Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 18

Hoàng bèn cử bảy Nàng tiên bay xuống trần gian, giả làm người trần để tìm hiểu sự việc. Các Nàng tiên đã đáp xuống vùng đất rừng rậm rạp của bản, sau nhiều thời gian xác minh, các Nàng tiên trở về tâu lại với Ngọc Hoàng sự thực. Nay người Cha rất hối hận và mong Ngọc Hoàng cho gia đình họ khi sống được gần nhau, khi chết cũng được ở bên nhau. Ngọc Hoàng đã chấp nhận lời đề nghị của các Nàng Tiên. Vì vậy sau khi chết, gia đình họ được chôn cất gần nhau, sau này những ngọn núi mọc cao lên, mang tên Núi Cha, Núi Mẫu, Núi Con, Núi Cháu. Cả khu vực cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ san sát những ngọn núi cao vòi vọi đó luôn xanh mát màu xanh cây lá, quanh năm khí hậu tốt lành và ưu đãi cho con người sống ở đây nhiều sản vật quý báu, họ luôn yêu thương, thân thiện và chuyên cần với cuộc sống mà cha ông họ đã để lại.

Ngày nay, đến Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, bạn sẽ thấy những huyền thoại đó hiện hữu ở khắp mọi nơi. Núi Cha là ngọn núi cao nhất nhìn từ mọi phía. Núi Mẹ thấp hơn nằm về phía Đông. Đứng từ phía núi Cháu (Khu Du lịch Mẫu Sơn hiện nay) hoặc từ thị trần Cao Lộc thuộc huyện Cao Lộc nhìn lên, núi Mẫu đứng gần hai núi Con, núi Cha đứng xa hơn một chút như bằng chứng sự yêu thương che chở của Người Mẹ đối với hai đứa con khi Người Cha đánh giặc vắng nhà. Đứng từ phía Thị trấn Chi Ma hoặc thị trấn Lộc Bình thuộc huyện Lộc Bình nhìn lên, núi Cha đứng xích gần hai núi Con, núi Mẫu thấp hơn núi Cha và đứng tách ra một chút như là sự đau khổ xa cách âm dương. Những Núi Cháu đứng vòng quanh trong một gia đình sung túc, đâu biết trong mỗi gia đình đều có những đau khổ không thể nào nguôi ngoai.

Những giọt máu đào của người Mẹ đổ xuống đã rải đỏ trên các triền núi mỗi mùa Xuân về, thấm trên những cánh hoa Bích đào đỏ thắm trong sương mù, huyền ảo và quyến rũ. Đào Mẫu Sơn nổi tiếng trong thiên hạ không chỉ bởi vị thơm ngon mà có lẽ cũng vì vẻ đẹp tuyệt diệu của những cánh hoa và cái cách phát triển đặc biệt độc đáo của trái đào: hình thành quả từ sau khi hoa

rụng, trái Đào tiên đỏ rực như trái ớt chín, khi lớn lên chúng mới dần trở nên hồng nhạt.

Vùng núi Mẫu Sơn hiện có hơn chục dòng suối chảy từ khu vực đỉnh núi xuống xung quanh và đều chảy vào sông Kỳ Cùng. Phía Bắc có suối Pắc Đây, Làng Kim, Co Khuông, Khuổi Phiêng, Khuổi Luông. Phía Nam có Khuổi Lầy, Khuổi Tẳng, Khuổi Cấp, Nà Mẫu, Lặp PJạ, Bản Khoai. Đó là máu oan khuất của người Mẹ, nước mắt hối hận của Người Cha. Mỗi dòng suối đều có vẻ đẹp riêng, là nguồn sống của hàng trăm hộ dân sinh sống quanh vùng. Thứ nước nguồn thấm đẫm mối tình oan khuất và đau khổ này làm nên sự nổi tiếng của Rượu Mẫu Sơn, làm nên chất lượng tuyệt hảo của chè Mẫu Sơn.

Tất cả các ngọn núi đều có nhiều ao hồ, thác ghềnh quanh năm đầy nước, dù ở độ cao rất lớn so với mực nước biển. đặc biệt có những nơi có cảnh đẹp nên thơ như thác Long Đầu, vũng Soong Cải, … tương truyền là nơi các Nàng tiên khi đáp xuống trần gian xác minh nỗi oan khuất của người vợ vẫn thường xuống tắm. Khi đứng ở các ngọn núi khác nhìn vào, thấy lấp loáng ánh sáng phản chiếu từ những vùng nước đó ra như những mảnh gương thần các Nàng Tiên để lại cho trần thế trước khi về Trời. Xung quanh những vùng nước mát quanh năm tươi tốt các loại cây trái, đặc biệt trên núi Mẫu Sơn có một loại chanh cây to trái nhỏ rất ngon, nếu đem muối cùng măng ớt hoặc muối không sẽ trở thành một loại gia vị có hương thơm đặc biệt, ai đã dùng một lần sẽ không quên được hương vị tuyệt vời quyến rũ của nó. Tương truyền ai đã thưởng thức món ăn này sẽ luôn luôn bị thôi thúc phải trở lại nơi này để lại được thưởng thức chúng vào vụ tới - những trái cây tròn nhỏ xíu đó chính là những giọt nước mắt ân hận của Người Cha mà thành.

Đêm đêm, Mẫu Sơn ngày nay đã có ánh đèn điện sáng lung linh, song trong mờ mịt sương mù vẫn luôn được nghe nghe tiếng gào thét rền rĩ của gió, văng vẳng như những lời than vãn khóc gào bi ai của Người Cha sau khi giết

nhầm người vợ yêu quý của mình. Càng về khuya, tiếng thét gào càng thảm thiết và ai oán, gợi trong lòng du khách - những người sống – gờn gợn những cảm nhận sâu sắc và đau xót về mối oan tình huyền thoại Mẫu Sơn.

Còn Chóp Chài, chàng trai bị nghi oan được biết Người Mẹ bị giết chết trong oan khuất cũng không nguôi nỗi trăn trở, khi chết đã biến thành ngọn núi cao đứng xa xa nhìn về, đơn độc khắc khoải như lời nhắc nhở với con người về những nỗi uẩn khúc của cuộc sống. Ngọn núi này du khách có thể nhìn thấy từ thành phố Lạng Sơn hay từ vùng núi Mẫu Sơn, có hình chóp nón rất đẹp, đứng độc lập ở vùng Văn Lãng - Đồng Đăng, Lạng Sơn ngày nay.

Trên núi Mẫu còn một vết sạt trắng, mỗi khi có mưa xuống, hình thành một con thác trắng xoá bọt nước, tương truyền đó là vết vạch trắng ở bụng Người Mẹ, nơi Người Cha xác định được sự thuỷ chung của vợ mình sau khi đã giết chết vợ. Những ngày trong trời, đứng từ phía Núi Cháu nhìn sang, vết trắng đó càng hiện rõ trên nền cây xanh ngút ngàn của những cánh rừng trên núi. Núi Mẫu hiện còn phế tích của một ngôi đền cổ, cột bằng những tảng đá liên khối, được gọt đẽo và dựng trên nền đá từ rất lâu, tương truyền là ngôi đền do Người Cha dựng lên trong tột cùng của đau khổ và tuyệt vọng để thờ cúng vợ oan khuất của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Ghi theo lời kể của ông Đặng Tăng Phúc - Dân tộc Dao- Người hiện đang sống tại khu Du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

(Dẫn theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn. Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch: http://www.langson.gov.vn/vhtt/node/132)

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 18

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí