Thực Trạng Truyền Tải Chính Sách Tiền Tệ Qua Kênh Tín Dụng Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


Cạnh tranh giữa các NHTM thiếu lạnh mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các ngân hàng dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không được tôn trọng. Phương thức, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các NHTM bộc lộ nhiều hạn chế, mục tiêu chạy theo lợi nhuận, thị phần đã lẫn át các yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động. Tình hình vi phạm quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng khá phổ biến với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Ngoài các hành vi vay ké, nội bộ thông đồng lấy quỹ, lập hồ sơ giả lấy tiền tiết kiệm, tiền vay… như đã xảy ra trước đây, còn xuất hiện các hình thức vi phạm mới như rửa tiền, sử dụng công nghệ cao để hoạt động cả trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng… Tiêu cực, tham, sự suy thoái đạo đức của các bộ, một số vụ vi phạm có tổ chức, hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng đã xuất hiện (như tại NHTMCP Á Châu, NHTMCP Công thương, NHTMCP Đại Dương, NHTMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long…).

Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các NHTM phổ biến với quy mô ngày càng gia tăng. Nhiều tập đoàn của tư nhân, các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu của các NHTM. Không ít trường hợp các NHTM đã bị các cổ đông lớn lạm dụng trở thành kênh huy động và cung cấp vốn cho các cổ đông, doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của cổ đông. Tình trạng sở hữu chéo phổ biến và không được kiểm soát hợp lý đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho hệ thống NHTM như (i) khả năng chống đỡ rủi ro không được đánh giá đúng mức khi lượng vốn góp thực thấp hơn nhiều so với với lượng vốn góp danh nghĩa; (ii) làm gia tăng tình trạng cho vay thiếu kiểm soát, dẫn tới tình trạng nợ xấu bị che giấu đi nhờ những khoản cho vay đảo nợ; (iii) vi phạm các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập DPRR; (iv) làm giảm tính cạnh tranh trong hệ thống; (v) làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… ; (vi) ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản trị doanh nghiệp, quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ không được bảo đảm.

Cuối cùng, tồn tại trong hệ thống một bộ phận không nhỏ các NHTM tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh, khả năng cạnh tranh thấp, và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh có sự thay đổi. Đại bộ phận ngân hàng này là các NHTMCP chuyển đổi từ mô hình NHTMCP nông thôn với quy mô nhỏ, năng lực tài chính và quản trị rủi ro thấp, hoạt động không có hiệu quả.

Tóm lại, tình hình quản trị trong hệ thống NHTM còn tồn tại nhiều bất cập, là nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự yếu kém của hệ thống do những sai lầm về tư duy quản trị ngân hàng. Những vấn đề về quản trị doanh nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định của pháp luật, và sở hữu chéo là những vấn đề nổi cộm cần được khắc phục nhằm lành mạnh hóa hệ thống NHTM.


2.2.2. Thực trạng truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.2.1. Thực trạng truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

a/ Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/02/2011, NHNN đã chuyển hướng sang thắt chặt CSTT và chỉ đạo toàn ngành ngân hàng giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, cải thiện chất lượng tín dụng qua việc điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng. Nhiều giải pháp đã được NHNN triển khai như phát hành tín phiếu NHNN để hút lượng tiền dư thừa về, tăng các mức lãi suất điều hành, áp dụng trần lãi suất huy động và hạn mức tăng trưởng tín dụng… Ngay sau đó, mức lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ tăng lên nhanh chóng, phản ánh sự thiếu hụt thanh khoản của hệ thống NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của việc giảm mức độ sẵn có của nguồn vốn dành cho cấp tín dụng và lãi suất gia tăng là (i) hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, chi phí lãi vay gia tăng cao dẫn tới lợi nhuận và giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp sụt giảm; (ii) hàng tồn kho gia tăng, các khoản tín dụng thương mại khó đòi xuất hiện dày đặc khiến dòng tiền sụt giảm; (iii) giá trị và tính thanh khoản của TSBĐ giảm; (iv) mức độ không chắc chắn của môi trường kinh doanh khiến rủi ro tín dụng gia tăng. Thực trạng này đã khiến cho khả năng lẫn mong muốn vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể.

Thứ nhất, lãi suất tăng khiến chi phí lãi vay tăng, làm lợi nhuận và giá trị tài sản ròng giảm mạnh, khiến các doanh nghiệp giảm nhu cầu vay lẫn khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả

Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 15

Trước giải pháp thắt chặt tiền tệ, bối cảnh kinh tế suy giảm và rủi ro tín dụng gia tăng đã được dự báo, các NHTM đã chủ động tăng mạnh lãi suất cho vay để bù đắp mức độ rủi ro gia tăng (spread giữa lãi suất huy động và cho vay tăng). Đối với các khoản vay mới và khoản vay thả nổi lãi suất, áp dụng mức lãi suất cao (có thời điểm lên tới 20 - 30%/năm), đã khiến cho chi phí lãi vay của các doanh nghiệp tăng đáng kể. Đối với các khoản vay cũ với lãi suất thấp, theo quy định trong phần lớn các hợp đồng tín dụng giữa NHTM và khách hàng, việc lãi suất được phép thỏa thuận lại định kỳ khoảng 3 tháng/lần (cùng với vị thế hơn hẳn của ngân hàng so với khách hàng do đa phần khách hàng là DNNVV) đã dẫn tới mặt bằng lãi suất cao nhanh chóng được áp dụng với hầu hết với các khoản vay. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn dĩ đã gặp khó khăn khi chi phí tăng cao và khả năng cạnh tranh thấp, nay phải đối mặt với chi phí lãi vay cao, khiến cho khả năng chi trả lãi vay giảm xuống.


Hình 2.34: Tỷ lệ khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp

Hình 2.35: Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp

30% 30%


25% 25%


20% 20%


15% 15%


10% 10%


5% 5%


-10

-5

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

15

20

25

50

More

-10%

-5%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

More

0% 0%


Năm 2010 Năm 2011 Năm 2015 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2015


Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả

Quan sát tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp5 từ năm 2011 sang năm 2012 cho thấy sự dịch chuyển tỷ trọng các doanh nghiệp có mức sinh lời cao sang mức sinh lời thấp hơn. Do tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức cao, sự sụt giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí lãi vay tăng cao được khuếch đại lên đáng kể (xem hình 2.34 và 2.35). Tỷ lệ ROAA và ROAE cũng cho thấy sự sắp lại theo hướng tập trung tại khu vực thấp hơn trong năm 2012 (xem hình 2.36 và 2.37). Mức sinh lời và khả năng chi trả lãi vay, giá trị tài sản ròng giảm cùng với lãi suất cho vay tăng cao buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, hạn chế vay vốn ngân hàng. Bản thân các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng gặp khó khăn khi tiếp cận ngân hàng do các chỉ tiêu về tài chính đi xuống và lãi vay tăng cao.

Hình 2.36: Tỷ lệ ROA của doanh nghiệp Hình 2.37: Tỷ lệ ROE của doanh nghiệp‌


30% 30%


25% 25%


20%

20%


15%


10%


5%


-10%

-5%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

More

0%

15%


10%


5%


-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

60%

80%

More

0%


-5%


Năm 2011 Năm 2012 Năm 2015 2011 2012 2015


Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả


5 Kết quả từ số liệu Stoxplus bao gồm 201 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nằm trong chỉ số VNINDEX trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Chi tiết xem phụ lục sô 6.


Thực trạng này dẫn đến hệ quả từ năm 2012 cho năm 2014, chính sách tiền tệ tín dụng nới lỏng hơn với mục tiêu thúc đẩy tín dụng ra nền kinh tế không mang lại kết quả như kỳ vọng. Ngay từ phía cầu tín dụng, các doanh nghiệp sau giai đoạn khó khăn đã bị suy yếu năng lực tài chính, khiến cho khả năng chịu đựng lãi vay (ngay kể cả khi lãi suất được giảm xuống mức thấp) trên khía cạnh tuyệt đối (chi phí lãi vay) lẫn tương đối (lãi suất) bị giảm xuống (lúc này, chi phí lãi vay trở thành một cấu thành lớn trong chi phí của doanh nghiệp do quy mô sản xuất đang bị thu hẹp và cần thời gian để tăng trưởng trở lại quy mô như lúc trước giai đoạn suy thoái). Sự cộng hưởng của nhiều nhân tố tiêu cực (đặc biệt là năng lực tài chính và môi trường kinh doanh) trở thành trở ngại ngăn cản các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Trước tình hình tài chính suy yếu, không chỉ các doanh nghiệp ngần ngại vay vốn mà các NHTM cũng đã lựa chọn phương án “phòng thủ” là siết chặt các điều kiện cấp tín dụng.

Thứ hai, sức cầu của nền kinh tế suy yếu, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được, hàng tồn kho gia tăng mạnh, dẫn tới các khoản tín dụng thương mại khó thanh toán, dòng tiền của doanh nghiệp sụt giảm

Mặt bằng lãi suất tăng và các điều kiện tín dụng bị siết chặt đã khiến cho doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn về dòng tiền (không chỉ giới hạn về nguồn và chi phí vốn). Hàng tồn kho gia tăng nhanh chóng còn do các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khó điều chỉnh ngay trong ngắn hạn. Cùng với đó, các khoản tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp chưa thể hoàn trả được khiến cho dòng tiền của hệ thống doanh nghiệp bị tắc nghẽn. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng khi phải thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Quan sát diễn biến hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh (sau khi loại bỏ hàng tồn kho) của doanh nghiệp cho thấy hệ số này đã được sắp xếp lại theo hướng tập trung vào khu vực có hệ số thấp hơn trong năm 2011, 2012, phản ánh sự khó khăn về thanh khoản của hệ thống doanh nghiệp (xem hình 2.38 và 2.39). Các khoản vay cũ đến hạn không được thanh toán kịp thời khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp tục vay các khoản mới, đặc biệt là các khoản vay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Sự tắc nghẽn dòng tiền trong hệ thống doanh nghiệp dẫn đến sự tắc nghẽn dòng tiền giữa doanh nghiệp và NHTM. Nói một cách khác, sự lan truyền khó khăn thanh khoản giữa các doanh nghiệp sẽ được khuếch đại lớn hơn khi có sự tham gia của NHTM do bản thân các NHTM thực hiện chính sách tín dụng theo hướng chặt chẽ hơn.

Với bối cảnh hàng hóa ứ đọng và sức cầu yếu do nền kinh tế tiếp tục đà suy thoái, hệ thống doanh nghiệp phải hạn chế vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh mà thay vào đó là tìm cách thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn nhằm


tránh phải trả mức lãi suất cao. Khi mà hiệu quả đầu tư của nền kinh tế chưa phục hồi, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư chưa tăng trở lại, sự chắc chắn về dòng tiền (từ doanh thu bán ngay và bán chịu) chưa ổn định thì các doanh nghiệp có xu hướng thận trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định tăng sản lượng, thay vào đó, một chiến lược thận trọng được đa phần các doanh nghiệp lựa chọn. Do vậy, cho dù NHNN có thực hiện CSTT nới lỏng và các NHTM đổi mới chính sách tín dụng qua việc giảm lãi suất, nới lỏng các điều kiện vay vốn thì các doanh nghiệp vẫn khá ngần ngại trong việc vay vốn ngân hàng.

Hình 2.38: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Hình 2.39: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

25% 25%


20%

20%


15%


10%

15%


10%


5%

5%


0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

1.8

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

More

0%

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

1.4

1.6

1.8

2.0

2.2

2.4

2.6

2.8

3.0

3.2

More

0%


-5%


2010 2011 2015 2010 2011 2015


Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả Thứ ba, giá trị và tính thanh khoản của TSBĐ, đặc biệt là bất động sản, giảm

mạnh do tác động của CSTT thắt chặt và quy định về tỷ trọng cho vay lĩnh vực không khuyến khích dưới 16%

Khi thẩm định tín dụng, nhân tố giá trị và tính khả mại của TSBĐ luôn được các NHTM Việt Nam đề cao do tình trạng thông tin bất cân xứng diễn ra phổ biến và khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng còn những bất cập, buộc các NHTM phải chú trọng vào nguồn thu nợ thứ hai. Khi NHNN thực hiện CSTT thắt chặt và điều chỉnh nguồn vốn tín dụng theo hướng giảm tỷ trọng các khoản tín dụng bất động sản và chứng khoán (nằm trong lĩnh vực không khuyến khích, tỷ trọng tối đa 16% tổng dư nợ) đã khiến cho hai thị trường này gặp khá nhiều khó khăn trong việc duy trì đà tăng trưởng như giai đoạn trước.

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản chững lại từ cuối năm 2010 và giá bất động sản liên tục lao dốc trong từ năm 2011 tới nay. Lo ngại trước giá bất động sản khó có thể phục hồi trong ngắn hạn, các NHTM đã định giá thấp và giảm


tỷ lệ cho vay tính trên giá trị TSBĐ. Ngoài ra, các giao dịch bất động sản chỉ ở mức cầm chừng cũng khiến cho khả năng sử dụng bất động sản làm TSBĐ cho khoản vay của các doanh nghiệp bị hạn chế phần nào. Tình trạng tương tự diễn ra với thị trường chứng khoán khi giá trị nhiều cổ phiếu giảm sâu, thậm chí giá trị thường thấp hơn mệnh giá tại không ít mã chứng khoán. Rủi ro trên hai thị trường tăng lên trong khi mức sinh lời kỳ vọng liên tục giảm cho thấy hai thị trường này không còn là kênh đầu tư tốt, các NHTM siết chặt các quy định về TSBĐ hơn trước, khiến các khách hàng khó khăn hơn trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn.

Hình 2.40: Tăng trưởng GDP và GDP lĩnh vực xây dựng


15%


10%


5%


0%


2001 Q1

2001 Q4

2002 Q3

2003 Q2

2004 Q1

2004 Q4

2005 Q3

2006 Q2

2007 Q1

2007 Q4

2008 Q3

2009 Q2

2010 Q1

2010 Q4

2011 Q3

2012 Q2

2013 Q1

2013 Q4

2014 Q3

2015 Q2

-5%


GDP GDP xây dựng


Nguồn: Tổng cục Thống kê Thứ tư, mức độ rủi ro trong kinh doanh tăng lên, tình trạng vi phạm pháp luật

trong hoạt động tín dụng diễn ra phổ biến khiến các NHTM trở nên thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, hiện tượng đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp diễn ra phổ biến, các doanh nghiệp gặp khó khăn thanh khoản buộc phải chấp nhận vay với mức lãi suất cao để ổn định thanh khoản trong ngắn hạn. Dù vậy, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng hoạt động hiệu quả với mức lãi suất vay vốn cao như vậy trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Việt Nam ở mức cao.

Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh liên tục từ năm 2011 khiến cho các NHTM trở nên thận trọng hơn trong việc thẩm định và ra quyết định tín dụng. Hầu hết các NHTM đều điều chỉnh lại chính sách tín dụng theo hướng tập trung vào nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế mở rộng tín dụng đối với các khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao (đặc biệt là các khách hàng mới). Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể chấp nhận mức lãi suất cho vay cao thường là các doanh nghiệp có năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh tốt hoặc đang thực hiện phương án, dự án kinh doanh có mức độ rủi ro cao.


Các doanh nghiệp trong nhóm thứ hai sẽ có xu hướng bị NHTM từ chối cho vay do không còn phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Đối với nhóm thứ nhất, các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của nhiều doanh nghiệp mặc dù có hiệu quả nhưng khi xét trong môi trường kinh doanh biến động sẽ bị các ngân hàng xem xét kĩ và khắt khe hơn trước khi đưa ra quyết định tín dụng.

Hình 2.41: Tỷ trọng tín dụng ngân hàng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%

0.0%

4.0%

8.0%

12.0%

16.0%

20.0%

24.0%

28.0%

32.0%

36.0%

40.0%

44.0%

48.0%

52.0%

56.0%

60.0%

64.0%

68.0%

72.0%

76.0%

80.0%

-2%


2010 2011 2015


Nguồn: Stoxplus và tính toán của tác giả b/ Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh

bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Về mặt lý thuyết, khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt, năng lực của khách hàng vay vốn sẽ bị suy yếu ở cả phía tình hình tài chính và giá trị TSBĐ. Rủi ro từ phía khách hàng vay vốn tăng lên dẫn tới việc các NHTM hạn chế cấp tín dụng, từ đó ảnh hưởng tới đầu tư, tiêu dùng và sau cùng là sản lượng của nền kinh tế. Giai đoạn 2011 - 2015 đã cho thấy truyền tải CSTT của NHNN qua kênh bảng cân đối tài sản phát huy tác dụng khi những tác động của CSTT thắt chặt tới tình hình tài chính của doanh nghiệp và chuẩn mực đánh giá của ngân hàng là tương đối mạnh và dai dẳng. Trái lại, những nỗ lực sau đó từ phía NHNN nhằm thúc đẩy tín dụng ra nền kinh tế khi hệ thống doanh nghiệp đã suy yếu và hộ gia đình thắt chặt chi tiêu trở nên khó đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Thực trạng này xuất phát từ hai đặc điểm cơ bản của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam về cơ cấu nguồn vốn và khả năng hấp thụ vốn.

Thứ nhất, hệ thống doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng khi tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn

Do vai trò của thị trường chứng khoán là khá hạn chế (cả ở chiều rộng lẫn chiều sâu), nguồn vốn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào hệ thống TCTD (phần lớn là các NHTM). Tăng trưởng về quy mô trong những năm gần


đây của thị trường trái phiếu chủ yếu là từ trái phiếu Chính phủ chứ không phải là trái phiếu doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm mang tính vĩ mô như vậy, cơ cấu nguồn vốn điển hình của hệ thống doanh nghiệp bao gồm tín dụng thương mại và vốn vay NHTM chiếm tỷ trọng chủ yếu bên cạnh vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ tín dụng trên GDP ở mức cao (đặc biệt là tín dụng ngắn hạn) khiến hệ thống doanh nghiệp trở nên phụ thuộc và nhạy cảm cao với các cú sốc tín dụng và lãi suất cho vay (xem hình 2.42).

Giữa hệ thống doanh nghiệp cũng có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu vốn khi phân loại theo quy mô. Cụ thể, hệ thống các doanh nghiệp quy mô lớn có được lợi thế từ các khoản tín dụng từ phía ngân hàng và khả năng huy động vốn trên thị trường cổ phiếu. Ngược lại, hệ thống các DNNVV chủ yếu tập trung vào nguồn vốn tín dụng thương mại từ các doanh nghiệp lớn bên cạnh nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng. Điều đáng bàn là nhiều DNNN với quy mô lớn chưa tiến hành cổ phần hóa và không tiếp cận được thị trường vốn nên buộc phải quay sang tiếp cận thị trường tiền tệ, lấn át tín dụng của khu vực tư nhân. Khi khu vực DNNN hoạt động thiếu hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh khiến hệ thống NHTM gặp phải rủi ro tín dụng, hạn chế khả năng cấp tín dụng đối với nền kinh tế của hệ thống.

Hình 2.42: Quy mô thị trường tín dụng và trái phiếu so với GDP


150%



120%



90%



60%



2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

30%


Tín dụng Trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu chính phủ


Nguồn: Số liệu Ngân hàng thế giới, Asian bond online và tính toán của tác giả

Do các DNNVV thường khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng do năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, khả năng quản trị doanh nghiệp, chất lượng thông tin… không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, các DNNVV phải quay sang tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thương mại. Tuy nhiên, do thị trường các công cụ nợ ngắn hạn không phát triển nên tính thanh khoản của các khoản tín dụng này là rất thấp, cùng với đó là mức độ rủi ro tín dụng rất khó kiểm soát. Thậm chí, các khoản vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp chủ yếu là để sử dụng cho gia tăng hàng tồn kho và tài trợ cho các khoản phải thu (bán chịu cho khách hàng) khiến cho hoạt động của doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí