Tỷ Trọng Nguồn Vốn Có Tính Chất Ngắn Hạn Và Dễ Bị Rút Ra Của Hệ Thống Ngân Hàng Các Nước Khu Vực Asean Và Thang Đo Của Moody’S


Ngoài các chỉ tiêu về tỷ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tác giả đánh giá tình hình thanh khoản theo hai chỉ tiêu của Moody’s. Chỉ tiêu thứ nhất đo lường tỷ trọng các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn và dễ bị rút ra khỏi ngân hàng bởi các đối tác gửi tiền có mức nhạy cảm cao với rủi ro. Các khoản tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư được Moddy’s đánh giá là ổn định hơn so với các nguồn vốn bán buôn từ các tổ chức tài chính (vốn trên thị trường liên ngân hàng, các giấy tờ có giá ngắn hạn, trái phiếu…).

Hình 2.25: Tỷ trọng nguồn vốn có tính chất ngắn hạn và dễ bị rút ra của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN và thang đo của Moody’s


VW: 50%

W: 30 - 50%

M-: 25 - 30%

M: 20 - 25%

M+: 15 - 20%

Vietnam: 25,69%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

S-: 10 - 15%


Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

S: 7,5 - 10%


S+: 5 - 7,5%

Vietnam: 16,21%

Cambodia: 11,84%

Malaysia: 11,47%

Singapore: 10,95%

Thailand: 9,54%

Indonesia: 7,50%

Philippines: 6,05%

Thailand: 12,31%

Singapore: 12,01%

Malaysia: 10,95%

Cambodia: 8,18%

Indonesia: 6,76%

Philippines: 6,25%

VS: 5%

Moody 2014 2010 - 2014

VW W M- M M+ S- S S+ VS


Nguồn: Bankscope, Moody’s, và tính toán của tác giả

Mặc dù đã thể hiện xu hướng giảm mạnh, tỷ trọng các nguồn vốn dễ bị rút ra của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đứng đầu trong số các nước khu vực ASEAN (xem hình 2.25). Trong nhóm nguồn vốn này, các khoản tiền gửi từ các TCTD và đi vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù các khoản tiền gửi từ các tổ chức tín dụng đã giảm mạnh nhờ các quy định chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý về hoạt động thị trường liên ngân hàng.

Chỉ tiêu thứ hai đo lường tỷ trọng các tài sản có tính thanh khoản cao trong tổng tài sản ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động dễ dàng hơn từ những đối tác trong nền kinh tế (kể cả những đối tác gửi tiền nhạy cảm với rủi ro) nếu như các khoản mục tài sản có tính thanh khoản cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tuy đứng vị trí thứ hai trong số 7 nước khu vực ASEAN (xem hình 2.26), chỉ tiêu tài sản có tính thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng Việt Nam phần nhiều dựa vào các khoản tiền gửi tại các TCTD hơn là các tài sản có thể dễ dàng giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trái phiếu Chính phủ do hệ thống ngân hàng nắm giữ là chủ yếu ít được giao dịch trên thị trường thứ cấp mà chủ yếu được sử dụng để thực hiện các giao dịch với NHNN.


Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 không ổn định, thị trường 2 mất thanh khoản cục bộ buộc nhiều NHTM phải tìm đến thị trường 3 qua những khoản vay tái chiết khấu, tái cấp vốn để bảo đảm thanh khoản. Không những vậy, để bảo đảm các quy định của NHNN về thanh khoản, các NHTM đã tăng cường phát hành GTCG và nắm giữ GTCG của NHTM khác phát hành nhằm làm tăng tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản.

Hình 2.26: Tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN và thang đo của Moody’s


VW: 5%

W: 5 - 15%

M-: 15 - 20%

M: 20 - 25%


M+: 25 - 30%


S-: 30 - 35%


S: 35 - 40%


S+: 40 - 50%

VS: 50%

Moody

Thailand: 27,28%

Singapore: 28,43%

Indonesia: 29,17%

Malaysia: 30,48%

Cambodia: 37,22%

Vietnam: 38,65%

Philippines: 42,8%

Thailand: 26,97%

Singapore: 29,18%

Indonesia: 9,65%

Malaysia: 31,95%

Cambodia: 38,17%

Vietnam: 39,08%

Philippines: 43,6%

2014

2010 - 2014

VW W M- M M+ S- S S+ VS


Nguồn: Bankscope, Moody’s, và tính toán của tác giả Tóm lại, tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM trong năm 2011 và nửa

đầu năm 2012 là khá nghiêm trọng do mất cân đối sâu sắc giữa huy động và cho vay trên thị trường 1, giữa cơ cấu kỳ hạn huy động và cho vay trên thị trường 1, không chỉ bao gồm nội tệ mà có cả ngoại tệ trong khi doanh số rút tiền gửi rút trước hạn tăng mạnh. Trong khi đó, rủi ro trên thị trường 2 gia tăng mạnh, một số thời điểm diễn ra tình trạng mất thanh khoản cục bộ, ảnh hưởng tới an toàn của hệ thống.

2.2.1.3. Khả năng sinh lời

Tăng trưởng lợi nhuận của hệ thống NHTM không bền vững và có sự phân hóa khá cao giữa các nhóm. Trước giai đoạn suy thoái kinh tế vĩ mô 2011 - 2015, nhóm NHTMCP chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận của toàn hệ thống; tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhóm này liên tiếp sụt giảm khi tăng trưởng tín dụng gặp khó và những nhược điểm cố hữu của nhóm ngân hàng này được bộc lộ như nợ xấu tăng cao. Trong khi đó, lợi nhuận của nhóm NHTMNN có tính ổn định hơn khi chỉ giảm nhẹ và dần trở thành nhóm chiếm tỷ trọng lợi nhuận cao nhất hệ thống (xem hình 2.27 và 2.28). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2015, hầu hết các NHTM không


đạt được lợi nhuận như mục tiêu đề ra và phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trong bối cảnh hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.27: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMNN

Hình 2.28: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMCP

10.9% 11.4% 11.6% 12.5% 11.4%

8.1% 8.2% 7.3%

0.7% 0.8% 0.8% 0.9% 0.8% 0.7% 0.6%

0.5%

6% 20% 6%


5% 15% 5%


4% 10% 4%


3% 5% 3%


2% 0% 2%


1% -5% 1%

20%


11.0% 11.7% 11.9% 12.1%

5.6%

3.9%

3.7%

1.4%

1.5% 1.3% 1.2% 1.1%

0.2% 0.3% 0.5% 0.3%

15%


10%


5%


0%


-5%


2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

09/2015

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

09/2015

0% -10% 0% -10%



ROA ROE (trục phải) ROA ROE (trục phải)


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Dù tổng thu nhập vẫn thể hiện xu hướng tăng, cơ cấu thu nhập của hệ thống NHTM có nhiều bất cập. Thu nhập từ hoạt động tín dụng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Việc quá tập trung vào tín dụng như là hoạt động chính của NHTM đã khiến cho mức độ an toàn, thu nhập và lợi nhuận của hệ thống bị phụ thuộc vào một hoạt động và trở nên rất nhạy cảm với những biến động kinh tế vĩ mô, đặc

biệt là thay đổi CSTT.

Cụ thể, tín dụng vẫn là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính khi thu nhập lãi thuần chiếm khoảng 75% thu nhập hoạt động của ngân hàng so với mức khoảng 60% của các ngân hàng trong khu vực ASEAN4. Tỷ trọng thu nhập phi lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động của nhóm NHTMNN cao hơn so với nhóm NHTMCP. Điều này cho thấy sự đa dạng hoá trong nguồn thu nhập của nhóm NHTMNN chủ yếu là dựa vào lợi thế nhờ quy mô (về nguồn vốn và mạng lưới) trong khi tiến trình đa dạng hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn diễn ra rất chậm chạp và ở mức thấp hơn so với hệ thống ngân hàng khu vực ASEAN. Thu nhập từ dịch vụ không chỉ ở

mức rất thấp mà còn thể hiện rõ xu hướng co hẹp trong tổng thu nhập. Tương tự, thu nhập từ các hoạt động khác như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng… không còn đem lại lợi nhuận như các năm trước đây do các thị trường này bị đóng băng và giảm giá liên tục. Xu hướng này diễn ra cả đối với nhóm


4 Số liệu năm 2014


NHTMCP, vốn dĩ từng được cho là có khả năng phát triển các dịch vụ tốt hơn nhóm NHTMNN nhờ tập trung đầu tư vào lĩnh vực này.

Dựa trên phương pháp phân tích của Moody’s, tác giả đánh giá mức độ sinh lời của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN thông qua tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản hữu hình (TTS trừ đi lợi thế thương mại và các tài sản vô hình khác). Hệ thống ngân hàng Việt Nam không chỉ có mức sinh lời thấp nhất trong số 7 nước ASEAN mà còn thể hiện xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2014 (xem hình số 2.29). Mặc dù tỷ lệ thu nhập lãi ròng trên tài sản sinh lời cao hơn so với Singapore và Malaysia (một phần nhờ vào trần lãi suất huy động và tỷ trọng lớn các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn) nhưng tỷ lệ chi phí trên thu nhập và trích lập dự phòng rủi ro cao đã khiến mức sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước còn lại trong khu vực ASEAN.

Hình 2.29: Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản hữu hình của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN và thang đo của Moody’s



Moody 2014 2010 - 2014


VW W M- M M+ S- S S+ VS- VS

VW: 0%

W: 0 - 0,75%

M-: 0,5 - 0,75%

M: 0,75 - 1%

Vietnam: 0,65%

M+: 1 - 1,25%

S-: 1,25- 1,5%

Singapore: 1,03%

Malaysia: 1,11%

Philippines: 1,25%

Thailand: 1,35%

Vietnam: 0,93%

Singapore: 1,03%

Malaysia: 1,15%


Thailand: 1,25%

Philippines: 1,43%

S: 1,5 - 1,75%

S+: 1,75% - 2%

VS-: 2 - 2,25%

VS: 2,25 - 2,5%

VS+: 2,5%

Indonesia: 1,99%

Cambodia: 2,02%

Cambodia: 1,98%

Indonesia: 2,11%

VS+


Nguồn: Bankscope, Moody’s, và tính toán của tác giả

Năm 2014 và 2015, chi phí tăng cao bởi việc đẩy mạnh trích lập DPRR tín dụng khi các ngân hàng sử dụng đến 40 – 50% lợi nhuận cho trích lập dự phòng (sau khi trừ đi chi phí hoạt động). Trong khi đó, các khoản chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập thể hiện sự quản lý chi phí thiếu hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Hệ quả của việc quản lý chi phí kém hiệu quả là mặc dù tỷ lệ lãi biên của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức cao nhưng các tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên TTS và trên vốn chủ sở hữu lại thấp so với giai đoạn trước khi tái cơ cấu và luôn thấp hơn mức bình quân khu vực ASEAN.


Để bảo đảm việc so sánh mức sinh lời của hệ thống ngân hàng tương xứng với mức độ rủi ro, tác giả sử dụng chỉ tiêu Z-score đo lường tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

𝑍 − 𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒 =

𝑅𝑂𝐴 + 𝐸𝑞𝑢𝑖𝑡𝑦/𝐴𝑠𝑠𝑒𝑡𝑠

𝜎(𝑅𝑂𝐴)

Chỉ tiêu Z-score bao gồm ba nhân tố quan trọng khi đánh giá ngân hàng là lợi nhuận (tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản), mức đòn bẩy tài chính (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), và mức độ biến động của lợi nhuận (phương sai của tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản). Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh được tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức (excessive risk-taking) của ngân hàng tốt hơn từng chỉ tiêu riêng lẻ. Hệ thống ngân hàng Việt Nam có mức độ rủi ro cao nhất (đo bằng Z-score) trong số 7 nước khu vực ASEAN nhưng mức sinh lời lại thấp nhất (đo bằng tỷ lệ ROA). Trong khi đó, hệ thống ngân hàng các nước như Singapore hay Malaysia có mức sinh lời tuy thấp nhưng mức rủi ro cũng thấp theo (xem hình 2.30).

Hình 2.30: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN

2.5%


2.0%


Profitability

1.5%


1.0%


0.5%


0.0%


Indonesia

Cambodia

Philippines


Malaysia

Thailand

Vietnam

Singapore

0% 1% 2% 3% 4%

Risk


Indonesia Cambodia Philippines Thailand Malaysia Singapore Vietnam


Nguồn: Bankscope và tính toán của tác giả Tóm lại, khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam không chỉ giảm xuống

mà còn thể hiện ở cơ cấu thu nhập thiếu bền vững, chứa đựng nhiều rủi ro trong khi tổng chi phí lại thiếu đi tính linh hoạt, khiến cho lợi nhuận của toàn hệ thống sụt giảm mạnh khi nền kinh tế gặp khó khăn.

2.2.1.4. An toàn vốn

Năng lực tài chính của hệ thống NHTM thấp, thể hiện ở quy mô VĐL và TTS ở mức thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Mặc dù số lượng tổ chức đã giảm đáng kể qua 5 năm tái cơ cấu với nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập, hệ thống TCTD Việt Nam vẫn chưa hình thành được ngân hàng có quy mô lớn tầm cỡ


khu vực. Nhóm các NHTMNN như BIDV, Vietinbank, Vietcombank mới chỉ xếp thứ hạng khoảng 20 đổ ra trong khu vực ASEAN xét theo tiêu chí TTS.

Xét đến hệ số an toàn vốn, sau giai đoạn tăng trưởng nhanh năm 2006 - 2009, hệ số CAR ít được cải thiện trong giai đoạn sau này và vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới (xem hình 2.31 và 2.32). Hệ số CAR của nhóm NHTMNN trong năm 2010 không đạt mức yêu cầu 9% và chỉ tới năm 2011, mới được cải thiện lên mức 9,06%. Một số NHTMCP có hệ số an toàn vốn thấp, thậm chị bị âm vốn chủ sở hữu buộc phải hợp nhất, sáp nhập với một số ngân hàng lớn hoặc bị NHNN mua lại với giá 0 đồng. Về mặt kỹ thuật, NHTM không đạt mức an toàn vốn tối thiểu thì ngân hàng đó hoạt động không an toàn, tiềm ẩn rủi ro không chỉ với các ngân hàng đó mà toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, Thông tư 13/2010/TT-NHNN (được thay thế bởi Thông tư số 36/2014/TT-NHNN) mới chỉ phản ánh rủi ro tín dụng mà chưa phán ánh được rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nên hệ số CAR của Việt Nam có thể sẽ thấp hơn nhiều nếu tính theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Hình 2.31: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMNN

Hình 2.32: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMCP

7.0% 14 9.0% 15



6.5%


6.0%


5.5%

8.5%

12

8.0%

13

7.5%

10

7.0%


Apr-12 Jul-12 Oct-12 Jan-13 Apr-13 Jul-13 Oct-13 Jan-14 Apr-14 Jul-14 Oct-14 Jan-15 Apr-15 Jul-15 Oct-15

Apr-12 Jul-12 Oct-12 Jan-13 Apr-13 Jul-13 Oct-13 Jan-14 Apr-14 Jul-14 Oct-14 Jan-15 Apr-15 Jul-15 Oct-15

5.0% 8 6.5% 11


VTC/TTS CAR (trục phải) VTC/TTS CAR (trục phải)


Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Trong tính toán hệ số an toàn vốn của NHTM, đặc biệt là tính tài sản có rủi ro, sự thiếu minh bạch và quan ngại về việc các NHTM phân loại các tài sản có hệ số rủi ro cao vào nhóm có hệ số rủi ro thấp hơn là có cơ sở. Điều này thể hiện ở hiện tượng hệ số an toàn vốn luôn cao hơn đáng kể so với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, và mức chênh lệch chỉ giảm xuống khi hoạt động của nền kinh tế và các lĩnh vực có mức rủi ro cao diễn ra ổn định. Khả năng phòng thủ trước các cú sốc vẫn là một vấn đề quan ngại khi hệ số đòn bẩy tài chính của hệ thống vẫn tăng do các ngân hàng mở rộng TTS nhanh hơn mức tăng vốn chủ sở hữu. Mở rộng TTS tập trung chủ yếu vào cấp tín dụng khiến cho mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày một cao, tiềm ẩn rủi ro cho sự ổn định của hệ thống trong tương lai.


Hình 2.33: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN

2014

2010 - 2014

20%


15%


10%


5%


Vietnam

Malaysia

Singapore

Thailand

Philippines

Indonesia

Cambodia

Vietnam

Malaysia

Singapore

Thailand

Philippines

Indonesia

Cambodia

0%


Nguồn: Bankscope và tính toán của tác giả

Trong số 7 nước trong cùng khu vực ASEAN, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của Việt Nam năm 2014 ở mức thấp nhất và thể hiện rõ xu hướng từ năm 2010 trở lại đây (xem hình 2.31). Nguyên nhân của vấn đề này là do việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ chưa thuận lợi, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn bởi quy định của cơ quan quản lý Nhà nước và lợi nhuận để lại bị xói mòn bởi các khoản trích lập dự phòng rủi ro. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam, Cambodia và Philippines lại có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong khu vực. Đặc điểm này dẫn tới quan ngại về khả năng chống chọi trước rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh các rủi ro tiềm ẩn từ bên ngoài ngày một nhiều hơn do hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, tình hình an toàn vốn của hệ thống NHTM tuy đạt mức quy định nhưng lại thiếu sự ổn định và tính bền vững. Thực trạng này làm dấy lên quan ngại về khả năng chống chọi rủi ro của toàn hệ thống trong điều kiện xảy ra những cú sốc mang tính hệ thống khi tấm đệm phòng ngừa rủi ro quá mỏng.

2.2.1.5. Quản trị ngân hàng

Năng lực quản trị của các NHTM còn nhiều bất cập, chưa tương xứng so với quy mô, tốc độ tăng trưởng, và mức độ rủi ro hoạt động. Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát từ vấn đề cơ cấu sở hữu tập trung, năng lực của cổ đông, hội đồng quản trị, và các vị trí quản lý của hệ thống NHTM chưa phù hợp với yêu cầu. Nhiều cổ đông lớn và người đại diện cổ đông lớn tham gia vào các vị trí quản lý, điều hành nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng.

Chất lượng quản trị ngân hàng ở mức thấp so với mặt bằng chung của toàn nền kinh tế mặc dù đây là ngành được thanh tra, giám sát khá chặt chẽ bởi cơ quan quản lý


Nhà nước. Kết quả đánh giá chất lượng quản trị doanh nghiệp các doanh nghiệp niêm yết cho thấy điểm số quản trị của ngành tài chính (trong đó có 02 NHTMNN và 06 NHTMCP) chỉ nhỉnh hơn so với mức trung bình của toàn mẫu; đồng thời, ngay cả mức điểm số cao nhất cũng cách rất xa so với mức cao nhất của toàn bộ mẫu. Tiếp tục tách 8 NHTM ra khỏi nhóm ngành tài chính, thì ngành ngân hàng có điểm số quản trị doanh nghiệp là 43,7, thấp hơn so với mức điểm số 45,2 của các ngành bảo hiểm, chứng khoán…[77, 78, 79]. Đây là minh họa cụ thể cho hệ thống quản trị, nhất là quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, và kiểm toán nội bộ của các ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, mô hình tổ chức và quản lý của các NHTM còn bộc lộ một số nhược điểm cố hữu như:

Thứ nhất, mô hình tổ chức và quản lý hiện tại được phân biệt chủ yếu theo chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành - Hội đồng quản trị và cấp quản lý kinh doanh - Ban điều hành. Tuy nhiên, thực tế vai trò của Hội đồng quản trị và Ban điều hành ở một số NHTM lại chưa được phân tách rõ ràng. Do vậy, Hội đồng quản trị có thể bị rơi vào trường hợp: (i) không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro hoặc (ii) tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý [20].

Thứ hai, mô hình tổ chức của các NHTM chưa được hoàn thiện. Theo đó, các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh chủ yếu được phân nhiệm theo nghiệp vụ và cắt khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là hạn chế lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới đối với NHTM cũng như làm hạn chế khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng, ban nghiệp vụ, tạo điều kiện cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực, tài lực vào các định hướng chiến lược. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn vốn là công cụ quản lý cơ bản của các NHTM hiện đại vẫn còn thiếu nên các NHTM còn khá lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn. Nhược điểm này dẫn đến nhiều NHTM đã tiến hành đầu tư, cấp tín dụng với quy mô lớn vào một số lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, vàng, chứng khoán, bảo hiểm… khiến mức độ rủi ro vượt quá khả năng kiểm soát, đe dọa sự an toàn của từng NHTM và toàn hệ thống.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí