ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Mai Ngọc Lê
Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Truyền Thống Và Cách Tân:
- Truyền Thống Và Cách Tân Thể Hiện Ở Cách Chiếm Lĩnh Đề Tài.
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
Mai Ngọc Lê
Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Mã Số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ
HÀ NỘI - 2008
MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cùng thời với các tác giả : Thanh Thảo, Phạm Tiến Duật, Lâm Thị Mĩ Dạ… lớp tác giả đã làm nên diện mạo thơ ca một thời máu lửa. Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Duy cũng nhập cuộc bằng những trang thơ cháy bỏng khát khao và lòng nhiệt tình yêu quê hương đất nước. Cách đi của ông không lặp lại mọi người, điều này làm nên cái mới cho thơ Nguyễn Duy. Nhà thơ là một trong những người tiên phong trong khuynh hướng phi sử thi - một khuynh hướng đậm nét xuất hiện trong văn học Việt Nam vào những năm 80 của thế kỉ XX. Ở những tác phẩm của ông, hiện thực được nhìn toàn diện dù đó là cái nhìn lại quá khứ hay cái nhìn mới nguyên của hiện tại.
Nguyễn Duy hay viết về những suy ngẫm mang tính triết lí, chủ yếu là suy ngẫm về giá trị cuộc đời, chính vì thế thơ Nguyễn Duy có chiều sâu và đậm chất trí tuệ, mặc dù được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ hết sức giản dị, thậm chí bình dân. Đất nước hiện lên trong trang thơ Nguyễn Duy có thể nói là đậm nét và chân thực hơn so với các nhà thơ cùng thời, bởi không ai yêu quê hương đất nước như cách của Nguyễn Duy - yêu bằng cách chỉ ra cái khốn khó, cái cơ cực, cái yếm thế nhỏ bé …tóm lại là phần khuất lấp không tươi đẹp mà bao người ngại nói đến.
Nguyễn Duy là nhà thơ không ngừng vận động, luôn dấn thân vào những cuộc hành trình để tìm cái đẹp, bằng cách này hay cách khác. Không chấp nhận một cách đi cũ mòn, hình ảnh khuôn sáo…thơ Nguyễn Duy mang đậm dấu ấn cách tân. Tuy nhiên, nói đến Nguyễn Duy người ta cũng nói nhiều đến những vần thơ “làng cảnh quê hương” đậm đà, son sắt. Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy là hai giá trị thẩm thấu, nhuần
nhuyễn trong mỗi tác phẩm, nó làm nên cảm quan nghệ thuật và giá trị riêng cho thơ Nguyễn Duy. Đây là hai giá trị thống nhất và biện chứng, cách tân được nảy sinh trên mảnh đất chân quê truyền thống và tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ.
Chính vì những phẩm chất nghệ thuật và sự nỗ lực hết mình trên con đường tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Duy đã nêu ở trên, chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài này nhằm khẳng định vai trò và vị trí của một nhà thơ dũng cảm luôn nhìn thẳng, nhận chân mọi giá trị của cuộc sống, nhà thơ của “quê hương làng cảnh” ở thời hiện đại này.
II. MỤC ĐÍCH , PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Luận văn xem xét hai giá trị truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên các phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó tìm ra nét riêng biệt độc đáo của nhà thơ, khẳng định vị trí và đóng góp của nhà thơ trong nền thơ ca nước nhà.
- Phạm vi nghiên cứu trong 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn Duy: Mẹ và em (1987, Nhà xuất bản Thanh Hóa), Đường xa (1989, NXB Trẻ), Quà tặng (1990, NXB Văn học), Về (1990 – 1994, NXB Hội nhà văn), Sáu và Tám (1994, NXB văn học), Bụi (1997, Nhà xuất bản Hội nhà văn)
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Bất cứ vận động đi lên nào cũng có sự đấu tranh, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái cổ hủ và tiến bộ…Hành trình thơ ca cũng vậy, vấn đề truyền thống và cách tân, không chỉ đến ngày hôm nay mới được đem ra bàn bạc, mà ở mỗi thời đại khác nhau quá trình này diễn ra với mức độ và quy
mô khác nhau. Chúng tôi xin được điểm qua một số bài tiêu biểu để thấy được tính hệ thống trong vấn đề mình đang nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Hữu Quýnh với bài Hai xu hướng thơ hiện nay đã chỉ ra sự khác biệt giữa cái mới của những thế hệ cầm bút trên thi đàn Việt Nam sau 1946. Tác giả nhấn mạnh về hai xu hướng thơ hiện nay là: “ Người ta bắt đầu nói đến thơ cách tân, thơ hiện đại, hậu hiện đại như là sự phá vỡ kết cấu của diễn đạt. Nhà thơ Hoàng Hưng đã từng phát biểu: Thơ hậu hiện đại mang hai đặc tính nổi bật là tính thử nghiệm và tính tiên phong…Mặc dù rất đa dạng, thơ hậu hiện đại có điểm chung: quan niệm làm thơ là một tiến trình đang xảy ra chứ không phải sản phẩm đã thành…Nó thích những chữ rỗng hơn cái thụ nghĩa tiên nghiệm, đi theo lý thuyết kết cấu hơn là lý thuyết biểu hiện, quan tâm đến nói như thế nào hơn là nói cái gì”. Và thái độ của tác giả trước những yêu cầu cách tân thơ hiện nay là: Để có một nền thơ thuần hậu, nhân văn, trong sáng và đa dạng cần đối xử công bằng với mọi nhà thơ. Đừng vì nhân danh đổi mới, hiện đại hay truyền thống mà bên trọng bên khinh. Hãy để cho khuynh hướng thơ được bình đẳng tồn tại với nhau, đừng dạy dỗ, đừng áp đặt, đừng khắt khe và cũng đừng ôm ấp chiều chuộng thái quá ai cả. Tự thơ nói lên tất cả. Tự bạn đọc bầu chọn nhà thơ của họ. Tự cuộc sống lâu dài định danh cho thơ. Tóm lại cứ để cho nó phát triển tự nhiên vì nó là thơ”. Tác giả chỉ dừng lại nhìn nhận một cách khái quát về xu hướng thơ hiện nay mà không đi vào nghiên cứu một tác phẩm, tác giả cụ thể nào.
Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi - bài của Giáo sư Phạm Vĩnh. Tác giả nghiên cứu tính dân tộc trong thơ Việt nam trong suốt chiều dài lịch sử phát triển thơ ca, để khẳng định: người sáng tạo càng sâu sắc và độc đáo bao nhiêu thì càng đạt tính dân tộc, tính nhân loại ở độ cao bấy nhiêu. Đồng thời tác giả khẳng định tính dân tộc phải có xu thế
mở, tức là nói đến tính dân tộc không có nghĩa là nói đến một giá trị bất biến, khuôn khổ và cứng nhắc mà phải luôn kế thừa và sáng tạo tiếp.
Cách tân: đi tìm một cái mới hay cái Tôi? - TS Chu văn Sơn. Bài viết đã đưa ra định nghĩa về cách tân, nhận thức của tác giả văn học về cách tân, vai trò của cách tân trong sáng tạo nghệ thuật. TS Chu văn Sơn kết luận: Cách tân là sáng tạo cái mới. Nhưng không phải cái mới vay mượn từ ngoài mình. Trái lại phải là cái mới trong mình. Nhận chân được cái mới thuộc về bản thể, thì mới thấy được cái mới ấy cũng là cái Tôi của kẻ sáng tạo. Nó sẽ xui khiến kẻ sáng tạo tìm đến hình thức mới và truyền sự sống cho mỗi thành tố mới của hình thức ấy. Đến lượt mình hình thức mới sẽ định dạng cho mọi sáng tạo mới.
Thử tìm hiểu tính dân tộc trong thơ hôm nay - tác giả Trần Sáng đã ngợi ca cái mượt mà đằm thắm, cái chia sẻ và thấu hiểu mà thơ dân tộc đã có được. Những gì mang tính dân tộc trong thơ hôm nay “Đó là những lời từ trái tim, là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của Người Việt. Cũng là cái đích hướng đến của nhân loại. Những vần thơ đó đã chinh phục trái tim nhân loại trong khi nhà thơ vẫn đứng vững hai chân trên mảnh đất dân tộc mình”
Cánh tân là lẽ sống của thơ - tác giả Hoàng Hồng đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cách tân thơ. Đó là một yêu cầu không thể không xảy ra và không thể không được đáp ứng của thời đại. Cách tân theo Hoàng Hồng là tất yếu của ngày hôm nay - hiện đại, và là điều không cần phải bàn đến, hãy để thời gian và độc giả trả lời cho câu hỏi về cách tân.
Có rất nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Duy, để khẳng định hồn thơ giàu tính dân tộc và phong cách khá linh hoạt độc đáo, thể hiện con mắt nhanh nhạy và thông minh của tác giả, song cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu tính truyền thống và cách tân trong thơ ông. Nhà phê bình Hoài Thanh năm 1972 trên Văn nghệ đã nhận định khi mới đọc những bài thơ đầu:
“Thơ Nguyễn Duy thường đưa ta về một thế giới quen thuộc …Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của nhứng con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi, không tên…Đọc thơ Nguyễn Duy, thấy anh thường hay cảm xúc, suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác có thể chỉ là chuyện thóang qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như lắng lại” . Từ Sơn với bài Thơ Nguyễn Duy đăng trên báo văn nghệ số 27/1985 đã viết: “ …Thơ anh được viết theo đơn đặt hàng của cuộc sống và của chính lòng anh”. Điều đó có nghĩa là thơ Nguyễn Duy phản ánh rất chân thực hiện thực cuộc sống và tiếng nói tình cảm của con người.
Tạp chí văn học số3 năm 1986 với bài của Lê Quang Hưng : Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng có nhận định: “Những bài thơ trong ánh trăng thật đậm đà chất ca dao, nhiều đoạn thơ nhuần nhụy ngọt ngào khiến cho người ta khó phân biệt được đâu là ca dao đâu là thơ…”
Năm 1987, Lại Nguyên Ân khi đọc tập Ánh trăng cũng nhận xét: “…Ngay những bài lục bát ta cũng thấy như cái gì bên trong như cũng muốn cãi lại cái êm dịu, mượt mà vốn có của truyền thống”. Cũng trong năm này, Nguyễn Quang Sáng viết Đi tìm tiềm lực trong thơ Nguyễn Duy cũng đã nhận định : “Nguyễn Duy vốn có ưu thế và trội hẳn lên trong thể thơ lục bát, loại thơ ngỡ như là dễ làm, ai cũng làm được, nhưng để đạt tới hay thì khó thay, nếu không nói là khó nhất. Thơ lục bát của Nguyễn Duy không rơi vào tính trạng quen tay, nó có sự biến đổi, chuyển động trong câu chữ”. Thơ lục bát Nguyễn Duy “đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn ngôn ngữ dân gian. Lời thơ đơn sơ, gần với khẩu ngữ. Tư duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phảng phất hương vị cổ điển Phương Đông…”
Phạm Thu Yến cũng đóng góp ý kiến của mình với một sự khảo cứu khá độc đáo về đặc điểm thơ Nguyễn Duy mà chủ yếu là khảo sát trên thể thơ lục bát . Hiện tượng tập ca dao và sử dụng ca dao một cách nhuần nhụy trên
phương diện thi pháp như môtip ca dao, ngôn ngữ ca dao vàgiọng điệu. Tác giả khẳng định thơ Nguyễn Duy rõ ràng là phản ca dao qua việc khai thác các ý đối lập với những tứ quen thuộc trong ca dao để tạo nên những tứ mới khiến cho cả ca dao và thơ càng bay bổng hơn. Còn Vũ Văn Sĩ chỉ cần một câu đã khái quát được cả con người và thơ Nguyễn Duy “Người thương mến đến tận cùng chân thật”. …
Các tác phẩm trên đã bàn về cách tân và truyền thống trong thơ, nhưng chưa có một tác giả nào đưa ra thành hệ thống và nghiên cứu trong một chỉnh thể tác giả. Chúng tôi triển khai đề tài này xuất phát từ những gợi ý sau:
1. Truyền thống và cách tân là hai giá trị làm nên sự bền vững của thơ nói riêng và nghệ thuật nói chung. Mà trong thời đại ngày nay, truyền thống đang bị mất dần đi, còn cách tân thì chưa hình thành thành một hệ thống được thừa nhận.
2. Nguyễn Duy là nhà thơ luôn trân trọng truyền thống và là người tiên phong trong công cuộc cách tân thơ hiện đại. Những tác phẩm của ông đã được khẳng định và ghi dấu ấn hiện thực xã hội đậm nét ở nhiều góc cạnh.
sau:
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đây là công trình nghiên cứu về truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Duy trên cả hai phương diện nghệ thuật và nội dung. Và từ đó nhằm