Quy Trình Thực Hiện Thu Hồi Đất, Bồi Thường Gpmb


1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài

1.2.1. Căn cứ pháp lý của đề tài

- Luật Đất đai năm 2013.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp xác định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại dự án trọng điểm xây dựng cấp bách cơ sở hạ tầng bảo vệ biên giới xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - 3

1.2.2. Quy trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường GPMB

Căn cứ các quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trên cơ sở thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB gồm 9 bước như sau:

Bước 1: Thông báo thu hồi đất


Bước 2: Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất; cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc (nếu có)

Bước 3: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bước 4: Niêm yết công khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Bước 5: Thẩm định và hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC Bước 6: Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC

Bước 7: Quyết định thu hồi đất (Bước 6-phê duyệt phương án BT, GPMB và Bước 7 thu hồi đất được phê duyệt trong cùng một ngày).

Bước 8: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí TĐC theo phương án đã được phê duyệt

Bước 9: Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu có).

1.2.3. Những quy định về thu hồi đất

Theo quy định Pháp luật về đất đai hiện hành thì việc Nhà nước thu hồi đất được thực hiện trong các trường hợp thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng cộng (quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013). Cụ thể như sau:

* Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, bao gồm 10 trường hợp sau

- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;

- Xây dựng căn cứ quân sự;

- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;

- Xây dựng ga, cảng quân sự;

- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;

- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;

- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;

- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;


- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.

* Thu hồi đất để phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia, công cộng gồm 03 trường hợp sau:

- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:

+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án TĐC, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;


+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản (Luật Đất đai, 2013).

1.2.4. Những quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

1.2.4.1. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường.

- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật (Luật Đất đai, 2013).

1.2.4.2. Điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Điều kiện được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng (quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013), như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có GCNQSDĐ, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.


- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp (Luật Đất đai, 2013).

1.2.4.3. Giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật đất đai 2013 thì việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của


loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Như vậy giá đất để tính bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là giá đất cụ thể do UBND tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

1.2.4.4. Những quy định bồi thường về đất

* Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở: Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở quy định tại Điều 79 của Luật Đất đai năm 2013 được thực hiện như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có GCNQSDĐ hoặc đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:

+ Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở TĐC.

+ Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.

- Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở TĐC và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở TĐC cho từng hộ gia đình.

- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở TĐC thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền.


- Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do UBND cấp tỉnh quy định (Luật Đất đai, 2013).

* Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong trường hợp không có hồ sơ, chứng từ chứng minh

Việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì Người sử dụng đất có trách nhiệm kê khai các chi phí đầu tư vào đất. Trên cơ sở nội dung kê khai, HĐBT phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi và các tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, xác minh các khoản chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại tại thời điểm thu hồi đất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc nông nghiệp thẩm tra, trình UBND huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) phê duyệt (Quyết định số 07/2015/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hà Giang).

1.2.4.5. Bồi thường về tài sản (Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Giang)

* Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (theo quy định tại khoản 1, Điều 89 Luật Đất đai) thì được bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Mức bồi thường được tính theo đơn giá xây dựng quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này.

- Đối với nhà, công trình vật kiến trúc khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này (đối với các tổ chức) thì được bồi thường như sau:


Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.

a) Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP .

b) Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình là 50%, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.

Trường hợp giá trị hiện có của nhà, công trình bằng 0 (đã hết thời gian khấu hao) hoặc trong quá trình sử dụng có sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì xác định giá trị hiện có theo thực tế.

c) Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại được quy định như sau:

+ 8 năm đối với nhà tạm, vật kiến trúc khác;

+ 20 năm đối với nhà một tầng mái lợp ngói, tôn hoặc PhiPrô Xi măng (không áp dụng cho nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố) tường bao quanh xây gạch chiều cao lớn hơn 3m (không tính chiều cao tường thu hồi);

+ 30 năm đối với nhà 1 tầng mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói hoặc PhiPrô Xi măng;

+ 30 năm đối với nhà xưởng và kho thông dụng quy định tại bảng suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố;

+ 50 năm đối với nhà 2-3 tầng tường xây gạch, mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái bằng bê tông cốt thép trên lợp tôn, lợp ngói hoặc PhiPrô Xi măng;

+ 60 năm đối với nhà 4-5 tầng trở lên;

- Đối với nhà, công trình nhà xây một tầng mái bằng bê tông cốt thép, nhà xây từ hai tầng trở lên, nhà để sản xuất kinh doanh, nhà xây 01 tầng lợp mái, nhà tạm bị phá dỡ một phần diện tích nhà, phần bị phá dỡ tường hoặc cột chịu lực thì tính bồi thường, hỗ trợ như sau:

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí