Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 17

xoe cặp mắt trong veo như bầu trời. Màn đêm buông dần, cảnh vật yên tĩnh... Con hổ xám vẫn phủ phục trong bất động. Nó nhớ đến hổ con, nó căm hờn và thương xót và trước mắt nó là sự thuỷ chung của người vợ trông chồng. Mùi nếp hương lan toả, khói lam chiều buông trên rặng tre làng. Bỗng nhiên bầu trời loé sáng tạo thành một màu tím sẫm. Nàng Tô Thị ngước mắt lên trời, một tia chớp nổ giữa trần gian, mẹ con nàng rùng mình hoá đá. Con hổ xám rướn mình trong kinh hoàng. Nó chợt hiểu và như một định mệnh đôi mắt của hổ chạm vào tia chớp. Trong đôi mắt hổ có hai dòng lệ long lanh. Thêm một luồng chớp nữa. Hổ cái xám cũng từ từ hoá thành đá... Nhà thơ Mã Thế Vinh dẫn chúng tôi đến bên tượng đá nàng Tô Thị và con hổ xám trên đỉnh núi ở xòm Còn Lèng xã Việt Thắng, thị xã Lạng Sơn. Ai nấy đều xúc động trước hai pho tượng đá có hồn này. Gió xuân hiu hiu lạnh. Bên tai tôi văng vẳng vần thơ mà nhà thơ Mã Thế Vinh vừa ứng tác:

“Viếng thăm Tô Thị chỏm đầu non Hồ còn thương cảm tuổi trăng tròn Chờ chồng, hai "nàng" cùng hoá đá Kẻ đứng bồng - kẻ lòng sắt son...”

(Xứ Lạng ngày áp Tết 1998) Nguyễn Duy Chiến


Truyền Thuyết Về Động Song Tiên Và Giếng Tiên

Ở phía nam thị xã, từ Mai Pha lên đến phố Thổ, ai cũng thấy một cảnh kỳ vĩ, giữa những đồi núi đất thấp, nổi lên một núi đá to cao, trong đó có Chùa Tiên. Ngô Thì Sĩ gọi đây là động Song Tiên. Phía đằng sau đó, qua một đoạn dốc thoai thoải, ta đến Giếng Tiên. Đây là giếng tự nhiên, bề mặt chỉ bằng bàn chân người lớn, hình thành trên một mỏm đá xanh, nước trong vắt và mát. Điều kỳ thú là múc đến đâu nước lại đùn lên ngang mặt giếng, không bao giờ cạn.

*Truyền thuyết 1

Bản kể 1: Ngày xưa, một năm trời đại hạn, đến nỗi con sông Kỳ Cùng nước cũng cạn kiệt. Đất đai nứt nẻ khiến cỏ cây khô héo, ruộng đồng xác xơ. Dân làng Phia Luông cũng chẳng có nước để dùng. Bữa nọ một bầy trẻ chăn trâu đang ngồi ở gốc cây ven đồi thì bỗng thấy một cụ già ăn mặc xuềnh xoàng, dáng thiểu não từ xa đi lại. Cụ già gần lũ trẻ, chìa bát gỗ xin ăn, lũ trẻ chăn trâu vui vẻ nhường phần cơm ít ỏi của mình cho cụ và thành thực nói rằng: “Chúng cháu chỉ có cơm cho cụ ăn nhưng chẳng biết lấy gì mời cụ uống vì đã lâu xã làng không có nước”. Cảm động trước tấm lòng thơm thảo của lũ trẻ, vừa nhận cơm xong, cụ già liền lấy gót chân giẫm xuống tảng đá, lập tức một dòng nước ngọt trong vắt phun lên, lũ trẻ tha hồ uống và tắm thỏa thuê. Cụ già bỗng nhiên biến mất, còn dòng nước thì cứ chảy mãi không thôi. Từ đó dân làng Phia Luông có đủ nước dùng. Người ta cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng vượt qua cơn đại hạn. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên. Miệng giếng chỉ to bằng chiếc bát lớn nhưng cứ múc hết lại đầy. Dân làng bèn lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi đèo Giang – Văn Vỉ. Cứ vào mùa xuân là mở hội tưng bừng trong khuôn khổ hội làng.

(Theo tài liệu “Lễ hội dân gian xứ Lạng, Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hóa thông tin Lạng Sơn 2002)

Bản kể 2: Xưa kia không rõ vào thời nào, một ông lão ăn mày chống gậy qua vùng này, trông vẻ đói khát và mệt mỏi. Cụ ngồi nghỉ trên mỏm đá đó. Mấy chú thiếu niên con nhà giàu làng Phai Luông gần đấy thả trâu và đang ăn “lèng” thấy ông cụ già rách rưới đến ăn xin liền mắng đuổi và không cho. Bên cạnh đó cũng có một thiếu niên con nhà nghèo chăn trâu vẻ mặt buồn tủi vì không được đến gần và chơi với con nhà giàu. Ông già ăn mày bèn đến gần hỏi chuyện và xin ăn. Thấy ông già cùng cảnh ngộ, em liền động lòng thương, đến bên cụ hỏi chuyện rồi biếu cụ nắm cơm mang theo từ nhà. Cụ vui vẻ nhận, ăn ngon lành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Ăn xong, cụ xin nước uống. Chú bé liền thưa lễ phép với cụ là không mang nước đi và xin phép về lấy. Ông già ăn mày bảo thôi, cháu không cần phải về lấy nữa, ông khen chú bé ngoan và liền dẫm chân lên hòn đá, một dòng nước trong vọt lên. Cụ uống cho đã khát. Chú thiếu niên vui mừng, giơ tay đón dòng nước mát lạnh, liền chạy về phô với người lớn, khi quay lại chỗ ông già có phép lạ thì đã không thấy ông đâu nữa. Tên giếng Tiên hình thành từ đó.

(Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, trang 24-26)

Truyền thuyết về núi non xứ Lạng - 17

Truyền thuyết 2:

Bản kể 1: Người khác lại kể rằng không phải là ông cụ ăn mày mà là một cặp vợ chồng tiên trên trời giáng xuống hạ giới, đến thăm thành Lạng, sau khi vãng cảnh nhiều nơi, họ đến đây ngồi nghỉ. Trời nắng, khát khô cổ, không tìm đâu ra nước uống. Tiên bà liền dẫm chân lên đá, làm một dòng nước trong lành vọt lên. Chỗ đó hình thành cái giếng bằng bàn chân, người trong vùng gọi đó là giếng Tiên, có người gọi là “Giếng Đá”. Giếng Tiên có liên quan đến chùa Tiên, do tiên đã giáng xuống ở ẩn một thời gian, sống ở trong động, người ta gọi là động Song Tiên, tức là một đôi tiên. Và đôi vợ chồng tiên đó đã tạo ra giếng tiên đó. Vốn yêu và ngưỡng mộ thiên nhiên, con người hòa với thiên nhiên làm một đã dựng lên những truyền thuyết để lý giải về lai lịch cảnh đẹp thiên nhiên, lại còn tôn tạo thành danh thắng lưu giữ lâu đời.

(Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, trang 24-26).

Bản kể 2: Đồn rằng trên núi Mẫu Sơn có một đôi tiên sống trên đỉnh núi, ngày hè nắng đẹp, trời trong xanh thường theo dọc dòng sông Kỳ Cùng chơi. Thấy cảnh quan trên núi Phja Luông có bãi cỏ xanh sạch đẹp nên họ nằm “phơi nắng” – xế trưa mặt trời lên cao nóng bức lại ngồi nghỉ lên phiến đá bằng. Họ thách nhau làm “giếng nước trong” để lấy nước uống, tắm mát. Cái giếng tiên

nữ làm nước phọt lên rất trong. Trái lại tiên nam làm cái nào nước cũng đục nên làm xong chàng bịt hết, giờ ở đó chỉ còn cái giếng hiện tại. Dân làng bản nhờ có nước suối trong mát dùng và tưới tắm ruộng màu, cây cối nên lập đền thờ đôi tiên ngự trên núi Mẫu Sơn đó.

Thời gian “thoi đưa”, vùng đất này xảy ra nhiều biến cố do giặc phương Bắc, thổ phỉ địa phương quấy phá, việc thờ cúng bị gián đoạn. Ngôi miếu bị dột nát nên dân chúng mới đưa bát hương vào trong hang núi Đại Tượng ( đối diện với Phja Luông) lập bàn thờ là “Song Tiên tự” như hiện tại. Và 18 tháng giêng hàng năm, dân quanh vùng kéo đến mở lễ hội “Xuống đồng” (Lồng Tồng) để dâng lễ, chiêm ngưỡng Phật tiên, thăm thú hang động Chùa Tiên và giếng Tiên.

( Mã Thế Vinh (1996), Việt Nam Các Vùng Văn Hóa - Lạng Sơn Vùng Đất Của Chi Lăng - Đồng Đăng - Kỳ Lừa, NXB Trẻ. Trang 41- 43)

Bản kể điền dã:

Ngày xưa, một năm trời đại hạn, đến nỗi con sông Kỳ Cùng nước cũng cạn kiệt. Đất đai nứt nẻ khiến cỏ cây khô héo, ruộng đồng xác xơ. Dân làng Phja Luông cũng chẳng có nước để dùng. Bữa nọ một bầy trẻ chăn trâu đang ngồi chơi thì bỗng thấy một cụ già từ xa đi lại và hỏi, “các cháu chăn trâu thế buổi trưa có gì ăn không”? Lũ trẻ thật thà trả lời: “Chúng cháu có lèng để ăn, nhưng không có nước để uống”. Thương lũ trẻ không có nước uống, cụ già liền nhẫm chân vào một tảng đá, và thật kì lạ từ tảng đá đó có nước phụt lên. Bọn trẻ chăn trâu chịu khát lâu ngày, thấy vậy liền xô tới uống thỏa thuê, chúng quay lại định cảm ơn thì cụ già đã biến đâu mất. Dân làng phia Luông nhờ có giếng nước mà vượt qua cơn đại hạn, người dân cho rằng cụ già đó chính là Tiên Ông đã ra tay cứu giúp dân làng. Nguồn nước đó gọi là Giếng Tiên. Miệng giếng chỉ to bằng chiếc bát lớn nhưng cứ múc hết lại đầy. Dân làng bèn lập miếu thờ Tiên ngay cạnh giếng bên sườn đồi đèo Giang – Văn Vỉ.

Truyền thuyết giếng tiên có liên quan đến động song tiên. Có giếng tiên thì mới có chùa tiên sau này. Về động song tiên, có truyền thuyết như sau: xưa kia, tại hang núi này, là nơi hai tiên ông thường tới đánh cờ, một ngày kia sau khi hai ông đánh cờ, đến giờ về trời một ông đã bay về trời trước, còn một ông do ngủ quên nên từ đó đá hóa đá ở lại nơi hang núi này. Dân quanh vùng sau này thấy dấu tích tiên ông hóa đá, cho rằng đây chính là tiên ông xưa kia đã tạo ra giếng Tiên cứu dân làng qua cơn đại hạn. Về sau nơi này lập nên chùa Tiên (hay con gọi là Song Tiên Tự) chùa được lập vào thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1490 – 1497). Động chùa Tiên nằm ngang chừng núi Đại Tượng, giếng Tiên nằm bên sườn núi. Do đó khu di tích văn hóa này có tên là “Chùa Tiên - Giếng Tiên”. Hệ thống hang động này từng là nơi trú ẩn, cất giấu vũ khí của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Lễ hội chùa Tiên diễn ra vào ngày 18 tháng giêng hàng năm, đây là lễ hội cầu mùa, mong mưa thuận gió hòa.

(Ghi theo lời kể của ông Vy Ngọc Hải, phó ban quản lý di tích lịch sử Chùa Tiên – Giếng Tiên, U.B.N.D phường Chi Lăng).


Huyền Thoại Về Núi Mẫu Sơn

Ở phía đông thành phố Lạng Sơn, cách thị xã chừng 20 km; có một dãy núi cao nằm theo hướng Đông – Tây chạy dài từ đất Cao Lâu – Xuất Lễ của Cao Lộc và xã Hữu Khánh, Yên Khoái huyện Lộc Bình sang giáp Trung Quốc. Cả dãy có nhiều ngọn núi như người đứng nhấp nhô, cao thấp khác nhau; đỉnh cao nhất là Phia Chò 1500m so với mặt nước biển, nơi đây thường xuyên có mây phủ quanh; đỉnh núi cao trông như người ngoảnh về phía Đông Bắc. Đó chính là dãy Mẫu Sơn hoặc còn gọi là Công Mẫu (núi Cha, núi Mẹ). Về dải núi này từ lâu đã lưu truyền một huyền thoại như sau:

"Ngày xưa, núi cũng biết đi lại, biết làm việc, cũng có vợ có chồng, có con cái và biết đánh lại kẻ ác. Một hôm núi Cha thấy có mùi thơm của mật,

nghĩ rằng ở đâu đây chắc có giếng mật nên dọc theo con suối có nước rất trong, nơi có mùi thơm tỏa ra. Đi được một lúc lại thấy có nước đục chảy tới vì có mùi hôi ngửi rất khó chịu. Núi Cha liền nhìn về phía trước giật mình thấy có nhiều núi lạ đi tới. Thấy những ngọn núi lạ này hung hăng gian ác như bọn cướp, núi Cha vội nghĩ cách ngăn nó lại, không để chúng đến gây tội ác. Núi Cha liền vẫy gọi nhiều núi bạn ở gần đó nhập vào mình và vươn lên thật cao để chắn đường đi của bọn núi lạ. Núi lạ nhiều vô kể, nhưng toàn núi lùn, núi trọc và không nhập vào nhau được nên đành phải quay lủi thủi trở về. không thực hiện được ý định, bọn núi lạ cay cú bàn với nhau sẽ theo con suối nước trong đi tìm chiếm giếng mật ong vào một dịp khác. Biết được ý đồ nham hiểm của bọn núi lạ, nên mặc dù nhớ núi Mẹ và thương núi Con nhưng núi Cha chưa về mà tiếp tục đứng đấy để chặn đường bọn núi lạ đề phòng chúng quay lại. Ở nhà chờ lâu không thấy núi Cha về, núi Mẹ nóng ruột lo lắng quyết định đi tìm núi Cha. Một tay cầm thỏi vàng một tay cầm tỏi bạc, lưng cõng núi Con, núi Mẹ đi theo con suối nước trong có mùi thơm của mật để tìm núi Cha. Dọc đường đi núi Mẹ gặp một tên núi lạ, chúng sán đến gần tán tỉnh, đỗ dành muốn chiếm núi Mẹ làm vợ. Núi Mẹ sợ quá vội vàng đi thật nhanh, tên núi lạ cũng không chịu dời. Nhìn thấy núi Mẹ cõng núi Con đi như vậy, lại thấy có một thằng núi lạ theo sau, cả hai đang tiến về phía mình, núi Cha hồi hộp theo dõi. Để che kín mình không cho núi lạ trông thấy, núi Cha liền kéo mây xuống xung quanh. Khi núi mẹ đã tới gần thì thấy hai hàng nước mắt cứ trào ra trên khuôn mặt rất lo lắng, sợ hãi của núi Mẹ, núi Cha hiểu được sự tình, bèn vén mây lên. Thấy núi Cha bất ngờ xuất hiện ngay trước mặt, núi Mẹ xúc động, vội dang tay ra đón núi Cha. Tên núi lạ thấy thế cũng vội vàng quay đầu bỏ chạy".

Ngày nay, ở dưới chân núi Mẫu Sơn thuộc hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình còn có làng gọi là Bản Vàng (Bản kim) Mỏ Bạc... đó chính là nơi núi Mẹ đã để thỏ vàng, thỏi bạc rơi xuống.

( Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn (1994), Ai lên xứ Lạng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 36-38).


Huyền thoại về Mẫu Sơn

Mẫu Sơn thuộc vùng núi cao của hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn với khoảng 80 ngọn núi to nhỏ nằm liền bên nhau. Đặc biệt nhất là ở khu vực cao nhất của Mẫu Sơn, núi không mang tên loài cây, loài hoa, tên con vật hay tên con người mà lại chỉ mang tên núi Cha, núi Mẫu, núi Con và núi Cháu.

Chuyện người xưa kể lại: Gia đình họ gồm người Cha khoẻ mạnh và dũng cảm, người mẹ khéo léo, chung thuỷ và đảm đang, những người con tuy nhỏ tuổi nhưng ngoan ngoãn. Họ sống hoà thuận và no đủ trong một mái nhà trên vùng núi quanh năm mây phủ, có con sông Kỳ Cùng chảy vòng quanh. Một ngày nọ, có quân ngoại xâm đến xâm lược. Vâng mệnh nhà Vua, người Cha cưỡi ngựa, cầm gươm, vác giáo theo đoàn quân của nhà Vua ra trận chiến đấu bảo vệ bờ cõi biên cương.

Rồi một ngày cuối Đông, người Cha cũng đã trở về, sau khi đã dũng cảm chiến đấu cùng Đại quân của nhà Vua đánh tan giặc xâm lăng, được nhà Vua ban tặng cho nhiều phần thưởng cao quý và được giải ngũ. Về với gia đình trong niềm vui khôn tả của người Mẹ và các con, người Cha tưởng rằng từ đây gia đình lại tiếp tục cuộc sống êm ấm, vui vẻ như những năm xưa. Nào có ai ngờ từ đây bắt đầu một huyền thoại bi tráng.

Chuyện bắt đầu từ một gia nhân trong gia đình, khi người Cha đi vắng đã đem lòng yêu người Mẹ nhưng hễ cứ ngỏ lời thì lại bị Người Mẹ cương quyết từ chối. Trong thời gian đó, có chàng thanh niên tên Chóp Chài quê ở gần đó, hoàn cảnh nhà nghèo khó nhưng chăm chỉ và tốt bụng, vẫn thình thoảng qua lại bản buôn bán và giúp đỡ nhiều người trong bản, nhiều hôm do mải làm việc, khi định về nhà thì trời đã tối, thời ấy nếu đường xá xa xôi, cọp beo rừng

hung dữ không thể đi đêm về hôm được nên chàng Chóp Chài vẫn thường xin được ăn cơm và ngủ lại nhà ba mẹ con, chờ hôm sau trời sáng mới về. Nghĩ chàng Chóp Chài là người làm ăn chăm chỉ và tốt bụng nên ba mẹ con cùng yêu quý, hay giúp đỡ chàng.

Không được đáp lại tình yêu còn bị khinh miệt, những ghen ghét, xấu hổ và hằn học chất chứa trong lòng ngày càng lớn, gã gia nhân luôn nung nấu ý định trả thù người Mẹ. Vì vậy, ngay sau buổi cả bản đón người Cha trở về, gã đê tiện kia đã thưa với người Cha rằng trong những năm tháng người Cha đi ra trận, người mẹ ở nhà có tình ý với Chóp Chài, không còn giữ lòng trung thuỷ với chồng. Giận quá hoá mất khôn, không nén nổi nỗi bực tức và không bình tĩnh nghe lời can ngăn của bất cứ ai, người Cha rút gươm kề ngay vào cổ vợ mà đòi dẫn đi tìm bắt người thanh niên Chóp Chài để giết chết cả hai người cho hả nỗi hận trong lòng. Nhưng ngày hôm đó Pò Chài ở nhà, không đến bản bán hàng. Người Mẹ nước mắt lưng tròng, thanh minh hết lời về nỗi oan khuất của mình nhưng người Cha không hề rung động. Cuối cùng, người Mẹ chỉ kịp đề nghị người Cha để những đứa con của mình chạy ra khỏi nhà, quay mặt đi nơi khác để không nhìn thấy cảnh đầu rơi máu chảy rồi vén tóc cúi đầu để người Cha ra tay. Máu của người Mẹ đã đổ xuống chảy tràn trên đất, chảy mãi thành suối, thành sông.

Sau cơn cuồng giận, người Cha chợt tỉnh ngộ, nhận ra sự nóng giận vô lý đã cướp mất người vợ yêu thương nhất mực thuỷ chung và đảm đang của mình. Người Cha vạch áo vợ lên xem bụng, thấy những dấu tích ngày nào vẫn vẹn nguyên, chứng tỏ người vợ bị oan khuất, bèn vác gươm tìm kẻ gia nhân ty tiện kia trừng phạt nhưng hắn đã cao chạy, xa bay. Người Cha tột cùng đau khổ đã gọi các con quay trở về, lập miếu thờ người vợ yêu quý của mình và đêm ngày gào thét cầu xin người vợ được sống lại.

Sau khi hồn lìa khỏi xác, người Mẹ tìm lên Trời, đòi gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế để kể về nỗi oan khuất và mong Người giải oan cho mình. Ngọc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023