các nhà văn hiện thực miêu tả nỗi lầm than cơ cực cùng với những bất công của cuộc sống, thì những nhà văn trinh thám lại chú ý đến một mảng tối ẩn phía sau cuộc đời, đó là tội ác, tội phạm. Với việc xây dựng hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật, các nhà văn trinh thám đã làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, người đọc như bị cuốn hút mãnh liệt vào cốt truyện mà khó dứt ra được, bởi sự thôi thúc đầy kịch tính của thời gian phá án. Ẩn đàng sau các câu chuyện, các số phận là một bức tranh của không gian, thời gian hiện thực về cuốc sống và con người, mặc dù chỉ là những mảng rời rạc được nối ghép. Thông qua đó, người đọc càng hiểu thêm về hiện thực xã hội trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc.

TIỂU KẾT

Thế giới nghệ thuật trong truyện trinh thám là thế giới đặc biệt, đó là một thế giới được nhà văn sáng tạo ra để chuyển tải đến độc giả thông điệp của mình. Nhân


vật trong tác phẩm thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội, truyện trinh thám còn đi sâu khám phá số phận con người. Thông qua hình tượng nhân vật thám tử, nhà văn ca ngợi những con người nghĩa hiệp, đại diện cho công lý. Đặc điểm nổi bật nhất của nhân vật thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam là tinh thần nghĩa hiệp, luôn hành xử theo triết lý bất vụ lợi. Vì nhiều nguyên nhân, thám tử trong truyện trinh thám Việt Nam vừa giống lại vừa khác so với hình mẫu thám tử phương Tây. Họ có những nét tính cách riêng, được bộc lộ qua những mối quan hệ éo le, lãng mạn theo kiểu môtíp “tài tử giai nhân” trong văn học truyền thống (điều mà trong truyện trinh thám phương Tây rất hiếm thấy). Mặt khác, các phương pháp giải mã vụ án với các mưu mẹo theo một kiểu “Việt hóa”. Đối với các nhân vật phản diện, sự hiện hữu của chúng trong truyện trinh thám Việt Nam cũng có nét riêng, phản ánh thực tế xã hội và con người Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, nhân vật tội phạm không phải là nhân vật chính của thể loại nên tính cách nhân vật được miêu tả chung chung, không được bộc lộ rò nét. Nhân vật tội phạm vừa chịu ảnh hưởng rò nét môtip các nhân vật phản diện trong văn học truyền thống (với rất nhiều kiểu phạm tội theo lối cổ điển như tham lam, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản…) lại vừa có tính chất hiện đại (hành động truy tìm bản đồ kho báu, buôn lậu, thanh toán giữa các băng đảng, lợi dụng tình yêu, lòng ghen tuông..).

Hầu hết các truyện trinh thám Việt Nam đều sử dụng “không gian bối cảnh” như một yếu tố để làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm; trong đó nổi bật nhất là hình tượng không gian “phố thị” và không gian “đường rừng”. Không gian đó vừa đảm bảo cho sự phát triển hợp lý của câu chuyện, lại vừa mang tính hiện thực, in đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử một thời. Với dạng “thời gian vụ án’, “thời gian điều tra” được trải dài theo hướng tuyến tính hoặc phi tuyến tính, nhà văn thường dựa vào sự chuyển vận của thời gian, lấy đó làm cái trục chính để triển khai sự kiện, biến cố và cuộc đời nhân vật. Các biểu hiện của thời gian khá đa dạng về chiều hướng (thuận, nghịch), về nhịp điệu (nhanh, chậm)… Có thể nói rằng tất cả các yếu tố trên đã góp phần tạo nên đặc trưng riêng của thể loại trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX để từng bước hội nhập vào nền văn học thế giới.


CHƯƠNG 4

ĐẶC ĐIỂM CỐT TRUYỆN VÀ PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


4.1. CỐT TRUYỆN

4.1.1. Vấn đề cốt truyện truyện trinh thám

4.1.1.1. Về khái niệm cốt truyện

Khái niệm cốt truyện vốn xuất hiện từ thời cổ đại. Trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, Aristote cho rằng: cốt truyện là yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm “thi ca” (nghệ thuật ngôn ngừ nói chung); nó chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà nghệ sĩ. Tuy nhiên, suốt hàng nghìn năm qua, khái niệm này đã có sự biến đổi rất lớn về nội hàm; đã hình thành những cách hiểu rất khác nhau về “cốt truyện”. Chẳng hạn, theo quan niệm truyền thống, cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể trong văn bản tự sự mà người đọc có thể kể lại. Theo thi pháp học hiện đại, giá trị nổi bật của cốt truyện là cách trình bày (phương án kể). Cũng có quan niệm có tính chất dung hòa, coi cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch… một mặt, cốt truyện là phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội [47, tr.100]. Thật ra, tuy có những cách hiểu khác nhau như vậy nhưng nhìn chung, điều cốt lòi trong nhận thức về cốt truyện, theo chúng tôi vẫn ổn định. Có thể nói cốt truyện là thành phần cơ bản, quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự; nó bao gồm một hệ thống các yếu tố (nhân vật, tính cách, biến cố, sự kiện) được tổ chức một cách chặt chẽ để hướng đến một hiệu quả thẩm mỹ.

Do đặc điểm thể loại, trong cốt truyện truyện trinh thám phải đảm bảo hai điều kiện có tính chất tiền đề là điều tra vụ án (sự kiện) và thám tử điều tra vụ án (nhân vật). Không có hai yếu tố này thì sẽ không có (không thành) truyện trinh thám. Cả hai yếu tố này (sự kiện – nhân vật) được kết nối, tổ chức theo một mạch thống nhất, làm sao để khi câu chuyện kết thúc thì phải chỉ ra được kẻ phạm tội.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí